Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
NHẬT BẢN .
Nhật Bản là một quốc gia gồm bốn đảo chính: đảo Hốc-cai-đô, đảo Hôn-xiu, đảo Xi-cô-cư và đảo Kiu xiu, với tổng diện tích 377.801 km2; trong đó, chỉ có 14,6% đất nông nghiệp, núi chiếm 71,4%.Nhật Bản thường xuyên phải chịu các trận động đất và núi lửa. Người ta ước tinh rằng mỗi ngày Nhật Bản có khoảng 1000 trận động đất lớn nhỏ khác nhau và hiện có tới 67ngọn núi lửa đang hoạt động. Nhìn chung, Nhật Bản là một nước rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên, thường xuyên phải nhập nguyên liệu từ bên ngoài về để phục vụ cho phát triển kinh tế trong nước.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước thua trận,bị mất hết thuộc địa ( diện tích thộc địa trước chiến tranh bằng 44% nước Nhật,lại có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú), nền kinh tế bị tàn phá hết sức nặng nề với những khó khăn lớn bao trùm cả đất nước. Theo điều tra của cơ quan ổn định kinh tế sau chiến tranh tình hình 80% tàu biển, 34% máy móc, 25% công trình xây dựng bị phá huỷ, 21% nhà cửa và tài sản riêng của gia đình bị thiệt hại. Tổng thiệt hại về vật chất lên tới 64,3 tỉ yên, bằng hai lần tổng thu nhập quốc dân năm tài chính 1948-1949. Như vậy, toàn bộ của cải tích luỹ được trong 10 năm(1935-1945) đã bị tiêu huỷ hoàn toàn. sau chiế tranh, Nhật Bản lại bị quân đội Mĩ kéo vào chiếm đóng theo chế độ quân quản.
Trong bối cảnh ấy, Nhật Bản vừa phải dựa vào “viện trợ” kinh tế của Mĩ và nước ngoài dưới hình thức cho vay nợ để phục hồi kinh tế (trong những năm 1946-1950, Nhật Bản nhận viện trợ của Mĩ và nướ ngoài lên tới 14 tỉ đô la ), vừa tiền hành những cải cách dân chủ (ban hành hiền pháp năm 1946, cải cách ruộng đất từ 1946-1949, trừng trị tội phạm chiến tranh…). Nhưng khoản viện trợ từ Mĩ, nước ngoài và những chính sách cải cách dân chủ sau chiến tranh được ví như những luồng khí mới thổi vào nước Nhật, giúp cho nền kinh tế Nhật phát triển.
Nhờ vậy, từ 1946 nền kinh tế Nhật đã đạt mức trước chiến tranh. Năm 1951, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản đã đạt trở lại mức của những năm 1934-1936.
Sau khi hoàn thành việc phục hồi kinh tế, Nhật Bản tiếp tục bước vào quá trình phát triển, và từ những năm 50 đến nhưng năm 60, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới, là đối thủ cạnh tranh gay gắt của Mĩ và Tây Âu.
1.Thủ đô Tô-ky-ô sau chiến tranh
Ngày 15/8/1945 sẽ mãi mãi khắc ghi trong ký ức của mọi người dân Nhật Bản. Tất cả đã rõ, chiến tranh đã kết thúc. Nước Nhật bất khả chiến bại đã phải cúi đầu và chịu thất bại ,ở Tô-ki-ô, các ngôi nhà đều đổ nát. Trên con đường từ Y-ô-cô-ha-ma đến Tô-ki-ô mất 2 giờ đi bằng ô tô và suốt thời gian đó, người ta không còn nhìn thấy một ngôi nhà. Tất cả đều bị tàn phá, tan hoang, đổ nát.
Những năm 1946 – 1947, dân chúng Nhật còn thường xuyên bị đói. Người ta ước tính rằng trong các thành phố mỗi người dân chỉ ăn 1000calori/ngày. Lúc mới đầu hàng, nước Nhật có 22 triệu người không có nhà ở, 10 triệu người (tức 1/3 số người thuộc tuổi lao động) bị thất nghiệp.
Trong vòng chưa đầy 3 năm, Tô-ki-ô với 90% diện tích bị san bằng bởi bom đạn, đã tìm lại dáng dấp một đô thị. Tô-ki-ô vẫn còn là một thành phố được chắp vá bằng gỗ tạp, nhưng ở đây, tất cả mọi thứ đều hoạt động. Tàu hoả bắt đầu chạy, xe buýt cũng vậy. Hồi chiến tranh, phương tiện di chuỷên phổ biến nhất là tàu hoả hoặc xe đạp. Từ đầu những năm 50, hãng Ki-no Nhật Bản đã sản xuất một dạng xe 3 bánh nhỏ mà mỗi khi di chuyển, nó lại phát ra những tiếng nổ lạch bạch như cái tên “bata ba ta” của nó với một nàn khói mù mịt. ít lâu sau, cũng hàng Ki-no này đã sản xuất ra những chiếc xe hơi thực sự đầu tiên của thời hậu chiến, bắt trước kiểu xe 4CV rê-nô. Điện báo và các dịch vụ bưu chính cũng được khôi phục.
Ưu tiên hàng đầu là giáo dục, trường học được mở trở lại trong một thời gian ngắn. Đây đó xuất hiện những khung thép đầu tiên của các ngôi nhà cao tầng. Dần dần, Tô-ki-ô đã thoát dáng dấp của một thành phố với những ngôi nhà kiểu “hộp dày” nối đuôi nhau thành hàng với các gian buôn bán ở tầng trệt và chỗ ở trên tầng 2. Tất cả được bao bọc bởi một mạng lưới chằng chịt những dây điện lủng lẳng trên các cột điện bằng gỗ hoặc bê tông. Chỉ vài năm sau khi chạm đến đáy vực thẳm, Tô-ki-ô đã thể hiện rõ ý muốn dẫn đầu trong số các thủ đô của châu Á.
(Theo: Nước Nhật mua cả thế giới,NXB Thông tin lý luận 1991. tr43)
2. 1955 – 1965: “Phép lạ Nhật Bản”
Năm 1955, nước Nhật lại được dịp tô điểm thêm chút ít chân dung của mình trên sân khấu quốc tế với việc gia nhập IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) và GATT (hiệp định chung về mậu dịch và quan thuế). Ngày đó đánh dấu sự mở đầu của “phép lạ kinh tế Nhật Bản” .
Mười năm sau chiến tranh nước Nhật đã lập lại được mức thu nhập bình quân đầu người của thời kì trước chiến tranh (1934 – 1936). Bắt đầu từ năm 1955, Nhật Bản đã không ngừng là vô địch tuyệt đối về chỉ số tăng trưởng của GNP (Tổng sản phẩm quốc gia). GNP đo lường mức sản xuất của một quốc gia bằng hàng hoá và dịch vụ cũng như mức lợi nhuận của nhà nước, cùng các tích sản hoặc nhân lực của nó ở nước ngoài. Với sự khẳng định đáng gờm này, nước Nhật đã giành lấy cho mình một hình ảnh của một con sư tử. Chỉ số tăng trưởng đã đạt mức bình quân là 9,9% trong suốt thập niên 1955-1065, một kỷ lục trong thế giới công nghiệp hoá.
Dưới sự dẫn dắt của bộ trưởng tài chính I-ke-da Ha-y-a-tô, người sau này trở thành thủ tướng Nhật trong những năm 1960-1964, nước Nhật đã thực hiện được thành tích thu nhập quốc dân tăng gần gấp đôi trong vòng 6 năm (từ 1959 -1964). Đó chính là mục tiêu do chính phủ Ki-si đặt ra vào năm 1959 và được công bố vào tháng 12 năm 1960. Nhưng chương trình này đã dự kiến thời hạn 10 năm để đạt mục tiêu, trong khi trên thực tế Nhật Bản chỉ bỏ ra có 6 năm.
Nhà chính trị Ikeda Hayato
(Ảnh: cdnetworks.net)
Những thành quả của Nhật Bản thật là kì diệu: Thu nhập quốc dân đầu người tăng từ 162USD trong năm 1952 lên đến 694USD trong năm 1965 v,ới GNP từ 17 tỉ USD lên đến 84 tỉ USD! Ngay từ năm 1965, Nhật Bản đã vượt qua các nước láng giềng châu Á của mình.
Chỉ số GDP trên đầu người của Nhật bản đã đạt mức xấp xỉ bằng một nửa của Anh, Tây Đức, Pháp và bằng khoảng 1/4 của Mĩ. GNP của Nhật bản đã bắt đầu bỏ xa Ý và Ca-na-đa. Nhật Bản vươn lên chiếm vị trí thứ năm về GNP trong số các quốc gia tư bản, đứng sau Mĩ, CHLB Đức, Anh và Pháp. Năm 1954, Nhật bản nghiễm nhiên gia nhập câu lạc bộ các cường quốc.
Sự tăng trưởng kỳ lạ này xuất phát từ mức tăng sản xuất công nghiệp gần như theo cấp số nhân, đặc biệt là các hàng thành phẩm. Chỉ số sản xuất của công nghiệp chế tạo đã tăng từ 46 (năm 1955) lên 100 (năm 1960) và 171 (năm 1965).
Công nghiệp nặng, công nghiệp máy móc và nhất là công nghiệp hoá chất đều phát triển rất nhanh. Năm 1963, Nhật bản đã đuổi kịp các nước OCDE (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế).
Kết quả của sự cất cánh công nghiệp này là sự tăng trưởng ngoạn mục về trao đổi mậu dịch với thế giới bên ngoài. Nứơc Nhật đã bắt đầu xuất khẩu nhiều hơn là nhập khẩu. Điều này vô cùng quan trọng vì nó cho phép Nhật bản thu hút các nguồn ngoại tệ, đủ để đáp ứng những cuộc đầu tư chuẩn bị cho những chiến công ngày nay. Từ năm 1955 đến 1965, trao đổi mậu dịch đã tăng lên hơn 4 lần, từ 2,01 lên 8,45 tỉ USD. Tỉ số tăng trưởng hàng năm đạt 15% hàng năm, gấp đôi mức bình quân của thế giới. Trong giai đoạn này, các cường quốc thương mại như ấn Độ đã bị loại khỏi cuộc cạnh tranh. Trong mười năm đó, phần của Nhật bản trong xuất khẩu quốc tế hãy còn khá khiêm tốn, tuy vậy nó cũng đã tăng từ 2,2% đến 4,6%
(Theo: Nước Nhật mua cả thế giới. Sđd tr.58)
3. Bí quyết của Nhật Bản: Biết thích nghi
Tuy nhiên, còn một yếu tố khác nữa mà người ta thường bỏ quên, nhưng lại là nền tảng cho sự bành trướng kinh tế của Nhật bản: Đó là khả năng thích nghi với những tình huống mới. Từ 45 năm nay, đã bao lần gặp khủng hoảng hoặc căng thẳng thì cũng bấy nhiêu lần xã hội Nhật bản lại chứng tỏ một khả năng phi thường, vượt qua chặng đường rủi ro bằng cách thích ứng với tình thế. Không những thế, mỗi lần thoát ra Nhật bản lại càng mạnh hơn qua thử thách, khi mà đa số các đối thủ cạnh tranh của nó chao đảo, vấp váp và gục ngã.
Cúôi năm 1973, Nhật bản đã bị một đòn trời giáng trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất. Các nước sản xuất dàu mỏ Ả rập đã quyết định nâng giá dầu lên gấp 4 lần. Quyết định đó không thể không gây một cú “sốc” nghiêm trọng cho nền kinh tế của Nhật bản vốn lệ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ nước ngoài. Dầu mỏ chiếm đến 2/3 nhu cầu năng lượng ở Nhật bản. Năm 1978, lượng dầu nhập khẩu bình quân 35,2% tổng số các nguồn cung cấp năng lượng cho các nước trong OCDE. Tại Nhật bản, tỉ lệ này là 73,4%. Cuộc khủng hoảng dàu mỏ đã lập tức dẫn đến tình trạng lạm phát tại Nhật bản. Năm 1974, giá bán lẻ các mặt hàng đã tăng lên 31%. Lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh, tỉ số tăng trưởng của GNP đã chững lại. Ngừơi ta lo ngại sẽ có suy thoái.
Nhưng nước Nhật đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này và lại còn mạnh hơn trước đó. Chính phủ Nhật, với MITI ở hàng đầu, đã lợi dụng cuộc khủng hoảng để tái cấu trúc nền công nghiệp một cách sâu sắc và định hướng những mục tiêu ưu tiên hàng đầu mới. Nhật bản quyết định nhường việc sản xuất hàng hoá đòi hỏi công nghệ thấp và giá trị thặng dư cao cho các nước công nghiệp khác và cho các khu vực ở châu Á đang phát triển nhanh như Đài Loan, Nam Triều Tiên, Hồng Kông và Xin-ga-po. Cùng lúc, họ tập trung đầu tư vào các ngành điện tử và xe hơi. Nhưng đáng chú ý hơn cả là các nhà chiến lược Nhật Bản đã nhấn mạnh đến nhiều lĩnh vực mới như người máy, công nghệ sinh học, năng lượng hạt nhân, dân dụng. Vài năm sau đó, Nhật bản đã sẵn sàng tung ra các sản phẩm tiêu dùng của tương lai, trong khi các đối thủ của nó hãy còn trong giai đoạn tìm cách thích ứng với những nhu cầu của ngày hôm nay.
Cũng trong thời gian đó, Nhật bản lại tiến hành một chương trình đầu tư ra nước ngoài. Khi ấy, nước Nhật hãy còn chưa biết đến chương trình này, nhưng trên thực tế, họ đã bắt đầu mua lại thế giới. Tại sao vậy? Khối lượng xuất khẩu khổng lồ của Nhật bản đã gây ra những va chạm về mậu dịch với một số quốc gia và Tô-ki-ô đã ngại khả năng xảy ra những cuộc trả đũa hoặc các biện pháp bảo hộ thúê quan.
Từ năm 1973 đến 1985, Nhật bản đã đầu tư 70 tỉ USD ra nước ngoài với đối tác hàng đầu là Mĩ. Năm 1978, đầu tư của Nhật bản ở Mĩ đã vượt quá 3,4 tỉ USD, rải đều ở 1177 xí nghiệp liên danh, công ty hỗn hợp, hoặc các công sở với toàn bộ vốn là của Nhật bản. Tại các cơ sở này có 10500 người Nhật và 261000 người Mĩ làm việc. Trong năm 1978, các công ty này đã sản xuất một khối lượng hàng hoá trị giá lên đến 4,8 tỉ USD. Một trong những hoạt động chính là nhập khẩu xe hơi và cùng năm ấy, các công ty ấy đã nhập khẩu xe hơi của Nhật bản với một trị giá lên đến 6 tỉ USD. 113500 người Mĩ đã trở thành những người bán hàng, những đại lí, những nhân viên bán xe hơi Nhật bản ở trong nước mình.
(Theo: Nứơc Nhật mua cả thế giới. Sđd tr 72)
4. Giáo dục của Nhật bản
Trước tiên là giáo dục. Bởi vì chính giáo dục chuẩn bị cho nguồn của cải lớn nhất của một đất nước: ở Nhật 94% trẻ em tiếp tục học trung học cho đến tú tài, đạt tỉ lệ cao nhất thế giới. Trong các cuộc trắc nghiệm về môn Toán đối với học sinh trung học trên toàn thế giới năm 1983, học sinh Nhật đạt điểm cao nhất cao gấp 2 lần điểm của học sinh Mĩ. Trắc nghiệm thông minh, phần lớn thiếu niên Nhật Bản làm việc nhiều hơn học sinh châu Âu, hoặc Mĩ. Thời gian nghỉ học ngắn hơn. Ở Pháp, chỉ tính riêng nghỉ hè đã là 3 tháng, ở Nhật, nghỉ hè chỉ hơn 1 tháng, sáng thứ 7 vẫn học. ở nhiều nước phương Tây từ lâu đã nghỉ học sáng thứ 7.
Hết chương trình trung học, học sinh Nhật tiếp tục học thêm hơn một năm nữa so với học sinh Mĩ. Chưa kể các Juku (lớp học buổi tối và cuối tuần) và bài làm ở nhà.
Một cuộc điều tra mới đây cho thấy, buổi tối các học sinh Nhật bỏ ra trung bình 2 giờ rưỡi để làm bài tập, học sinh Mĩ thì 30 phút. Dù lợi hay không cho trẻ em thì ở Nhật sự cạnh tranh đã bắt đầu ngay từ trong lôi, hoặc gần như vậy. Để hi vọng có thể một ngày nào đó vào học một trong các trường đại học có tiếng nhất, các em chuẩn bị ngay từ tiểu học. Với sự thúc đẩy của các bà mẹ, các em tận lực chúi vào học. Theo báo chí Nhật, các bậc cha mẹ thường đưa các em vào cơn bão táp cạnh tranh ngay từ ở mẫu giáo. Tiếp đó khối lượng thông tin mà các em được nhồi nhét vượt xa so với trẻ em phương Tây. Từ đó sự cách biệt về trình độ ngày càng gia tăng.Các cuộc thi tuyển vào các trường đại học uy tín có thể so với thi tuyển vào ENA. Sự tuyển lựa quả là khắc nghiệt. Chỉ những người may mắn vào được các trường đại học lớn (Tô-ki-ô, Ky-ô-tô, Kê-i-ô, Oa-se-da) sau đó mới được tuyển vào ngạch hành chính cao cấp và các tập đoàn công nghiệp lớn. Nhưng giáo trình trung học và đại học Nhật chắc chắn không phải là không có khuyết điểm.
Trong một lĩnh vực rất gần với giáo dục là tiêu thụ sách, báo, tạp chí, người Nhật cũng đứng đầu thế giới. Hơn 4 tỉ rưỡi bản tạp chí định kỳ được xuất bản hàng năm ở Nhật. Người Nhật đọc (sách, tạp chí, chuyện tranh, báo) ở mọi nơi, mọi lúc. Người ta thường đọc lúc đứng trong tầu điện ngầm, trên xe buýt, trong các cửa hàng. Đến mức mà “đọc đứng”đã đi vào ngôn ngữ thường ngày: Tachiyomi.
Còn về báo hàng ngày, nó cũng tương đương với sự khổng lồ Nhật bản , 124 tờ nhật báo phát hành 70 triệu bản mỗi ngày, đó là một kỷ lục không ai bì được trên thế giới. Các nhật báo chính của Nhật cũng là những tờ báo lớn nhất hành tinh: tờ Yomiuri Shinbun đứng đầu, phát hành mỗi ngày 2 ấn bản, tổng cộng 14 triệu bản (9,7 triệu bản buổi sáng và 4,8 triệu bản buổi chiều). Kế đến là Asahi Shinbun với 8 triệu bản buổi sáng và 5 triệu bản buổi chiều, nhưng về uy tín thì xếp số 1. Tờ nhật báo kinh tế Nihon Keizai Shinbun, với 4 triệu bản, cao hơn cả tờ Financial times và Wall street Journal cộng lại. Nhật báo thông tin tổng quát Mainichi Shinbun phát hành tới 6 triệu bản. Còn tờ Sankei Shinbun của phái hữu chống cộng thì phát hành 3 triệu bản. Đứng bên cạnh, tờ Le monde (của Pháp) với chưa đầy 500 nghìn bản chỉ là một anh lùn.
Người Nhật có phải là những người thông minh nhất thế giới không? Hẳn nhiên, thông minh là một khái niệm tương đối, đặc biệt khó đánh giá. Định lượng mà nói các tính toán rất bấp bênh. Các tiêu chuẩn đánh giá thay đổi tuỳ theo các nền văn minh và văn hoá. Theo một cuộc điều tra xác định hệ số thông minh (IQ) trên 20 nước công nghiệp, Nhật bản xếp hàng đầu với điểm số trung bình 111, so với Mĩ chỉ đúng 100. Trong một thế hệ, khoảng cách giữa hai nước đã thăng thêm 7 điểm. ở châu Âu, Hà Lan được xếp số 1 với 109,4 điểm; nước Pháp… cầm đèn đỏ với 96,1 điểm. Mặt khác châu Âu và Mĩ chỉ có 2% có hệ số thông minh cao hơn 130 điểm. Còn Nhật tới 10% dân số.
(Theo: Nước Nhật mua cả thế giới, Sđd. tr118)
5. Nước Nhật và châu Á những năm 1992 – 1994
Trong vòng 40 năm, tính đến năm 1990, Nhật đã đầu tư trực tiếp vào các nước một khối lượng hàng nhiều trăm tỉ USD Mĩ, trong đó Bắc Mĩ chiếm 44%, Nam Mĩ chiếm 13%, châu Âu 19%, châu Á 15%. Như vậy cho đến gần đây, châu Á chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng giá trị đầu tư trực tiếp của Nhật trên thế giới.
Thế nhưng nay cơ cấu kinh tế khu vực đã nó dạng. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NASTA) gồm cả Mĩ La-tinh đang thiên về chính sách “thủ thế” tương tự như EC. Nhật có lẽ sẽ phải quay về với châu Á.
Trong năm tài chính 1990, các chủ tịch công ty Nhật đã công bố một loạt các “chiến lược toàn cầu” như thế và thiết lập các bộ chỉ huy vùng tại 3 khu vực thương mại chính: Mĩ, Âu, Á.
Châu Á rõ ràng là một phần quan trọng trong cấu trúc chiến lược toàn cầu của các công ty Nhật bản. Theo một cuộc điều tra thăm dò kế hoạch của 115 công ty chủ chốt Nhật thì từ năm 1992 đến cuối tháng 3 năm 1994, trong 2 năm tới họ sẽ tiếp tục đầu tư vào EC: 26%, vào ASEAN: 25,1%. Khối lượng đầu tư vào châu á chiếm gần phân nửa tổng số vốn đầu tư của Nhật bản trong thời gian sắp tới (43,9%), gần bằng cả khối lượng đầu tư vào Bắc Mĩ và EC cộng lại (45,5%).
Tỉ trọng đầu tư của Nhật trong những năm1992-1994
ASEAN 25,1%
NIC châu Á 12,0%
Phần còn lại của châu Á 6,8%
EC 26,1%
Bắc Mĩ 19,4%
Châu Đại Dương 3,7%
Phần còn lại của thế giới 4,1%
(Nguồn: Ngân hàng E-xim của Nhật Bản)
Tài liệu điều tra hơn 550 công ty chủ chốt Nhật cho thấy sắp tới đây hướng tập trung của họ là ngành công nghiệp hoá chất, điện tử, phần lớn sẽ đặt tại châu A !, đặc biệt là In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a và cũng có thể là Nam Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Công và Xin-ga-po (và một phần tại châu Âu). Như vậy đã biểu hiện một chuyển hướng khá đột ngột trong chiến lược phát triển của Nhật: từ 73% đầu tư trước đây vào Bắc Mĩ và châu Âu, trong kế hoạch các năm 1992-1994 (của các công ty chủ chốt) sắp tới Bắc Mĩ và Châu Âu chỉ còn chiếm 45,5%; điều này đã làm bộc lộ rõ rệt những nguyên nhân bên trong của các mối quan hệ đa phương của Nhật và tầm quan trọng của Chân á đối với sự phát triển của Nhật trong tương lai.
(Theo: Chân dung nước Nhật ở châu Á)
NXB Thông tin lí tuận, 1992, tr.297-298)
6. Ngoại thương của Nhật Bản
Do thiếu tài nguyên thiên nhiên, để tồn tại như một nước công nghiệp và duy trì mức sinh hoạt phù hợp, Nhật bản phải dựa vào ngoại thương. Thương mại là nhân tố quan trọng nhất trong chính sách quốc gia kể từ thời Minh Trị, và mọi cố gắng vẫn đang được duy trì để phục vụ mục tiêu này. vào giữa và cúôi thế kỷ XIX, khi ngoại thương của Nhật bản bắt đầu phát triển, sản phẩm lụa đã đáp ứng được nhu cầu của Mĩ và châu Âu. Đây là cơ hội cho Nhật bản có được nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá, thiết bị cho quá trình hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, Nhật bản dẫn đầu thế giới về lĩnh vực xuất khẩu tơ lụa cho đến tận những năm 30 của thế kỷ XX.
Vào thế kỷ XX, nền công nghiệp bông phát triển nhanh chóng, hàng may mặc, sợi bông cũng được xuất khẩu. Sau khi có sự bùng nổ về buôn bán sợi bông tại Anh, Pháp, Đức trước chiến tranh thế giới thứ nhất, hàng sợi bông thay thế các sản phẩm công nghiệp nhẹ chiếm vị trí đầu bảng trong các sản phẩm xuất khẩu của Nhật bản.
Trong một thời gian dài trước chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là bạn hàng chính của Nhật bản, chiếm 1/3 tổng kim ngạch ngoại thương, kế đến là các nước Đông Nam Á. Nhưng do vị trí của Nhật bản ở châu á ngày càng hùng mạnh nên trung tâm thương mại đã chuyển từ Mĩ sang châu Á, và cuối cùng các nước Đông Nam Á chiếm hơn một nửa kim ngạch ngoại thương thương của Nhật bản.
Ngoại thương bị đóng băng trong chiến tranh thế giới thứ hai nhưng lại được khôi phục sau chiến tranh và từ những năm 1960, nền kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của Nhật bản bắt đầu được mở rộng. Vào năm 1996, xuất khẩu của Nhật bản chiếm 8% thị trường thế giới và nhập khẩu chiếm 6,6%, đứng thứ ba sau Mĩ và Đức. Điểm qua bạn hàng của Nhật bản thì thấy rằng lớn nhất là Mĩ, sau đó đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương và EU.
Sản phẩm công nghiệp chiếm 99% giá trị xuất khẩu hiện nay của Nhật bản, nhưng nhập khẩu sản phẩm công nghiệp cũng tăng do cú sốc dầu nửa trong những năm 1970. Điểm lại giá trị các mặt hàng nhập khẩu trong năm 1997 cho thấy dầu và các sản phẩm dàu chiếm 12,3%, máy móc thiết bị 28%, cá và hải sản hơn 4,5%, quần áo 4,9%, khí đốt hoá lỏng 4%, gỗ 2,6%, thịt 2,2%, than 2%,… trong đó, các mặt hàng công nghiệp được nhập khẩu từ các nứơc ASEAN và các nước công nghiệp mới ở châu á, các nước xuất khẩu nguyên liệu có ngành công nghiệp phát triển .
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, mô hình công nghiệp của Nhật bản đã thay đổi trọng tâm từ công nghiệp nặng sang các ngành công nghệ cao. Song song với chuyển biến này, phương thức thương mại cũng thay đổi. Thặng dư mậu dịch lớn của Nhật bản, đặc biệt ở lĩnh vực mà Mĩ và Châu Âu quan tâm, đã làm tăng thêm ma sát mậu dịch tới mức trở thành vấn đề chính trị giữa Nhật bản và các nước phương Tây.