Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Nguồn gốc của tư tưởng dân chủ tư sản Việt Nam
Dân chủ ngày nay được hiểu là một chính quyền mà trong đó nhân dân là người làm chủ, là người quyết định mọi việc. Dân chủ
bao hàm ý nghĩa thừa nhận quyền tự do bình đẳng của mọi công dân. Nguyên tắc đặc trưng của chế độ dân chủ là thiểu số phải
phục tùng đa số trong quá trình tham gia bàn bạc và định đoạt công việc chung.
Tư tưởng dân chủ tư sản là thành quả của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. Tuy nhiên không phải khi cách mạng thắng
lợi, chính quyền cách mạng được thiết lập thì tư tưởng dân chủ tư sản mới ra đời, mà tư tưởng này đã xuất hiện từ trước. Tư
tưởng dân chủ tư sản là tiền đề tư tưởng (cùng với tiền đề kinh tế, chính trị-xã hội) xuất hiện trước mỗi cuộc cách mạng tư sản,
chuẩn bị cho các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ.
Ở Anh, hệ tư tưởng dân chủ tư sản thể hiện qua cuộc đấu tranh của Thanh giáo chống Anh giáo để xác lập một tôn giáo rẻ tiền,
ít tốn kém thời gian và phù hợp với việc kinh doanh của nhà tư bản. Thanh giáo ra đời nhằm hạn chế sự chuyên quyền của nhà
nước phong kiến, phản đối giáo hội Anh. Vì thế, nhà nước phong kiến đã sử dụng bạo lực để đàn áp các tín đồ Thanh giáo. Giai
cấp tư sản nấp dưới tà áo tôn giáo mới để lôi kéo lực lượng thực hiện mục đích của mình. Ở Pháp, từ đầu thế kỉ XVIII đã xuất hiện
trào lưu tư tưởng “ánh sáng”, với nhiều quan điểm tốt đẹp-chống chế độ phong kiến, tôn giáo xây dựng một mô hình xã hội lý
tưởng với ba đại biểu xuất sắc: Mông-xte-ki-ơ, Rut-xô, Vôn-te. Ở Nhật, trước Duy Tân Minh Trị đã xuất hiện trào lưu “Hà Lan
học”, đề xướng tư tưởng “trọng thương”, tiếp thu nhiều thành tựu tiến bộ của phương Tây…
Tư tưởng dân chủ tư sản xuất hiện từ sự khao khát một cuộc sống tự do; muốn thoát khỏi sự chuyên chế của nhà nước phong
kiến, sự hà khắc của giáo hội Kitô; thoát khỏi sự áp bức bóc lột nặng nề của xã hội hiện tại, mơ ước một xã hội mới công bằng.
NGUỒN : DIENDANKIENTHUC.NET*