Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật?
Đáp.
Câu trả lời gồm ba ý lớn
1) Trong phép biện chứng duy vật, phát triển là quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá trình đó vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới về chất ra đời. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ở những mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng.
2) Tính chất của sự phát triển.
a) Tính khách quan. Nguồn gốc và động lực của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật,hiện tượng.
b) Tính phổ biến. Sự phát triển diễn ra trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
c) Tính kế thừa. Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự phủ định có tính kế thừa. Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, vì vậy trong sự vật, hiện tượng mới còn giữ lại, có chọn lọc và cải tạo những mặt cònthích hợp của sự vật, hiện tượng cũ, chuyển sang sự vật, hiện tượng mới, gạt bỏnhững mặt tiêu đã lỗi thời, lạc hậu của sự vật, hiện tượng cũ cản trở sự
phát triển. d) Tính đa dạng, phong phú. Tuy sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vựctự nhiên, xã hội và tư duy, nhưng mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình pháttriển không giống nhau. Tính đa dạng và phong phú của sự phát triển còn phụ thuộcvào không gian và thời gian, vào các yếu tố, điều kiện tác động lên sự phát triểnđó.
3) Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về sự phát triển. Từ nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật, rút ra nguyên tắc phát triển trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nguyên tắc này giúp chúng ta nhận thức được rằng, muốn nắm được bản chất của sự vật,hiện tượng, nắm được khuynh hướng phát triển của chúng thì phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động, trong sự biến đổi của nó.
Nguyên tắc phát triển yêu cầu:
a) Đặt sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát hiện được các xu hướng biến đổi, phát triển của nó để không chỉ nhận thức sự vật, hiện tượng ở trạng thái hiện tại, mà còn dựbáo được khuynh hướng phát triển. Cần chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển là mâu thuẫn, còn động lực của sự phát triển là đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữacác mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng đó.
b) Nhận thức sự phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Mỗi giai đoạn phát triển có những đặc điểm, tính chất, hình thứckhác nhau nên cần tìm ra những hình thức, phương pháp tác động phù hợp để hoặc,thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
c) Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thựctiễn phải nhạy cảm, sớm phát hiện và ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiệncho cái mới phát triển; phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiếnv.v bởi nhiều khi cái mới thất bại tạm thời, tạo nên con đường phát triển quanhco, phức tạp. Trong quá trình thay thế cái cũ bằng cái mới phải biết kế thừa nhữngyếu tố tích cực đã đạt được từ cái cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điềukiện mới.
Đáp.
Câu trả lời gồm ba ý lớn
1) Trong phép biện chứng duy vật, phát triển là quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá trình đó vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới về chất ra đời. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ở những mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng.
2) Tính chất của sự phát triển.
a) Tính khách quan. Nguồn gốc và động lực của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật,hiện tượng.
b) Tính phổ biến. Sự phát triển diễn ra trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
c) Tính kế thừa. Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự phủ định có tính kế thừa. Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, vì vậy trong sự vật, hiện tượng mới còn giữ lại, có chọn lọc và cải tạo những mặt cònthích hợp của sự vật, hiện tượng cũ, chuyển sang sự vật, hiện tượng mới, gạt bỏnhững mặt tiêu đã lỗi thời, lạc hậu của sự vật, hiện tượng cũ cản trở sự
phát triển. d) Tính đa dạng, phong phú. Tuy sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vựctự nhiên, xã hội và tư duy, nhưng mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình pháttriển không giống nhau. Tính đa dạng và phong phú của sự phát triển còn phụ thuộcvào không gian và thời gian, vào các yếu tố, điều kiện tác động lên sự phát triểnđó.
3) Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về sự phát triển. Từ nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật, rút ra nguyên tắc phát triển trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nguyên tắc này giúp chúng ta nhận thức được rằng, muốn nắm được bản chất của sự vật,hiện tượng, nắm được khuynh hướng phát triển của chúng thì phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động, trong sự biến đổi của nó.
Nguyên tắc phát triển yêu cầu:
a) Đặt sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát hiện được các xu hướng biến đổi, phát triển của nó để không chỉ nhận thức sự vật, hiện tượng ở trạng thái hiện tại, mà còn dựbáo được khuynh hướng phát triển. Cần chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển là mâu thuẫn, còn động lực của sự phát triển là đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữacác mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng đó.
b) Nhận thức sự phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Mỗi giai đoạn phát triển có những đặc điểm, tính chất, hình thứckhác nhau nên cần tìm ra những hình thức, phương pháp tác động phù hợp để hoặc,thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
c) Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thựctiễn phải nhạy cảm, sớm phát hiện và ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiệncho cái mới phát triển; phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiếnv.v bởi nhiều khi cái mới thất bại tạm thời, tạo nên con đường phát triển quanhco, phức tạp. Trong quá trình thay thế cái cũ bằng cái mới phải biết kế thừa nhữngyếu tố tích cực đã đạt được từ cái cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điềukiện mới.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: