songsonggggg
New member
- Xu
- 0
Tác phẩm Đôi mắt Nam Cao đã đặt ra vấn đề cách nhìn, quan điểm, lập trường của văn nghệ sĩ đối với quần chúng nông dân và cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây cũng là vấn đề mà nhiều văn nghệ sĩ Việt Nam thời đó quan tâm, hay nói khác đi là vấn đề của chính họ. Vì thế, nhà văn Tô Hoài, người cùng thời với Nam Cao, đã xem Đôi mắt là tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn như Nam Cao, Tô Hoài..., tức thế hệ những người từng cầm bút trước năm 1945, nay đi theo kháng chiến.
Đề: Nhà văn Tô Hoài coi Đôi mắt là một tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn như Nam Cao, Tô Hoài... Hãy trình bày nội dung của tuyên ngôn nghệ thuật ấy ở Đôi mắt của Nam Cao.
Gợi ý làm bài:
1. Ở tác phẩm Đôi mắt, Nam Cao đã đặt ra vấn đề cách nhìn, quan điểm, lập trường của văn nghệ sĩ đối với quần chúng nông dân và cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây cũng là vấn đề mà nhiều văn nghệ sĩ Việt Nam thời đó quan tâm, hay nói khác đi là vấn đề của chính họ. Vì thế, nhà văn Tô Hoài, người cùng thời với Nam Cao, đã xemĐôi mắt là tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn như Nam Cao, Tô Hoài..., tức thế hệ những người từng cầm bút trước năm 1945, nay đi theo kháng chiến.
2. Đôi mắt là tác phẩm văn học, một truyện ngắn, do Nam Cao sáng tạo ra. Vì thế, vấn đề đặt ra ở Đôi mắt, trở thành tuyên ngôn nghệ thuật của một lớp nhà văn, không phải là vấn đề lý luận khô khan, trừu tượng. Trái lại, chỉ có thể hiểu được tuyên ngôn nghệ thuật đó qua thế giới hình tượng nghệ thuật của tác phẩm, mà trước hết là qua nhân vật Hoàng và nhân vật Độ, qua câu chuyện của chính họ.
3. Qua các nhân vật Hoàng, Độ và câu chuyện của hai người, có thể thấy nội dung của tuyên ngôn nghệ thuật được Nam Cao nêu ra ở những điểm sau:
- Đó là tuyên ngôn về niềm tin của những trí thức văn nghệ sĩ (cũ) đối với quần chúng, ở đây là quần chúng nông dân. Họ phần đông là nghèo nàn, mù chữ, lạc hậu, nhưng có sức mạnh quật khởi khi làm cách mạng, tham gia kháng chiến, kiến quốc.
- Đó là chỗ đứng của người trí thức trong cuộc kháng chiến: đi sâu vào quần chúng, hiểu quần chúng, tuyên truyền, giác ngộ quần chúng và sẵn sàng làm bất cứ việc gì có ích cho cách mạng.
- Đó là tuyên ngôn về "nguồn cảm hứng mới cho văn nghệ", khác hẳn với cảm hứng trào lộng kiểu Vũ Trọng Phụng, cũng không phải là sự ngợi ca, sùng bái anh hùng như kiểu Tào Tháo. Đó là cảm hứng về những người mà nếu nhìn bề ngoài chỉ thấy cái ngố, nhưng có nguyên cớ bên trong thật đẹp đẽ. Họ mới chính là anh hùng, nhân vật chính của nền văn nghệ mới.
4. Với hàm ý là một tuyên ngôn nghệ thuật, Đôi mắt đã truyền niềm tin lạc quan, kiên định, sức mạnh cho những người cầm bút, không riêng gì thế hệ nhà văn như Nam Cao, Tô Hoài... Với tuyên ngôn ấy, văn nghệ sĩ đã tham gia cách mạng, kháng chiến hết mình và sẵn sàng hy sinh vì lẽ sống của dân tộc như trường hợp Nam Cao.
Nguồn: Diễn đàn Kiến thức (Trích từ Sách tham khảo)*
Đề: Nhà văn Tô Hoài coi Đôi mắt là một tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn như Nam Cao, Tô Hoài... Hãy trình bày nội dung của tuyên ngôn nghệ thuật ấy ở Đôi mắt của Nam Cao.
Gợi ý làm bài:
1. Ở tác phẩm Đôi mắt, Nam Cao đã đặt ra vấn đề cách nhìn, quan điểm, lập trường của văn nghệ sĩ đối với quần chúng nông dân và cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây cũng là vấn đề mà nhiều văn nghệ sĩ Việt Nam thời đó quan tâm, hay nói khác đi là vấn đề của chính họ. Vì thế, nhà văn Tô Hoài, người cùng thời với Nam Cao, đã xemĐôi mắt là tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn như Nam Cao, Tô Hoài..., tức thế hệ những người từng cầm bút trước năm 1945, nay đi theo kháng chiến.
2. Đôi mắt là tác phẩm văn học, một truyện ngắn, do Nam Cao sáng tạo ra. Vì thế, vấn đề đặt ra ở Đôi mắt, trở thành tuyên ngôn nghệ thuật của một lớp nhà văn, không phải là vấn đề lý luận khô khan, trừu tượng. Trái lại, chỉ có thể hiểu được tuyên ngôn nghệ thuật đó qua thế giới hình tượng nghệ thuật của tác phẩm, mà trước hết là qua nhân vật Hoàng và nhân vật Độ, qua câu chuyện của chính họ.
3. Qua các nhân vật Hoàng, Độ và câu chuyện của hai người, có thể thấy nội dung của tuyên ngôn nghệ thuật được Nam Cao nêu ra ở những điểm sau:
- Đó là tuyên ngôn về niềm tin của những trí thức văn nghệ sĩ (cũ) đối với quần chúng, ở đây là quần chúng nông dân. Họ phần đông là nghèo nàn, mù chữ, lạc hậu, nhưng có sức mạnh quật khởi khi làm cách mạng, tham gia kháng chiến, kiến quốc.
- Đó là chỗ đứng của người trí thức trong cuộc kháng chiến: đi sâu vào quần chúng, hiểu quần chúng, tuyên truyền, giác ngộ quần chúng và sẵn sàng làm bất cứ việc gì có ích cho cách mạng.
- Đó là tuyên ngôn về "nguồn cảm hứng mới cho văn nghệ", khác hẳn với cảm hứng trào lộng kiểu Vũ Trọng Phụng, cũng không phải là sự ngợi ca, sùng bái anh hùng như kiểu Tào Tháo. Đó là cảm hứng về những người mà nếu nhìn bề ngoài chỉ thấy cái ngố, nhưng có nguyên cớ bên trong thật đẹp đẽ. Họ mới chính là anh hùng, nhân vật chính của nền văn nghệ mới.
4. Với hàm ý là một tuyên ngôn nghệ thuật, Đôi mắt đã truyền niềm tin lạc quan, kiên định, sức mạnh cho những người cầm bút, không riêng gì thế hệ nhà văn như Nam Cao, Tô Hoài... Với tuyên ngôn ấy, văn nghệ sĩ đã tham gia cách mạng, kháng chiến hết mình và sẵn sàng hy sinh vì lẽ sống của dân tộc như trường hợp Nam Cao.
Nguồn: Diễn đàn Kiến thức (Trích từ Sách tham khảo)*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: