Chiếc thuyền ngoài xa là một thông điệp mà nhà văn Nguyễn Minh Châu để lại cho những người làm nghệ thuật: Đi tìm cái đẹp trước hết phải đi tìm từ thực tế. Cái đẹp không ở trong một thế giới vô hình, mà đằng sau nó phô bày ra tất cả những sự thực trần trụi: Con thuyền ngoài xa rất đẹp, nhưng ngay trong chính khoang thuỳên những đạo lý, luân lý và cả đạo đức con người đang bị xáo trộn: vợ đánh chồng, con đánh cha...và cả những mâu thuẫn không thể giải thích nổi bằng lý trí. Ẩn sau cái đẹp hoàn mĩ vẫn là một sự thực đớn đau đến nghiệt ngã, đang quằn quại của hiện thực và nỗi đau xen với niềm khát khao da diết được thoát ly khỏi số phận cay đắng của một gia đình nhỏ ở một làng chài nghèo khổ.
Phùng là một nhà nhiếp ảnh đi tìm cái đẹp, đã từng trải qua gian khổ và chiến tranh. Những tháng ngày ác liệt dó của dân tộc, vẫn chỉ là chiến đấu với kẻ thù đế quốc, nhưng khi vết thương vừa liền sẹo, thì lại bắt đầu một cuộc chiến mới, vì cá nhân của mỗi con người. Phùng sững sờ trước cảnh tượng khi con thuyền cập bến, chứng kiến người đàn bà bị đánh đập, chứng kiến ông chồng tàn bạo, đứa con đánh cha để bảo vệ mẹ và một gia đình đang run rẩy khi phải đối diện với nỗi cay đắng của riêng mình. Mở đầu anh đã tìm thấy một vẻ đẹp lãng mạn nên thơ, cuối truyện là một khoảng không gian trống mông mênh, có gió biển và hình bóng người đàn bà trên con thuyền trong bức ảnh. Nỗi đau không mất đi, nó đã trở thành một nỗi ám ảnh: Về cuộc sống và mối quan hệ đang ngày càng trở nên phức tạp giữa con người với con người.
Người nghệ sĩ Phùng đã tìm thấy gì đằng sau tấm ảnh thiên nhiên đẹp đẽ ấy: một thế giới sặc mùi bạo lực và thô bạo nó khác xa với một tâm hồn nghệ sĩ hiền lành và trăn trở trước cái đẹp, một thực tế trần trụi phô bày ra trước mắt. Phùng tìm đến uỷ ban, nhưng rồi uỷ ban cũng chịu thua,. Vì với một suy nghĩ đơn giản, ước vọng cá nhân từ lâu đã bị bỏ quên dưới một "giấc mơ đại tự sự", Phùng, Đẩu và cả nhiều người khác không làm sao bắt mình nhìn được ra và tìm được cho mình lối thoát. Khi chiến tranh đã kết thúc, bắt đầu dân tộc dấn thân vào một cuộc chiến đấu mưu sinh, nhiều người lính trở về đối mặt với những thực trạng nghiệt ngã: vợ mình về tay người khác, ảnh mình nằm trên bàn thờ vì tất cả tưởng mình đã chết. Để tất cả được yên ổn đành chấp nhận mình còn sống nhưng như đã chết...(một truyện ngắn khác của Nguyễn Minh châu). Con người từ những anh hùng được tôn vinh trong thời chiến đã trở thành những cá nhân bình thường với những nỗi đau rất chân thật, và vẫn bị để quên dưới những suy nghĩ áp đặt về nhận thức ( Đẩu hỏi:" Thế hắn ta có phải là lính Nguỵ không ?").
Nhân vật người đàn bà làng chài là một nhân vật trung tâm của cốt truyện, là người sinh ra để gánh chịu bao nhiêu nghiệt ngã, khó khăn đau khổ, để thức tỉnh cho Phùng và Đẩu biết được cái giá của cái đẹp và nghệ thuật. Một người đàn bà xấu xí trên một con thuyền với người đàn ông vũ phu, chị vẫn sống và nén đau thương lại mà nghĩ cho con cái. Ở chị đã hiện ra một sự thực đau đớn về cuộc sống, một cái gia đình nhỏ đã tách hẳn ra khỏi lối suy nghĩ giáo điều để rồi phũ phàng thốt lên cho ta hay được những nỗi đau không thể nào đánh đồng lại mà giải quyết. Nỗi đau của người đàn bà chưa chấm dứt, nó còn tiếp diễn vô cùng. Với Phùng và Đẩu chị là một người đàn bà quê kệch, dốt nát, cam chịu, nhưng chị lại đã thức tỉnh cho hai người một quan niệm mới về cuộc sống. Không thể ngồi một chỗ để mà tìm hiểu và quan sát cái đẹp, phải đi nữa và đi sâu, phải dùng ngòi bút của mình để phục vụ cho cái đẹp, không chỉ cái đẹp của ngoại cảnh mà còn là cái đẹp trong tinh thần trong tình cảm. Nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" gợi nên một cái gì ở xa tít tắp, của người nghệ sĩ mới chỉ đứng ở bên một bờ sống yên lành mà dõi ra ngoài khơi ấy, chứ chưa biết được hiện thực. Con thuyền ngoài xa thì rất đẹp, nhưng ở gần nó luôn luôn là một cuộc sống phức tạp, xô bồ.
Phùng là một nhà nhiếp ảnh đi tìm cái đẹp, đã từng trải qua gian khổ và chiến tranh. Những tháng ngày ác liệt dó của dân tộc, vẫn chỉ là chiến đấu với kẻ thù đế quốc, nhưng khi vết thương vừa liền sẹo, thì lại bắt đầu một cuộc chiến mới, vì cá nhân của mỗi con người. Phùng sững sờ trước cảnh tượng khi con thuyền cập bến, chứng kiến người đàn bà bị đánh đập, chứng kiến ông chồng tàn bạo, đứa con đánh cha để bảo vệ mẹ và một gia đình đang run rẩy khi phải đối diện với nỗi cay đắng của riêng mình. Mở đầu anh đã tìm thấy một vẻ đẹp lãng mạn nên thơ, cuối truyện là một khoảng không gian trống mông mênh, có gió biển và hình bóng người đàn bà trên con thuyền trong bức ảnh. Nỗi đau không mất đi, nó đã trở thành một nỗi ám ảnh: Về cuộc sống và mối quan hệ đang ngày càng trở nên phức tạp giữa con người với con người.
Người nghệ sĩ Phùng đã tìm thấy gì đằng sau tấm ảnh thiên nhiên đẹp đẽ ấy: một thế giới sặc mùi bạo lực và thô bạo nó khác xa với một tâm hồn nghệ sĩ hiền lành và trăn trở trước cái đẹp, một thực tế trần trụi phô bày ra trước mắt. Phùng tìm đến uỷ ban, nhưng rồi uỷ ban cũng chịu thua,. Vì với một suy nghĩ đơn giản, ước vọng cá nhân từ lâu đã bị bỏ quên dưới một "giấc mơ đại tự sự", Phùng, Đẩu và cả nhiều người khác không làm sao bắt mình nhìn được ra và tìm được cho mình lối thoát. Khi chiến tranh đã kết thúc, bắt đầu dân tộc dấn thân vào một cuộc chiến đấu mưu sinh, nhiều người lính trở về đối mặt với những thực trạng nghiệt ngã: vợ mình về tay người khác, ảnh mình nằm trên bàn thờ vì tất cả tưởng mình đã chết. Để tất cả được yên ổn đành chấp nhận mình còn sống nhưng như đã chết...(một truyện ngắn khác của Nguyễn Minh châu). Con người từ những anh hùng được tôn vinh trong thời chiến đã trở thành những cá nhân bình thường với những nỗi đau rất chân thật, và vẫn bị để quên dưới những suy nghĩ áp đặt về nhận thức ( Đẩu hỏi:" Thế hắn ta có phải là lính Nguỵ không ?").
Nhân vật người đàn bà làng chài là một nhân vật trung tâm của cốt truyện, là người sinh ra để gánh chịu bao nhiêu nghiệt ngã, khó khăn đau khổ, để thức tỉnh cho Phùng và Đẩu biết được cái giá của cái đẹp và nghệ thuật. Một người đàn bà xấu xí trên một con thuyền với người đàn ông vũ phu, chị vẫn sống và nén đau thương lại mà nghĩ cho con cái. Ở chị đã hiện ra một sự thực đau đớn về cuộc sống, một cái gia đình nhỏ đã tách hẳn ra khỏi lối suy nghĩ giáo điều để rồi phũ phàng thốt lên cho ta hay được những nỗi đau không thể nào đánh đồng lại mà giải quyết. Nỗi đau của người đàn bà chưa chấm dứt, nó còn tiếp diễn vô cùng. Với Phùng và Đẩu chị là một người đàn bà quê kệch, dốt nát, cam chịu, nhưng chị lại đã thức tỉnh cho hai người một quan niệm mới về cuộc sống. Không thể ngồi một chỗ để mà tìm hiểu và quan sát cái đẹp, phải đi nữa và đi sâu, phải dùng ngòi bút của mình để phục vụ cho cái đẹp, không chỉ cái đẹp của ngoại cảnh mà còn là cái đẹp trong tinh thần trong tình cảm. Nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" gợi nên một cái gì ở xa tít tắp, của người nghệ sĩ mới chỉ đứng ở bên một bờ sống yên lành mà dõi ra ngoài khơi ấy, chứ chưa biết được hiện thực. Con thuyền ngoài xa thì rất đẹp, nhưng ở gần nó luôn luôn là một cuộc sống phức tạp, xô bồ.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: