Nhận định và dẫn chứng liên hệ về bài thơ "Tây Tiến"

1. Nhận định

- “Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào một hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng…” (Vũ Thu Hương – Vẻ đẹp văn học cách mạng)

- “… Tây Tiến – tượng đài bất tử về người lính vô danh” (Vũ Thu Hương)

- “ Thiên nhiên Tây Băc qua ngòi bút Quang Dũng vừa được cảm nhận với vẻ đẹp đa dạng , vừa đọc đáo vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp”(bình giảng VHVN)

- “ Tây Tiến là bài thơ nổi tiếng nhất của Quang Dũng. Nó như cánh cửa dẫn dắt anh bước vào làng thơ cách mạng. Như mối duyên ràng buộc, bài thơ gắn bó với người làm ra nó đến mức nói đến Quang Dũng là người ta nhắc đến bài thơ Tây Tiến và ngược lại” ( Trần Lê Văn)

- “Tây Tiến – sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn” (Đinh Minh Hằng)

- Với cảm hứng và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc.(Ngữ văn 12 tập 1, Nxb Giáo dục, 2008, tr.87.)

- Sách Ngữ văn 12 (căn bản)

- Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ: Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi...Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội hiện lên như một bức tranh hoành tráng. Và trong bài, người viết không che giấu những gian khổ, hy sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều, nó được thể hiện bằng một ngòi bút lãng mạn. Qua cái nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng (bi tráng) (GS. Nguyễn Đăng Mạnh & TS. Trần Đăng Xuyền, Những bài văn hay, Nxb Đồng Nai, 1993, 110.)

– Sách Những bài văn hay-“ Tây Tiến là bài thơ có giá trị về tư tưởng, về nghệ thuật. bài thơ được viết ra với những màu sắc thẩm mĩ phong phú”(Hà Minh Đức)

- “ Đọc Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong miêng” (Xuân Diệu)

- Tôi làm thơ này rất nhanh, làm xong, đọc trước đại hội được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt. Hồi đó, tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì viết vậy. Tôi chả chút lí luận gì về thơ cả ( Quang Dũng)

-“ bút pháp của Quang Dũng thích tung hoành trong biên độ rất rộng, giữa những nét khỏe khoắn dữ dằn và những nét tinh vi, e ấp” (Vũ Quỳnh Phương)

- Nhận xét về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, có ý kiến cho rằng:"Một ngòi bút đầy tài hoa vừa khắc họa được cái dữ dội, hào hùng lại vừa diễn tả được cái tươi mát, sâu lẳng, đau thương mà không hề bi lụy"

- Nhà giáo Lương Duy Cán rất say sưa ca ngợi Tây Tiến “ có những ngày tháng không thể quên, cái gian khổ ác liệt không thể quên, cả cái hào hùng lãng mạn không thể quên. May mắn thay, giữa những ngày tháng không thể quên ấy, lại có những bài thơ không thể quên, như Tây Tiến của Quang Dũng”- “ Quang Dũng đã đem tượng đài người lính Tây Tiến đặt giữa ngàn non ngàn mây, ngàn cây Tây Bắc. Bởi vậy lời thơ như âm u vọng mãi tiếng gọi hoang sơ của núi rừng và mỗi khi nhắc đến tên đất tên mường, hồn thơ Quang Dũng lại rộn rã, phiêu du nhịp lên tiếng gọi đàn thăm thẳm” (Nguyễn Đình Thi)

2. Dẫn chứng, liên hệ

- Viếng bạn( Hoàng Lộc)

Ở đây không gỗ ván
Vùi anh trong tấm chăn
Của đồng bào cửa ngăn
Tặng tôi ngày sơ tán

- Đất Nước(Nguyễn Khoa Điềm)
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra đất nước

- Câu thơ của nhà ngoại cảm Tạ Thị Bích Hằng khi tìm được gần 400 ngôi mộ liệt sĩ ở Knắc Tây Nguyên

Người lính hi sinh đất hồi sinh
Máu người hóa ngọc lung linh giữa đời

- Lên Cấm Sơn(Tố Hữu)
Cuộc đời gió bụi pha sương máu
Đốt rét bao lần cháy thịt da
Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh
Đâu còn tươi những ngày hoa!Lòng tôi xao xuyến tình thương xót
Muốn viết bài thơ thấm lệ nhòa
Tặng những anh tôi từng rỏ máu
Đem thân xơ xác giữa sơn hà.

- (Chế Lan Viên)
Ngàn lau cười trong nắng
Hồn của mùa thu về
Hồn của mùa thi đi
Ngàn lau sao xác trắng

- Lên Tây Bắc (Tố Hữu)

Rất đẹp hình anh lúc ráng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nỏi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo

- “Cá nước” (Tố Hữu)

Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu anh thế!…Ơi người anh Vệ quốc?
Chắc có lúc lòng anh
Nhớ nhà anh nhớ lắm
Ơi người bạn hiền lành
Mắt nhìn xa đăm đắm…

- “Tiếng hát con tàu” (Chế Lan Viên)

Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách.
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.…
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!…
Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương.

- “Đồng chí” (Chính Hữu)

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.…
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

- Đoạn thơ của Giang Nam

Tây Tiến biên cương mờ lửa khói
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông

- “Đất Nước” (Nguyễn Khoa Điềm)

Em ơi em
Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời

- “Tràng giang” (Huy Cận)
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả,
Củi một cành khô lạc mấy dòng

- “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?

- “Khúc bảy” (Thanh Thảo)
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

Sưu tầm
 
Trong quá trình phân tích thi phẩm, chúng ta thường có những so sánh, liên hệ, mở rộng với những tác phẩm khác cùng đề tài. Để làm mới phần so sánh, mở rộng này, các bạn hãy lưu ngay một số câu thơ, câu văn, nhận định này nhé!

Khi phân tích câu thơ mở đầu “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi”, ta có thể trích dẫn nhận định: "Câu thơ như một tuyệt bút về thiên nhiên sông Mã. Tôi chưa đọc câu thơ nào viết về sông Mã hay hơn thế. Âm vang của câu thơ là khí kết của con sông chiến trận , quả cảm và dũng mãnh trong độc khúc binh lửa của mình mà tạo nên chất hiệp sĩ của tứ thơ"

(Nhà thơ Phan Quế)

Khi phân tích “nỗi nhớ chơi vơi”, chúng ta có thể liên hệ đến nỗi nhớ “bổi hổi bồi hồi”, nỗi nhớ “ngẩn ngơ” trong ca dao:
"Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than"

"Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai"

Hay nỗi nhớ "dây dưa" trong thơ của Tế Hanh:
"Hoa cúc vàng trong nỗi nhớ dây dưa"

Khi phân tích câu thơ “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” ta thấy được tư thế ngạo nghễ hiên ngang của người lính giữa lồng lộng đất trời. Tư thế ấy gợi chúng ta liên tưởng đến hình ảnh anh vệ quốc quân trong thơ Tố Hữu:
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bòng dài trên đỉnh núi cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá nguỵ trang reo với gió đèo”

Phân tích sự hiểm trở, dữ dội của thiên nhiên qua hình ảnh “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”, chúng ta có thể liên hệ đến hình ảnh thác nước chảy đứng trong thơ Lí Bạch:
“Phi thiên trực há tam thiên xích”
(Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước)

Phân tích sự hoang sơ, bí hiểm của chốn “sơn cùng thuỷ tận” trong câu thơ “Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” ta có thể liên hệ đến câu thơ:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”
(“Nhớ rừng” – Thế Lữ)

Nói về sự ra đi thanh thản của những chàng trai Tây Tiến, có thể liên hệ đến câu thơ sau:
“Vui vẻ chết như như cày xong thửa ruộng
Lòng khỏe nhẹ anh dân công vui sướng
Nằm trên liếp cỏ ngủ ngon lành"
(Tố Hữu)

Hay:
“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi
Thì còn chi Tổ quốc”
(“Khúc bảy” - Thanh Thảo)

Để nói về khí thế hào hùng trong bức tranh đầy bi tráng về người lính Tây Tiến, có thể liên hệ đến những câu thơ trong bài “Dáng đứng Việt Nam” – Lê Anh Xuân:
“Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng
Dáng đứng Việt Nam”

Khi phân tích câu thơ: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”, gợi cho ta liên tưởng đến những vần của Chế Lan Viên trong bài thơ “Tiếng hát con tàu”:
“Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bữa xôi đầu còn toả mùi hương”

“Nếu như Chính Hữu viết về những chàng vệ quốc bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp của người lính bằng đôi cánh lãng mạn đem đến men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng. Nếu thiếu đi cái chất lãng mạn “Tây Tiến” cơ hồ sẽ mất đi vẻ đẹp toàn bích của nó” – Nguyễn Đăng Điệp

Nhận định này có thể dùng để so sánh sự khác nhau giữa thi phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu và “Tây Tiến” của Quang Dũng.

Để thấy được sự tinh tế, hào hoa của Quang Dũng khi cảm nhận được linh hồn của lau cỏ ta cần có sự liên hệ đến những câu thơ của Chế Lan Viên:
“Ngàn lau cười trong nắng
Hồn của mùa thu về
Hồn mùa thu sắp đi
Ngàn lau xao xác trắng”

Khi nói về căn bệnh hiểm nghèo – sốt rét rừng ta có thể liên hệ đến hình ảnh của anh vệ quốc quân trong bài “Cá nước” của Tố Hữu:
“Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ”

Hay:
“Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh
Đâu còn tươi nữa những ngày hoa!”
(“Lên cấm sơn” – Thôi Hữu)
“Cái phút người anh như lửa nóng
Núi cũng ngồi, cũng đứng khác chi anh
Những câu thơ lẫn vào cơn sốt
Con chữ cháy đen xiêu vẹo dáng hình”
(“Nhật kí sau cơn sốt” – Nguyễn Đức Mậu)

Hình ảnh “Quân xanh màu lá dữ oai hùm” gợi lên vẻ dữ tợn, oai phong của những người lính Tây Tiến tựa như những “chúa sơn lâm”. Cách so sánh này làm ta liên tưởng đến:
“Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”
(“Thuật hoài” – Phạm Ngũ Lão)

Khi phân tích nỗi nhớ của người lính Tây Tiến, ta có thể liên hệ, so sánh với nỗi nhớ của người lính trong “Nhớ” của Hồng Nguyên:
“Ba năm rồi gửi lại quê hương
Mái lều tranh
Tiếng mõ đêm trường
Luống cày đất đỏ
Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya”

Hay nỗi nhớ của người lính trong “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi:
“Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”

“Người Đức họ không cấm thanh niên họ đọc Werther mà họ vẫn cường, người Anh họ không cấm thanh niên họ đọc Romeo et Juliette mà họ vẫn mạnh. Tôi dám chắc chỉ có những nhà nhân đạo mới tự cấm lấy mình thôi. Nếu cấm hết đi như vậy thì còn biết chi là cái hay cái đẹp ở đời”

(Nhà thơ Lưu Trọng Lư)

Sử dụng nhận định này của Lưu Trọng Lư khi nói về quá trình tiếp nhận “Tây Tiến”

Nói về vẻ đẹp tâm hồn cũng như sự hi sinh của người lính, chúng ta có thể thấy điểm tương đồng trong dòng chảy thi ca nhân loại:

+ “Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi” – xưa nay đi chiến trận, mấy ai trở về.

+ Nhà văn Bảo Ninh trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” từng viết “Chân trời chết chóc mở ra mênh mông, vô tận, những nấm mồ bộ đội mọc lên nhấp nhô tựa sóng cồn”.
"Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra đất nước”

(Trích chương V – Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)
“Anh đứng - đất là đất
Anh nằm - đất là lăng
Dải Ngân Hà vằng vặc
Muôn đời soi quanh anh”

(Sergei Orlov)
“Làm sao đây bù đắp nỗi đau này,
Khi chính tôi cũng là người lính,
Ngày mai trên con đường chiến trận
Có thể rồi cũng ngã xuống như anh”.

(Konstantin Simonov)

Lời thề hẹn ước của những người lính Tây Tiến đã bắt cầu liên tưởng đưa chúng ta nhớ về hình ảnh li khách trong “Tống biệt hành” của Thanh Tâm:
“Li khách! Li khách! Con đường nhỏ
Chí nhớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại!”

Hay liên tưởng đến tư thế ra đi của người lính trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi:
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”

Tổng hợp
 
*Hình ảnh người lính:

-Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu (Đất Nước - Nguyễn Đình Thi)

-Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Tố Hữu)

-Đường hành quân:
-Ngày lại ngày đi, vắt với sương’
Ngô bung xôi nhạt, nước lưng bương
Đêm mưa rình giặc, tai thao thức
Mùa lại mùa qua, rét nhức xương
(Giết giặc - Tố Hữu)

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
(Đồng chí – Chính Hữu)

- Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
(Đồng chí – Chính Hữu)

- Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người, vùng trán ướt mồ hôi
(Đồng chí – Chính Hữu)

- Đôi bộ quần áo nâu
Đã âm thầm thương mến
(Cá nước – Tố Hữu)

- Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên trán anh vàng nghệ
(Cá nước – Tố Hữu)

- Nền đất ẩm, chiếu manh, tráng giấy trắng
Anh hi sinh bao nhiêu vật cho đời
Nên anh chết như chuyến đi dài hạn
(Đào Cảng)

- Trải lá cây làm chiếu
Manh áo vải làm chăn
Trời thì mưa lăn tăn
(Đêm nay Bác không ngủ)

Liên hệ thêm:

- Tiếng khèn kháng chiến vang dậy non sông
Toàn dân kháng chiến toàn dân kháng chiến
(Hồ Chí Minh)

- Khi nói về con đường hành quân:

“Là những người quân qua bến làng
Hoa nhài thơm ngõ đượm quân trang” (Đường trăng)


*Cảnh sông nước miền tây:

-Bến vắng chiều xuân hoa gạo rơi
Sông xanh hiền triết lặng trôi xuôi
Đò ngang một chuyến qua mưa bụi
Nhớ mãi người đi … bóng dáng người
(Quang Dũng)

-Ngàn lau cười trong nắng
Hồn của mùa thu về
Hồn mùa thu sắp đi
Ngàn lau xao xác trắng
(Lau mùa thu – Chế Lan Viên)

-Giăng giăng mưa bụi qua phòng tuyến
Quạnh vắng chiều sông lạnh bến tề
(Đôi bờ - Quang Dũng)

-Nông trường Châu Mộc như hoa nở
Giữa núi rùng Tây Bắc hát ca
(Đến Mộc Châu-Tố Hữu)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top