nguyenthaihoan
New member
- Xu
- 0
Tóm tắt tiểu sử
ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH (1914-1967)
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Hochiminhvanguyenchithanh.jpg
Tên thật: Nguyễn Vịnh, Quê quán: huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên
Năm 1934: tham gia cách mạng; vào Đảng 1937, làm Bí thư chi bộ, bí thư Tỉnh uỷ. Từ 1938-1943 bị Pháp bắt nhiều lần giam tại các nhà lao Thừa Phủ, Lao Bảo, Buôn Mê Thuột; tháng 3/1945 ra tù. Tháng 8/1945: Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư xứ uỷ Trung Kỳ (lấy bí danh: Nguyễn Chí Thanh). 1950: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Nhân dân Việt Nam. 1951: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Hội đồng quốc phòng. 1959 được phong Đại tướng (một trong 2 đại tướng đầu tiên của Việt nam). 1960 - 1964: Trưởng Ban Nông nghiệp trung ương. 1965-1967: vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương cục miền Nam. Ông mất ngày 6/7/1967 tại Hà Nội trong một cơn đau tim.
1. Xuất thân từ thành phần trung nông, sớm giác ngộ cách mạng.
Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 01-01-1914 tại làng Niêm Phò tỉnh Thừa Thiên. Cha mất sớm, khi Nguyễn Vịnh mới 14 tuổi. Nhà nghèo, mới học đến lớp nhất tiểu học Vịnh phải nghỉ học để đi làm thuê giúp mẹ nuôi các em ăn học trong sự luyến tiếc của thầy giáo và bạn bè. Vịnh đi làm thuê cuốc mướn khắp hai huyện Quảng Điền và Phong Điền. Mùa lúa đang non thì Vịnh đi đạp nước, làm cỏ, đào mương. Mùa lúa chín thì đi gặt thuê. Ai thuê gì làm nấy. Vào những năm 1930-1931, Vịnh nghe nói giặc giã nội lên khắp nơi. Ngoài Vinh, bến Thủy, Nghệ an, Hà Tĩnh giặc nổi lên mạnh lắm. tây phải đem cả tàu bay, đại bác ném bom giết người cộng sản. Ở Thừa Thiên cộng sản cũng nổi lên. Người ta đồn rằng có ông Nguyễn Ái Quốc giỏi tiếng Tây, ra báo chữ tây, việt kịch vẽ tranh để chống lại tây. Vịnh tò mò muốn hiểu cộng sản là chi mà vua quan Tây, Tàu sợ đến vậy. Vịnh phải ra Huế tìm cho được tờ báo đó. Cuối cùng Vịnh cũng có trong tay tờ báo bí mật tên là "Người cùng khổ". Qua những tờ báo đó, Vịnh rất phục ông Nguyễn ái Quốc. Và Vịnh quyết định tìm gặp ông Phan Bội Châu đang bị giam lỏng ở Huế.
2. Kết nạp Đảng 3 tháng đã được bầu làm Bí thư chi bộ, 3 tháng sau nữa được cử làm bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên.
Vào một ngày đầu tháng 7/1937 Vịnh được kết nạp vào đảng Cộng Sản Đông Dương. Không gì sung sướng bằng đã tìm được con đường đúng đắn cho mình đi theo cách mạng. Nguyễn Vịnh được Chi bộ giao nhiệm vụ đi tuyên truyền cách mạng ở 2 huyện Quảng Điền và Phong Điền. Để tuyên truyền cách mạng và vận động quần chúng, người cộng sản Thừa Thiên huế đã xuất bản tờ báo “Nhành lúa”. Nguyễn Vịnh đã bắt mới liên lạc, tập hợp quần chúng, xây dựng tổ chức. Nhờ hoạt động tích cực của Nguyễn Vịnh đông đảo quần chúng ở Quảng Điền và Phong Điền đã hăng hái tham gia cách mạng.
Trải qua thử thách trong đấu tranh chính trị, Nguyễn Vịnh tỏ ra là người chiến sỹ thiên phong của giai cấp công nhân. Vào đầu năm 1938 Nguyễn Vịnh được chỉ định tham gia tỉnh ủy lâm thời rồi được cử làm bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên.
3. Cuộc đấu trí giữa người tù Cộng sản và quan tòa thực dân Pháp.
Cuối năm 1938, bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên – Nguyễn Vịnh bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, Huế.
Sau khi Vịnh bị bắt một thời gian ngắn, sợ bị áp lực đấu tranh của quần chúng nhân dân, Tòa án Nam triều vội đưa anh ra xét xử. Quan tòa nguyên là một viên tuần phủ, vốn được ăn học, khoa bảng, hỏi Nguyễn Vịnh:
- Tại sao làm cộng sản?
Vịnh giõng dạc trả lời:
- Tôi đấu tranh cho dân tộc, dân chủ, dân sinh, thế là có tội à? Tôi chưa hiểu chủ nghĩa cộng sản là gì thì làm cộng sản sao được? Nhưng cộng sản thương nước, thương dân thì có gì là xấu?
Người dân đứng chật trong phiên tòa nghe Vịnh nói, đề ồ lên vui vẻ, khoái chí. Chưa bao giờ họ được nghe một người bị cáo nói năng cứng cỏi, hùng hồn như thế. Quan tòa tỏ ra núng thế nói càn:
- Cộng sản gì các anh. Cộng cơm, cộng sắn thì có...
Vịnh đốp ngay:
- Dân đói thì đòi cơm, có gì là xấu? Các quan thì đã có nhiều rượu, thịt rồi...
Vị chánh án lúng túng xua tay:
- Ở đây không được nói láo!
Mọi người cười ồ. Được quần chúng cảm tình, Vịnh càng hăng hái lên, hạch lại quan tòa:
Các ông bắt tôi vì lẽ gì?
Quan tòa càng lúng túng hơn, nói như hét:
Vì chứa sách báo cộng sản.
Vịnh điềm nhiên cãi lại:
Sách báo cộng sản từ nước Pháp sang, như thế thì tòa kết tội cả chính phủ Pháp sao?
Đến nước này thì tòa hết biết nên xét xử ra sao đây, quan đỏ mặt tía tai, đập tay xuống bàn quát:
Im đi! Không được tranh cãi gì nữa. Mấy anh sẽ phải ở tù mục xương ...
Phiên tòa kết thúc. Người ta thấy Nguyễn Vịnh nhếch mép cười ...
4. Tình bạn tù, tình đồng hương, đồng chí thân thiết với nhà thơ Tố Hữu.
Nhà thơ Tố Hữu – tên thật là Nguyễn Kim Thành, người cạnh làng với Nguyễn Vịnh. Tố Hữu cũng giác nghộ cách mạng từ rất sớm và được giao nhiệm vụ tuyên truyền, vận động cách mạng từ lúc còn là thanh niên.
Trong tù, Vịnh bị giam chung xà lim với Thành và nhiều chiến sĩ cộng sản khác như: Trần Văn Trà, Phùng ngọc huệ, Trần Chí Hiền... Thành là người mê thơ phú, thích làm thơ, gặp Vịnh như một kho vốn sống của người nông dân. Vịnh lại thích ngâm ca dao, hò vè, là nguồn vốn văn nghệ dân gian truyền cho Thành biết bao cảm hứng. Phải nói là lúc sống gần Vịnh, Thành đã làm được rất nhiều bài thơ hay.
Có những trưa hè, ve sầu râm ran trên các tầng lá bàng, lá dương liễu xung quanh nhà lao Thừa Phủ. Thành nằm nghe Vịnh hò mái nhì, mái đẩy, hò khoan. Lúc đó chắc Vịnh đang nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ em, nhớ đồng ruộng, mùa gặt:
Trước những giọng hò nhung nhớ đồng quê của Vịnh, đã làm Thành rơi nước mắt. Thành nằm lẩm nhẩm mở đầu một tứ thơ:
Thành đặt tên bài thơ là “Nhớ đồng”. Thành đã đọc cho Vịnh nghe và hỏi Vịnh có cần sửa thêm gì không? Vịnh không nói gì nhưng gật gù cảm động. Hôm sau ra khám lao động khổ sai, Thành đã nhặt lá bàng, dùng kim găm chép đưa tặng Vịnh.
Cũng tại nhà lao này, Thành đã làm nhiều bài thơ hay, trong đó có bài “Khi con tu hú”, sau này được chọn là 1 trong 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX.
Những người bạn tù trong phòng giam này bị kẻ thù liệt vào danh sách những người vô cùng nguy hiểm cho chế độ cai trị của chúng. Sau đó chúng đưa đi đến những nhà lao khắc nghiệt hơn như : Kon Tum, Lao bảo, Buôn Mê Thuột.
5. Dùng kế “Tẩm quất” trói người coi tù để vượt ngục
Từ năm 1939 trở về sau này Pháp đã bắt những người tù cộng sản mà chúng cho là nguy hiểm nhất ở các nhà tù khác đưa hết về nhà đày Buôn Mê Thuột. Ở đây Pháp thâm độc tuyên truyền cho người Rađê căm thù người kinh, nhằm chia rẽ Kinh, Thượng. Chúng mua chuộc, lừa phỉnh người Ra đê để họ tạo thành hàng rào bao quanh nhà tù làm tay sai cho chúng.
Cuộc sống trong tù vẫn lạp đi lặp lại như mọi ngày. Chỉ trừ khi chúa ngục cho phép ra đá bóng và việc của vịnh là hàng ngày cùng hai người bạn tù đẩy xe vào rừng lấy củi. Người lính Ra đê mang theo khẩu súng trường đi áp giải. Muốn trốn được thì phải trói được tên áp giải. Nhưng dễ gì trói được nó vì trong tay nó luôn luôn ôm khẩu súng và sẵn sàng ngoéo cò. Vịnh tính ra một kế, khi đi lấy củi mang theo một chiếc chiếu. Sau khi xe củi được sắp đầy chuẩn bị đẩy về thì Vịnh lấy chiếu trải xuống đất. Từng người một nằm sấp xuống, hai người còn lại tẩm quất cho nhau và cứ thế xoay vòng. Tên áp giải thật thà hỏi Vịnh: “Làm chi rứa” Vịnh giải thích cho nó tiếng Kinh gọi là tẩm quất, đấm bóp cho hết đau lưng , mỏi chân đế đẩy xe cho khỏe.
Mấy ngày liền ba anh em đều làm như vậy. Vịnh hỏi :
- Đơriu (tên người áp giải) muốn tẩm quất không ? nằm xuống mình đấm bóp cho khỏe. Đờ riu vốn vui tính cũng cười cười nằm xuống cho các chàng trai tù đấm bóp. Lúc đầu hắn nhột cười sằng sắn. Nhưng về sau hắn cũng khoái. Khi chất đầy củi hắn lại nhắc:
- Tẩm cho mình trước. Và vui vẻ nằm xuống chiếu. Sự việc đó diễn đi diễn lại nhiều lần, cho đến một ngày Vịnh quyết định trốn thoát. Đó là một ngày thứ bảy. Thường thì thứ bảy và chủ nhật địch hay ăn nhậu, đánh bạc, chơi gái nên canh gác có phần lơi lỏng. Vịnh và mỗi người chuẩn bị sẵn một ít muối, thuốc uống, bông băng. Vào đến rừng mọi người cố chất củi cho mau. Khi củi đã đầy, Đờ riu tự lấy chiếu trải ra và nằm sấp xuống chờ. Vịnh vừa đấm bóp vừa xoa lưng, khi Đơriu khoái chí lim dim mắt, Vịnh liền kéo hai tay Đơriu ra sau, tức thì hài bạn tù chồm lên đè cho Vịnh trói. Đơriu kêu:
- Ơ, làm chơi hay làm thiệt rứa hè? Vịnh cầm khẩu súng của Đơriu tháo quy lát, lấy đạn ra, vừa nói với Đơriu: mình không bắn người Ra đê đâu. Bọn mình ở đây lâu quá rồi, nhớ cái nhà, cái làng. Mình phải trói Đơ riu lại để “ông lớn” không phạt Đơriu. Vịnh vứt đạn vô rừng rồi trả khẩu súng lại bên cạnh Đơ riu. Theo hướng mặt trời, ba người bạn tù chạy thục mạng.
Sau khi trốn tù, Vịnh bắt liên lạc lại với các cơ sở của ta. Kẻ thù đã huy động cả hàng trăm tên mật vụ, tốn rất nhiều công sức lùng sục, rình mò quyết bắt cho được Nguyễn Vịnh. Đến giữa năm 1943, Vịnh lại sa vào tay giặc. Đưa trở lại nhà đày Buôn Mê Thuột chúng giam anh vào phòng biệt giam và tra tấn hết sức dã man nhưng anh kiên quyết không khai một lời nào. Tháng 3/1945, Nhật hất cẳng Pháp. Nhà đày mở rộng cửa cho các tù nhân được tự do.
6. Vịnh nhìn xem Nguyễn Chí Thanh là ai mà chẳng thấy ai đứng dậy.

Ngày 13/8/1945 Hội nghị Tân Trào của Đảng khai mạc. Vịnh và một số đồng chí ở Thừa Thiên được Tố Hữu đón ra dự hội nghi. Được gặp những người nổi tiếng của cách mạng như : Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh và đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc, Vịnh vui mừng khôn xiết. Tại Hội nghị Tân Trào, Vịnh đã báo cáo với Bác tình hình chuẩn bị khởi nghĩa ở miền Nam Trung bộ.
Một bất ngờ khác đến với Vịnh là lúc nghe ban Tổ chức hội nghị công bố danh sách Ban chấp hành Trung ương Đảng. Đến một cái tên của một ủy viên vừa được bầu vào Trung ương là Nguyễn Chí Thanh.. Vịnh nhìn quanh xem Nguyễn chí Thanh là ai mà chẳng thấy ai đứng dậy, thì đồng chí Phạm Văn Đồng nói: “Chính anh. Đó là tên mới của anh. Đứng lên đi”. Vịnh đứng lên trong tiếng vỗ tay rào rạt. Sau này Vịnh mới biết đó là tên mà muốn giữ bí mật, Bác Hồ đã đặt cho anh. (còn tiếp).
ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH (1914-1967)

Tên thật: Nguyễn Vịnh, Quê quán: huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên
Năm 1934: tham gia cách mạng; vào Đảng 1937, làm Bí thư chi bộ, bí thư Tỉnh uỷ. Từ 1938-1943 bị Pháp bắt nhiều lần giam tại các nhà lao Thừa Phủ, Lao Bảo, Buôn Mê Thuột; tháng 3/1945 ra tù. Tháng 8/1945: Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư xứ uỷ Trung Kỳ (lấy bí danh: Nguyễn Chí Thanh). 1950: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Nhân dân Việt Nam. 1951: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Hội đồng quốc phòng. 1959 được phong Đại tướng (một trong 2 đại tướng đầu tiên của Việt nam). 1960 - 1964: Trưởng Ban Nông nghiệp trung ương. 1965-1967: vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương cục miền Nam. Ông mất ngày 6/7/1967 tại Hà Nội trong một cơn đau tim.
1. Xuất thân từ thành phần trung nông, sớm giác ngộ cách mạng.
Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 01-01-1914 tại làng Niêm Phò tỉnh Thừa Thiên. Cha mất sớm, khi Nguyễn Vịnh mới 14 tuổi. Nhà nghèo, mới học đến lớp nhất tiểu học Vịnh phải nghỉ học để đi làm thuê giúp mẹ nuôi các em ăn học trong sự luyến tiếc của thầy giáo và bạn bè. Vịnh đi làm thuê cuốc mướn khắp hai huyện Quảng Điền và Phong Điền. Mùa lúa đang non thì Vịnh đi đạp nước, làm cỏ, đào mương. Mùa lúa chín thì đi gặt thuê. Ai thuê gì làm nấy. Vào những năm 1930-1931, Vịnh nghe nói giặc giã nội lên khắp nơi. Ngoài Vinh, bến Thủy, Nghệ an, Hà Tĩnh giặc nổi lên mạnh lắm. tây phải đem cả tàu bay, đại bác ném bom giết người cộng sản. Ở Thừa Thiên cộng sản cũng nổi lên. Người ta đồn rằng có ông Nguyễn Ái Quốc giỏi tiếng Tây, ra báo chữ tây, việt kịch vẽ tranh để chống lại tây. Vịnh tò mò muốn hiểu cộng sản là chi mà vua quan Tây, Tàu sợ đến vậy. Vịnh phải ra Huế tìm cho được tờ báo đó. Cuối cùng Vịnh cũng có trong tay tờ báo bí mật tên là "Người cùng khổ". Qua những tờ báo đó, Vịnh rất phục ông Nguyễn ái Quốc. Và Vịnh quyết định tìm gặp ông Phan Bội Châu đang bị giam lỏng ở Huế.
2. Kết nạp Đảng 3 tháng đã được bầu làm Bí thư chi bộ, 3 tháng sau nữa được cử làm bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên.
Vào một ngày đầu tháng 7/1937 Vịnh được kết nạp vào đảng Cộng Sản Đông Dương. Không gì sung sướng bằng đã tìm được con đường đúng đắn cho mình đi theo cách mạng. Nguyễn Vịnh được Chi bộ giao nhiệm vụ đi tuyên truyền cách mạng ở 2 huyện Quảng Điền và Phong Điền. Để tuyên truyền cách mạng và vận động quần chúng, người cộng sản Thừa Thiên huế đã xuất bản tờ báo “Nhành lúa”. Nguyễn Vịnh đã bắt mới liên lạc, tập hợp quần chúng, xây dựng tổ chức. Nhờ hoạt động tích cực của Nguyễn Vịnh đông đảo quần chúng ở Quảng Điền và Phong Điền đã hăng hái tham gia cách mạng.
Trải qua thử thách trong đấu tranh chính trị, Nguyễn Vịnh tỏ ra là người chiến sỹ thiên phong của giai cấp công nhân. Vào đầu năm 1938 Nguyễn Vịnh được chỉ định tham gia tỉnh ủy lâm thời rồi được cử làm bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên.
3. Cuộc đấu trí giữa người tù Cộng sản và quan tòa thực dân Pháp.
Cuối năm 1938, bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên – Nguyễn Vịnh bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, Huế.
Sau khi Vịnh bị bắt một thời gian ngắn, sợ bị áp lực đấu tranh của quần chúng nhân dân, Tòa án Nam triều vội đưa anh ra xét xử. Quan tòa nguyên là một viên tuần phủ, vốn được ăn học, khoa bảng, hỏi Nguyễn Vịnh:
- Tại sao làm cộng sản?
Vịnh giõng dạc trả lời:
- Tôi đấu tranh cho dân tộc, dân chủ, dân sinh, thế là có tội à? Tôi chưa hiểu chủ nghĩa cộng sản là gì thì làm cộng sản sao được? Nhưng cộng sản thương nước, thương dân thì có gì là xấu?
Người dân đứng chật trong phiên tòa nghe Vịnh nói, đề ồ lên vui vẻ, khoái chí. Chưa bao giờ họ được nghe một người bị cáo nói năng cứng cỏi, hùng hồn như thế. Quan tòa tỏ ra núng thế nói càn:
- Cộng sản gì các anh. Cộng cơm, cộng sắn thì có...
Vịnh đốp ngay:
- Dân đói thì đòi cơm, có gì là xấu? Các quan thì đã có nhiều rượu, thịt rồi...
Vị chánh án lúng túng xua tay:
- Ở đây không được nói láo!
Mọi người cười ồ. Được quần chúng cảm tình, Vịnh càng hăng hái lên, hạch lại quan tòa:
Các ông bắt tôi vì lẽ gì?
Quan tòa càng lúng túng hơn, nói như hét:
Vì chứa sách báo cộng sản.
Vịnh điềm nhiên cãi lại:
Sách báo cộng sản từ nước Pháp sang, như thế thì tòa kết tội cả chính phủ Pháp sao?
Đến nước này thì tòa hết biết nên xét xử ra sao đây, quan đỏ mặt tía tai, đập tay xuống bàn quát:
Im đi! Không được tranh cãi gì nữa. Mấy anh sẽ phải ở tù mục xương ...
Phiên tòa kết thúc. Người ta thấy Nguyễn Vịnh nhếch mép cười ...
