Nhân vật ta trong Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) được Sen Biển đăng tải bám sát theo nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 giúp các em học sinh ôn tập, từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của mình.
Thật là lãng mạn và thi vị. Một cái ta thi sĩ ngâm thơ nhàn, lắng nghe mọi rung động tinh tế của thiên nhiên và cảm nhận nó bằng tâm hồn nghệ sĩ (nghe tiếng suối mà như nghe tiếng đàn, ngồi trên đá lại tưởng ngồi chiếu êm).
Đọc Bài ca Côn Sơn, ta không khỏi ngỡ ngàng trước cái ta, Nguyễn Trãi, một cái ta thấm đượm cái tình của tâm hồn thanh cao, trong sáng.
Nguyễn Trãi là người suốt đời ôm ấp một lí tưởng cao đẹp: Lí tưởng vì dân vì nước. Nỗi niềm dân nước thường trực canh cánh khôn nguôi trong ông:
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông
(Thuật hứng - Bài 5)
Ở với triều Lê, Nguyền Trãi những mong đem tài năng và trí lực của mình vào việc giúp ích cho nước, cho dân. Nhưng sống giữa cảnh bon chen ganh ghét ở triều đình, tài năng của Nguyễn Trãi bị đố kị; trong khi đó nhà vua lại tin theo những lời xúc xiểm, không trọng dụng những người như ông. Mất lòng tin ở triều đình, Nguyễn Trãi đành phải cáo quan về ở ẩn, tìm về với ba khóm trúc vườn xưa để giữ cho tâm hồn được thanh sạch và cao đạo. Và Côn Sơn, ngọn núi tượng trưng cho khát vọng của Nguyễn Trãi về sự giao hoà giữa con người và vũ trụ, đã trở thành nơi để thi nhân tìm về.
Sống ở Côn Sơn, cái ta trữ tình của Nguyễn Trãi được khẳng định:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có trúc bóng râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
(Bài ca Côn Sơn)
Trong các sáng tác trữ tình của Nguyễn Trãi, hầu như chủ thể trữ tình không xuất hiện trực danh mà chỉ ẩn đằng sau để kín đáo gửi trao cảm xúc, nỗi niềm:
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén
Ngày vắng xem hoa rẽ cây.
(Ngôn chi - Bài 10)
Cùng lắm mới ngôn xưng là khách:
Khách đến, chim mừng, hoa xẩy động
Chè tiên, nước kín, nguyệt đeo về
(Thuật hứng - Bài 3)
Ở Côn Sơn ca thì khác. Nhân vật trữ tình đã xuất hiện với chân dung là cái ta - một cái ta nhàn và một cái ta thi sĩ.
Lúc thì ta mơ màng lắng nghe suối chảy, chim hót:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Lúc thì mượn đá để ngồi (Hoàng Phủ Ngọc Tường) ngắm cảnh hoặc đánh cờ một mình:
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Có lúc thì lại tha thẩn giữa đồi thông, tìm bóng mát nằm thảnh thơi:
Trong ghềnh thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Rồi lại trầm mặc đứng dưới bóng trúc rợp mát màu xanh mà ngâm thơ, vịnh cảnh:
Trong rừng có trúc bóng râm
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Thật là lãng mạn và thi vị. Một cái ta thi sĩ ngâm thơ nhàn, lắng nghe mọi rung động tinh tế của thiên nhiên và cảm nhận nó bằng tâm hồn nghệ sĩ (nghe tiếng suối mà như nghe tiếng đàn, ngồi trên đá lại tưởng ngồi chiếu êm).
Một cái ta thảnh thơi (dù là trong khoảnh khắc) dạo chơi, ngắm cảnh, nằm dưới bóng râm, ngâm thơ...Dường như Nguyễn Trãi đã quên đi hết mọi ưu phiền. Không còn cảnh bon chen giành giật của chốn cửa quyền nhiều hiểm hóc, lòng người cực hiểm, chỉ có người và cảnh quấn quýt giao hoà với nhau. Với nhân vật ta, cuộc sống ấy thật hạnh phúc và có ý nghĩa. Côn Sơn đã trở thành nhà của nhân vật ta - một ngôi nhà thân thương, ấm áp tình người.
Trong cảm quan của nhân vật ta, một thế giới nhân gian rộng mở để tâm hồn thi nhân tìm đến, đón nhận thi nhân trở về với chính mình.
Đoạn thơ đã khép lại mà hình ảnh nhân vật ta với tất cả những vẻ đẹp của nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ thì cứ sừng sững trước mặt người đọc.
Bài viết của Sen Biển kết thúc rồi. Các em có thấy bài viết thú vị không? Hãy cùng Sen Biển bước tiếp trên con đường chinh phục môn Ngữ Văn 7 nhé! Cảm ơn các em.
Thật là lãng mạn và thi vị. Một cái ta thi sĩ ngâm thơ nhàn, lắng nghe mọi rung động tinh tế của thiên nhiên và cảm nhận nó bằng tâm hồn nghệ sĩ (nghe tiếng suối mà như nghe tiếng đàn, ngồi trên đá lại tưởng ngồi chiếu êm).
Đọc Bài ca Côn Sơn, ta không khỏi ngỡ ngàng trước cái ta, Nguyễn Trãi, một cái ta thấm đượm cái tình của tâm hồn thanh cao, trong sáng.
Nguyễn Trãi là người suốt đời ôm ấp một lí tưởng cao đẹp: Lí tưởng vì dân vì nước. Nỗi niềm dân nước thường trực canh cánh khôn nguôi trong ông:
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông
(Thuật hứng - Bài 5)
Ở với triều Lê, Nguyền Trãi những mong đem tài năng và trí lực của mình vào việc giúp ích cho nước, cho dân. Nhưng sống giữa cảnh bon chen ganh ghét ở triều đình, tài năng của Nguyễn Trãi bị đố kị; trong khi đó nhà vua lại tin theo những lời xúc xiểm, không trọng dụng những người như ông. Mất lòng tin ở triều đình, Nguyễn Trãi đành phải cáo quan về ở ẩn, tìm về với ba khóm trúc vườn xưa để giữ cho tâm hồn được thanh sạch và cao đạo. Và Côn Sơn, ngọn núi tượng trưng cho khát vọng của Nguyễn Trãi về sự giao hoà giữa con người và vũ trụ, đã trở thành nơi để thi nhân tìm về.
Sống ở Côn Sơn, cái ta trữ tình của Nguyễn Trãi được khẳng định:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có trúc bóng râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
(Bài ca Côn Sơn)
Trong các sáng tác trữ tình của Nguyễn Trãi, hầu như chủ thể trữ tình không xuất hiện trực danh mà chỉ ẩn đằng sau để kín đáo gửi trao cảm xúc, nỗi niềm:
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén
Ngày vắng xem hoa rẽ cây.
(Ngôn chi - Bài 10)
Cùng lắm mới ngôn xưng là khách:
Khách đến, chim mừng, hoa xẩy động
Chè tiên, nước kín, nguyệt đeo về
(Thuật hứng - Bài 3)
Ở Côn Sơn ca thì khác. Nhân vật trữ tình đã xuất hiện với chân dung là cái ta - một cái ta nhàn và một cái ta thi sĩ.
Lúc thì ta mơ màng lắng nghe suối chảy, chim hót:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Lúc thì mượn đá để ngồi (Hoàng Phủ Ngọc Tường) ngắm cảnh hoặc đánh cờ một mình:
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Có lúc thì lại tha thẩn giữa đồi thông, tìm bóng mát nằm thảnh thơi:
Trong ghềnh thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Rồi lại trầm mặc đứng dưới bóng trúc rợp mát màu xanh mà ngâm thơ, vịnh cảnh:
Trong rừng có trúc bóng râm
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Thật là lãng mạn và thi vị. Một cái ta thi sĩ ngâm thơ nhàn, lắng nghe mọi rung động tinh tế của thiên nhiên và cảm nhận nó bằng tâm hồn nghệ sĩ (nghe tiếng suối mà như nghe tiếng đàn, ngồi trên đá lại tưởng ngồi chiếu êm).
Một cái ta thảnh thơi (dù là trong khoảnh khắc) dạo chơi, ngắm cảnh, nằm dưới bóng râm, ngâm thơ...Dường như Nguyễn Trãi đã quên đi hết mọi ưu phiền. Không còn cảnh bon chen giành giật của chốn cửa quyền nhiều hiểm hóc, lòng người cực hiểm, chỉ có người và cảnh quấn quýt giao hoà với nhau. Với nhân vật ta, cuộc sống ấy thật hạnh phúc và có ý nghĩa. Côn Sơn đã trở thành nhà của nhân vật ta - một ngôi nhà thân thương, ấm áp tình người.
Trong cảm quan của nhân vật ta, một thế giới nhân gian rộng mở để tâm hồn thi nhân tìm đến, đón nhận thi nhân trở về với chính mình.
Đoạn thơ đã khép lại mà hình ảnh nhân vật ta với tất cả những vẻ đẹp của nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ thì cứ sừng sững trước mặt người đọc.
Bài viết của Sen Biển kết thúc rồi. Các em có thấy bài viết thú vị không? Hãy cùng Sen Biển bước tiếp trên con đường chinh phục môn Ngữ Văn 7 nhé! Cảm ơn các em.