Đạo hiếu được hình thành từ xa xưa, gắn liền với phong tục thờ cúng tổ tiên, về sau được Nho giáo phát triển và thể chế hoá thành chuẩn mực đạo đức.
Vậy thì người Trung Quốc thời xưa quan niệm đạo hiếu như thế nào. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua một vài trong bài viết Trích từ "Đạo hiếu của người Trung Quốc thời xưa" - DONALD HOLZMAN.
Trong quá trình lịch sử mấy nghìn năm, người Trung Quốc đã theo nhiều loại tín ngưỡng. Đạo hiếu chắc chắn là một tín ngưỡng cổ xưa nhất. Theo các nhà khảo cổ, một ngôi mộ ở Bàn Sơn miền đông Cam Túc đã chứng minh rằng ngay đầu thiên niên kỷ thứ ba, người Trung Quốc đã có tục lệ thờ cúng tổ tiên. Đạo hiếu chính là nền tảng của tín ngưỡng cổ xưa nhất ở Trung Quốc. Thờ Thượng đế nhất thiết phải thờ qua tổ tiên, nhà vua đứng trung gian giữa Trời và người. Có những bằng chứng cho thấy đạo hiếu đã có từ thời đầu lịch sử Trung Quốc dù rằng chữ hiếu không thấy có trong các văn bản cổ xưa nhất là những lời bói toán khắc trên xương. Một học giả Trung Quốc cho biết vào năm 1974, trên các đồ chứa đựng bằng đồng có từ 1000 năm trước C.N., ông đã đếm được 64 bản văn có chữ hiếu trong những văn cảnh chỉ rõ là hiếu đối với cả những người còn sống trong gia đình (cha, mẹ, anh) cũng như đối với tổ tiên.
Ngày nay khó có thể hiểu được đạo hiếu ở Trung Hoa thời xưa chính xác nghĩa là gì. Những bản văn nói về đời sống hàng ngày quả hiếm không cho phép dựng lại chi tiết cuộc sống hàng ngày của một gia đình Trung Quốc cách đây 3000 năm chẳng hạn. Tuy nhiên cũng có những bản văn giúp ta hình dung được cảm nghĩ của người Trung Quốc thời đó đối với cha mẹ và cho ta một hình ảnh về đời sống gia đình của họ khá giống đời sống gia đình người Trung Quốc ngày nay. Ví dụ bài đoản ca số 202 trong phần Tiểu nhã của Kinh thi có kể câu chuyện xúc động của một em bé mồ côi khóc cha mẹ và quyển Thượng thư có nhiều chỗ nói đến đạo hiếu, phần quan trọng nhất (và có lẽ là phần cổ xưa nhất) là đoạn trong bài Khang cáo. Đoạn này không những so sánh những đứa con bất hiếu với những kẻ “tội phạm nặng nhất” mà còn nghiêm trách thái độ của đứa con hư “làm đau lòng cha mẹ”.
Đối với Khổng Tử, chữ hiếu là nền tảng triết lý của ông, nhưng các ý kiến của ông cho thấy rằng, đối với ông, đức tính này phải vượt lên trên sự hợp lý thông thường và phải được coi là một cái gì bất khả xâm phạm. Mọi người đều thừa nhận rằng trong tác phẩm Luận ngữ của ông, Khổng Tử đã để lại cho Trung Quốc và thế giới những câu châm ngôn ý nghĩa cao cả, giàu nhân tính và có sức truyền cảm sâu sắc trong lịch sử loài người. Nhưng tôi nghĩ những lời dạy của ông về đạo hiếu quá cứng nhắc và độc đoán, tưởng như thốt ra từ miệng một người khác, một môn đệ nào đó cố bám lấy lời văn của đạo Khổng mà quên mất tinh thần của nó.
Người ta thường nhận thấy rằng thế giới quan của người Trung Quốc đượm vẻ trần tục hơn thế giới quan của người phương Tây nhiều. Người Trung Quốc thường hay coi trọng tính nội tại hơn tính siêu nghiệm và khi nâng tâm hồn về phía “Tạo hóa”, họ không chịu có bước nhảy siêu hình mà người châu Âu cho là đương nhiên, mà lại quay về với những người sinh tạo ra họ, tức cha mẹ họ.
Sách Hiếu kinh, một tác phẩm tầm thường có từ cuối thời kỳ cổ đại hoặc đầu thời kỳ Đế chế được phổ biến rộng rãi khác thường trong suốt lịch sử Trung Quốc, cũng đã nói đúng như vậy. Chương 9 có nói: “Tôn kính cha mình không có cách nào cao hơn là tôn người lên làm trung gian của Trời.” Nội dung Hiếu kinh cho thấy các tác giả nói đến những tục lệ tín ngưỡng lâu đời nhất của người Trung Quốc mà chúng ta biết được: những lễ tế tổ tiên của các triều đại để các vị đó xin trời phù hộ cho con cháu họ. Ở đó có một quan niệm thần bí về vai trò của người cha được coi nếu không phải là Trời thì cũng là đại diện của Trời. Như vậy là, người Trung Quốc hầu như đã thần thánh hóa cha mẹ. Hành vi nói lên một cố gắng, cũng như ở người phương Tây, nhằm vượt lên trên bản thân mình để ca ngợi những kẻ sinh tạo ra mình tức là cha mẹ họ.
Hy vọng bài viết trên sẽ là một tài liệu để giúp bạn trong quá trình học triết học phương Đông. Bài viết nói về đạo hiếu của người Trung Quốc thời xưa. Bài viết khá đầy đủ về những thứ cần thiết của nội dung này. Chúc bạn trong quá trình học triết khám phá hơn được thêm nhiều điều thú vị và mới lạ !
Vậy thì người Trung Quốc thời xưa quan niệm đạo hiếu như thế nào. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua một vài trong bài viết Trích từ "Đạo hiếu của người Trung Quốc thời xưa" - DONALD HOLZMAN.
Trong quá trình lịch sử mấy nghìn năm, người Trung Quốc đã theo nhiều loại tín ngưỡng. Đạo hiếu chắc chắn là một tín ngưỡng cổ xưa nhất. Theo các nhà khảo cổ, một ngôi mộ ở Bàn Sơn miền đông Cam Túc đã chứng minh rằng ngay đầu thiên niên kỷ thứ ba, người Trung Quốc đã có tục lệ thờ cúng tổ tiên. Đạo hiếu chính là nền tảng của tín ngưỡng cổ xưa nhất ở Trung Quốc. Thờ Thượng đế nhất thiết phải thờ qua tổ tiên, nhà vua đứng trung gian giữa Trời và người. Có những bằng chứng cho thấy đạo hiếu đã có từ thời đầu lịch sử Trung Quốc dù rằng chữ hiếu không thấy có trong các văn bản cổ xưa nhất là những lời bói toán khắc trên xương. Một học giả Trung Quốc cho biết vào năm 1974, trên các đồ chứa đựng bằng đồng có từ 1000 năm trước C.N., ông đã đếm được 64 bản văn có chữ hiếu trong những văn cảnh chỉ rõ là hiếu đối với cả những người còn sống trong gia đình (cha, mẹ, anh) cũng như đối với tổ tiên.
Ngày nay khó có thể hiểu được đạo hiếu ở Trung Hoa thời xưa chính xác nghĩa là gì. Những bản văn nói về đời sống hàng ngày quả hiếm không cho phép dựng lại chi tiết cuộc sống hàng ngày của một gia đình Trung Quốc cách đây 3000 năm chẳng hạn. Tuy nhiên cũng có những bản văn giúp ta hình dung được cảm nghĩ của người Trung Quốc thời đó đối với cha mẹ và cho ta một hình ảnh về đời sống gia đình của họ khá giống đời sống gia đình người Trung Quốc ngày nay. Ví dụ bài đoản ca số 202 trong phần Tiểu nhã của Kinh thi có kể câu chuyện xúc động của một em bé mồ côi khóc cha mẹ và quyển Thượng thư có nhiều chỗ nói đến đạo hiếu, phần quan trọng nhất (và có lẽ là phần cổ xưa nhất) là đoạn trong bài Khang cáo. Đoạn này không những so sánh những đứa con bất hiếu với những kẻ “tội phạm nặng nhất” mà còn nghiêm trách thái độ của đứa con hư “làm đau lòng cha mẹ”.
Đối với Khổng Tử, chữ hiếu là nền tảng triết lý của ông, nhưng các ý kiến của ông cho thấy rằng, đối với ông, đức tính này phải vượt lên trên sự hợp lý thông thường và phải được coi là một cái gì bất khả xâm phạm. Mọi người đều thừa nhận rằng trong tác phẩm Luận ngữ của ông, Khổng Tử đã để lại cho Trung Quốc và thế giới những câu châm ngôn ý nghĩa cao cả, giàu nhân tính và có sức truyền cảm sâu sắc trong lịch sử loài người. Nhưng tôi nghĩ những lời dạy của ông về đạo hiếu quá cứng nhắc và độc đoán, tưởng như thốt ra từ miệng một người khác, một môn đệ nào đó cố bám lấy lời văn của đạo Khổng mà quên mất tinh thần của nó.
Người ta thường nhận thấy rằng thế giới quan của người Trung Quốc đượm vẻ trần tục hơn thế giới quan của người phương Tây nhiều. Người Trung Quốc thường hay coi trọng tính nội tại hơn tính siêu nghiệm và khi nâng tâm hồn về phía “Tạo hóa”, họ không chịu có bước nhảy siêu hình mà người châu Âu cho là đương nhiên, mà lại quay về với những người sinh tạo ra họ, tức cha mẹ họ.
Sách Hiếu kinh, một tác phẩm tầm thường có từ cuối thời kỳ cổ đại hoặc đầu thời kỳ Đế chế được phổ biến rộng rãi khác thường trong suốt lịch sử Trung Quốc, cũng đã nói đúng như vậy. Chương 9 có nói: “Tôn kính cha mình không có cách nào cao hơn là tôn người lên làm trung gian của Trời.” Nội dung Hiếu kinh cho thấy các tác giả nói đến những tục lệ tín ngưỡng lâu đời nhất của người Trung Quốc mà chúng ta biết được: những lễ tế tổ tiên của các triều đại để các vị đó xin trời phù hộ cho con cháu họ. Ở đó có một quan niệm thần bí về vai trò của người cha được coi nếu không phải là Trời thì cũng là đại diện của Trời. Như vậy là, người Trung Quốc hầu như đã thần thánh hóa cha mẹ. Hành vi nói lên một cố gắng, cũng như ở người phương Tây, nhằm vượt lên trên bản thân mình để ca ngợi những kẻ sinh tạo ra mình tức là cha mẹ họ.
Hy vọng bài viết trên sẽ là một tài liệu để giúp bạn trong quá trình học triết học phương Đông. Bài viết nói về đạo hiếu của người Trung Quốc thời xưa. Bài viết khá đầy đủ về những thứ cần thiết của nội dung này. Chúc bạn trong quá trình học triết khám phá hơn được thêm nhiều điều thú vị và mới lạ !
Sửa lần cuối: