3.1. Nguyên tắc lí tưởng thẩm mỹ xã hội
3.1.1. Ca ngợi
- Vẻ đẹp tâm hồn và ý chí kiên cường của những người lính thời kì kháng chiến chống Mỹ
+ Nhân vật Nguyệt:
Cô gái trẻ hiện lên trong ấn tượng của Lãm là vẻ đẹp tinh tế, trong ngần với "một đôi gót chân hồng hồng sạch sẽ, đôi dép cao su cũng sạch sẽ, gấu quần lụa đen chấm mắt cá". Sau đó khi chính thức chạm mặt Nguyệt, Lãm đã không khỏi bất ngờ với "một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi tỏa ra từ nét mặt, giọng nói và tấm thân mảnh dẻ", lại "mặc áo xanh chít không vừa khít, mái tóc dài tết thành hai dải. Chiếc làn và chiếc nón mới trắng lóa khoác ở cánh tay trông thật nhẹ nhàng".
Không chỉ vẻ đẹp về ngoại hình như sương, như hoa mà cả lối nói, lối ứng xử của Nguyệt cũng thể hiện cô là một cô gái thông minh và duyên dáng. Ở phần sau của truyện, khi chiếc xe gặp nhiều thử thách nguy hiểm (đường đi ngày càng xấu, đêm tối, qua ngầm máy bay giặc ném bom...) hình ảnh Nguyệt càng sáng lên vẻ đẹp đẽ qua những hành động chiến đấu dũng cảm, rất bình tinh, tự tin, có tính đồng đội cao cả. Từ vị trí của một người đi nhờ xe, Nguyệt đã nhanh chóng trở thành một người bạn đồng hành đáng tin cậy của Lãm trong việc điều khiển xe đi đúng con đường trong rừng đêm âm u, "có đoạn bánh trước sụt xuống sâu quá Nguyệt phải xi nhan cho tôi kéo xe lên". Tới chỗ phải xuống xe, cô vẫn ở lại cùng Lãm chịu được mọi nguy hiểm chỉ với một ý nghĩa giản dị "anh đã cho em đi nhờ xe, đến lúc khó khăn lại bỏ anh ư". Chính trong chớp lửa của đạn bom, người con gái mảnh dẻ, xinh đẹp ấy đã trở thành một người bình tĩnh, quả quyết, sáng suốt, biết hy sinh vì đồng đội, cô lội xuống nước làm hoa tiêu cột dây cho xe vượt suối băng ngầm; cô như là nơi ẩn nấp an toàn cho Lãm, lấy thân mình che cho anh khi máy bay giặc bắn phá. Nguyệt đã chỉ dẫn Lãm vượt qua mọi nguy hiểm, bằng sự chủ động và từng trải của một người đã quá quen với tuyến đường ác liệt này. Đến đoạn đường khó đi nhất mặc cho máy bay giặc đang quần thảo trên đầu, Nguyệt "vẫn nhảy xuống đi dò trước cho Lãm lái xe theo, ngay cả khi bị thương "máu chảy xuống đỏ cả cánh tay" Nguyệt vẫn rất bình tĩnh và tỉnh táo. Tất cả những điều ấy khiến cho Lãm vô cùng xúc động "thú thực trong lòng tôi lúc ấy dấy lên một tình yêu Nguyệt gần như mê muội lẫn cảm phục".
- Thể hiện ước mơ về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc
Ta xúc động trước tình yêu chân chính của Nguyệt, tâm hồn như được thanh lọc, trong trẻo thiết tha hơn trong cảm nhận về con người, về cuộc đời. Sự chờ đợi bao giờ và lúc nào cũng xanh thắm trong lòng người, giúp người ta sống ý nghĩa hơn bởi trong họ có một niềm tin, có một tình yêu chân chính, Với niềm tin ấy, con người có thể vượt qua tất cả. Họ chiến đấu vì niềm tin, phấn đấu vì niềm tin. Có lẽ, nếu không có niềm tin ấy, con người không thể vượt qua những cam go khốc liệt của chiến tranh.Hình ảnh Nguyệt đứng cheo leo giữa lưng núi, trên vai vác một cái máy khoan đôi mắt ngây thơ nhìn ra xa? không chỉ đẹp với riêng Lãm mà đẹp mãi với mọi người. Đôi mắt ngây thơ chan chứa, lấp lánh, sáng trong như tâm hồn Nguyệt. Sự liên tưởng của Lãm thật có ý nghĩa, nó nói với người đọc bao điều: “Nhìn bức ảnh ấy, tôi không khỏi nhớ tới những ngày rộn ràng xây dựng những chiếc cầu… chiếc cầu làm trong gần hai năm mới xong, xanh biếc và đẹp như một giấc mộng nhưng vừa khánh thành mấy tháng thì máy bay Mĩ đã đem bom tới phá sập. Vâng, sự tàn ác của kẻ thù có thể tàn phá được thành quả lao động của con người nhưng không thể tiêu diệt niềm tin, tiêu diệt được sức sống bất diệt trong tâm hồn con người". Thêm một lần, cùng với niềm xúc động dạt dào của Lãm, trong ta tươi thắm một niềm tin vào sức mạnh tình yêu: tình yêu có thể chiến thắng tất cả; có thể giúp con người vượt qua tất cả. Tấm ảnh Nguyệt sống mãi trong lòng người đọc, trong tình yêu dâng trào mãnh liệt hơn bao giờ của Lãm. Nguyệt đó hay chính là hiện thân vẻ đẹp của con người, của tình yêu chân chính, vẻ đẹp ấy rất lãng mạn.
3.1.2. Phê phán
- Phản ánh sự tàn khốc của chiến tranh
- Chiến tranh làm con người xa cách vì chưa biết mặt nên họ đã bỏ lỡ nhịp cầu yêu thương của cuộc đời mình. Có thể thấy rõ điều này qua tình yêu của Lãm và Nguyệt. Ban đầu Lãm khó chịu với người con gái đi nhờ này nhưng về sau gần cuối câu chuyện anh thấy Nguyệt là người con gái gan dạ, dũng cảm. Anh hối tiếc khi biết người con gái đi nhờ xe là Nguyệt người con gái mà anh hy vọng được gặp bấy lâu.
3.2. Nguyên tắc chiều sâu nhận thức
Anh vô cùng cảm động trước tình yêu và hạnh phúc mà Nguyệt dành cho anh, mong mỏi được gặp cô. Lòng anh đã “rối như tơ vò” khi biết tin một trong ba cô Nguyệt đã hi sinh.
Nhân vật Nguyệt: Nguyệt là người không những có vẻ đẹp về ngoại hình mà còn có vẻ đẹp trong tâm hồn. Cô còn là một người dũng cảm, giàu đức hi sinh, không ngại gian khó. Nguyệt có vẻ đẹp hoàn hảo, vẻ đẹp lí tưởng, điển hình cho lớp trẻ thanh niên trẻ tuổi trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Khi chiếc xe gặp nhiều thử thách nguy hiểm (đường đi ngày càng xấu, đêm tối, qua ngầm máy bay giặc ném bom...) hình ảnh Nguyệt càng sáng lên vẻ đẹp đẽ qua những hành động chiến đấu dũng cảm, rất bình tĩnh, tự tin, có tính đồng đội cao cả. Đến đoạn đường khó đi nhất mặc cho máy bay giặc đang quần thảo trên đầu, Nguyệt “vẫn nhảy xuống đi dò trước cho Lãm lái xe theo, ngay cả khi bị thương máu chảy xuống đỏ cả cánh tay” Nguyệt vẫn rất bình tĩnh và tỉnh táo.
Yêu thầm một người mà chưa từng gặp mặt, giữ gìn và thuỷ chung với tình yêu ấy (tình yêu trớ trêu,đầy éo le trong thời chiến tranh). Ở Nguyệt còn là vẻ đẹp của lòng dũng cảm, thông minh, nhân hậu, biết sống vì người khác. Đặt trong hoàn cảnh chiến tranh, Nguyệt đã vừa hiện lên giống như một người anh hùng vừa mang những nét đời thường trong sáng.
Những người lính khác: cùng nhau sát cánh sẻ chia sự sống cái chết từng giờ.
Nhân vật: nhân vật tích cực (chính diện, là con người thật, người trần thế), hình tượng con người mới (người chiến sĩ )vừa có sự độc đáo bề ngoài vừa có chiều sâu bên trong (người sáng tạo thế giới mới của chủ nghĩa xã hội ). Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Tác giả: triệt để trong việc thi vị hoá nhân vật qua đây thể hiện được mức độ không đồng đều giữa cái hùng và cái hài, cái bi và cái lạc. Xây dựng nhân vật xuất phát từ quan niệm “ con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội
3.1.1. Ca ngợi
- Vẻ đẹp tâm hồn và ý chí kiên cường của những người lính thời kì kháng chiến chống Mỹ
- Nhân vật Lãm:
+ Nhân vật Nguyệt:
Cô gái trẻ hiện lên trong ấn tượng của Lãm là vẻ đẹp tinh tế, trong ngần với "một đôi gót chân hồng hồng sạch sẽ, đôi dép cao su cũng sạch sẽ, gấu quần lụa đen chấm mắt cá". Sau đó khi chính thức chạm mặt Nguyệt, Lãm đã không khỏi bất ngờ với "một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi tỏa ra từ nét mặt, giọng nói và tấm thân mảnh dẻ", lại "mặc áo xanh chít không vừa khít, mái tóc dài tết thành hai dải. Chiếc làn và chiếc nón mới trắng lóa khoác ở cánh tay trông thật nhẹ nhàng".
Không chỉ vẻ đẹp về ngoại hình như sương, như hoa mà cả lối nói, lối ứng xử của Nguyệt cũng thể hiện cô là một cô gái thông minh và duyên dáng. Ở phần sau của truyện, khi chiếc xe gặp nhiều thử thách nguy hiểm (đường đi ngày càng xấu, đêm tối, qua ngầm máy bay giặc ném bom...) hình ảnh Nguyệt càng sáng lên vẻ đẹp đẽ qua những hành động chiến đấu dũng cảm, rất bình tinh, tự tin, có tính đồng đội cao cả. Từ vị trí của một người đi nhờ xe, Nguyệt đã nhanh chóng trở thành một người bạn đồng hành đáng tin cậy của Lãm trong việc điều khiển xe đi đúng con đường trong rừng đêm âm u, "có đoạn bánh trước sụt xuống sâu quá Nguyệt phải xi nhan cho tôi kéo xe lên". Tới chỗ phải xuống xe, cô vẫn ở lại cùng Lãm chịu được mọi nguy hiểm chỉ với một ý nghĩa giản dị "anh đã cho em đi nhờ xe, đến lúc khó khăn lại bỏ anh ư". Chính trong chớp lửa của đạn bom, người con gái mảnh dẻ, xinh đẹp ấy đã trở thành một người bình tĩnh, quả quyết, sáng suốt, biết hy sinh vì đồng đội, cô lội xuống nước làm hoa tiêu cột dây cho xe vượt suối băng ngầm; cô như là nơi ẩn nấp an toàn cho Lãm, lấy thân mình che cho anh khi máy bay giặc bắn phá. Nguyệt đã chỉ dẫn Lãm vượt qua mọi nguy hiểm, bằng sự chủ động và từng trải của một người đã quá quen với tuyến đường ác liệt này. Đến đoạn đường khó đi nhất mặc cho máy bay giặc đang quần thảo trên đầu, Nguyệt "vẫn nhảy xuống đi dò trước cho Lãm lái xe theo, ngay cả khi bị thương "máu chảy xuống đỏ cả cánh tay" Nguyệt vẫn rất bình tĩnh và tỉnh táo. Tất cả những điều ấy khiến cho Lãm vô cùng xúc động "thú thực trong lòng tôi lúc ấy dấy lên một tình yêu Nguyệt gần như mê muội lẫn cảm phục".
- Thể hiện ước mơ về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc
Ta xúc động trước tình yêu chân chính của Nguyệt, tâm hồn như được thanh lọc, trong trẻo thiết tha hơn trong cảm nhận về con người, về cuộc đời. Sự chờ đợi bao giờ và lúc nào cũng xanh thắm trong lòng người, giúp người ta sống ý nghĩa hơn bởi trong họ có một niềm tin, có một tình yêu chân chính, Với niềm tin ấy, con người có thể vượt qua tất cả. Họ chiến đấu vì niềm tin, phấn đấu vì niềm tin. Có lẽ, nếu không có niềm tin ấy, con người không thể vượt qua những cam go khốc liệt của chiến tranh.Hình ảnh Nguyệt đứng cheo leo giữa lưng núi, trên vai vác một cái máy khoan đôi mắt ngây thơ nhìn ra xa? không chỉ đẹp với riêng Lãm mà đẹp mãi với mọi người. Đôi mắt ngây thơ chan chứa, lấp lánh, sáng trong như tâm hồn Nguyệt. Sự liên tưởng của Lãm thật có ý nghĩa, nó nói với người đọc bao điều: “Nhìn bức ảnh ấy, tôi không khỏi nhớ tới những ngày rộn ràng xây dựng những chiếc cầu… chiếc cầu làm trong gần hai năm mới xong, xanh biếc và đẹp như một giấc mộng nhưng vừa khánh thành mấy tháng thì máy bay Mĩ đã đem bom tới phá sập. Vâng, sự tàn ác của kẻ thù có thể tàn phá được thành quả lao động của con người nhưng không thể tiêu diệt niềm tin, tiêu diệt được sức sống bất diệt trong tâm hồn con người". Thêm một lần, cùng với niềm xúc động dạt dào của Lãm, trong ta tươi thắm một niềm tin vào sức mạnh tình yêu: tình yêu có thể chiến thắng tất cả; có thể giúp con người vượt qua tất cả. Tấm ảnh Nguyệt sống mãi trong lòng người đọc, trong tình yêu dâng trào mãnh liệt hơn bao giờ của Lãm. Nguyệt đó hay chính là hiện thân vẻ đẹp của con người, của tình yêu chân chính, vẻ đẹp ấy rất lãng mạn.
3.1.2. Phê phán
- Phản ánh sự tàn khốc của chiến tranh
- Chiến tranh làm con người xa cách vì chưa biết mặt nên họ đã bỏ lỡ nhịp cầu yêu thương của cuộc đời mình. Có thể thấy rõ điều này qua tình yêu của Lãm và Nguyệt. Ban đầu Lãm khó chịu với người con gái đi nhờ này nhưng về sau gần cuối câu chuyện anh thấy Nguyệt là người con gái gan dạ, dũng cảm. Anh hối tiếc khi biết người con gái đi nhờ xe là Nguyệt người con gái mà anh hy vọng được gặp bấy lâu.
3.2. Nguyên tắc chiều sâu nhận thức
- Số phận nhân vật:
Anh vô cùng cảm động trước tình yêu và hạnh phúc mà Nguyệt dành cho anh, mong mỏi được gặp cô. Lòng anh đã “rối như tơ vò” khi biết tin một trong ba cô Nguyệt đã hi sinh.
Nhân vật Nguyệt: Nguyệt là người không những có vẻ đẹp về ngoại hình mà còn có vẻ đẹp trong tâm hồn. Cô còn là một người dũng cảm, giàu đức hi sinh, không ngại gian khó. Nguyệt có vẻ đẹp hoàn hảo, vẻ đẹp lí tưởng, điển hình cho lớp trẻ thanh niên trẻ tuổi trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Khi chiếc xe gặp nhiều thử thách nguy hiểm (đường đi ngày càng xấu, đêm tối, qua ngầm máy bay giặc ném bom...) hình ảnh Nguyệt càng sáng lên vẻ đẹp đẽ qua những hành động chiến đấu dũng cảm, rất bình tĩnh, tự tin, có tính đồng đội cao cả. Đến đoạn đường khó đi nhất mặc cho máy bay giặc đang quần thảo trên đầu, Nguyệt “vẫn nhảy xuống đi dò trước cho Lãm lái xe theo, ngay cả khi bị thương máu chảy xuống đỏ cả cánh tay” Nguyệt vẫn rất bình tĩnh và tỉnh táo.
Yêu thầm một người mà chưa từng gặp mặt, giữ gìn và thuỷ chung với tình yêu ấy (tình yêu trớ trêu,đầy éo le trong thời chiến tranh). Ở Nguyệt còn là vẻ đẹp của lòng dũng cảm, thông minh, nhân hậu, biết sống vì người khác. Đặt trong hoàn cảnh chiến tranh, Nguyệt đã vừa hiện lên giống như một người anh hùng vừa mang những nét đời thường trong sáng.
Những người lính khác: cùng nhau sát cánh sẻ chia sự sống cái chết từng giờ.
- Cách lý giải số phận nhân vật:
Nhân vật: nhân vật tích cực (chính diện, là con người thật, người trần thế), hình tượng con người mới (người chiến sĩ )vừa có sự độc đáo bề ngoài vừa có chiều sâu bên trong (người sáng tạo thế giới mới của chủ nghĩa xã hội ). Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Tác giả: triệt để trong việc thi vị hoá nhân vật qua đây thể hiện được mức độ không đồng đều giữa cái hùng và cái hài, cái bi và cái lạc. Xây dựng nhân vật xuất phát từ quan niệm “ con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội