rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Trong một khám phá gây bất ngờ, các nhà nghiên cứu đã xác định được một nhóm người có những khả năng nhận thức cho phép họ hoàn thành được nhiều việc hơn những người còn lại trong chúng ta ở bất kỳ thời điểm nào.
Vào thời điểm phát sóng trực tiếp, Joe Perota đột nhiên từ người bình thường trở thành người phi thường. Perota là một đạo diễn cho chương trình truyền hình trực tiếp. Trong lúc bạn đang xem Saturday Night Live hoặc Monday Night Football, thì một ai đó giống như anh ấy đang đứng trong phòng điều khiển trước nhiều thiết bị, quyết định thứ mà các bạn sẽ xem.
Trong tình huống tương tự, một người bình thường sẽ hoảng sợ và tê liệt, nhưng Perota dường như đang có một kinh nghiệm tuyệt đỉnh. Dù đang xử lý khối lượng thông tin to lớn, buộc phải đưa ra những quyết định rất nhanh, tất cả đều diễn ra trên truyền hình trực tiếp, nhưng Perota không bị stress; anh ấy đang hạnh phúc.
Perota gần như chắc chắn là một trong những người hiếm hoi mà nhà tâm lý học nhận thức David Strayer (University of Utah) gọi là một "supertasker": một người có thể thực hiện 2 nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý mà không cần tạm ngừng hoặc phạm phải sai lầm. Sự tồn tại của những ‘supertasker’ là một điều gây ngạc nhiên cho Strayer, một chuyên gia về sự chú ý. Những thực nghiệm của ông từng chứng minh rằng dù chúng ta nghĩ mình có thể xử lý nhiều việc cùng một lúc – đang lái xe trong lúc đang nghịch radio – thì hầu hết chúng ta không thể làm nhiều việc cùng một lúc. Chúng ta làm chậm lại, làm sai. Khái niệm ‘làm nhiều việc cùng lúc’ (multitasking) là một điều hoang đường. Bộ não của chúng ta không làm 2 việc cùng một lúc; mà thay vào đó, chúng ta nhanh chóng chuyển đổi giữa các việc, dành cho việc nào đó nhiều sự chú ý, trí nhớ và sự tập trung. Trong các nghiên cứu của Strayer, nghe điện thoại trong lúc lái xe (có lẽ là kiểu làm nhiều việc cùng lúc phổ biến nhất) khiến nhận thức của con người bị suy kém giống như họ đã uống 2 hoặc 3 ly rượu.
Tuy nhiên, cách đây 5 năm, Strayer phát hiện thấy một ngoại lệ cho quy tắc này. Ông đã tiến hành một thực nghiệm ở đó mọi người được dùng một thiết bị lái xe mô phỏng trong khi đang làm 2 nhiệm vụ trí óc: ghi nhớ thứ tự của những từ được xem kẽ với những vấn đề toán học đơn giản. Strayer nói “Nó thực sự rất khó làm.” Không ngạc nhiên, hầu hết những người tham gia đâm sầm vào những chướng ngại vật mô phỏng và không thể giải chính xác những vấn đề toán học. (Nhờ nghiên cứu như vậy mà pháp luật cấm con người nhắn tin trong lúc lái xe).
Nhưng Strayer đã phát hiện thấy một tình nguyện viên có thể thực hiện được cả 3 nhiệm vụ cùng lúc – mà không mắc sai lầm nào. Anh chàng đó đã chơi gian lận? Chương trình gặp một sự cố? “Không”, Strayer nói. “Người này là hiện tượng lạ.” Thông qua các bài kiểm tra về multitasking, Strayer phát hiện thấy có khoảng 2.5% số người mà ông đã nghiên cứu có những khả năng đặc biệt. Họ không trở nên quá tải. Trong thực tế, một vài người thực sự làm tốt hơn khi làm cả 2 việc cùng lúc – một nghịch lý mà Strayer nghi ngờ rằng nó liên quan đến những lý do tại sao các vận động viên hoặc những nhạc sỹ đỉnh cao đôi lúc tỏa sáng nhất dưới những hoàn cảnh khó khăn nhất.
Dù năng lực chú ý, ra quyết định và xử lý thông tin của con người có phạm vi rộng rãi, thì có một điều gì đó đặc biệt trong những bộ óc tài năng đó. Sử dụng kỹ thuật brain imaging, Strayer đã phát hiện thấy bộ não của họ đặc biệt có hiệu quả. Một mạng lưới thần kinh liên quan đến sự chú ý thực sự có ít hoạt động trao đổi chất trong lúc họ thực hiện những nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý so với bộ não của một người bình thường. Strayer cho rằng những supertasker đó có một số cách để vượt qua những trở ngại xử lý thông tin đã ngăn không cho những người còn lại trong chúng ta thực hiện hiệu quả nhiều việc cùng một lúc.
