Lâu nay, các doanh nghiệp nước ngoài coi đầu tư về con người là một trong những chiến lược hàng đầu mang lại sự thành công, phát triển cho doanh nghiệp. Thấy được hiệu quả đó, hiện nay, một số doanh nghiệp trong nước cũng đã mạnh dạn chọn hướng phát triển này và thực tế, nhiều doanh nghiệp đã thực sự thành công do có nguồn nhân lực giỏi, năng động.
Đầu tư tạo nguồn nhân lực tri thức cao
Với chiến lược phát triển của ngành sữa hiện nay, Công ty Sữa Vinamilk đã xác định yếu tố “con người” sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Xây dựng lực lượng lao động kế thừa gắn bó với công ty trong tương lai, năm 1993, Vinamilk đã ký hợp đồng dài hạn với Trường Đại học Công nghệ sinh học ứng dụng Moscow thuộc Liên bang Nga để gửi con em cán bộ, công nhân viên sang học ở các ngành: công nghệ sữa và các sản phẩm từ sữa; tự động hóa quy trình công nghệ và sản xuất; máy móc thiết bị sản xuất thực phẩm; quản lý trong ngành sữa.
Con em của cán bộ công nhân viên nào vừa đậu đại học hoặc đang học tại các trường đại học chính quy, học lực giỏi, có nhu cầu về làm tại Vinamilk, công ty sẽ đài thọ chi phí đưa các em sang học chuyên ngành sinh vật tại Nga trong thời gian 6 năm. Đến nay, công ty đã hỗ trợ cho hơn 50 em đi học theo diện này.
Không chỉ hỗ trợ con em trong ngành, Vinamilk còn tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học tại TPHCM và đưa đi du học chuyên ngành ở nước ngoài. Nhờ những chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” được thực hiện một cách bài bản, Vinamilk đã đào tạo được đội ngũ kỹ sư chuyên ngành sữa giỏi.
Bà Vũ Thị Bích Nghĩa, phụ trách khâu đào tạo của Công ty Vinamilk cho biết: “Những kỹ sư đã được đào tạo ở nước ngoài về đều phát huy và ứng dụng hiệu quả những kiến thức đã học ở trường. Nhiều bạn trẻ đã trở thành cán bộ nòng cốt ở các nhà máy của công ty và ý thức xây dựng cho sự thành công của công ty rất tốt”. Không chỉ chuẩn bị cho nguồn nhân lực trình độ cao trong tương lai, ngay cả những CB-CN nào có yêu cầu học tập cũng được công ty hỗ trợ 50% học phí.
Hàng năm Công ty May Việt Tiến cũng cử trên 200 công nhân đi học bổ túc văn hóa, 400 lao động đi học nâng cao trình độ quản lý và đưa cán bộ đi học ở nước ngoài.
Với phương châm “Nâng cao trình độ nghiệp vụ để phục vụ công tác quy hoạch lâu dài và duy trì sử dụng nguồn nhân lực kế thừa” trong bối cảnh khó tuyển dụng lao động của ngành bông, Công ty Bông Việt Nam cũng đã hỗ trợ cho người lao động đi học ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ. Từ chỗ năm 1982 công ty chưa hề có lao động có trình độ tiến sĩ, thì đến nay đã có được 15 tiến sĩ. Với người lao động, sau 3 năm làm việc, công ty sẽ cử đi học để có cơ hội thăng tiến, đồng thời giảm được chi phí tuyển dụng của công ty...
Trân trọng chất xám: Lãi mẹ đẻ lãi con
Trong khi rất nhiều công ty may khác lao đao vì tình trạng “bỏ việc, nhảy việc” thì đối với Công ty May Việt Tiến, phương pháp hữu hiệu nhất để tạo sự gắn bó lâu dài của lao động là luôn tạo việc làm thường xuyên, ổn định về thu nhập, hạn chế tăng ca để CN có thời gian nghỉ ngơi, học tập. Ngoài ra, công ty cũng đã thành lập mô hình “Câu lạc bộ cựu sinh viên” trong công ty, thông qua hoạt động hàng quý, công ty tiếp thu những ý kiến đóng góp trên tinh thần xây dựng và giải đáp những yêu cầu của người lao động để duy trì nguồn lao động trên tinh thần đoàn kết xây dựng cho sự phát triển chung”.
Ông Nguyễn Ngọc Tân, Trưởng phòng Tổ chức hành chính Công ty Bông VN, cho biết: “Đối với ngành bông, hầu hết chi nhánh đều tập trung ở những vùng xa như: Đắc Lắc, Phan Thiết, Gia Lai, Hà Nội... Do đó, tuyển được lao động giỏi rất khó vì hầu hết họ không muốn đi xa. Giải quyết tình trạng này, nhiều năm nay công ty đã sử dụng chiến lược điều động, luân chuyển cán bộ, công nhân viên từ cơ sở lên thông qua hình thức tuyển trực tiếp lao động từ địa phương và tạo điều kiện cho họ đi học để có cơ hội thăng tiến”.
Chương trình khảo sát sản phẩm chủ lực công nghiệp tại Công ty Sữa Vinamilk cho thấy, tổng giá trị sản phẩm hằng năm mà bình quân một lao động của Vinamilk làm ra khoảng 173 triệu đồng, tương đương với sức lao động của một kỹ sư phần mềm.
Doanh thu của Công ty Bông VN hàng năm cũng tăng thấy rõ, năm 2002 đạt 250 tỷ đồng, năm 2003 dự kiến là 300 tỷ. Công ty May Việt Tiến cũng lớn mạnh và trở thành thương hiệu “sơ mi” hàng đầu của VN. Những thành quả đó chính là nhờ từ chiến lược đúng đắn về con người đã thể hiện rõ ràng nơi những công ty biết trân trọng “chất xám” của người lao động.
