• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Nguyễn Khuyến - Nhà thơ trào phúng

Thandieu2

Thần Điêu
Xu
36
[FONT=&amp]Nguyễn Khuyến - Nhà thơ trào phúng[/FONT]
[FONT=&amp]
Đề bài
[FONT=&amp]: Giáo sư Dương Quảng Hàm đã nhận xét về tính trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến : “Nguyễn Khuyến chỉ trích thói đời một cách nhẹ nhàng kín đáo, rõ ràng bậc đại nhân quân tử muốn dùng lời văn trào phúng để khuyên răn người đời”.Theo em nhận xét trên có đúng không? Biện minh.[/FONT][/FONT]

[FONT=&amp]Bài làm:[/FONT]
[FONT=&amp]Nguyễn Khuyến là một nhà thơ tài năng có cốt cách thanh cao và tính tình đôn hậu.Ông không những thành công trong lĩnh vực viết về quê hương, không chỉ là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam mà còn là một nhà thơ trào phúng thâm thuý và sắc sảo.Giáo sư Dương Quảng Hàm đã nhận xét về tính trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến: “Nguyễn Khuyến chỉ trích thói đời một cách nhẹ nhàng kín đáo, rõ ràng bậc đại nhân quân tử muốn dùng lời văn trào phúng để khuyên răn người đời”.Đó là một nhận xét đúng đắn và càng làm cho thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến tăng thêm phần giá trị.[/FONT]

[FONT=&amp]Không cần gươm để giết giặc cứu nước , Nguyễn Khuyến chỉ sử dụng thơ văn với tiếng cười châm biếm, đả kích như một vũ khí chiến đấu.Đối tượng châm biếm, đả kích trong thơ Nguyễn Khuyến phong phú, đa dạng nhưng đều là những con người giả dối.Ông lên án, phơi bày ra hiện thực bản chất xấu xa của họ.Sâu xa đâu đó trong tác phẩm là nỗi đau đớn, chua chát và buồn chán của tác giả về những hiện thực xấu xa trong xã hội.Tiếng cuời trào phúng trong thơ ông như nhắc nhở một cách nhẹ nhàng và kín đáo về cách sống, đó một lời khuyên chân thành của nhà thơ.Thơ ca nhất thiết phải có giá trị đối với con người.Thơ Nguyễn Khuyến là một tiếng cười nhưng là tiếng cười để khuyên đời, làm đẹp cho cuộc sống.[/FONT]
[FONT=&amp]Ông lên án bọn thực dân xâm lược, tiếng là “khai hoá văn minh”nhưng thực chất là vơ vét tài nguyên, của cải:[/FONT]

[FONT=&amp]“Khoét rỗng ruột gan trời đất cả[/FONT]​
[FONT=&amp]Phá tan phên dậu hạ di rồi”

[/FONT]​
[FONT=&amp]Hàng ngũ quan lại thì lố lăng, kệch cỡm, bỉ ổi và đê tiện:[/FONT]

[FONT=&amp]Chỉ cốt túi mình cho nặng chặt[/FONT]​
[FONT=&amp]Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen”

[/FONT]​
[FONT=&amp]Nguyễn Khuyến vạch trần bộ mặt tham lam và đê tiện của bọn thực dân phong kiến và tay sai, chỉ rõ bản chất của lũ cướp nước và bán nước . Bọn chúng đục khoét nhân dân, gây tội lớn với nhân dân và sẽ phải chịu tiếng xấu nghìn đời.Đó cũng là một lời cảnh báo nhẹ nhàng và sâu cay mà nhà thơ dành cho bọn người vô liêm sỉ đó.Ông cũng mạnh dạn đứng lên, vạch trần trụi ra rằng những trò chơi, trò vui trong ngày hội Tây thực chất là làm cho đồng bào ta quên đi nỗi nhục mất nước, tham gia một cách vô ý thức vào những trò chơi hạ thấp phẩm già của con người.Chúng ta đọc để mà cười, cười một cách xót xa và đau đớn. Đó phải chăng là một lời cảnh tỉnh của Nguyễn Khuyến cho nhân dân ta, đồng bào ta, những con người ít hiểu biết phải nên cảnh giác trước mọi âm mưu được gói ghém kĩ càng trong những sự việc tưởng chừng như tốt đẹp mà bọn thực dân bày ra để lừa mị con người.Ông nói lên cho mọi người biết rằng :Hàng ngũ quan lại là lũ tay sai bù nhìn, là những anh hề trên sân khấu.Có phải chăng rằng ông đang khuyên bọn quan lại ấy hãy thức tình mà là chính mình,đừng chịu mãi sự sai khiến của người khác, đừng là một con rối, một anh hề trong sự giật dây của thực dân.[/FONT]

[FONT=&amp]“Vua chèo còn chẳng ra gì[/FONT]​
[FONT=&amp]Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề”

[/FONT]​
[FONT=&amp]“Tiến sĩ giấy” cũng là một bài thơ của Nguyễn Khuyến phê phán những vị “tiến sĩ”rởm, hữu danh vô thực đương thời. Đó chính là tầng lớp của chính ông:bất tài, vô dụng và hư vị.[/FONT]

[FONT=&amp]“Cũng cờ,cũng biển, cũng cân đai.[/FONT]​
[FONT=&amp]Cũng gọi ông nghè có kém ai[/FONT]​
[FONT=&amp]Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng[/FONT]​
[FONT=&amp]Nét son điểm rõ mặt văn khôi[/FONT]​
[FONT=&amp]Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ[/FONT]​
[FONT=&amp]Cái giá khoa danh thế mới hời[/FONT]​
[FONT=&amp]Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ[/FONT]​
[FONT=&amp]Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi”

[/FONT]​
[FONT=&amp]Nhà thơ thống kê một loạt biểu tượng danh giá của ông nghè, người tiến sĩ xưa nhưng thật chất đó chỉ làm bằng giấy mà thôi. Hình ảnh thơ vừa thực vừatượng trưng chỉ cốt nói lên rằng:thời này, hầu hết ông nghè đang chễm chệ ngồi trên ngôi cao đều thực chất là bọn “tiến sĩ giấy” cả, chúng chỉ là thằng hề không hơn không kém, chỉ là hữu danh vô thực, thật là đáng buồn và đáng tiếc thay.Đồng thời ông muốn khuyên con người rằng đừng chạy theo lợi danh mà quên đi những điều liêm sĩ.Có lần ông đã trực tiếp phê phán ông Đốc học Hà Nam bằng những vần thơ thích đáng:[/FONT]

[FONT=&amp]“Ai bảo ông dại với ông điên[/FONT]​
[FONT=&amp]Ông dại sao ông biết lấy tiền[/FONT]​
[FONT=&amp]Cậy cái bảng vàng treo nhị giáp[/FONT]​
[FONT=&amp]Khoét thằng mặt trắng lấy tam nguyên”

[/FONT]​
[FONT=&amp]Nguyễn Khuyến cũng đã làm một bài thơ để cảnh tỉnh mọi người rằng:hãy nên biết chọn cách ứng xử nào tốt nhất trong những hoàn cảnh cụ thể, sao cho ích nước lợi nhà nhất.[/FONT]

[FONT=&amp]“Trong thiên hạ có anh giả điếc[/FONT]​
[FONT=&amp]Khéo ngơ ngơ, ngác ngác ngỡ là ngây[/FONT]​
[FONT=&amp]Chẳng ai ngờ”sáng tai nọ, điếc tai cày”[/FONT]​
[FONT=&amp]Lối điếc ấy sau này em muốn học”

[/FONT]​
[FONT=&amp]Đó cũng là cách mà Nguyễn Khuyến bày tỏ thái độ không hợp tác của mình đối với bọn thực dân Pháp.[/FONT]

[FONT=&amp]Nhà thơ bao giờ cũng có thể đứng cao hơn đối tượng bị châm biếm, đả kích cả về tài năng và nhân cách. Chính điều này đã tạo nên uy lực trong tiếng cười trào phúng.Ông nói lên những điều ai cũng biết mà không dám nói ra để thành không ai biết.Nguyễn Khuyến làm những bài thơ châm biếm đó cho mọi người đọc,mọi người cười để rồi ngỡ ngàng nhìn lại thì đó chính là một phần của mình.Đó là một cách mà nhà thơ muốn cải tạo dù chỉ là một phần nào đó vô cùng nhỏ bé của xã hội, làm cho nó dần tốt đẹp hơn.Bên cạnh những bài thơ trào phúng, Nguyễn Khuyến còn viết những bài thơ tự trào, đem sự bất lực, bạc nhược của mình để mỉa mai, chế giễu.Đó cũng là nụ cười đắng cay và cũng là dũng khí của nhà thơ.Ông mạnh dạn nói về bản thân mình phải chăng để mọi người cũng như thế, cũng mạnh dạn nhìn vào những mặt hạn chế trong con người mình chứ không trốn tránh và xuôi theo nó.[/FONT]

[FONT=&amp]“Cờ đương dở cuộc không còn nước[/FONT]​
[FONT=&amp]Bạc chửa thâu canh đã chạy làng”

[/FONT]​
[FONT=&amp]Nguyễn Khuyến là bậc đại nho uyên bác, thâm trầm nên thơ trào phúng của ông thông minh, hóm hỉnh, nhẹ nhàng mà sâu cay, thấm thía.Ông thương đời chứ không ngạo đời xấu xa như thơ trào phúng của Tú Xương, một nhà thơ cùng thời đại.[/FONT]

[FONT=&amp]Nguyễn Khuyến là một con người đa tài trong thơ ca, trong cả lĩnh vực thơ thiên nhiên và thơ tráo phúng.Thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến thức đúng như lới nhận xét của giáo sư Dương Quản Hàm :Đó là những vần thơ nhẹ nhàng kín đáo nhưng là lời khuyên răn sâu sắc và ý nghĩa của một bậc quân tử.[/FONT]

Nguồn: Sưu tầm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top