Khả năng của supertask có lẽ bao gồm một sự pha trộn độc đáo của sự chú ý, trí nhớ và kháng cự lại những yếu tố gây sao lãng —Strayer chỉ vừa bắt đầu thăm dò những khả năng đặc biệt đó của supertasker là gì. Trong khi định nghĩa của ông về supertasker là cụ thể và dựa trên dữ liệu (khả năng xử lý 2 nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý cùng một lúc mà không mắc sai lầm), thì tất cả chúng ta có lẽ đều đã gặp một ai đó trong đời sống thực bộc lộ mọi dấu hiệu của một supertasker: làm việc hăng say dưới áp lực và thể hiện khả năng kiểm soát cảm xúc bậc thầy, xử lý được khối lượng thông tin to lớn một cách nhanh chóng và đưa ra những quyết định quan trọng nhanh như chớp.
Nghiên cứu của nhà thần kinh học Adam Gazzaley (trường University of California) cho rằng chúng có thể là những biểu hiện của khả năng giống nhau: kiểm soát nhận thức. Ông định nghĩa nó là khả năng tương tác với thế giới theo một cách hướng đến mục tiêu. Các kích thích không tràn vào bộ não của chúng ta. Chúng ta chọn lọc kích thích nào được đi vào bằng cách điều khiển sự chú ý. Cái mà Strayer gọi là ‘supertasker’ từ quan điểm này có thể được xem là một người kiểm soát nhận thức tuyệt đỉnh – người chọn lọc thông tin nào được đi vào.
Theo nghiên cứu của Gazzaley, thực hiện nhiều việc mà không mắc sai lầm dựa trên khả năng loại bỏ những thứ gây sao lãng. Bạn càng giỏi trong việc phớt lờ những thứ gây sao lãng thì bạn càng có khả năng nhận thức/chú ý đến nhiều luồng thông tin, mà không mắc lỗi.
Nguồn
Meet The Super Taskers
By Kat McGowan, published on January 01, 2014 - last reviewed on January 01, 2014
PsychologyToday
Vào thời điểm phát sóng trực tiếp, Joe Perota đột nhiên từ người bình thường trở thành người phi thường. Perota là một đạo diễn cho chương trình truyền hình trực tiếp. Trong lúc bạn đang xem Saturday Night Live hoặc Monday Night Football, thì một ai đó giống như anh ấy đang đứng trong phòng điều khiển trước nhiều thiết bị, quyết định thứ mà các bạn sẽ xem.
Trong tình huống tương tự, một người bình thường sẽ hoảng sợ và tê liệt, nhưng Perota dường như đang có một kinh nghiệm tuyệt đỉnh. Dù đang xử lý khối lượng thông tin to lớn, buộc phải đưa ra những quyết định rất nhanh, tất cả đều diễn ra trên truyền hình trực tiếp, nhưng Perota không bị stress; anh ấy đang hạnh phúc.
Perota gần như chắc chắn là một trong những người hiếm hoi mà nhà tâm lý học nhận thức David Strayer (University of Utah) gọi là một "supertasker": một người có thể thực hiện 2 nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý mà không cần tạm ngừng hoặc phạm phải sai lầm. Sự tồn tại của những ‘supertasker’ là một điều gây ngạc nhiên cho Strayer, một chuyên gia về sự chú ý. Những thực nghiệm của ông từng chứng minh rằng dù chúng ta nghĩ mình có thể xử lý nhiều việc cùng một lúc – đang lái xe trong lúc đang nghịch radio – thì hầu hết chúng ta không thể làm nhiều việc cùng một lúc. Chúng ta làm chậm lại, làm sai. Khái niệm ‘làm nhiều việc cùng lúc’ (multitasking) là một điều hoang đường. Bộ não của chúng ta không làm 2 việc cùng một lúc; mà thay vào đó, chúng ta nhanh chóng chuyển đổi giữa các việc, dành cho việc nào đó nhiều sự chú ý, trí nhớ và sự tập trung. Trong các nghiên cứu của Strayer, nghe điện thoại trong lúc lái xe (có lẽ là kiểu làm nhiều việc cùng lúc phổ biến nhất) khiến nhận thức của con người bị suy kém giống như họ đã uống 2 hoặc 3 ly rượu.
Tuy nhiên, cách đây 5 năm, Strayer phát hiện thấy một ngoại lệ cho quy tắc này. Ông đã tiến hành một thực nghiệm ở đó mọi người được dùng một thiết bị lái xe mô phỏng trong khi đang làm 2 nhiệm vụ trí óc: ghi nhớ thứ tự của những từ được xem kẽ với những vấn đề toán học đơn giản. Strayer nói “Nó thực sự rất khó làm.” Không ngạc nhiên, hầu hết những người tham gia đâm sầm vào những chướng ngại vật mô phỏng và không thể giải chính xác những vấn đề toán học. (Nhờ nghiên cứu như vậy mà pháp luật cấm con người nhắn tin trong lúc lái xe).
Nhưng Strayer đã phát hiện thấy một tình nguyện viên có thể thực hiện được cả 3 nhiệm vụ cùng lúc – mà không mắc sai lầm nào. Anh chàng đó đã chơi gian lận? Chương trình gặp một sự cố? “Không”, Strayer nói. “Người này là hiện tượng lạ.” Thông qua các bài kiểm tra về multitasking, Strayer phát hiện thấy có khoảng 2.5% số người mà ông đã nghiên cứu có những khả năng đặc biệt. Họ không trở nên quá tải. Trong thực tế, một vài người thực sự làm tốt hơn khi làm cả 2 việc cùng lúc – một nghịch lý mà Strayer nghi ngờ rằng nó liên quan đến những lý do tại sao các vận động viên hoặc những nhạc sỹ đỉnh cao đôi lúc tỏa sáng nhất dưới những hoàn cảnh khó khăn nhất.
Dù năng lực chú ý, ra quyết định và xử lý thông tin của con người có phạm vi rộng rãi, thì có một điều gì đó đặc biệt trong những bộ óc tài năng đó. Sử dụng kỹ thuật brain imaging, Strayer đã phát hiện thấy bộ não của họ đặc biệt có hiệu quả. Một mạng lưới thần kinh liên quan đến sự chú ý thực sự có ít hoạt động trao đổi chất trong lúc họ thực hiện những nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý so với bộ não của một người bình thường. Strayer cho rằng những supertasker đó có một số cách để vượt qua những trở ngại xử lý thông tin đã ngăn không cho những người còn lại trong chúng ta thực hiện hiệu quả nhiều việc cùng một lúc.
Khả năng của supertask có lẽ bao gồm một sự pha trộn độc đáo của sự chú ý, trí nhớ và kháng cự lại những yếu tố gây sao lãng —Strayer chỉ vừa bắt đầu thăm dò những khả năng đặc biệt đó của supertasker là gì. Trong khi định nghĩa của ông về supertasker là cụ thể và dựa trên dữ liệu (khả năng xử lý 2 nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý cùng một lúc mà không mắc sai lầm), thì tất cả chúng ta có lẽ đều đã gặp một ai đó trong đời sống thực bộc lộ mọi dấu hiệu của một supertasker: làm việc hăng say dưới áp lực và thể hiện khả năng kiểm soát cảm xúc bậc thầy, xử lý được khối lượng thông tin to lớn một cách nhanh chóng và đưa ra những quyết định quan trọng nhanh như chớp.
Nghiên cứu của nhà thần kinh học Adam Gazzaley (trường University of California) cho rằng chúng có thể là những biểu hiện của khả năng giống nhau: kiểm soát nhận thức. Ông định nghĩa nó là khả năng tương tác với thế giới theo một cách hướng đến mục tiêu. Các kích thích không tràn vào bộ não của chúng ta. Chúng ta chọn lọc kích thích nào được đi vào bằng cách điều khiển sự chú ý. Cái mà Strayer gọi là ‘supertasker’ từ quan điểm này có thể được xem là một người kiểm soát nhận thức tuyệt đỉnh – người chọn lọc thông tin nào được đi vào.
Theo nghiên cứu của Gazzaley, thực hiện nhiều việc mà không mắc sai lầm dựa trên khả năng loại bỏ những thứ gây sao lãng. Bạn càng giỏi trong việc phớt lờ những thứ gây sao lãng thì bạn càng có khả năng nhận thức/chú ý đến nhiều luồng thông tin, mà không mắc lỗi.
Nguồn
Meet The Super Taskers
By Kat McGowan, published on January 01, 2014 - last reviewed on January 01, 2014
PsychologyToday