• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Nguyên nhân lũ lụt ở ĐB sông Cửu Long

Tongthieugia

New member
Xu
0
NGUYÊN NHÂN LŨ LỤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Những năm gần đây đã có những trận lũ lụt lớn chưa từng thấy xảy ra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đặc biệt là cơn lũ lụt từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2000 được gọi cơn lũ thế kỷ. Cơn lũ này đã làm gần 1000 người thiệt mạng và tổn thất về tài sản và mùa màng được ước lượng đến 500 triệu Mỷ Kim. Hiện nay mực nước sông Cửu Long đang ở trong tình trạng báo động.Lũ lụt là một hiện tượng thiên nhiên xảy ra hàng năm tại vùng ĐBSCL. Các cơn lũ bắt đầu khi nước sông Cửu Long dâng cao làm ngập vùng Savannakhet và Pakse ở miền Nam Lào rồi đến vùng Kratie ở miền Đông Kampuchea. Nước lũ từ thượng lưu theo sông Tiền và sông Hậu chảy vào nước ta rồi thoát ra biển Đông. Mùa lũ thường kéo dài từ cuối tháng 6 cho đến cuối tháng 12 và được chia ra ba giai đoạn. Trong giai đoạn 1, từ tháng 7 đến tháng 8, nước lũ chảy vào các kinh và các mương rạch thiên nhiên vùng Đồng tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Cao điểm lũ lụt xảy ra trong giai đoạn 2 khi mực nước sông Tiền ở Tân Châu cao hơn 4,2 m, và mực nước sông Hậu ở Châu Đốc cao hơn 3,5 m. Đây là những tiêu chuẩn của Ủy ban Quốc tế Sông Mekong (Mekong River Commission) dùng để định nghỉa mổi khi ĐBSCL bị lụt. Giai đoạn 3 bắt đầu từ tháng 10 khi mực nước hạ thấp dần cho đến cuối tháng 12.

Như trên đã trình bày lũ lụt ở ĐBSCL bắt đầu do nước lũ ở thượng lưu sông Cửu Long. Nước lũ vùng thượng lưu do đâu mà có? Hàng năm những trận bão biển và gió mùa Tây Nam đã gây nên những trận mưa lớn làm mực nước sông Cửu Long dâng cao. Đặc biệt vào năm 2000, gió mùa bắt đầu sớm hơn đến 6-8 tuần. Những trận mưa lớn vào tháng 7 ở phía Bắc Lào và vùng Tây Nam Trung Hoa đã nâng cao mực nước sông Cửu Long ở Vạn Tượng. Mực nước cứ dâng cao trong vòng hai tháng tới. Đến cuối tháng 8, sông chính và các sông phụ ở Nam Lào đả tràn bờ. Cộng thêm những cơn bão biển Đông đã liên tiếp mang đến những trận mưa lớn ở miền Trung nuớc ta, những tỉnh thành miền Đông nước Kampuchea, và vùng ĐBSCL. Đến đầu tháng 10 đã có một vùng biển nội địa sâu đến 2 m, phá hoại các đê đập và cô lập hoá nhiều làng mạc ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang. Cơn lũ năm 2000 đã gây nên những tổn thất nặng nề nhất từ trước đến nay ở miền Nam. Trong số gần 1000 người bị thiệt mạng, 80% là trẻ em, và hơn 500,000 gia đình đã phải xin cứu trợ.
Ngoài nguyên nhân chính là các trận mưa bão ở miền thượng lưu, còn có nhiều lý do thường được nhắc đến như (1) các đập thủy điện ở thượng nguồn Trung Hoa, (2) sự di dân đến những vùng lũ lụt, (3) nạn phá rừng và (4) hệ thống kinh thủy nông và đê đập ngăn mặn.

Trong các lý do nêu trên, hai lý do đầu tiên có thể trả lời một cách dể dàng nhất. Các đập ở Vân Nam, Trung Hoa chỉ ảnh hưởng tối đa 2% lưu lượng sông Cửu Long; hơn 50% lưu lượng này do các sông phụ ở Lào chảy vào. Các đập thủy điện có thể không ảnh hưởng gì mấy đến lũ lụt, nhưng có nhiều ảnh hưởng tai hại đến môi sinh, nông nghiệp và ngư nghiệp của ĐBSCL.

Sự di dân đến những vùng như Đồng Tháp có thể gây thêm nhiều thiệt hại hơn, vì các di dân mới này thường đến từ những vùng ít lũ lụt cho nên họ không quen với các biện pháp đề phòng lũ lụt. Họ sống trong những căn nhà đơn sơ, nỗi trên mặt nước nên dể bị hư hại. Đa số nạn nhân chết đuối vì lũ lụt là trẻ em, vì hàng ngày các trẻ em thường ở nhà một mình, không được các người lớn trông coi.

Ảnh hưởng của nạn phá rừng đối với lũ lụt đã và đang đuợc tranh luận trên khắp thế giới. Theo Cơ quan Lương Nông của Liên Hiêp Quốc (FAO), mức độ phá rừng cao nhất xảy ra ở Á Châu, từ 9.5% trong thập niên 1960 đến 11% trong thập niên 1980. Dựa theo nghiên cứu của FAO, diện tích rừng được ước tính khoảng 37% trong hạ lưu vực sông Cửu Long. Rừng vẫn chiếm hơn phân nửa diện tích của Lào và Kampuchea, nơi cung cấp 60-75% lưu lượng lũ của sông Cửu Long tại Kratie, Kampuchea. Dữ kiện thủy học đo được tại Kratie từ năm 1924 đến 1986 cho thấy chu kỳ tái diển, lưu lượng lũ cao nhất, và khối lượng lũ cao nhất của các trận lụt lớn trong khoảng thời gian này đã không vượt qua các con số của các những trận lụt lớn xảy ra trong thập niên 1930. Các cuộc nghiên cứu và điều tra ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác trên thế giới đã chứng minh rằng nguyên nhân hàng đầu của lũ lụt là có quá nhiều mưa xảy ra trong một số điều kiện thuận lợi, và việc phá rừng có thể ảnh hưởng quan trọng đối với những trận lũ lụt nhỏ trong các lưu vực hạn hẹp.

Từ giữa thập niên 1980, các kinh hiện có đã được nới rộng. Một số lớn kinh chính và một mạng lưới kinh phụ đã được đào xuyên qua vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và các vùng khác trên khắp ĐBSCL với mục đích chính là thủy nông. Hệ thống kinh này đã trở thành những lòng lạch thuận lợi cho nước lũ từ Kampuchea chảy vào Việt Nam sớm hơn, nhiều hơn và nhanh hơn. Đồng thời, một hệ thống đê đập ngăn mặn đã được xây dựng ở cuối đường thoát lũ ở hạ lưu cùng với một hệ thống đường giao thông được nâng cao. Vì không đủ khả năng thoát lũ, hệ thống đê đập ngăn mặn và đường giao thông này đã làm cản trở nước lũ trong vùng ĐBSCL thoát ra biển Đông và vịnh Thái Lan. Hậu quả là mực nước ngập trong vùng ĐBSCL ngày càng sâu hơn và thời gian ngập ngày càng dài hơn.

Nói tóm lại nguyên nhân chính của lũ lụt ở ĐBSCL là những trận mưa lớn ở thượng lưu và ĐBSCL. Các nguyên nhân khác như nạn phá rừng, di dân và đê đập chỉ có thể làm lũ lụt trầm trọng hơn mà thôi. Những trận mưa lớn do các cơn bão biển Đông và gió mùa Tây Nam gây nên

 
Mùa lũ vừa qua ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) buộc các nhà hoạch đính chính sách phải tìm lời giải đáp cho một vấn đề cấp bách: liệu nhà nước có nên giữ mức đầu tư cao vào các cơ sở hạ tầng quản lý tài nguyên nước ở quy mô lớn để sản xuất vụ lúa ba? Câu trả lời phụ thuộc người được hỏi và cách định nghĩa về chi phí và lợi ích. Nhiều nhà nghiên cứu cũng như một số nông dân cho rằng chi phí trực tiếp và chi phí vô hình của vụ lúa thứ ba lớn hơn nhiều so với lợi nhuận mà nó mang lại. Tuy nhiên, nhiều cơ quan nhà nước vẫn khẳng định rằng vụ lúa thứ ba sẽ mang nhiều ý nghĩa kinh tế.

Để có thể hiểu những quan điểm trái chiều này cần phải hiểu về lịch sử của nghề trồng lúa ở ĐBSCL. Bắt đầu từ những năm 1860, dưới thời Pháp thuộc, các kênh rạch đã được xây dựng để phục vụ việc giao thông, mở mang thương mại và cho các mục đích quân sự. Từ đó mở ra quá trình “mở cửa” của Đồng bằng và nó được tiếp tục cho đến những năm 1960. Trong suốt thời gian này, người nông dân chỉ sản xuất lúa một vụ: vụ đông-xuân với giống lúa thân dài có khả năng chịu ngập tốt. Đến năm 1970, Viện nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế đã đưa vào đồng bằng các giống lúa năng suất cao, việc trồng lúa hai vụ trở nên phổ biến.

Những năm 1980, một mạng lưới kênh rạch chằng chịt đã được phát triển ở Đồng Tháp Mười (ĐTM), một vùng đất ngập nước rộng lớn ở phần phía Bắc tỉnh Đồng Tháp và Long An, và sau đó mở rộng xuống Tứ Giác Long Xuyên (TGLX) đã cho phép việc mở rộng canh tác hai vụ. Đầu những năm 1990, với nguồn tài trợ của Ngân hàng Thế Giới và hỗ trợ kỹ thuật của chính phủ Hà Lan, vụ lúa thứ ba “thu – đông” đã có thể trồng được ở ĐTM và TGLX nhờ hệ thống đê được xây dựng bao cao hơn để đỉnh lũ ngăn chặn lũ từ sông Mê Kông chảy vào nội đồng trong mùa cao điểm tháng Mười đến tháng Mười một. Việc sử dụng hệ thống đê cao để ngăn lũ là ý tưởng của các nhà thủy lợi đến từ Đồng bằng Bắc Bộ. Cũng các nhà thủy lợi này bắt đầu dùng từ “lũ” (nghĩa là các trận lụt có sức hủy hoại lớn) vốn xa lạ với người nông dân miền Tây, những người có cuộc sống bao đời nay phụ thuộc vào nhịp lên xuống của các mùa nước nổi.

Trồng lúa ba vụ ở ĐTM và TGLX là khởi đầu của quá trình “đê bao hóa” Đồng bằng. Trong diện tích 4 triệu hecta của ĐBSCL, có 1,8 triệu hecta đất trồng lúa, con số này thay đổi không nhiều trong vòng 35 năm. Tuy nhiên, nhờ trồng lúa vụ hai và ba, sản lượng lúa đã tăng từ 4,5 triệu tấn năm 1976 lên đến 21 triệu tấn vào năm 2008. Trong đó có 7 triệu tấn được xuất khẩu và qua đó, đưa Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Năm 2011, tổng diện tích lúa vụ thu - đông là 644.000 hecta, so với 512.000 hecta vào năm 2010. Việc mở rộng diện tích này có nguyên nhân là do giá gạo trái mùa từ vụ ba tăng cao (0,38 USD/kg vào năm 2011, một mức giá kỷ lục) và cũng do từ năm 2000 không có trận lụt nào lớn và người dân bắt đầu an tâm trồng lúa ở những vùng rốn lũ.

Tuy nhiên, giá phải trả cho việc tăng vụ này đang ngày càng hiện rõ. Các đê cao phục vụ cho trồng lúa vụ thứ ba đã dẫn đến tăng bồi lắng phù sa trong lòng sông, làm lòng sông nâng cao tại vùng đồng lũ và làm gia tăng nguy cơ lũ lụt. Các con đê, với việc ngăn lũ tràn vào đồng lúa đã làm chuyển lũ tới các khu dân cư gần đê, bao gồm cả các thành phố Long Xuyên và Cần Thơ. Vì thế, rủi ro do lũ lụt sẽ nghiêm trọng hơn, ngay cả khi nước sông Mê Kông chỉ cao hơn mức trung bình. Trong khi đó, theo hầu hết các kịch bản biến đổi khí hậu, dự đoán lượng mưa sẽ ngày càng tập trung cao hơn vào mùa mưa.

Ngăn lũ là cắt đi nguồn cung cấp phù sa giàu dinh dưỡng, vì thế người nông dân sẽ phải sử dụng nhiều phân bón hơn. Và việc sử dụng phân bón, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu (để trồng những giống lúa tăng trưởng nhanh) một cách bừa bãi, không hợp lý sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế Giới vào năm 2005 đã sử dụng phương pháp kiểm tra sức khỏe trực tiếp (thay vì phương pháp dựa trên báo cáo về triệu chứng truyền thống) cho thấy 25% nông dân được kiểm tra sức khỏe bị nhiễm độc thuốc trừ sâu mãn tính.
Ngăn lũ cũng làm giảm năng lực điều tiết nước ngầm và tích trữ nước mặt của ĐTM và TGLX, nơi vốn từng là những tấm thấm nước không lồ, hấp thu nước lũ vào mùa mưa (khi tốc độ dòng chảy của sông Mê Kông đạt 30.000 m³/s) và thải nước vào mùa khô (khi tốc độ dòng chảy giảm xuống 3.000 m³/s). Những thay đổi này làm giảm dòng chảy cơ bản của các dòng sông và có thể sẽ dẫn đến việc gia tăng xâm nhập mặn và thiếu nước uống vào mùa khô.

Nếu việc tăng cường canh tác lúa ở ĐBSCL không thật sự cấp thiết đối với đảm bảo an ninh lương thực nội địa nhưng lại gây ra quá nhiều tác động nghiêm trọng về môi trường và kinh tế, vậy tại sao nhà nước vẫn muốn trồng nhiều lúa hơn nữa? Câu trả lời nằm ở việc phân bổ chi phí và lợi ích. Cũng như các dự án cơ sở hạ tầng ở bất cứ nơi nào trên thế giới, việc xây dựng đê bao luôn tạo ra những hợp đồng béo bở và hàng nghìn việc làm với thu nhập tốt. Đồng thời, xuất khẩu gạo từ ĐBSCL bị chi phối bởi số ít những doanh nghiệp quốc doanh mua gạo giá thấp bán lại với giá cao và bỏ túi phần chênh lệch. Và sau khi các khoản phí thủy lợi chi trả cho các công ty thủy nông địa phương được bãi bỏ vào năm 2007, người nông dân đã không còn tiếng nói trong việc sử dụng nước và kèm theo là không còn quyền lựa chọn trồng gì vào vụ nào.

Một chuỗi các bài báo được đăng trên tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã đặt câu hỏi về giá trị của vụ lúa thứ ba trong bối cảnh thiệt hại về người và của do đợt lũ lụt năm nay gây ra. Giáo sư Võ Tòng Xuân, một nhà nghiên cứu cây lúa nổi tiếng, nguyên hiệu trưởng trường Đại học An Giang đã đặt câu hỏi liệu người nông dân có thể giàu lên nhờ trồng lúa. Ông nhận định “Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng nhưng chưa hẳn đời sống người dân được cải thiện”. “Mỗi năm chính phủ phải bỏ ra hàng ngàn tỉ đồng để xây dựng, nạo vét kênh mương, đó là chưa kể tiền hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh nhưng số tiền bỏ ra này không được tính vào giá thành sản xuất lúa”. Ngoài các chi phí trực tiếp nói trên, còn rất nhiều thứ chi phí gián tiếp hay chi phí vô hình như suy giảm nguồn lợi thủy sản tự nhiên, giảm nguồn dinh dưỡng bổ sung cho dất, giảm khả năng thấm nước ngầm và gia tăng tình trạng sạt lở bờ sông. Và do người nghèo và người dân không có đất có cuộc sống phụ thuộc nhiều nhất vào các nguồn lợi thủy sản tự nhiên và dinh dưỡng mà phù sa từ các trận lũ mang lại để đất đai giữ được độ màu mỡ, canh tác lúa vụ ba dẫn đến sự phân hóa trong xã hội ngày càng cao. Trả lời cho câu hỏi vì sao mức hỗ trợ cho thiệt hại do lũ lụt gây ra quá thấp, một cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) giải thích, công tác hỗ trợ thuộc trách nhiệm của các bộ ngành khác. Bộ NN&PTNT cho rằng, giải pháp là cần xây dựng hệ thống đê bao cao hơn, chứ không phải là xem xét lại tính hợp lý của việc canh tác lúa vụ thứ ba.

Các chính phủ nhiều khi đổ lỗi cho biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến thiên tai. Đây đôi khi là cách đánh lạc hướng công luận để người dân không chú ý đến hậu quả của các quy hoạch thiếu hợp lý và các chính sách chưa phù hợp. Trong trường hợp lũ lụt xảy ra gần đây ở ĐBSCL, gần như mọi thiệt hại là do con người gây ra. Sớm hay muộn thì nhà nước sẽ phải chấp nhận sự đánh đổi cho việc duy trì mức độ thâm canh cây lúa và ép năng suất canh tác vượt quá các giới hạn mà tự nhiên cho phép. Kế hoạch phát triển ĐBSCL, đang được xây dựng dưới sự hỗ trợ của Hà Lan, có thể là một cơ hội để nhấn mạnh sự đánh đổi này và là những bước đi đầu tiên trong việc “giảm thâm canh” cây lúa theo cách có thể tối đa hóa lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội có thể có được từ những hệ thống thủy văn tự nhiên hơn. Tiến trình này chắc chắn sẽ bị phản đối bởi các quan điểm bảo thủ và sẽ có những sự trả giá trước mắt. Nhưng các lợi ích về lâu dài mà nó mang lại là quá rõ, tương tự bài học mà Hà Lan đã rút ra khi họ khởi động chương trình “khoảng không cho dòng sông” (Room for the River) sau trận lũ thảm họa năm 1995. Việt Nam thường nói về việc phải học kinh nghiệm từ quốc tế, và đây chính là cơ hội để Việt nam thực hiện nguyên tắc này.
 
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã đặt câu hỏi về giá trị của vụ lúa thứ ba trong bối cảnh thiệt hại về người và của do đợt lũ lụt năm nay gây ra. Giáo sư Võ Tòng Xuân, một nhà nghiên cứu cây lúa nổi tiếng, nguyên hiệu trưởng trường Đại học An Giang đã đặt câu hỏi liệu người nông dân có thể giàu lên nhờ trồng lúa. Ông nhận định “Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng nhưng chưa hẳn đời sống người dân được cải thiện”. “Mỗi năm chính phủ phải bỏ ra hàng ngàn tỉ đồng để xây dựng, nạo vét kênh mương, đó là chưa kể tiền hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh nhưng số tiền bỏ ra này không được tính vào giá thành sản xuất lúa”. Ngoài các chi phí trực tiếp nói trên, còn rất nhiều thứ chi phí gián tiếp hay chi phí vô hình như suy giảm nguồn lợi thủy sản tự nhiên, giảm nguồn dinh dưỡng bổ sung cho dất, giảm khả năng thấm nước ngầm và gia tăng tình trạng sạt lở bờ sông. Và do người nghèo và người dân không có đất có cuộc sống phụ thuộc nhiều nhất vào các nguồn lợi thủy sản tự nhiên và dinh dưỡng mà phù sa từ các trận lũ mang lại để đất đai giữ được độ màu mỡ, canh tác lúa vụ ba dẫn đến sự phân hóa trong xã hội ngày càng cao. Trả lời cho câu hỏi vì sao mức hỗ trợ cho thiệt hại do lũ lụt gây ra quá thấp, một cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) giải thích, công tác hỗ trợ thuộc trách nhiệm của các bộ ngành khác. Bộ NN&PTNT cho rằng, giải pháp là cần xây dựng hệ thống đê bao cao hơn, chứ không phải là xem xét lại tính hợp lý của việc canh tác lúa vụ thứ ba.

Nói là như vậy nhưng nếu ta hạn chế được việc bòn rút ít đi xi măng thép trong ruột công trình thì sẽ tốt nhất
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top