Chien Tong
New member
- Xu
- 33
Trong chuyên đề này, Bút Nghiên cùng các bạn nói về vai trò của người thầy, nếu coi thầy luôn đúng chúng ta sẽ có tư duy lệch lạc, nếu chống lại theo cách của người thầy thì hóa ra ta cũng mịt mù đường hướng.
Người thầy cũng là con người, cũng có tốt xấu
Quả thật, dường như chúng ta đã lạc quá lâu trong cái cách tư duy người thầy luôn đúng. Việt Nam ta có truyền thống “tôn sư, trọng đạo” lâu đời. Từ thế hệ này qua thế hệ khác luôn khắc ghi “một chữ cũng là thầy mà nửa chữ cũng là thầy”. Vì thế trong tâm lý người học trò Việt, thầy là người đặc biệt, người biết mọi thứ và luôn đúng. Điều này xét ở khía cạnh khoa học dường như không được thỏa đáng. Bởi vô tình thước đo của tri thức lại bị giới hạn bởi chính cách nghĩ về một chân lý.
Một người bạn Na Uy đang theo học về “Việt Nam học” đã từng nói với tôi rằng: “Tôi thấy lạ vì ở nước tôi, thầy phỏng vấn để biết học trò mình biết được những gì và họ chỉ dừng lại khi nghe được những thứ mà học trò của họ biết rõ nhất, nhiều nhất. Còn ở nước anh, họ (giảng viên) lại phỏng vấn để biết học trò của mình không biết những gì và chỉ dừng lại khi tìm ra được chỗ mà học trò của họ không biết. Quả thật điều này không giải quyết được gì về mặt tri thức".
Bởi người ta sẽ không tự đi tìm những gì người ta không biết sau mỗi kì thi. Đổi lại, họ lại hứng khởi với những thứ mình am hiểu khi nhận được sự ủng hộ và định hướng từ phía người thầy. Như vậy, rõ ràng có sự khác nhau rõ rệt giữa hai cách học và thi. Tâm lý sợ trò giỏi hơn thầy như một thứ thâm căn, cố đế trong biết bao thế hệ nhà giáo Việt. Bởi vậy người ta thường bắt học sinh tin rằng thầy không sai.
Người thầy cũng là con người, cũng có tốt xấu
Một người bạn Na Uy đang theo học về “Việt Nam học” đã từng nói với tôi rằng: “Tôi thấy lạ vì ở nước tôi, thầy phỏng vấn để biết học trò mình biết được những gì và họ chỉ dừng lại khi nghe được những thứ mà học trò của họ biết rõ nhất, nhiều nhất. Còn ở nước anh, họ (giảng viên) lại phỏng vấn để biết học trò của mình không biết những gì và chỉ dừng lại khi tìm ra được chỗ mà học trò của họ không biết. Quả thật điều này không giải quyết được gì về mặt tri thức".
Bởi người ta sẽ không tự đi tìm những gì người ta không biết sau mỗi kì thi. Đổi lại, họ lại hứng khởi với những thứ mình am hiểu khi nhận được sự ủng hộ và định hướng từ phía người thầy. Như vậy, rõ ràng có sự khác nhau rõ rệt giữa hai cách học và thi. Tâm lý sợ trò giỏi hơn thầy như một thứ thâm căn, cố đế trong biết bao thế hệ nhà giáo Việt. Bởi vậy người ta thường bắt học sinh tin rằng thầy không sai.