Quang Dũng là nhà thơ – chiến sĩ, từng cầm súng đánh giặc và làm thơ thời kháng chiến chống Pháp. Nhà thơ Quang Dũng – nhà thơ của xứ Đoài mây trắng, ông là nhà thơ quân đội tài hoa tinh thông ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật nhưng ông biết đến trước hết là một nhà thơ với tâm hồn nhạy cảm. Ở bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu đôi nét về cuộc đời nhà thơ Quang Dũng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ Quang Dũng và các tác phẩm chính của nhà thơ Quang Dũng. Các bạn cùng đón đọc nhé!
Hình ảnh nhà thơ Quang Dũng (Nguồn: Sưu tầm)
Nhà thơ Quang Dũng – nhà thơ của xứ Đoài mây trắng
I. Cuộc đời nhà thơ Quang Dũng
- Quang Dũng (1921 – 1988) tên thật là Bùi Đình Diệm.
- Bút danh: Quang Dũng
- Quê ở huyện Đan Phượng – tỉnh Hà Tây (Hà Nội ngày nay)
- Vợ của nhà thơ Quang Dũng là ai? Vợ là Bùi Thị Thạch (có nơi gọi là Trạch), bà cũng biết làm thơ, biết gieo vần và họa thơ cùng ông.
- Sau Cách mạng tháng Tám, khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, với tinh thần yêu nước sẵn có như bao thanh niên thủ đô khác, ông hăng hái gia nhập quân đội, công tác tại phòng Quân vụ, Bắc bộ, làm phóng viên tiền phương cho báo Chiến đấu khu II.
- Sau đó, Quang Dũng được điều đi học trường Bổ túc Trung cấp Quân sự Sơn Tây (1947), khi mãn khóa, ông được phân công làm Đại đội trưởng Tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến, từng làm quân địch ở sân bay Cát Bi, Bạch Mai kinh hồn bạt vía và kiêm thêm vai trò Đoàn phó Đoàn Võ trang Tuyên truyền Việt-Lào.
- Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng ban Tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III.
- Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học. Nhà thơ Quang Dũng qua đời ngày 13 tháng 10 năm 1988, tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. Năm 2001, Nhà thơ Quang Dũng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
II. Phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng
- Quang Dũng là thế hệ thơ tài năng, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông vẽ tranh, sáng tác nhạc, viết văn xuôi nhưng trước hết là một nhà thơ.
- Trước năm 1945, Quang Dũng đã làm thơ, nhưng thơ ông thực sự được biết đến rộng rãi là từ bài thơ “Tây Tiến” (1948) và một số bài khác viết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng: Quang Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
III. Tác phẩm chính của nhà thơ Quang Dũng
Những tác phẩm đã xuất bản:
- Mùa hoa gạo (1950)
- Bài thơ sông Hồng (1956)
- Đường lên châu Thuận (1964)
- Làng Đồi đánh giặc (1976)
- Mây đầu ô (1986)
- Quang Dũng - Tác phẩm chọn lọc (1988)
Thơ đã được phổ nhạc:
- Tây Tiến (Phạm Duy)
- Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờ và Đôi mắt người Sơn Tây)
- Kẻ ở (Cung Tiến)
- Bài thơ "Không đề" được 4 nhạc sĩ Việt Dũng, Phạm Trọng Cầu, Khúc Dương, Quang Vĩnh, phổ nhạc.
Số bài thơ làm tuy không nhiều, nhưng Quang Dũng đã có những áng thơ được coi là xuất sắc, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người yêu thơ như các bài: Tây Tiến, Đôi bờ, Đôi mắt người Sơn Tây… Ông được Nhà nước tặng giải thưởng về Văn học Nghệ thuật (2001).
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cuộc đời nhà thơ Quang Dũng cũng như phong cách nghệ thuật của nhà thơ Quang Dũng. Qua đó, ta thấy hành trình vào thế giới bút mực, minh họa chân dung cuộc đời và sự nghiệp của Quang Dũng, ta thấy mạch tư tưởng nổi bật lên trước hết là lòng yêu đất nước với một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế.
Nếu các bạn thấy bài viết “Nhà thơ Quang Dũng – nhà thơ của xứ Đoài mây trắng” hay và hữu ích thì các bạn hãy ấn nút like và chia sẻ bài viết này cho các bạn của bạn nhé!
Hình ảnh nhà thơ Quang Dũng (Nguồn: Sưu tầm)
Nhà thơ Quang Dũng – nhà thơ của xứ Đoài mây trắng
I. Cuộc đời nhà thơ Quang Dũng
- Quang Dũng (1921 – 1988) tên thật là Bùi Đình Diệm.
- Bút danh: Quang Dũng
- Quê ở huyện Đan Phượng – tỉnh Hà Tây (Hà Nội ngày nay)
- Vợ của nhà thơ Quang Dũng là ai? Vợ là Bùi Thị Thạch (có nơi gọi là Trạch), bà cũng biết làm thơ, biết gieo vần và họa thơ cùng ông.
- Sau Cách mạng tháng Tám, khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, với tinh thần yêu nước sẵn có như bao thanh niên thủ đô khác, ông hăng hái gia nhập quân đội, công tác tại phòng Quân vụ, Bắc bộ, làm phóng viên tiền phương cho báo Chiến đấu khu II.
- Sau đó, Quang Dũng được điều đi học trường Bổ túc Trung cấp Quân sự Sơn Tây (1947), khi mãn khóa, ông được phân công làm Đại đội trưởng Tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến, từng làm quân địch ở sân bay Cát Bi, Bạch Mai kinh hồn bạt vía và kiêm thêm vai trò Đoàn phó Đoàn Võ trang Tuyên truyền Việt-Lào.
- Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng ban Tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III.
- Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học. Nhà thơ Quang Dũng qua đời ngày 13 tháng 10 năm 1988, tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. Năm 2001, Nhà thơ Quang Dũng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
II. Phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng
- Quang Dũng là thế hệ thơ tài năng, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông vẽ tranh, sáng tác nhạc, viết văn xuôi nhưng trước hết là một nhà thơ.
- Trước năm 1945, Quang Dũng đã làm thơ, nhưng thơ ông thực sự được biết đến rộng rãi là từ bài thơ “Tây Tiến” (1948) và một số bài khác viết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng: Quang Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
III. Tác phẩm chính của nhà thơ Quang Dũng
Những tác phẩm đã xuất bản:
- Mùa hoa gạo (1950)
- Bài thơ sông Hồng (1956)
- Đường lên châu Thuận (1964)
- Làng Đồi đánh giặc (1976)
- Mây đầu ô (1986)
- Quang Dũng - Tác phẩm chọn lọc (1988)
Thơ đã được phổ nhạc:
- Tây Tiến (Phạm Duy)
- Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờ và Đôi mắt người Sơn Tây)
- Kẻ ở (Cung Tiến)
- Bài thơ "Không đề" được 4 nhạc sĩ Việt Dũng, Phạm Trọng Cầu, Khúc Dương, Quang Vĩnh, phổ nhạc.
Số bài thơ làm tuy không nhiều, nhưng Quang Dũng đã có những áng thơ được coi là xuất sắc, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người yêu thơ như các bài: Tây Tiến, Đôi bờ, Đôi mắt người Sơn Tây… Ông được Nhà nước tặng giải thưởng về Văn học Nghệ thuật (2001).
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cuộc đời nhà thơ Quang Dũng cũng như phong cách nghệ thuật của nhà thơ Quang Dũng. Qua đó, ta thấy hành trình vào thế giới bút mực, minh họa chân dung cuộc đời và sự nghiệp của Quang Dũng, ta thấy mạch tư tưởng nổi bật lên trước hết là lòng yêu đất nước với một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế.
Nếu các bạn thấy bài viết “Nhà thơ Quang Dũng – nhà thơ của xứ Đoài mây trắng” hay và hữu ích thì các bạn hãy ấn nút like và chia sẻ bài viết này cho các bạn của bạn nhé!