Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa, am hiểu sâu rộng về nhiều lĩnh vực và là người nghệ sĩ đặc biệt giàu cảm hứng trước những vẻ đẹp kì vĩ, phi thường, dữ dội. NLĐSĐ là tác phẩm được rút từ tập truyện Tây Bắc (1960), là kết quả nhiều lần lên Tây Bắc và trong chuyến đi thực tế 1958 của Nguyễn Tuân. Về tác phẩm này, có ý kiến cho rằng "đó là một công trình khảo cứu công phu", ý kiến khác lại cho rằng "đó là một áng văn giàu tính thẩm mĩ". Phải chăng đó là hai ý kiến trái ngược nhau?
Tùy bút Người lái đò Sông Đà có ý kiến cho rằng: "Đó là một công trình khảo cứu công phu". Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: "Đó là một áng văn giàu tính thẩm mĩ".
I. Mở bài: Vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần bàn luận:
1. Giải thích ý kiến:
a) Công trình khảo cứu công phu
Tác giả huy động một vốn kiến thức tổng hợp khá đồ sộ về rất nhiều ngành khoa học và nghệ thuật.
Tùy bút Người lái đò Sông Đà có ý kiến cho rằng: "Đó là một công trình khảo cứu công phu". Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: "Đó là một áng văn giàu tính thẩm mĩ".
I. Mở bài: Vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần bàn luận:
- Nguyễn Tuân là một nhà văn tài năng với một phong cách độc đáo.
- Tuỳ bút Sông Đà là kết quả chuyến đi thực tế Tây Bắc trong và sau kháng chiến chống Pháp.
- Nêu 2 ý kiến cần nghị luận
1. Giải thích ý kiến:
- Công trình khảo cứu công phu: Là một tác phẩm được tạo nên từ công sức tìm tòi, nghiên cứu dựa trên các tài liệu phong phú. Nó thể hiện vốn sống và tầm hiểu biết sâu rông của nhà văn. Nó đem đến cho người đọc những hiểu biết phong phú về các đặc điểm, tính chất của đối tượng được đề cập...
- Áng văn giàu tính thẩm mĩ: Là tác phẩm nghệ thuật đạt đến độ hoàn hảo trong việc tái hiện cái đẹp, khơi gợi những hứng thú và khả năng cảm nhận cái đẹp ở người đọc thông qua cách viết tài hoa, độc đáo của người nghệ sĩ...
a) Công trình khảo cứu công phu
Tác giả huy động một vốn kiến thức tổng hợp khá đồ sộ về rất nhiều ngành khoa học và nghệ thuật.
- Địa lí: Đặc điểm địa hình, địa thế, dòng chảy của sông, các con thác dọc sông Đà, sắc nước mỗi mùa...
- Lịch sử: Tên sông qua các thời kì và lịch sử sông Đà: thời tiền sử, thời Hùng Vương, thời phong kiến, thời kháng chiến, thời xây dựng chủ nghĩa xã hội...
- Văn học, văn hoá: Hình ảnh con sông Đà trong thơ văn: Nguyễn Quang Bích, gợi nhớ thơ Lí Bạch, thơ Ba Lan, Tản Đà... Đời sống vật chất (đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam) và tinh thần (bàn cá anh vũ, cá dầm xanh...)
- Các kiến thức khác: quân sự, thể thao, âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh, sân khấu...
- Sự am hiểu tường tận về công việc lái đò, và khả năng chinh phục thiên nhiên của người dân lao động Tây Bắc...
- Người đọc có được khoái cảm thẩm mĩ thực sự trước vẻ đẹp tuyệt vời của con sông Đà hung bạo và trữ tình; vẻ đẹp của ông đò anh hùng và nghệ sĩ. Bên cạnh đó, người đọc còn được thưởng thức vẻ đẹp của một thiên anh hùng ca và một bản tình ca say đắm về thiên nhiên và cuộc sống. (Chứng minh qua chi tiết nghệ thuật)
- Nhà văn đã biến những thông tin khô khan, tư liệu lạnh lùng thành hình tượng sống động, có đời sống, có tâm lí, tính cách, số phận cụ thể. (Chứng minh qua chi tiết nghệ thuật)
- Giá trị thẩm mĩ còn thể hiện ở thể văn Tuỳ bút vừa thực tế vừa tự do phóng túng, ở tài năng lựa chọn ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.
- Hai ý kiến đều đề cập đến những vẻ đẹp khác nhau của đoạn trích tuỳ bút. Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh trí tuệ uyên bác, lao động nghệ thuật nghiêm túc, công phu và tình yêu đối với những người lao động bình thường của nhà văn. Ý kiến thứ hai thể hiện chất tài hoa, tài tử, sự sáng tạo độc đáo trong cách miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên và con người của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám...
- Bàn luận chung: Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về vẻ đẹp của tác phẩm và sự vận động trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám...
- Người lái đò sông Đà là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám. Với sự tài hoa, uyên bác của mình nhà văn đã khắc họa thành công vẻ đẹp con người và thiên nhiên Tây Bắc. Qua đó, tác giả gửi gắm tình yêu thiên nhiên, con người nơi đây vốn được xem như "chất vàng mười", một thứ vàng đã qua thử lửa. Tác phẩm này vừa là" một công trình khảo cứu công phu" vừa là "một áng văn giàu tính thẩm mĩ" mà Nguyễn Tuân đã để lại cho muôn đời sau.
- Đọc "Người lái đò sông Đà" ta thấy yêu hơn về vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên và con người Việt Nam. Từ đó, chúng ta hiểu rõ hơn về trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ cảnh quan thên nhiên tuyệt đẹp của quê hương đất nước mình.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: