Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Nhiệm vụ của cách mạng tư sản
.Một cuộc cách mạng tư sản thường phải làm hai nhiệm vụ: dân tộc và dân chủ.
Nhiệm vụ dân tộc của cách mạng tư sản ở các nước khác nhau là khác nhau. Với các nước phong kiến độc lập thì nhiệm vụ là phải thống nhất thị trường quốc gia dân tộc. Cụ thể: phải xoá bỏ cát cứ phong kiến để hình thành quốc gia tư sản dân tộc thống nhất. Một quốc gia tư sản ra đời đồng nghĩa với sự hình thành của dân tộc quốc gia (dân tộc tư sản). Dân tộc là phải có sự thống nhất, có những điểm chung. Kinh tế phải có thị trường dân tộc thống nhất, phải cú ngôn ngữ chung, văn hoá chung, lãnh thổ biên giới chung, được xác định rõ ràng và có chính quyền chung, quản lí thống nhất. Sở dĩ tư sản có yêu cầu tha thiết đối với một dân tộc quốc gia thống nhất, đặc biệt là thị trường dân tộc thống nhất vì kinh tế tư bản rất phát triển: một nền kinh tế hàng hoá có cạnh tranh, giao lưu rộng rãi. Đây là nền sản xuất lớn và hiện đại hơn bất cứ chế độ xã hội nào trước đó. Làm ra khối lượng sản phẩm lớn nên yêu cầu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ cũng phải lớn. Do vậy, biờn giới sự cát cứ phong kiến thực sự là một cái ỏo quỏ chật với cơ thể cường tráng của giai cấp tư sản. Chính nền kinh tế TBCN đã đặt ra yêu cầu thống nhất thị trường quốc gia dân tộc.
Đây là nhiệm vụ mà mọi cuộc cách mạng tư sản đều phải thực hiện vì ở đâu, dù nước độc lập hay thuộc địa, cũng đều là chế độ phong kiến. Ở thuộc địa, triều đình phong kiến ngoại bang bảo vệ cho chế độ sở hữu tư liệu sản xuất, cho giai cấp phong kiến. Mà bản chất phong kiến là phân tán cát cứ, dù thời tản quyền hay tập quyền. Trước cách mạng, Đức là đế quốc La Mã thần thánh có tới 296 quốc gia lớn nhỏ (!). Đến năm 1801 Napolộon gây ra sự xáo trộn lớn: Nhập 97 tiểu quốc ở tả ngạn sông Rhine vào nước Pháp TBCN (gồm 20 000 km2), đưa 112 tiểu quốc còn lại nhập vào mấy quốc gia Đức có sự liên minh với Pháp . Nhưng cuối cùng thì Đức (hay cả Italia) cũng chỉ là những danh từ địa lí: với 32 tiểu quốc và 4 thành phố tự do. Yêu cầu thống nhất nước Đức được đặt ra cấp thiết, đặc biệt là giữa thế kỉ XIX. Nhu cầu ấy biến thành một cuộc cách mạng do Bismark chỉ đạo đến thắng lợi. Nước Pháp thời Luois XIV được coi là đỉnh cao, chuẩn mực của chế độ phong kiến châu Âu, nhưng ngay cả khi ấy, “nước Pháp hình thành không phải do nhu cầu phát triển của lịch sử mà là do truyền thống” - truyền thống trung thành với vua. Bởi nước Pháp không có ngôn ngữ chung mà tồn tại nhiều thổ ngữ, không có hệ thống chính trị, giáo dục chung mà chỉ có vua chung nắm quân đội và luật pháp. Vua chỉ tượng trưng cho tất cả những gì được gọi là “Pháp”. Cuộc cách mạng tư sản Mĩ I (1775 – 1783], ngoài nhiệm vụ giành độc lập còn phải thống nhất 13 bang thuộc địa thành một quốc gia thống nhất, lớn mạnh thì mới tiện cho phát triển CNTB và bảo vệ được nền độc lập giành được từ.
Với nước thuộc địa hay bị thống trị của phong kiến nước ngoài thì nhiệm vụ trước tiên là phải giải phóng đất nước, giành độc lập dân tộc. Đó là trường hợp của Netherland, cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ (1775 – 1783), cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc, cải cách Minh Trị ở Nhật (1868 – 1873). Việc xoá bỏ ách trống trị thực dân của phong kiến bên ngoài cũng chính là gạt bỏ cản trở vô cùng lớn bên ngoài với sự phát triển của CNTB trong nước. Đó đồng thời cũng chính là lật đổ thế lực kinh tế phong kiến được chính quyền thuộc địa bảo hộ. Ở các nước thuộc địa này, thường đồng thời phải kết hợp cùng một lúc hai nhiệm vụ dận tộc: giành độc lập và cả thống nhất thị trường quốc gia dân tộc. Bởi vì để tiện cho việc cai trị thuộc địa, các nước đế quốc phong kiến thường áp dụng chính sách chia để trị: chia cắt các địa phương không chỉ về chính trị mà còn cả về kinh tế. Mà bản thân thị trường phong kiến vốn đã có tính chất phân tán, không thống nhất nên rất khó khăn cho phát triển kinh tế TBCN.
Thứ hai là nhiệm vụ dân chủ. Đây là nhiệm vụ trước tiên cần đạt tới của mọi cuộc cách mạng tư sản, thể hiện bản chất của nó phân biệt với các cuộc cách mạng xã hội khác. Nhiệm vụ này còn được thể hiện trong tên gọi: “cách mạng tư sản”, tức là phải phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản. Nói đến quyền lợi giai cấp tức là nói đến nhiệm vụ dân chủ vậy.
Nhiệm vụ dân chủ tức là phải thiết lập được nền dân chủ tư sản. Nền dân chủ tư sản là một hình thái kinh tế xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tương ứng. Cơ sở hạ tầng gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mang tính TBCN. Lực lượng sản xuất TBCN đã được xác lập, phát triển từ trước cách mạng rất lâu (thế kỉ XV). Nói một cách chính xác: nó là mầm, là nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản. Trong quan hệ sản xuất thì quan trọng là phải đề cao quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất được coi là đặc trưng của CNTB. Thực tế mọi cuộc cách mạng tư sản đều chú ý đặc biệt đến việc xác lập quyền tư hữu. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng này còn phải bảo vệ chế độ lao động làm thuê của công nhân - quan hệ tổ chức, quản lí sản xuất, bảo vệ quan hệ phân phối có lợi cho giai cấp tư sản.
Nhiệm vụ quan trọng có tính quyết định của cách mạng tư sản là phải lập nên kiến trúc thượng tầng của CNTB. Mục tiêu của mọi cuộc cách mạng xã hội là vấn đề chính quyền nên trước hết CMTS phải lật đổ chính quyền phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản. Nhà nước ấy thường được tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân lập”. Dù chính quyền được tổ chức ra sao cũng đều phải đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản, tạo điều kiện cho CNTB phát triển. Chính quyền ấy phải thể hiện tư tưởng của mình qua những tuyên ngôn hay hiến pháp tư sản. Ngoài ra để thể hiện tính ưu việt hơn hẳn so với phong kiến, cách mạng phải xác lập những quyền công dân như: tự do, bình đẳng, tư hữu… Trong thực hiện nhiệm vụ này, dưới áp lực của quần chúng, giai cấp tư sản nhiều khi đã thực hiện những quyền tự do dân chủ vượt khỏi phạm trù cách mạng tư sản. Ví như việc chia ruộng đất cho công dân trong cách mạng Pháp.
Xác lập quyền công dân là thể hiện đặc trưng của nền dân chủ tư sản - cống hiến lớn nhất của cách mạng tư sản – mà Engel là một nhà cộng sản điển hình cũng phải ngợi ca: “Nền dân chủ giống như mặt trời chói lọi chiếu sáng cho nhân loại”. Còn theo một học giả khỏc thỡ “Từ khi có tư tưởng dân chủ tư sản thì nhân loại đã đi bằng đầu”. Rõ ràng sự kiện này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong lịch sử. Nhưng chúng ta cũng cần phải hiểu: tính cách mạng đó chỉ có ý nghĩa ấy khi đặt nó vào trong bối cảnh lịch sử ấy: như ánh mặt trời là trước đêm trường trung cổ của chế độ phong kiến. Ánh sáng của nền dân chủ đó sẽ bị lu mờ, mất tính tiến bộ khi đứng cạnh nền dân chủ XHCN trong xu thế phát triển đi lên của lịch sử.
nguồn : diendankienthuc.net*