missyouloveyou
New member
- Xu
- 44
“NGƯỜI ĐÀN BÀ VIỆT NAM THUỞ XƯA BƯỚC VÀO VĂN CHƯƠNG NHƯ MỘT CHỨNG TÍCH ĐỂ TỐ CÁO, MỘT MẪU MỰC ĐỂ NGỢI CA”. QUA “CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG” CỦA NGUYỄN DỮ VÀ “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU, HÃY LÀM SÁNG TỎ.
Dàn ý:
Ý 1: Giải thích sơ lược
a) “Chứng tích để tổ cáo” nghĩa là người phụ nữ thuở xưa là nạn nhân của xã hội phong kiến, là nhân chứng sống cho những khổ đau thiệt thòi, oan trái, bất công.
b) “Là một mẫu mực để ngợi ca”: mặc dù không được làm chủ số phận, phải chấp nhận những oan trái bất công nhưng họ vẫn vươn lên để khẳng định vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp của họ thật sứng đáng để sánh bằng “đài sen ngoi lên giữa chốn ao tù nước đọng”. Các tác giả đã hướng về người phụ nữ bằng thái độ ngợi ca, bằng thái độ nâng niu trân trọng
Bằng trái tim nhân đạo luôn trăn trở day dứt cho số phận của con người, đồng thời cũng là tiếng nói đồng lòng đồng điệu, là điểm “gặp gỡ” của hai tác giả Nguyễn Dữ và Nguyễn Du.
Ý 2: Chứng minh nhận định:
a) Người phụ nữ là một chứng tích để tố cáo xã hội:
- Tố cáo một xã hội phong kiến (XHPK) với những hủ tục lạc hậu, luôn chèn ép số phận người phụ nữ: tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng nam quyền (chứng minh bằng cuộc hôn nhân không hạnh phúc của Vũ Nương, người phụ nữ không được làm chủ số phận của mình…Cuối cùng phải lấy cái chết để minh oan)
- Phê phán XHPK với chiến tranh phi nghĩa làm tan vỡ bao mái ấm gia đình: chiến tranh khiến cho con mãi mãi mất mẹ, vợ mãi mãi mất chồng và hạnh phúc gia đình không bao giờ hàn gắn được (chứng minh qua CNCGNX)
- Tố cáo sự suy vong của xã hội cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX: bên cạnh những hủ tục lạc hậu, đến giai đoạn này, đồng tiền đã ngự trị lên muôn màu cuộc sống, như Nguyễn Du từng nói:
Trong tay sẵn có đồng tiền
Dễ dàng đổi trắng thay đen khó gì
Đồng tiền khiến con người trở nên phi nhân tính, khiến phường buôn thịt bán người sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để kiếm hời trên thân xác người phụ nữ. Đồng tiền đã tác quai tác quái gia đình Thúy Kiều:Dễ dàng đổi trắng thay đen khó gì
Một ngày lại thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền
Trong xã hội này đồng tiền chính là hung thủ bức tử con người khiến Thúy Kiều phải:Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền
Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần
b) Người phụ nữ thuở xưa là một mẫu mực để ngợi ca
- Ngợi ca vẻ đẹp ngoại hình Thúy Kiều – Thúy Vân
- Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, phẩm giá: giàu tình thương người, giàu đức hy sinh
- Thủy chung son sắt trong tình yêu
- Hiếu thảo với cha mẹ
- Khát vọng tình yêu, hạnh phúc bình dị, cuộc sống bình yên
- Ngợi ca tài năng, trí tuệ con người (nhân vật Thúy Kiều)
Bàn luận nhận xét:
- Nghệ thuật:
+ Xây dựng nhân vật điển hình: Thúy Kiều và Vũ Nương là những nạn nhân điển hình cho nỗi thống khổ của người phụ nữ trong XHPK, đồng thời là những nhân vật hội tụ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
+ Cả hai tác giả đều có nhiều sự sáng tạo trong việc xây dựng tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật
+ Đều chú trọng đến chữ “tâm” của người nghệ sĩ. Đều kế thừa và phát huy quan niệm sáng tác của người xưa:
“Văn dĩ tải đạo”: nghĩa là nguồn gốc văn chương truyền tải đạo lí đến với con người.