4. Tình bạn tù, tình đồng hương, đồng chí thân thiết với nhà thơ Tố Hữu.
Nhà thơ Tố Hữu – tên thật là Nguyễn Kim Thành, người cạnh làng với Nguyễn Vịnh. Tố Hữu cũng giác nghộ cách mạng từ rất sớm và được giao nhiệm vụ tuyên truyền, vận động cách mạng từ lúc còn là thanh niên.
Trong tù, Vịnh bị giam chung xà lim với Thành và nhiều chiến sĩ cộng sản khác như: Trần Văn Trà, Phùng ngọc huệ, Trần Chí Hiền... Thành là người mê thơ phú, thích làm thơ, gặp Vịnh như một kho vốn sống của người nông dân. Vịnh lại thích ngâm ca dao, hò vè, là nguồn vốn văn nghệ dân gian truyền cho Thành biết bao cảm hứng. Phải nói là lúc sống gần Vịnh, Thành đã làm được rất nhiều bài thơ hay.
Có những trưa hè, ve sầu râm ran trên các tầng lá bàng, lá dương liễu xung quanh nhà lao Thừa Phủ. Thành nằm nghe Vịnh hò mái nhì, mái đẩy, hò khoan. Lúc đó chắc Vịnh đang nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ em, nhớ đồng ruộng, mùa gặt:
Rồi mùa tóoc rã rơm khô
Bạn về quê bạn biết nơi mô mà tìm ...
Bạn về quê bạn biết nơi mô mà tìm ...
Trước những giọng hò nhung nhớ đồng quê của Vịnh, đã làm Thành rơi nước mắt. Thành nằm lẩm nhẩm mở đầu một tứ thơ:
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò.
Đâu gió cồn Thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng che mát thửa yên vui
Đâu những ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi
Gì sâu bàng những trưa hiu quạnh.
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi...
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò.
Đâu gió cồn Thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng che mát thửa yên vui
Đâu những ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi
Gì sâu bàng những trưa hiu quạnh.
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi...
Thành đặt tên bài thơ là “Nhớ đồng”. Thành đã đọc cho Vịnh nghe và hỏi Vịnh có cần sửa thêm gì không? Vịnh không nói gì nhưng gật gù cảm động. Hôm sau ra khám lao động khổ sai, Thành đã nhặt lá bàng, dùng kim găm chép đưa tặng Vịnh.
Cũng tại nhà lao này, Thành đã làm nhiều bài thơ hay, trong đó có bài “Khi con tu hú”, sau này được chọn là 1 trong 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX.
Những người bạn tù trong phòng giam này bị kẻ thù liệt vào danh sách những người vô cùng nguy hiểm cho chế độ cai trị của chúng. Sau đó chúng đưa đi đến những nhà lao khắc nghiệt hơn như : Kon Tum, Lao bảo, Buôn Mê Thuột.
5. Dùng kế “Tẩm quất” trói người coi tù để vượt ngục
Từ năm 1939 trở về sau này Pháp đã bắt những người tù cộng sản mà chúng cho là nguy hiểm nhất ở các nhà tù khác đưa hết về nhà đày Buôn Mê Thuột. Ở đây Pháp thâm độc tuyên truyền cho người Rađê căm thù người kinh, nhằm chia rẽ Kinh, Thượng. Chúng mua chuộc, lừa phỉnh người Ra đê để họ tạo thành hàng rào bao quanh nhà tù làm tay sai cho chúng.
Cuộc sống trong tù vẫn lạp đi lặp lại như mọi ngày. Chỉ trừ khi chúa ngục cho phép ra đá bóng và việc của vịnh là hàng ngày cùng hai người bạn tù đẩy xe vào rừng lấy củi. Người lính Ra đê mang theo khẩu súng trường đi áp giải. Muốn trốn được thì phải trói được tên áp giải. Nhưng dễ gì trói được nó vì trong tay nó luôn luôn ôm khẩu súng và sẵn sàng ngoéo cò. Vịnh tính ra một kế, khi đi lấy củi mang theo một chiếc chiếu. Sau khi xe củi được sắp đầy chuẩn bị đẩy về thì Vịnh lấy chiếu trải xuống đất. Từng người một nằm sấp xuống, hai người còn lại tẩm quất cho nhau và cứ thế xoay vòng. Tên áp giải thật thà hỏi Vịnh: “Làm chi rứa” Vịnh giải thích cho nó tiếng Kinh gọi là tẩm quất, đấm bóp cho hết đau lưng , mỏi chân đế đẩy xe cho khỏe.
Mấy ngày liền ba anh em đều làm như vậy. Vịnh hỏi :
- Đơriu (tên người áp giải) muốn tẩm quất không ? nằm xuống mình đấm bóp cho khỏe. Đờ riu vốn vui tính cũng cười cười nằm xuống cho các chàng trai tù đấm bóp. Lúc đầu hắn nhột cười sằng sắn. Nhưng về sau hắn cũng khoái. Khi chất đầy củi hắn lại nhắc:
- Tẩm cho mình trước. Và vui vẻ nằm xuống chiếu. Sự việc đó diễn đi diễn lại nhiều lần, cho đến một ngày Vịnh quyết định trốn thoát. Đó là một ngày thứ bảy. Thường thì thứ bảy và chủ nhật địch hay ăn nhậu, đánh bạc, chơi gái nên canh gác có phần lơi lỏng. Vịnh và mỗi người chuẩn bị sẵn một ít muối, thuốc uống, bông băng. Vào đến rừng mọi người cố chất củi cho mau. Khi củi đã đầy, Đờ riu tự lấy chiếu trải ra và nằm sấp xuống chờ. Vịnh vừa đấm bóp vừa xoa lưng, khi Đơriu khoái chí lim dim mắt, Vịnh liền kéo hai tay Đơriu ra sau, tức thì hài bạn tù chồm lên đè cho Vịnh trói. Đơriu kêu:
- Ơ, làm chơi hay làm thiệt rứa hè? Vịnh cầm khẩu súng của Đơriu tháo quy lát, lấy đạn ra, vừa nói với Đơriu: mình không bắn người Ra đê đâu. Bọn mình ở đây lâu quá rồi, nhớ cái nhà, cái làng. Mình phải trói Đơ riu lại để “ông lớn” không phạt Đơriu. Vịnh vứt đạn vô rừng rồi trả khẩu súng lại bên cạnh Đơ riu. Theo hướng mặt trời, ba người bạn tù chạy thục mạng.
Sau khi trốn tù, Vịnh bắt liên lạc lại với các cơ sở của ta. Kẻ thù đã huy động cả hàng trăm tên mật vụ, tốn rất nhiều công sức lùng sục, rình mò quyết bắt cho được Nguyễn Vịnh. Đến giữa năm 1943, Vịnh lại sa vào tay giặc. Đưa trở lại nhà đày Buôn Mê Thuột chúng giam anh vào phòng biệt giam và tra tấn hết sức dã man nhưng anh kiên quyết không khai một lời nào. Tháng 3/1945, Nhật hất cẳng Pháp. Nhà đày mở rộng cửa cho các tù nhân được tự do.
6. Vịnh nhìn xem Nguyễn Chí Thanh là ai mà chẳng thấy ai đứng dậy.

Ngày 13/8/1945 Hội nghị Tân Trào của Đảng khai mạc. Vịnh và một số đồng chí ở Thừa Thiên được Tố Hữu đón ra dự hội nghi. Được gặp những người nổi tiếng của cách mạng như : Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh và đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc, Vịnh vui mừng khôn xiết. Tại Hội nghị Tân Trào, Vịnh đã báo cáo với Bác tình hình chuẩn bị khởi nghĩa ở miền Nam Trung bộ.
Một bất ngờ khác đến với Vịnh là lúc nghe ban Tổ chức hội nghị công bố danh sách Ban chấp hành Trung ương Đảng. Đến một cái tên của một ủy viên vừa được bầu vào Trung ương là Nguyễn Chí Thanh.. Vịnh nhìn quanh xem Nguyễn chí Thanh là ai mà chẳng thấy ai đứng dậy, thì đồng chí Phạm Văn Đồng nói: “Chính anh. Đó là tên mới của anh. Đứng lên đi”. Vịnh đứng lên trong tiếng vỗ tay rào rạt. Sau này Vịnh mới biết đó là tên mà muốn giữ bí mật, Bác Hồ đã đặt cho anh. (còn tiếp).
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: