a. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940):
- Nguyên nhân:
+ Ngày 22 – 9/1940, Nhật nhảy vào Lạng Sơn, thực dân Pháp thua rút chạy
qua châu Bắc Sơn.
+ Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
- Diễn biến:
+ Ngày 27/9/1940: Nhân dân nổi dậy chặn đánh thực dân Pháp, lập chính quyền
cách mạng, đội du kích Bắc Sơn thành lập.
+ Nhật – Pháp cấu kết với nhau, Pháp quay lại đàn áp khởi nghĩa.
- Kết quả: Thất bại.
- Ý nghĩa:
+ Mở đầu thời kì đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm.
b. Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1940)
- Nguyên nhân:
+ Pháp bắt binh lính và thanh niên Nam Kì đi làm bia đỡ đạn, chống lại quân
Xiêm. Nhân dân Nam Kì. Phản đối.
+ Xứ ủy Nam Kì chuẩn bị phát động khởi nghĩa.
- Diễn biến:
+Bùng nổ ngày 23/11/1940, lan rộng từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ.
- Kết quả - ý nghĩa:
+ Do kế hoạch bị bại lộ, thực dân Pháp kịp thời đối phó nên khởi nghĩa thất bại.
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, sẵn sàng đấu tranh của nhân dân Nam Bộ.
c. Binh biến Đô Lương (13/1/1941)
- Nguyên nhân: Do binh lính người Việt trong quân đội Pháp bất bình vì bị đưa sang
Lào làm bia đỡ đạn.
- Diễn biến:
+ 13/1/1941: Binh lính đồn chợ Rạng nổi dậy chiếm đồn Đô lương vạch kế hoạch
đánh thành Vinh nhưng thất bại.
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức giác ngộ của binh lính.
Sưu tầm