Ngôn ngữ lập trình - Bài 5

Ngôn ngữ máy là gì? Ưu và nhược điểm của ngôn ngữ máy là gì? Cùng tìm hiểu qua bài 5: Ngôn ngữ lập trình nhé!
Bài 5 Ngôn ngữ lập trình.png

Bài 5: Ngôn ngữ lập trình

1. Ngôn ngữ máy

- Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất để viết chương trình mà máy tính trực tiếp hiểu và thực hiện được. Mỗi chương trình viết bằng ngôn ngữ khác muốn thực hiện trên máy tính đều phải được dịch ra ngôn ngữ máy bằng một chương trình dịch.
- Các lệnh viết ở ngôn ngữ máy ở dạng mã nhị phân hoặc dạng mã hexa.
- Ưu điểm của ngôn ngữ máy: khai thác triệt để đặc điểm phần cứng của máy.
- Nhược điểm của ngôn ngữ máy:

+ Con người khó có thể hiểu được ngôn ngữ máy.
+ Ngôn ngữ phức tạp, phụ thuộc nhiều vào phần cứng, chương trình viết mất nhiều công sức, cồng kềnh và khó hiệu chỉnh.

2. Hợp ngữ

- Sử dụng 1 số từ tiếng anh để tượng trưng cho các lệnh cần thực hiện.
- Ví dụ: cộng giá trị chứa trong hai thanh ghi AX và BX
ADD AX, BX

- Để chương trình viết bằng hợp ngữ thực hiện được trên máy tính, nó cần được dịch ra ngôn ngữ máy bằng chương trình hợp dịch.
- Nhược điểm của hợp ngữ:

+ Còn phức tạp, phụ thuộc vào nhiều loại máy.
+ Vì vậy, ngôn ngữ máy chỉ thích hợp với các nhà lập trình chuyên nghiệp.

3. Ngôn ngữ bậc cao

Ngôn ngữ bậc cao là ngôn ngữ trong đó các câu lệnh được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể và nó đều có một chương trình dịch để dịch những chương trình viết bằng ngôn ngữ này sang ngôn ngữ máy. Các ngôn ngữ bậc cao đó là: Fortran, Cobol, Algol, Basi Pascal, C, C++, Java, ...

Tổng kết: Các bạn vừa tìm hiểu về khái niệm của ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao qua bài 5: Ngôn ngữ lập trình. Mong rằng tài liệu này sẽ giúp ích cho việc học tập của các bạn.
_Chúc các bạn học tốt!_​
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top