Theo SGGP
Đầu tư tạo nguồn nhân lực tri thức cao
Với chiến lược phát triển của ngành sữa hiện nay, Công ty Sữa Vinamilk đã xác định yếu tố “con người” sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Xây dựng lực lượng lao động kế thừa gắn bó với công ty trong tương lai, năm 1993, Vinamilk đã ký hợp đồng dài hạn với Trường Đại học Công nghệ sinh học ứng dụng Moscow thuộc Liên bang Nga để gửi con em cán bộ, công nhân viên sang học ở các ngành: công nghệ sữa và các sản phẩm từ sữa; tự động hóa quy trình công nghệ và sản xuất; máy móc thiết bị sản xuất thực phẩm; quản lý trong ngành sữa.
Con em của cán bộ công nhân viên nào vừa đậu đại học hoặc đang học tại các trường đại học chính quy, học lực giỏi, có nhu cầu về làm tại Vinamilk, công ty sẽ đài thọ chi phí đưa các em sang học chuyên ngành sinh vật tại Nga trong thời gian 6 năm. Đến nay, công ty đã hỗ trợ cho hơn 50 em đi học theo diện này.
Không chỉ hỗ trợ con em trong ngành, Vinamilk còn tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học tại TPHCM và đưa đi du học chuyên ngành ở nước ngoài. Nhờ những chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” được thực hiện một cách bài bản, Vinamilk đã đào tạo được đội ngũ kỹ sư chuyên ngành sữa giỏi.
Bà Vũ Thị Bích Nghĩa, phụ trách khâu đào tạo của Công ty Vinamilk cho biết: “Những kỹ sư đã được đào tạo ở nước ngoài về đều phát huy và ứng dụng hiệu quả những kiến thức đã học ở trường. Nhiều bạn trẻ đã trở thành cán bộ nòng cốt ở các nhà máy của công ty và ý thức xây dựng cho sự thành công của công ty rất tốt”. Không chỉ chuẩn bị cho nguồn nhân lực trình độ cao trong tương lai, ngay cả những CB-CN nào có yêu cầu học tập cũng được công ty hỗ trợ 50% học phí.
Hàng năm Công ty May Việt Tiến cũng cử trên 200 công nhân đi học bổ túc văn hóa, 400 lao động đi học nâng cao trình độ quản lý và đưa cán bộ đi học ở nước ngoài.
Với phương châm “Nâng cao trình độ nghiệp vụ để phục vụ công tác quy hoạch lâu dài và duy trì sử dụng nguồn nhân lực kế thừa” trong bối cảnh khó tuyển dụng lao động của ngành bông, Công ty Bông Việt Nam cũng đã hỗ trợ cho người lao động đi học ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ. Từ chỗ năm 1982 công ty chưa hề có lao động có trình độ tiến sĩ, thì đến nay đã có được 15 tiến sĩ. Với người lao động, sau 3 năm làm việc, công ty sẽ cử đi học để có cơ hội thăng tiến, đồng thời giảm được chi phí tuyển dụng của công ty...
Trân trọng chất xám: Lãi mẹ đẻ lãi con
Trong khi rất nhiều công ty may khác lao đao vì tình trạng “bỏ việc, nhảy việc” thì đối với Công ty May Việt Tiến, phương pháp hữu hiệu nhất để tạo sự gắn bó lâu dài của lao động là luôn tạo việc làm thường xuyên, ổn định về thu nhập, hạn chế tăng ca để CN có thời gian nghỉ ngơi, học tập. Ngoài ra, công ty cũng đã thành lập mô hình “Câu lạc bộ cựu sinh viên” trong công ty, thông qua hoạt động hàng quý, công ty tiếp thu những ý kiến đóng góp trên tinh thần xây dựng và giải đáp những yêu cầu của người lao động để duy trì nguồn lao động trên tinh thần đoàn kết xây dựng cho sự phát triển chung”.
Ông Nguyễn Ngọc Tân, Trưởng phòng Tổ chức hành chính Công ty Bông VN, cho biết: “Đối với ngành bông, hầu hết chi nhánh đều tập trung ở những vùng xa như: Đắc Lắc, Phan Thiết, Gia Lai, Hà Nội... Do đó, tuyển được lao động giỏi rất khó vì hầu hết họ không muốn đi xa. Giải quyết tình trạng này, nhiều năm nay công ty đã sử dụng chiến lược điều động, luân chuyển cán bộ, công nhân viên từ cơ sở lên thông qua hình thức tuyển trực tiếp lao động từ địa phương và tạo điều kiện cho họ đi học để có cơ hội thăng tiến”.
Chương trình khảo sát sản phẩm chủ lực công nghiệp tại Công ty Sữa Vinamilk cho thấy, tổng giá trị sản phẩm hằng năm mà bình quân một lao động của Vinamilk làm ra khoảng 173 triệu đồng, tương đương với sức lao động của một kỹ sư phần mềm.
Doanh thu của Công ty Bông VN hàng năm cũng tăng thấy rõ, năm 2002 đạt 250 tỷ đồng, năm 2003 dự kiến là 300 tỷ. Công ty May Việt Tiến cũng lớn mạnh và trở thành thương hiệu “sơ mi” hàng đầu của VN. Những thành quả đó chính là nhờ từ chiến lược đúng đắn về con người đã thể hiện rõ ràng nơi những công ty biết trân trọng “chất xám” của người lao động.
Theo SGGP