T
Tuyền Nguyễn
Guest
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
- Nguyễn Bỉnh Khiêm quê ở Hải Phòng, hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, từng đỗ Trạng nguyên và làm quan thời Mạc, sau đó cáo quan về quê ở ẩn làm nghề dạy học.
- Ông là người có học vấn uyên thâm, ông là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại cho đời hai tập thơ: Bạch Vân am thi tập ( chữ Hán) và Bạch Vân quốc ngữ thi(chữ Nôm).
- Thơ ông mang đậm chất triết lý, giáo huấn, ca ngợi chí hướng của kẻ sĩ, phú thanh nhàn đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội.
2. Bài Thơ:
- "Nhàn" là bài thơ chữ Nôm, trích trong tập thơ "Bạch Vân quốc ngữ thi"
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, nhan đề bài thơ do người sau đặt.
- Bố cục gồm bốn phần: Đề - thuật - luận -kết
- Bài thơ ca ngợi lối sống thanh nhàn của kẻ sĩ, đồng thời bộc lộ trí tuệ uyên thâm, nhân cách cao đẹp của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
II. ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM
1. Hai câu đề giới thiệu hoàn cảnh sống và tâm trạng tác giả
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
- Câu thơ đầu ngắt nhịp thơ 2/2/3( thông thường là nhịp 4/3) gây ấn tượng với người đọc.
- Sự kết hợp giữa số từ và danh từ: "một" kết hợp với "mai, cuốc, cần câu". Tác giả đang liệt kê những dụng cụ của nhà nông, hình như cuộc sống của tác giả khi từ giã chốn quan trường về sống ở nông thôn đã sẵn sàng: mai để xắn đất, cuốc để xới đất, cần câu để câu cá. Cuộc sống tự cung tự cấp, tự làm lấy ăn. Nhà thơ từ quan về quê ở ẩn, sống cuộc sống của một người nông dân thật sự.
-Tâm trạng của tác giả thể hiện qua từ láy "thơ thẩn", đó là tâm trạng thảnh thơi, bằng lòng với cuộc sống của chính mình, không quan tâm đến thú vui của người khác.
2. Hai câu thực thể hiện quan điểm sống của tác giả
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
- Tác giả sử dụng phép đối giữa "dại" và "khôn", "vắng vẻ" và "lao xao". " Nơi vắng vẻ" là nơi ít người qua lại, nơi tĩnh lặng của thiên nhiên ở chốn thôn quê; nơi cuộc sống không bon chen, không đua cầu danh lợi;nơi con người tìm được sự thư thái, thanh thản trong tâm hồn. "Chốn lao xao" là nơi đông người qua lại, ồn ào. Đó là chốn quan trường, cửa quyền, nơi đua chen danh lợi, luồn cúi, sát phạt nhau vì chức, vì tiền.
- Tác giả đưa ra hai quan niệm sống trái ngược giữa"ta" và "người", "ta dại" còn "người khôn". Theo tác giả "dại" là ngay thẳng, chân thật, đáng trọng; "khôn" là giả dối, gian hiểm, đáng lên án, khinh bỉ. Nhà thơ dùng cách nói ngược nghĩa, vui đùa: :"dại" thực ra là "khôn" còn "khôn" thực ra là "dại".
- Tác giả rất tỉnh táo trước thời cuộc. Khi triều đình toàn những kẻ nịnh thần nhiễu nhương thì tìm về thôn quê để giữ mình trong sạch quả là một cách sống đáng ngưỡng mộ của nhà thơ. Như tác giả đã từng viết:
Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn
3. Hai câu luận miêu tả cuộc sống của tác giả chốn thôn quê
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
- Cuộc sống của tác giả ở thôn quê với món ăn thanh đạm, dễ làm, dễ tìm kiếm: "giá đỗ" và "măng trúc".
- Sinh hoạt cũng rất giản dị như bao người dân quê khác "tắm hồ", "tắm ao".
- Tác giả sống hòa hợp với chốn thôn quê. Ta thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm trở thành một lão nông thật thụ, không còn thấy đâu bóng dáng của một quan trạng áo mão xênh xang.
4. Hai câu kết thể hiện quan niệm sống của tác giả về phú quý, công danh
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
- Hai câu cuối dẫn điển tích Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hoa hoe, mơ thấy mình ở nước Hòe An, được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mắt tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng, thấy dưới cành hòe phía Nam chỉ có một tổ kiến mà thôi.
- Tác giả mượn điển tích trên để cho rằng công danh, phú quý chỉ là một giấc chiêm bao thoáng qua đời người, như một giấc mộng ngắn ngủi, chốc lát. Vì vậy con người không nên vì danh lợi mà bất chấp tất cả. Chỉ có lối sống, đạo đức và nhân cách tốt đẹp của con người mới đáng để lại tiếng thơm mua đời.
III. TỔNG KẾT
- Bài thơ cho ta hiểu cách sống "Nhàn" của tác giả. Sống nhàn là sống hòa hợp với thiên nhiên, xa lánh nơi quyền quý, thoát khỏi vòng danh lợi để giữ cốt cách thanh cao.
- Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là sống hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao vượt lên trên danh lợi.
1. Tác giả:
- Nguyễn Bỉnh Khiêm quê ở Hải Phòng, hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, từng đỗ Trạng nguyên và làm quan thời Mạc, sau đó cáo quan về quê ở ẩn làm nghề dạy học.
- Ông là người có học vấn uyên thâm, ông là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại cho đời hai tập thơ: Bạch Vân am thi tập ( chữ Hán) và Bạch Vân quốc ngữ thi(chữ Nôm).
- Thơ ông mang đậm chất triết lý, giáo huấn, ca ngợi chí hướng của kẻ sĩ, phú thanh nhàn đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội.
2. Bài Thơ:
- "Nhàn" là bài thơ chữ Nôm, trích trong tập thơ "Bạch Vân quốc ngữ thi"
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, nhan đề bài thơ do người sau đặt.
- Bố cục gồm bốn phần: Đề - thuật - luận -kết
- Bài thơ ca ngợi lối sống thanh nhàn của kẻ sĩ, đồng thời bộc lộ trí tuệ uyên thâm, nhân cách cao đẹp của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
II. ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM
1. Hai câu đề giới thiệu hoàn cảnh sống và tâm trạng tác giả
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
- Câu thơ đầu ngắt nhịp thơ 2/2/3( thông thường là nhịp 4/3) gây ấn tượng với người đọc.
- Sự kết hợp giữa số từ và danh từ: "một" kết hợp với "mai, cuốc, cần câu". Tác giả đang liệt kê những dụng cụ của nhà nông, hình như cuộc sống của tác giả khi từ giã chốn quan trường về sống ở nông thôn đã sẵn sàng: mai để xắn đất, cuốc để xới đất, cần câu để câu cá. Cuộc sống tự cung tự cấp, tự làm lấy ăn. Nhà thơ từ quan về quê ở ẩn, sống cuộc sống của một người nông dân thật sự.
-Tâm trạng của tác giả thể hiện qua từ láy "thơ thẩn", đó là tâm trạng thảnh thơi, bằng lòng với cuộc sống của chính mình, không quan tâm đến thú vui của người khác.
2. Hai câu thực thể hiện quan điểm sống của tác giả
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
- Tác giả sử dụng phép đối giữa "dại" và "khôn", "vắng vẻ" và "lao xao". " Nơi vắng vẻ" là nơi ít người qua lại, nơi tĩnh lặng của thiên nhiên ở chốn thôn quê; nơi cuộc sống không bon chen, không đua cầu danh lợi;nơi con người tìm được sự thư thái, thanh thản trong tâm hồn. "Chốn lao xao" là nơi đông người qua lại, ồn ào. Đó là chốn quan trường, cửa quyền, nơi đua chen danh lợi, luồn cúi, sát phạt nhau vì chức, vì tiền.
- Tác giả đưa ra hai quan niệm sống trái ngược giữa"ta" và "người", "ta dại" còn "người khôn". Theo tác giả "dại" là ngay thẳng, chân thật, đáng trọng; "khôn" là giả dối, gian hiểm, đáng lên án, khinh bỉ. Nhà thơ dùng cách nói ngược nghĩa, vui đùa: :"dại" thực ra là "khôn" còn "khôn" thực ra là "dại".
- Tác giả rất tỉnh táo trước thời cuộc. Khi triều đình toàn những kẻ nịnh thần nhiễu nhương thì tìm về thôn quê để giữ mình trong sạch quả là một cách sống đáng ngưỡng mộ của nhà thơ. Như tác giả đã từng viết:
Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn
3. Hai câu luận miêu tả cuộc sống của tác giả chốn thôn quê
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
- Cuộc sống của tác giả ở thôn quê với món ăn thanh đạm, dễ làm, dễ tìm kiếm: "giá đỗ" và "măng trúc".
- Sinh hoạt cũng rất giản dị như bao người dân quê khác "tắm hồ", "tắm ao".
- Tác giả sống hòa hợp với chốn thôn quê. Ta thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm trở thành một lão nông thật thụ, không còn thấy đâu bóng dáng của một quan trạng áo mão xênh xang.
4. Hai câu kết thể hiện quan niệm sống của tác giả về phú quý, công danh
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
- Hai câu cuối dẫn điển tích Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hoa hoe, mơ thấy mình ở nước Hòe An, được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mắt tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng, thấy dưới cành hòe phía Nam chỉ có một tổ kiến mà thôi.
- Tác giả mượn điển tích trên để cho rằng công danh, phú quý chỉ là một giấc chiêm bao thoáng qua đời người, như một giấc mộng ngắn ngủi, chốc lát. Vì vậy con người không nên vì danh lợi mà bất chấp tất cả. Chỉ có lối sống, đạo đức và nhân cách tốt đẹp của con người mới đáng để lại tiếng thơm mua đời.
III. TỔNG KẾT
- Bài thơ cho ta hiểu cách sống "Nhàn" của tác giả. Sống nhàn là sống hòa hợp với thiên nhiên, xa lánh nơi quyền quý, thoát khỏi vòng danh lợi để giữ cốt cách thanh cao.
- Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là sống hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao vượt lên trên danh lợi.