Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Văn chương, cũng như các loại hình nghệ thuật khác, không phải là của cải vật chất của xã hội, cũng không phải là một lực lượng trực tiếp trực tiếp sản sinh ra một giá trị vật chất nào cho đời sống xã hội. Nhưng chúng ta sẽ không hình dung nổi một xã hội mà ở đó không có sự tồn tại của văn chương nghệ thuật.. Chỉ bởi, văn chương nghệ thuật chiếm giữ một vai trò cực kỳ to lớn trong đời sống tinh thần của con người. Ðể tồn tại và phát triển, con người không chỉ cần "ăn ở" mà còn cần cả "múa hát". Ý thức được vai trò, giá trị của văn nghệ trong đời sống của mình, con người từ xa xưa đã muốn tìm hiểu để nắm được bản chất, quy luật, đặc trưng đặc điểm của văn nghệ hầu làm chủ nó, thúc đẩy nó phát triển.
Tìm hiểu nguồn gốc của văn nghệ là tìm hiểu tác nhân chủ yếu đầu tiên nào đã làm cho văn nghệ này sinh và phát triển. Tức là xác định khởi điểm những mâu chuẩn đối lập nội tại và ngoại tại nào làm cho văn nghệ này sinh và phát triển.
Từ hàng nghìn năm nay, loài người đã có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc văn nghệ. Nhưng tựu trung, đều có thể quy về hai loại quan điểm: quan điểm duy tâm và quan điểm duy vật về nguồn gốc văn nghệ.
1. Những quan niệm duy tâm, sai lầm về nguồn gốc nghệ thuật.
a. Quan niệm tôn giáo về nguồn gốc nghệ thuật.
Các quan niệm tôn giáo về nguồn gốc nghệ thuật rất đa dạng nhưng đều thống nhất ở một điểm là cho rằng : cái đã làm cho văn nghệ nảy sinh là một lực lượng siêu nhiên, thần kỳ ngoài đời sống con người.
- Quan niệm thần thoại
Thần thoại Phương Ðông (Ấn Ðộ, Trung Quốc…) Thần thoại Phương Tây (Hy Lạp…) đều giải thích nguồn gốc thơ ca là do các vị thần nhà trời tạo ra. Từ quan niệm các thần trên thiên đình tạo ra nghệ thuật đã đưa đến quan niệm khá phổ biến trong sáng tác là "thần hứng" , được nhiều người tán đồng. Theo quan niệm này thì các nghệ sĩ bỗng dưng cảm xúc trào dâng đã sáng tác được những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Ấy chính là lúc "thần hứng" đã nhập vào người họ, "nàng thơ" đã đến với họ. Chứng cớ là có nhiều tác phẩm nghệ thuật tuyệt diệu ra đời trong những giấc mơ như các bản nhạc của Tác - ti - ni, của Sô - panh …
- Thuyết ma thuật
Một quan niệm có tính chất tôn giáo nữa là thuyết ma thuật. Ma thuật là một hình thức của tôn giáo nguyên thủy. Ma thuật là những nghi lễ nhằm tác động hư ảo vào tự nhiên khi con người bất lực trước tự nhiên. Người nguyên thủy gán cho các hiện tượng tự nhiên khó hiểu ma lực. Họ thường hay cầu nguyện, tế lễ, ca hát, nhảy múa để cầu mong sự phù hộ của lực lượng siêu phàm nào đó. Chẳng hạn, người nguyên thủy cho rằng nhật thực là điềm báo tai họa, vì vậy, phải nổi trống, chiêng lên để xua đuổi ác quỷ. Ðể cầu mong thần linh và tạ ơn thần linh giúp đỡ trước và sau lúc săn bắt, họ có lễ cầu nguyện tế các thần. Tục đeo móng vuốt, răng, da của các loài thú dữ là để làm bùa hộ mệnh. Một số học giả cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là Reinach ở Pháp và Nga, đã căn cứ vào nghi tiết phù chú của ma thuật nguyên thủy để cho rằng nghệ thuật ra đời từ ma thuật.
Như đã nói, sai lầm cơ bản của quan niệm tôn giáo về nguồn gốc nghệ thuật là ở chỗ cho rằng nghệ thuật nảy sinh do yếu tố siêu nhiên cách xa đời sống con người.
Việc các nhà nghệ thuật và khoa học sản sinh ra được những tác phẩm, những công trình xuất sắc từ giấc mơ là có thật. Nhưng đó không phải do ma lực mà chính là do năng lực của chính người sáng tác. Khoa học đã chứng minh rằng, trong khi ngủ một vùng nào đó của bộ óc các nhà nghệ sĩ và khoa học vẫn hoạt động.
Ma thuật nguyên thủy là có thật. Người nguyên thủy do chưa làm chủ được tự nhiên và bản thân mình trên thực tế, nên đã phải làm chủ nó, chiến thắng nó bằng ảo tưởng. Thế giới quan thần linh chủ nghĩa đã chi phối mạnh mẽ đời sống người nguyên thủy. Thế giới quan thần linh chủ nghĩa là sự phản ánh hư ảo trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài thống trị họ, trong sự phản ánh đó những lực lượng trần thế mang hình thức các lực lượng siêu phàm. Ðiều đó đã phản ánh tình trạng bất lực của con người trước các lực lượng khủng khiếp và bí ẩn của tự nhiên.
Như vậy, tôn giáo ra đời là do con người khiếp nhược trước tự nhiên. Còn nghệ thuật, như mọi người đều biết là phương tiện khẳng định cuộc sống. Nghệ thuật đưa lại cho con người những cảm xúc trái ngược với tôn giáo. Hơn nữa, cần phải thấy rằng tôn giáo thời nguyên thủy khác xa với tôn giáo trong xã hội có giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, tôn giáo bị lợi dụng làm phương tiện ru ngủ và áp bức quần chúng. Thời nguyên thủy, đằng trong bộ áo duy tâm ấy là cả hạt nhân thực tiễn: vì cuộc sống thực sự của chính người nguyên thủy. Cầu nguyện tế lễ là mong cho các cuộc săn bắt đạt được kết quả hơn ; Ðeo móng vuốt hổ, gấu là để mong có sức mạnh như chúng, là chiến tích; xâm mình là để ngụy trang.
b. Quan niệm bản năng về nguồn gốc nghệ thuật.
- Thuyết bản năng du hí.
Ðây là thuyết duy tâm về nguồn gốc nghệ thuật thịnh hành và có ảnh hưởng nhất ở Tây Âu. Kant (1724 - 1801), nhà triết học duy tâm chủ quan Ðức, cho rằng tác phẩm nghệ thuật là một cứu cánh nội tại, không có mục đích ý nghĩa nào ngoài bản thân nó, nghệ thuật là một trò chơi không vụ lợi. Schiller (1759 - 1805), nhà văn Ðức, cũng cho rằng đặc trưng của cảm thụ thẩm mĩ là xu hướng tự do vui vẻ. Yếu tố kích thích thứ nhứt và quyết định của sáng tác nghệ thuật là xu hướng du hí bẩm sinh của con người. Spencer (1820 - 1903), nhà triết học và xã hội học Anh, bổ sung vào học thuyết của Schiller lí luận về sự phát tiết của sinh lực thừa. Theo ông, ở động vật bậc cao và ở con người, sinh lực rất dồi dào, nó không thể tiêu hao hết cho nhu cầu sinh tồn, phần dư thừa phải phát tiết ra ngoài. Con hổ vồ mồi, con mèo chạy vờn theo cuộn len, con mèo vờn chuột… là những hình thức của sự tiêu hao sinh lực thừa. Những cái đó là vô mục đích. Nghệ thuật ở mức độ cao hơn, nhưng xét nguồn gốc thì thực chất cũng là một thứ trò chơi vô mục đích, là sự phát tiết sinh lực thừa.
Một số học giả duy vật dung tục lại dựa trên một số nhận xét của Darwin (1809 - 1882), nhà bác học sinh vật Anh về bản năng tự làm đẹp của động vật để đề ra thuyết bản năng mỉ cảm ở con người. Bản năng mỉ cảm ở con người vốn là bản năng bẩm sinh, bản năng sinh vật chứ không phải là ý thức xã hội.
Như vậy, tóm lại là, các ý kiến của Kant, Schiller, Spencer là để sống, con người cần lao động. Nhưng lao động là ách đè nặng lên con người. Con người chỉ có niềm vui khi thoát khỏi lao động, sống trong vui chơi. Nghệ thuật là một loại hoạt động vui chơi. Nghệ thuật làm cho người ta thoát khỏi mọi ràng buộc của đời sống.
Cách lí giải của những người theo thuyết bản năng du hí trên đây có những yếu tố khả dĩ chấp nhận được. Ví dụ: Yếu tố vui chơi là một đặc trưng quan trọng của văn nghệ. Nhưng nếu xem vui chơi là mục đích là "cứu cánh" thì lại không đúng. Ðiều đó sẽ tạo nên sự đối lập giữa văn nghệ và lao động. Cũng tức là đối lập văn nghệ với con người và xã hội loài người. Thuyết bản năng mĩ cảm đã vô hình trung hạ thấp con người xuống hàng con vật. Con người khác con vật ở chỗ là có ý thức. Theo cứ liệu của khảo cổ học, dân tộc học, thì ý kiến mĩ cảm là bản năng bẩm sinh của con người, lại càng không có chỗ đứng. Con người với công cụ bằng đã đã xuất hiện cách đây 2 triệu rưỡi năm. Nhưng các hiện tượng nghệ thuật nguyên thủy xuất hiện cách đây dưới 4 vạn năm, còn những hiện tượng nghệ thuật đích thực xuất hiện cách đây dưới 18.000 năm. Ðiều đó có nghĩa là nghệ thuật chẳng những không xuất hiện đồng thời với con người mà còn xuất hiện cách xa hàng triệu năm so với sự xuất hiện con người. Nếu là bản năng bẩm sinh thì con người và nghệ thuật đã xuất hiện cùng một lúc.
- Thuyết bản năng bắt chước.
Thuyết này do các nhà bác học cổ đại đề xướng. Démocrite (460 - 370 trước CN), nhà triết học duy vật cổ đại Hy Lạp cho rằng con người bắt chước tiếng chim hót để làm ra tiếng hát, bắt chước ong xây tổ để làm ra nhà cửa. Aristote (384 - 322 trước CN) cũng là nhà triết học duy vật Hy Lạp, cho rằng bắt chước đem lại nhận thức và niềm vui. Ông cho rằng, có 2 nguyên nhân là nguồn gốc thơ ca. Một là thiên tính bắt chước của nhân loại, hai là thiên tính hiểu biết của nhân loại. Ông khẳng định : "nghệ thuật là sự bắt chước tự nhiên". Sau này, người ta xuyên tạc ý kiến của Aristote, chủ trương văn nghệ bắt chước máy móc, lệ thuộc vào bề mặt sự vật, rồi từ đó đi đến giải thích nguồn gốc nghệ thuật là sự bắt chước có tính chất bản năng của con người.
Thuyết "bắt chước" của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã chỉ ra được nguyên nhân khách quan của nhận thức, sáng tạo nghệ thuật. Nhưng đã xem nhẹ tính tích cực sáng tạo của nghệ sĩ. Nghĩa là chưa thấy nguyên nhân chủ quan. Còn những người sau này xem văn nghệ là sự bắt chước giản đơn các hiện tượng tự nhiên thì họ đã hạ thấp nhận thức và sáng tạo nghệ thuật ở con người xuống hàng bản năng sinh vật.
Mĩ học tư sản hiện đại cũng đề xướng nhiều học thuyết khác nhau về nguồn gốc nghệ thuật. Chẳng hạn, thuyết bản năng tính dục. Thuyết này do bác sĩ tâm thần người Ðức là Freud (1856 - 1939) đề xướng. Ông cho rằng sự ẩn ức về tính dục đến mức nào đó sẽ thăng hoa thành động lực sáng tạo nghệ thuật ở nghệ sĩ.
2. Lao động là nguồn gốc của văn nghệ.
Ðiều hiển nhiên mọi người đều nhận thấy là con người trực tiếp làm ra nghệ thuật. Cho nên tìm hiểu nguồn gốc nghệ thuật sẽ là tìm hiểu nguyên nhân nào kích thích con người làm ra nghệ thuật. Do đó, việc truy tìm nguồn gốc nghệ thuật khiến chúng ta đi cùng đường với việc truy tìm nguồn gốc loài người.
Truy tìm nguồn gốc nghệ thuật là một việc làm hết sức khó khăn. Bởi vì nguồn gốc nghệ thuật là chuyện đã lùi quá xa xăm vào dĩ vãng. Phương pháp của chúng ta là căn cứ vào cứ liệu của dân tộc học, khảo cổ học, kết hợp với phép phân tích biện chứng Mác - xít.
a. Lao động sáng tạo ra con người như là chủ thể của thế giới.
Con người trong thời kỳ mông muội xa xưa nhất chỉ là con vật, một bộ phận của tự nhiên. Nhưng để cạnh tranh sinh tồn với tự nhiên con người đã tác động vào tự nhiên để cải tạo nó. Trong quá trình đó, con người đồng thời tự cải tạo mình. Trong Tư bản, Mác viết: "Lao động trước tiên là hành động diễn ra giữa người với tự nhiên. Trong hành động đó, bản thân con người đóng vai trò một lực lượng tự nhiên đối với tự nhiên. Con người vận dụng những lực lượng sẵn có trong thân thể, cánh tay và chân, đầu và bàn tay để chiếm hữu vật chất, bằng cách sáng tạo cho những vật đó một hình thái có ích cho đời sống của mình. Do sự vận động đó, con người tác động vào tự nhiên bên ngoài và thay đổi tự nhiên , đồng thời cũng thay đổi bản tính của chính mình và phát triển những năng lực tiềm tàng trong bản thân mình. Như thế, từ chỗ là một lực lượng của tự nhiên con người đã trở thành chủ thể của tự nhiên; từ chỗ phải cải tạo tự nhiên con người đã đi đến chỗ tự cải tạo mình. Chính lao động đã làm nên con người và xã hội loài người.
b.Lao động sáng tạo ra con người như là chủ thể thẩm mĩ.
Nhưng vậy thì, lao động có liên quan gì đến việc làm ra nghệ thuật của con người? Quá trình lao động sáng tạo ra con người là một quá trình diễn ra từ từ và rất lâu dài, hàng chục triệu năm: từ chỗ con vượn đến, vượn người, đến người vượn, đến con người bầy đàn, đến con người xã hội. Quá trình đó, con người phát triển và hoàn thiện, không chỉ kỉ năng lao động - khả năng to lớn tác động vào tự nhiên để kiếm sống mà còn khả năng đáng giá tự nhiên về cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp cho tự nhiên - tức là khả năng làm chủ thế giới về mặt thẩm mĩ.
Chính lao động làm cho các "khí quan" của con người phát triển và hoàn thiện, tư duy và ngôn ngữ hình thành, từ đó, tạo tiền đề cho cho văn nghệ ra đời. Ðể làm ra văn nghệ con người còn có bàn tay kì diệu.
- Lao động đã làm ra bàn tay nghệ sĩ của con ngườiù.
Ăngghen viết: "Bàn tay không những là khí quan dùng để lao động mà còn là sản phẩm của lao động nữa. Chỉ nhờ có lao động, nhờ thích ứng với động tác ngày càng mới, nhờ sự di truyền của sự phát triển đặc biệt đã đạt được bằng cách đó của các bắp thịt, của các gân cốt, sau những khoảng thời gian dài hơn, của cả xương nữa, và cuối cùng nhờ tinh luyện thừa hưởng được của các thế hệ trước mà áp dụng nhiều lần liên tục vào những động tác ngày càng mới, ngày càng phức tạp hơn, chỉ nhờ có thế, bàn tay con người mới đạt được trình độ hoàn thiện rất cao đó, khiến nó có thể, như một sức mạnh thần kỳ, sáng tạo ra các bức tranh của Rafael, các pho tượng của Thorwaldsen, và các điệu nhạc của Paganini". Bàn tay nghệ sĩ thoát thai từ bàn tay lao động là như vậy.
- Lao động sáng tạo ra bộ óc và các giác quan ngệ sĩ của con người.
Ðể làm ra nghệ thuật, không chỉ có bàn tay mà cần phải có bộ óc và các giác quan. Chính lao động đã làm cho bộ óc con người phát triển, ngôn ngữ phát triển, các giác quan ngày một tinh tế. Aêngghen nói: "Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu, đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn người, làm cho bộ óc dần dần chuyển thành bộ óc người (…) khi bộ óc phát triển, thì các công cụ trực tiếp của bộ óc, tức là các giác quan cũng song song phát triển theo (…) Bộ óc và các giác quan phụ thuộc bộ óc càng phát triển lên, ý thức càng sáng suốt hơn, năng lực trừu tượng hóa và năng lực suy lí càng phát triển hơn, tất cả những cái đó tác động trở lại lao động và ngôn ngữ, đã không ngừng thúc đẩy lao động và ngôn ngữ không ngừng phát triển thêm (…) Nhờ hoạt động phối hợp của bàn tay, của các khí quan phát âm và bộ óc, chẳng những ở mọi cá nhân mà ở cả trong xã hội nữa, loài người đã có đủ khả năng hoàn thành những công việc ngày càng phức tạp hơn".
Rõ ràng là, cùng với việc sáng tạo ra bàn tay kì diệu, lao động đã sáng tạo ra bộ óc kì diệu cùng các giác quan, tức là sáng tạo ra năng lực cảm giác của con người và thế giới tâm hồn con người. Mác viết :
"Chỉ nhờ sự phong phú của sinh thể người được mở ra trong thế giới vật chất thì mới phát triển , và phần nào, phần đầu tiên mới nảy sinh ra sự phong phú của con người về mặt cảm tính chủ quan: cái tai biết nghe nhạc, con mắt cảm thấy được vẻ đẹp của hình thức, nói tóm lại, làø những giác quan có khả năng hưởng thụ theo kiểu người và tự khẳng định mình như là những sức mạnh bản chất của con người. Bởi vì, không chỉ năm giác quan bên ngoài, mà cả giác quan được gọi là giác quan tinh thần, giác quan thực tiễn (ý chí, tình yêu …) tóm lại là giác quan con người, tính người của giác quan đã xuất hiện nhờ sự có mặt của một đối tượng phù hợp, có một tự nhiên đã được người hóa".
Như vậy giác quan của con người đã không chỉ là giác quan người lao động mà còn là giác quan nghệ sĩ.
c. Lao động sáng tạo ra những giá trị thẩm mĩ
Lao động không chỉ sáng tạo ra chủ thể thẩm mĩ mà còn trực tiếp sáng tạo ra những giá trị thẩm mĩ, hiện tượng thẩm mĩ. Con người đầu tiên không phân biệt được cái đẹp và cái có ích. Chỉ dần dần về sau cái đẹp mới được tách ra. Plékhanov (1856 - 1918) đã nói: "Lao động có trước nghệ thuật, nói chung, con người trước hết xuất phát từ quan điểm cái có ích để quan sát sự vật và hiện tượng rồi sau mới đứng trên quan điểm thẩm mĩ để nhìn nhận chúng".
Plékhanov đã đưa ra một ví dụ: "Những bộ lạc da đỏ miền Tây Bắc Mĩ ưa chuộng nhất là trang sức bằng vuốt gấu xám là kẻ thù hung dữ nhứt của họ","thoạt đầu những thứ ấy được đeo với nghĩa tượng trưng cho lòng dũng cảm, sự nhanh khéo và sức mạnh, Và chỉ sau đó, và chính chúng tượng trưng cho lòng dũng cảm sự nhanh khéo và sức mạnh mà chúng bắt đầu khêu gợi mĩ cảm và trở thành đồ trang sức".
Lao động đã làm nảy sinh những yếu tố thiết yếu của nghệ thuật:
- Lao động và hình tượng nghệ thuật. Giác quan là những khí quan của bộ óc. Khi chúng phát triển phong phú và tinh tế thì cũng có ý nghĩa là năng lực suy lí, trừu tượng hóa và hình tượng hóa của bộ óc phát triển tinh tế và phong phú. Trí tưởng tượng phong phú, bay bổng của bộ óc đã khiến cho những hình tượng nghệ thuật nguyên thủy ra đời. Gorky đã nói: "Ngay từ thời tối cổ, con người đã mơ ước có thể bay lên không trung như ta có thể thấy qua chuyện Phaêtôn, truyện Ðê - đan và con trai là Icaro, cũng như chuyện Tấm thảm biết bay. Họ mơ ước tìm cách di chuyển nhanh hơn trên mặt đất - truyện cổ tích về Ðôi hài vạn dặm- họ thuần phục giống ngựa, ý muốn di chuyển trên sông nhanh hơn nhờ dòng nước đã đưa đến sự phát minh ra mái chèo và buồm, ý muốn giết kẻ thù hay săn thú từ xa là nguyên do phát sinh ra cung nỏ. Họ mơ tưởng có thể dệt xong trong một đêm một số vải vóc thật lớn, xây xong một đêm một ngôi nhà thật tốt, hay thậm chí cả một tòa lâu đài, tức là một chỗ ở kiên cố có thể chống chọi với kẻ thù, họ sáng tạo ra xa quay sợi, một trong những công cụ cổ xưa nhất, sáng tạo ra khung cửi dệt bằng tay và sáng tạo ra chuyện cổ tích nàng Va xi li xa khôn ngoan tuyệt trần…".
- Lao động và ngôn ngữ: Ngôn ngữ ra đời do nhu cầu trao đổi tư tưởng, tình cảm trong quá trình lao động. Mác viết: "Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ". Do muốn tổ chức tốt lao động, con người cần có tín hiệu để trao đổi tư tưởng, để thông tin cho nhau. Maiakovsky đã hình dung: "Cứ một động tác tay hay chân của đoàn người lao động đều kèm theo những âm thanh không rõ ràng, do đoàn người nhất trí phát ra". Không có sự phối hợp âm thanh thì không thể tiến hành lao động chung được. Ngôn từ yếu tố thứ nhất của văn chương, đầu tiên như là một bộ phận của sản xuất thực tế, đã ra đời như thế.
- Lao động và tiết tấu: Lao động cũng đã khám phá ra giá trị thẩm mĩ của tiết tấu. Lúc đầu cảm giác về tiết tấu mang tính chất sinh lí và tâm lí. Nghĩa là một hoạt động tự nhiên, nhưng lao động đã làm cho cảm giác tiết tấu mang tính chất xã hội. Bucher lập luận: "Lao động mà có tiết tấu thì đời mệt mỏi, nhất là khi lao động tập thể, động tác có tiết tấu càng có hiệu lực". Tiết tấu đã được con người sử dụng như là phương tiện để tổ chức động tác, thống nhất ý chí, hành động, tình cảm… làm giảm cường độ lao động, tăng hiệu quả. Tiết tấu còn làm người ta say sưa lao động. Bước phát hiện ra cảm xúc tiết tấu là bước quan trọng để từ đó con người sáng tạo ra tiết tấu trong nghệ thuật.
- Lao động và vũ thuật. Người nguyên thủy khống chế tự nhiên bằng 2 cách: hoặc bằng thực tế, hoặc bằng ảo tưởng. Vũ thuật là kỹ thuật ảo tưởng của người nguyên thủy - cách tác động vào tự nhiên một cách hư ảo. Kết quả là qua vũ thuật con người đã sáng tạo ra những điệu múa. Về sau, ý thức tôn giáo phai nhạt đi, nghệ thuật biểu diễn với tư cách là phương tiện biểu hiện tình cảm phát triển.
d. Nghệ thuật khẳng định mình bằng tác động trở lại lao động.
Nghệ thuật nảy sinh không phải một sớm một chiều và cũng không phải là sản phẩm thụ động của lao động. Quá trình nghệ thuật hình thành là quá trình nó tự khẳng định mình bằng tác động trở lại lao động và thông qua lao động mà tác động trực tiếp vào đời sống xã hội. Những cái đẹp như: hài hòa, cân đối, êm tai, đẹp mắt của các sự vật rõ ràng là có tác dụng tăng hiệu quả lao động. Con người lúc đầu còn sống đơn độc hoặc bầy đàn, chứ chưa thành xã hội. Nhưng để chống chọi với tự nhiên, để làm chủ tự nhiên con người cần tập hợp nhau thành xã hội. Chính nghệ thuật có vai trò không nhỏ trong việc thống nhất loài người lại với nhau thành xã hội (thống nhất hành động, thống nhất tư tưởng). Chẳng hạn: mỗi khi săn bắt được con thú, người ta tụ tập nhau lại, đốt lửa lên, nướng con thú, mổ thịt chia nhau rồi nhảy múa ca hát chung quanh đống lửa để ăn mừng thắng lợi. Ðồng thời, qua đó họ hiểu nhau hơn, qua đó mà truyền đạt kinh nghiệm cho nhau, động viên nhau. Nghệ thuật đã tham gia vào nhu cầu thống nhất xã hội, giữ gìn lưu truền hoạt động đời sống xã hội, nhu cầu tự điều chỉnh xã hội. Ngược lại, những nhu cầu này lại thúc đẩy nghệ thuật phát triển.
Tóm lại, không phải bản năng, không phải lực lượng siêu nhiên thần kỳ, cũng không phải là hoạt động cá nhân trực quan tự biểu hiện mà chính là quá trình lao động xã hội lâu dài đã sáng tạo ra khả năng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật ở con người. Nhu cầu tất yếu của xã hội hình thành dưới tác dụng của lao động sáng tạo ra nghệ thuật. Ngay từ đầu, văn nghệ chưa bao giờ là sản phẩm tự nhiên của bản năng hay của hoạt động cá nhân riêng lẻ mà bao giờ cũng là hoạt động xã hội, có tính chất xã hội, luôn luôn gắn với lao động xã hội.
NGUỒN GỐC CỦA VĂN NGHỆ
Tìm hiểu nguồn gốc của văn nghệ là tìm hiểu tác nhân chủ yếu đầu tiên nào đã làm cho văn nghệ này sinh và phát triển. Tức là xác định khởi điểm những mâu chuẩn đối lập nội tại và ngoại tại nào làm cho văn nghệ này sinh và phát triển.
Từ hàng nghìn năm nay, loài người đã có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc văn nghệ. Nhưng tựu trung, đều có thể quy về hai loại quan điểm: quan điểm duy tâm và quan điểm duy vật về nguồn gốc văn nghệ.
1. Những quan niệm duy tâm, sai lầm về nguồn gốc nghệ thuật.
a. Quan niệm tôn giáo về nguồn gốc nghệ thuật.
Các quan niệm tôn giáo về nguồn gốc nghệ thuật rất đa dạng nhưng đều thống nhất ở một điểm là cho rằng : cái đã làm cho văn nghệ nảy sinh là một lực lượng siêu nhiên, thần kỳ ngoài đời sống con người.
- Quan niệm thần thoại
Thần thoại Phương Ðông (Ấn Ðộ, Trung Quốc…) Thần thoại Phương Tây (Hy Lạp…) đều giải thích nguồn gốc thơ ca là do các vị thần nhà trời tạo ra. Từ quan niệm các thần trên thiên đình tạo ra nghệ thuật đã đưa đến quan niệm khá phổ biến trong sáng tác là "thần hứng" , được nhiều người tán đồng. Theo quan niệm này thì các nghệ sĩ bỗng dưng cảm xúc trào dâng đã sáng tác được những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Ấy chính là lúc "thần hứng" đã nhập vào người họ, "nàng thơ" đã đến với họ. Chứng cớ là có nhiều tác phẩm nghệ thuật tuyệt diệu ra đời trong những giấc mơ như các bản nhạc của Tác - ti - ni, của Sô - panh …
- Thuyết ma thuật
Một quan niệm có tính chất tôn giáo nữa là thuyết ma thuật. Ma thuật là một hình thức của tôn giáo nguyên thủy. Ma thuật là những nghi lễ nhằm tác động hư ảo vào tự nhiên khi con người bất lực trước tự nhiên. Người nguyên thủy gán cho các hiện tượng tự nhiên khó hiểu ma lực. Họ thường hay cầu nguyện, tế lễ, ca hát, nhảy múa để cầu mong sự phù hộ của lực lượng siêu phàm nào đó. Chẳng hạn, người nguyên thủy cho rằng nhật thực là điềm báo tai họa, vì vậy, phải nổi trống, chiêng lên để xua đuổi ác quỷ. Ðể cầu mong thần linh và tạ ơn thần linh giúp đỡ trước và sau lúc săn bắt, họ có lễ cầu nguyện tế các thần. Tục đeo móng vuốt, răng, da của các loài thú dữ là để làm bùa hộ mệnh. Một số học giả cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là Reinach ở Pháp và Nga, đã căn cứ vào nghi tiết phù chú của ma thuật nguyên thủy để cho rằng nghệ thuật ra đời từ ma thuật.
Như đã nói, sai lầm cơ bản của quan niệm tôn giáo về nguồn gốc nghệ thuật là ở chỗ cho rằng nghệ thuật nảy sinh do yếu tố siêu nhiên cách xa đời sống con người.
Việc các nhà nghệ thuật và khoa học sản sinh ra được những tác phẩm, những công trình xuất sắc từ giấc mơ là có thật. Nhưng đó không phải do ma lực mà chính là do năng lực của chính người sáng tác. Khoa học đã chứng minh rằng, trong khi ngủ một vùng nào đó của bộ óc các nhà nghệ sĩ và khoa học vẫn hoạt động.
Ma thuật nguyên thủy là có thật. Người nguyên thủy do chưa làm chủ được tự nhiên và bản thân mình trên thực tế, nên đã phải làm chủ nó, chiến thắng nó bằng ảo tưởng. Thế giới quan thần linh chủ nghĩa đã chi phối mạnh mẽ đời sống người nguyên thủy. Thế giới quan thần linh chủ nghĩa là sự phản ánh hư ảo trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài thống trị họ, trong sự phản ánh đó những lực lượng trần thế mang hình thức các lực lượng siêu phàm. Ðiều đó đã phản ánh tình trạng bất lực của con người trước các lực lượng khủng khiếp và bí ẩn của tự nhiên.
Như vậy, tôn giáo ra đời là do con người khiếp nhược trước tự nhiên. Còn nghệ thuật, như mọi người đều biết là phương tiện khẳng định cuộc sống. Nghệ thuật đưa lại cho con người những cảm xúc trái ngược với tôn giáo. Hơn nữa, cần phải thấy rằng tôn giáo thời nguyên thủy khác xa với tôn giáo trong xã hội có giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, tôn giáo bị lợi dụng làm phương tiện ru ngủ và áp bức quần chúng. Thời nguyên thủy, đằng trong bộ áo duy tâm ấy là cả hạt nhân thực tiễn: vì cuộc sống thực sự của chính người nguyên thủy. Cầu nguyện tế lễ là mong cho các cuộc săn bắt đạt được kết quả hơn ; Ðeo móng vuốt hổ, gấu là để mong có sức mạnh như chúng, là chiến tích; xâm mình là để ngụy trang.
b. Quan niệm bản năng về nguồn gốc nghệ thuật.
- Thuyết bản năng du hí.
Ðây là thuyết duy tâm về nguồn gốc nghệ thuật thịnh hành và có ảnh hưởng nhất ở Tây Âu. Kant (1724 - 1801), nhà triết học duy tâm chủ quan Ðức, cho rằng tác phẩm nghệ thuật là một cứu cánh nội tại, không có mục đích ý nghĩa nào ngoài bản thân nó, nghệ thuật là một trò chơi không vụ lợi. Schiller (1759 - 1805), nhà văn Ðức, cũng cho rằng đặc trưng của cảm thụ thẩm mĩ là xu hướng tự do vui vẻ. Yếu tố kích thích thứ nhứt và quyết định của sáng tác nghệ thuật là xu hướng du hí bẩm sinh của con người. Spencer (1820 - 1903), nhà triết học và xã hội học Anh, bổ sung vào học thuyết của Schiller lí luận về sự phát tiết của sinh lực thừa. Theo ông, ở động vật bậc cao và ở con người, sinh lực rất dồi dào, nó không thể tiêu hao hết cho nhu cầu sinh tồn, phần dư thừa phải phát tiết ra ngoài. Con hổ vồ mồi, con mèo chạy vờn theo cuộn len, con mèo vờn chuột… là những hình thức của sự tiêu hao sinh lực thừa. Những cái đó là vô mục đích. Nghệ thuật ở mức độ cao hơn, nhưng xét nguồn gốc thì thực chất cũng là một thứ trò chơi vô mục đích, là sự phát tiết sinh lực thừa.
Một số học giả duy vật dung tục lại dựa trên một số nhận xét của Darwin (1809 - 1882), nhà bác học sinh vật Anh về bản năng tự làm đẹp của động vật để đề ra thuyết bản năng mỉ cảm ở con người. Bản năng mỉ cảm ở con người vốn là bản năng bẩm sinh, bản năng sinh vật chứ không phải là ý thức xã hội.
Như vậy, tóm lại là, các ý kiến của Kant, Schiller, Spencer là để sống, con người cần lao động. Nhưng lao động là ách đè nặng lên con người. Con người chỉ có niềm vui khi thoát khỏi lao động, sống trong vui chơi. Nghệ thuật là một loại hoạt động vui chơi. Nghệ thuật làm cho người ta thoát khỏi mọi ràng buộc của đời sống.
Cách lí giải của những người theo thuyết bản năng du hí trên đây có những yếu tố khả dĩ chấp nhận được. Ví dụ: Yếu tố vui chơi là một đặc trưng quan trọng của văn nghệ. Nhưng nếu xem vui chơi là mục đích là "cứu cánh" thì lại không đúng. Ðiều đó sẽ tạo nên sự đối lập giữa văn nghệ và lao động. Cũng tức là đối lập văn nghệ với con người và xã hội loài người. Thuyết bản năng mĩ cảm đã vô hình trung hạ thấp con người xuống hàng con vật. Con người khác con vật ở chỗ là có ý thức. Theo cứ liệu của khảo cổ học, dân tộc học, thì ý kiến mĩ cảm là bản năng bẩm sinh của con người, lại càng không có chỗ đứng. Con người với công cụ bằng đã đã xuất hiện cách đây 2 triệu rưỡi năm. Nhưng các hiện tượng nghệ thuật nguyên thủy xuất hiện cách đây dưới 4 vạn năm, còn những hiện tượng nghệ thuật đích thực xuất hiện cách đây dưới 18.000 năm. Ðiều đó có nghĩa là nghệ thuật chẳng những không xuất hiện đồng thời với con người mà còn xuất hiện cách xa hàng triệu năm so với sự xuất hiện con người. Nếu là bản năng bẩm sinh thì con người và nghệ thuật đã xuất hiện cùng một lúc.
- Thuyết bản năng bắt chước.
Thuyết này do các nhà bác học cổ đại đề xướng. Démocrite (460 - 370 trước CN), nhà triết học duy vật cổ đại Hy Lạp cho rằng con người bắt chước tiếng chim hót để làm ra tiếng hát, bắt chước ong xây tổ để làm ra nhà cửa. Aristote (384 - 322 trước CN) cũng là nhà triết học duy vật Hy Lạp, cho rằng bắt chước đem lại nhận thức và niềm vui. Ông cho rằng, có 2 nguyên nhân là nguồn gốc thơ ca. Một là thiên tính bắt chước của nhân loại, hai là thiên tính hiểu biết của nhân loại. Ông khẳng định : "nghệ thuật là sự bắt chước tự nhiên". Sau này, người ta xuyên tạc ý kiến của Aristote, chủ trương văn nghệ bắt chước máy móc, lệ thuộc vào bề mặt sự vật, rồi từ đó đi đến giải thích nguồn gốc nghệ thuật là sự bắt chước có tính chất bản năng của con người.
Thuyết "bắt chước" của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã chỉ ra được nguyên nhân khách quan của nhận thức, sáng tạo nghệ thuật. Nhưng đã xem nhẹ tính tích cực sáng tạo của nghệ sĩ. Nghĩa là chưa thấy nguyên nhân chủ quan. Còn những người sau này xem văn nghệ là sự bắt chước giản đơn các hiện tượng tự nhiên thì họ đã hạ thấp nhận thức và sáng tạo nghệ thuật ở con người xuống hàng bản năng sinh vật.
Mĩ học tư sản hiện đại cũng đề xướng nhiều học thuyết khác nhau về nguồn gốc nghệ thuật. Chẳng hạn, thuyết bản năng tính dục. Thuyết này do bác sĩ tâm thần người Ðức là Freud (1856 - 1939) đề xướng. Ông cho rằng sự ẩn ức về tính dục đến mức nào đó sẽ thăng hoa thành động lực sáng tạo nghệ thuật ở nghệ sĩ.
2. Lao động là nguồn gốc của văn nghệ.
Ðiều hiển nhiên mọi người đều nhận thấy là con người trực tiếp làm ra nghệ thuật. Cho nên tìm hiểu nguồn gốc nghệ thuật sẽ là tìm hiểu nguyên nhân nào kích thích con người làm ra nghệ thuật. Do đó, việc truy tìm nguồn gốc nghệ thuật khiến chúng ta đi cùng đường với việc truy tìm nguồn gốc loài người.
Truy tìm nguồn gốc nghệ thuật là một việc làm hết sức khó khăn. Bởi vì nguồn gốc nghệ thuật là chuyện đã lùi quá xa xăm vào dĩ vãng. Phương pháp của chúng ta là căn cứ vào cứ liệu của dân tộc học, khảo cổ học, kết hợp với phép phân tích biện chứng Mác - xít.
a. Lao động sáng tạo ra con người như là chủ thể của thế giới.
Con người trong thời kỳ mông muội xa xưa nhất chỉ là con vật, một bộ phận của tự nhiên. Nhưng để cạnh tranh sinh tồn với tự nhiên con người đã tác động vào tự nhiên để cải tạo nó. Trong quá trình đó, con người đồng thời tự cải tạo mình. Trong Tư bản, Mác viết: "Lao động trước tiên là hành động diễn ra giữa người với tự nhiên. Trong hành động đó, bản thân con người đóng vai trò một lực lượng tự nhiên đối với tự nhiên. Con người vận dụng những lực lượng sẵn có trong thân thể, cánh tay và chân, đầu và bàn tay để chiếm hữu vật chất, bằng cách sáng tạo cho những vật đó một hình thái có ích cho đời sống của mình. Do sự vận động đó, con người tác động vào tự nhiên bên ngoài và thay đổi tự nhiên , đồng thời cũng thay đổi bản tính của chính mình và phát triển những năng lực tiềm tàng trong bản thân mình. Như thế, từ chỗ là một lực lượng của tự nhiên con người đã trở thành chủ thể của tự nhiên; từ chỗ phải cải tạo tự nhiên con người đã đi đến chỗ tự cải tạo mình. Chính lao động đã làm nên con người và xã hội loài người.
b.Lao động sáng tạo ra con người như là chủ thể thẩm mĩ.
Nhưng vậy thì, lao động có liên quan gì đến việc làm ra nghệ thuật của con người? Quá trình lao động sáng tạo ra con người là một quá trình diễn ra từ từ và rất lâu dài, hàng chục triệu năm: từ chỗ con vượn đến, vượn người, đến người vượn, đến con người bầy đàn, đến con người xã hội. Quá trình đó, con người phát triển và hoàn thiện, không chỉ kỉ năng lao động - khả năng to lớn tác động vào tự nhiên để kiếm sống mà còn khả năng đáng giá tự nhiên về cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp cho tự nhiên - tức là khả năng làm chủ thế giới về mặt thẩm mĩ.
Chính lao động làm cho các "khí quan" của con người phát triển và hoàn thiện, tư duy và ngôn ngữ hình thành, từ đó, tạo tiền đề cho cho văn nghệ ra đời. Ðể làm ra văn nghệ con người còn có bàn tay kì diệu.
- Lao động đã làm ra bàn tay nghệ sĩ của con ngườiù.
Ăngghen viết: "Bàn tay không những là khí quan dùng để lao động mà còn là sản phẩm của lao động nữa. Chỉ nhờ có lao động, nhờ thích ứng với động tác ngày càng mới, nhờ sự di truyền của sự phát triển đặc biệt đã đạt được bằng cách đó của các bắp thịt, của các gân cốt, sau những khoảng thời gian dài hơn, của cả xương nữa, và cuối cùng nhờ tinh luyện thừa hưởng được của các thế hệ trước mà áp dụng nhiều lần liên tục vào những động tác ngày càng mới, ngày càng phức tạp hơn, chỉ nhờ có thế, bàn tay con người mới đạt được trình độ hoàn thiện rất cao đó, khiến nó có thể, như một sức mạnh thần kỳ, sáng tạo ra các bức tranh của Rafael, các pho tượng của Thorwaldsen, và các điệu nhạc của Paganini". Bàn tay nghệ sĩ thoát thai từ bàn tay lao động là như vậy.
- Lao động sáng tạo ra bộ óc và các giác quan ngệ sĩ của con người.
Ðể làm ra nghệ thuật, không chỉ có bàn tay mà cần phải có bộ óc và các giác quan. Chính lao động đã làm cho bộ óc con người phát triển, ngôn ngữ phát triển, các giác quan ngày một tinh tế. Aêngghen nói: "Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu, đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn người, làm cho bộ óc dần dần chuyển thành bộ óc người (…) khi bộ óc phát triển, thì các công cụ trực tiếp của bộ óc, tức là các giác quan cũng song song phát triển theo (…) Bộ óc và các giác quan phụ thuộc bộ óc càng phát triển lên, ý thức càng sáng suốt hơn, năng lực trừu tượng hóa và năng lực suy lí càng phát triển hơn, tất cả những cái đó tác động trở lại lao động và ngôn ngữ, đã không ngừng thúc đẩy lao động và ngôn ngữ không ngừng phát triển thêm (…) Nhờ hoạt động phối hợp của bàn tay, của các khí quan phát âm và bộ óc, chẳng những ở mọi cá nhân mà ở cả trong xã hội nữa, loài người đã có đủ khả năng hoàn thành những công việc ngày càng phức tạp hơn".
Rõ ràng là, cùng với việc sáng tạo ra bàn tay kì diệu, lao động đã sáng tạo ra bộ óc kì diệu cùng các giác quan, tức là sáng tạo ra năng lực cảm giác của con người và thế giới tâm hồn con người. Mác viết :
"Chỉ nhờ sự phong phú của sinh thể người được mở ra trong thế giới vật chất thì mới phát triển , và phần nào, phần đầu tiên mới nảy sinh ra sự phong phú của con người về mặt cảm tính chủ quan: cái tai biết nghe nhạc, con mắt cảm thấy được vẻ đẹp của hình thức, nói tóm lại, làø những giác quan có khả năng hưởng thụ theo kiểu người và tự khẳng định mình như là những sức mạnh bản chất của con người. Bởi vì, không chỉ năm giác quan bên ngoài, mà cả giác quan được gọi là giác quan tinh thần, giác quan thực tiễn (ý chí, tình yêu …) tóm lại là giác quan con người, tính người của giác quan đã xuất hiện nhờ sự có mặt của một đối tượng phù hợp, có một tự nhiên đã được người hóa".
Như vậy giác quan của con người đã không chỉ là giác quan người lao động mà còn là giác quan nghệ sĩ.
c. Lao động sáng tạo ra những giá trị thẩm mĩ
Lao động không chỉ sáng tạo ra chủ thể thẩm mĩ mà còn trực tiếp sáng tạo ra những giá trị thẩm mĩ, hiện tượng thẩm mĩ. Con người đầu tiên không phân biệt được cái đẹp và cái có ích. Chỉ dần dần về sau cái đẹp mới được tách ra. Plékhanov (1856 - 1918) đã nói: "Lao động có trước nghệ thuật, nói chung, con người trước hết xuất phát từ quan điểm cái có ích để quan sát sự vật và hiện tượng rồi sau mới đứng trên quan điểm thẩm mĩ để nhìn nhận chúng".
Plékhanov đã đưa ra một ví dụ: "Những bộ lạc da đỏ miền Tây Bắc Mĩ ưa chuộng nhất là trang sức bằng vuốt gấu xám là kẻ thù hung dữ nhứt của họ","thoạt đầu những thứ ấy được đeo với nghĩa tượng trưng cho lòng dũng cảm, sự nhanh khéo và sức mạnh, Và chỉ sau đó, và chính chúng tượng trưng cho lòng dũng cảm sự nhanh khéo và sức mạnh mà chúng bắt đầu khêu gợi mĩ cảm và trở thành đồ trang sức".
Lao động đã làm nảy sinh những yếu tố thiết yếu của nghệ thuật:
- Lao động và hình tượng nghệ thuật. Giác quan là những khí quan của bộ óc. Khi chúng phát triển phong phú và tinh tế thì cũng có ý nghĩa là năng lực suy lí, trừu tượng hóa và hình tượng hóa của bộ óc phát triển tinh tế và phong phú. Trí tưởng tượng phong phú, bay bổng của bộ óc đã khiến cho những hình tượng nghệ thuật nguyên thủy ra đời. Gorky đã nói: "Ngay từ thời tối cổ, con người đã mơ ước có thể bay lên không trung như ta có thể thấy qua chuyện Phaêtôn, truyện Ðê - đan và con trai là Icaro, cũng như chuyện Tấm thảm biết bay. Họ mơ ước tìm cách di chuyển nhanh hơn trên mặt đất - truyện cổ tích về Ðôi hài vạn dặm- họ thuần phục giống ngựa, ý muốn di chuyển trên sông nhanh hơn nhờ dòng nước đã đưa đến sự phát minh ra mái chèo và buồm, ý muốn giết kẻ thù hay săn thú từ xa là nguyên do phát sinh ra cung nỏ. Họ mơ tưởng có thể dệt xong trong một đêm một số vải vóc thật lớn, xây xong một đêm một ngôi nhà thật tốt, hay thậm chí cả một tòa lâu đài, tức là một chỗ ở kiên cố có thể chống chọi với kẻ thù, họ sáng tạo ra xa quay sợi, một trong những công cụ cổ xưa nhất, sáng tạo ra khung cửi dệt bằng tay và sáng tạo ra chuyện cổ tích nàng Va xi li xa khôn ngoan tuyệt trần…".
- Lao động và ngôn ngữ: Ngôn ngữ ra đời do nhu cầu trao đổi tư tưởng, tình cảm trong quá trình lao động. Mác viết: "Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ". Do muốn tổ chức tốt lao động, con người cần có tín hiệu để trao đổi tư tưởng, để thông tin cho nhau. Maiakovsky đã hình dung: "Cứ một động tác tay hay chân của đoàn người lao động đều kèm theo những âm thanh không rõ ràng, do đoàn người nhất trí phát ra". Không có sự phối hợp âm thanh thì không thể tiến hành lao động chung được. Ngôn từ yếu tố thứ nhất của văn chương, đầu tiên như là một bộ phận của sản xuất thực tế, đã ra đời như thế.
- Lao động và tiết tấu: Lao động cũng đã khám phá ra giá trị thẩm mĩ của tiết tấu. Lúc đầu cảm giác về tiết tấu mang tính chất sinh lí và tâm lí. Nghĩa là một hoạt động tự nhiên, nhưng lao động đã làm cho cảm giác tiết tấu mang tính chất xã hội. Bucher lập luận: "Lao động mà có tiết tấu thì đời mệt mỏi, nhất là khi lao động tập thể, động tác có tiết tấu càng có hiệu lực". Tiết tấu đã được con người sử dụng như là phương tiện để tổ chức động tác, thống nhất ý chí, hành động, tình cảm… làm giảm cường độ lao động, tăng hiệu quả. Tiết tấu còn làm người ta say sưa lao động. Bước phát hiện ra cảm xúc tiết tấu là bước quan trọng để từ đó con người sáng tạo ra tiết tấu trong nghệ thuật.
- Lao động và vũ thuật. Người nguyên thủy khống chế tự nhiên bằng 2 cách: hoặc bằng thực tế, hoặc bằng ảo tưởng. Vũ thuật là kỹ thuật ảo tưởng của người nguyên thủy - cách tác động vào tự nhiên một cách hư ảo. Kết quả là qua vũ thuật con người đã sáng tạo ra những điệu múa. Về sau, ý thức tôn giáo phai nhạt đi, nghệ thuật biểu diễn với tư cách là phương tiện biểu hiện tình cảm phát triển.
d. Nghệ thuật khẳng định mình bằng tác động trở lại lao động.
Nghệ thuật nảy sinh không phải một sớm một chiều và cũng không phải là sản phẩm thụ động của lao động. Quá trình nghệ thuật hình thành là quá trình nó tự khẳng định mình bằng tác động trở lại lao động và thông qua lao động mà tác động trực tiếp vào đời sống xã hội. Những cái đẹp như: hài hòa, cân đối, êm tai, đẹp mắt của các sự vật rõ ràng là có tác dụng tăng hiệu quả lao động. Con người lúc đầu còn sống đơn độc hoặc bầy đàn, chứ chưa thành xã hội. Nhưng để chống chọi với tự nhiên, để làm chủ tự nhiên con người cần tập hợp nhau thành xã hội. Chính nghệ thuật có vai trò không nhỏ trong việc thống nhất loài người lại với nhau thành xã hội (thống nhất hành động, thống nhất tư tưởng). Chẳng hạn: mỗi khi săn bắt được con thú, người ta tụ tập nhau lại, đốt lửa lên, nướng con thú, mổ thịt chia nhau rồi nhảy múa ca hát chung quanh đống lửa để ăn mừng thắng lợi. Ðồng thời, qua đó họ hiểu nhau hơn, qua đó mà truyền đạt kinh nghiệm cho nhau, động viên nhau. Nghệ thuật đã tham gia vào nhu cầu thống nhất xã hội, giữ gìn lưu truền hoạt động đời sống xã hội, nhu cầu tự điều chỉnh xã hội. Ngược lại, những nhu cầu này lại thúc đẩy nghệ thuật phát triển.
Tóm lại, không phải bản năng, không phải lực lượng siêu nhiên thần kỳ, cũng không phải là hoạt động cá nhân trực quan tự biểu hiện mà chính là quá trình lao động xã hội lâu dài đã sáng tạo ra khả năng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật ở con người. Nhu cầu tất yếu của xã hội hình thành dưới tác dụng của lao động sáng tạo ra nghệ thuật. Ngay từ đầu, văn nghệ chưa bao giờ là sản phẩm tự nhiên của bản năng hay của hoạt động cá nhân riêng lẻ mà bao giờ cũng là hoạt động xã hội, có tính chất xã hội, luôn luôn gắn với lao động xã hội.