• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Ngôn ngữ đối chiếu

cucphuong

New member
Xu
0
NGÔN NGỮ ĐỐI CHIẾU


Trong quá trình sử dụng ngoại ngữ và dịch thuật, văn bản là công cụ không thể thiếu. Hiện nay, các thể loại văn bản tiếng Việt và tiếng Anh đang được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp. Ngữ pháp văn bản tiếng Việt và tiếng Anh là mục tiêu và đối tượng cần chú ý nhất trong quá trình dạy và học tiếng Anh, cũng như dịch thuật Anh - Việt và Việt - Anh.

Theo các nghiên cứu ban đầu, cần thiết phải có các tài liệu ngữ pháp đối với các văn bản mang đặc tính chuyên ngành dưới dạng đối chiếu giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ được học hoặc nghiên cứu nhằm giúp người học hoặc nghiên cứu tiếp nhận một cách nhanh chóng các kiến thức tiên tiến bằng ngoại ngữ. Hơn thế nữa, trên cơ sở ngữ pháp được học, người học có thể nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn bằng chính tiếng mẹ đẻ của mình và làm phong phú thêm ngôn ngữ dân tộc.

Thực tế lịch sử phát triển của tri thức khoa học thể hiện một quá trình liên tục và có tính kế thừa. Nội dung của các thuật ngữ về nghiên cứu đối chiếu cũng được xác định trong quá trình phát triển biện chứng lịch sử đó.

Thuật ngữ "đối chiếu" thường được dùng để chỉ phương pháp hoặc phân ngành nghiên cứu lấy đối tượng chủ yếu là hai hay nhiều ngôn ngữ. Mục đích của nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ là làm sáng tỏ những nét tương đồng và không tương đồng hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét không tương đồng của hai hay nhiều ngôn ngữ. Nguyên tắc nghiên cứu chủ yếu của đối chiếu ngôn ngữ là nguyên tắc đồng đại.


Tải xem TẠI ĐÂY

Nguồn, thư viện số*
 
H

HuyNam

Guest
Lê Đình Tư

Ngôn ngữ học đối chiếu và các lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ

1. Vài nét về lịch sử

Ngôn ngữ học gồm ba ngành chính:

+ Thời kì đầu: Chỉ miêu tả ngôn ngữ (Ngôn ngữ học miêu tả);

+ Đến cuối thế kỉ XIX: So sánh các ngôn ngữ (Ngôn ngữ học so sánh);

+ Cuối thế kỉ XIX đến nay: Ngôn ngữ học lí thuyết.

Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân ngành của Ngôn ngữ học so sánh.

Ngôn ngữ học so sánh bao gồm:

+ Ngôn ngữ học so sánh lịch sử: Phát triển mạnh vào thế kỉ XIX. Tuy nhiệm vụ chính của nó là xác định rõ nguồn gốc của các ngôn ngữ và quá trình phát triển của các ngôn ngữ nhưng có ảnh hưởng rất quan trọng đến lịch sử phát triển của ngôn ngữ học thế giới nói chung.

+ Ngôn ngữ học so sánh loại hình/Loại hình học ngôn ngữ: Phát triển mạnh ở thế kỉ XIX và tiếp tục phát triển. Nhiệm vụ chính: 1/ Phân loại các ngôn ngữ dựa vào những điểm giống nhau trong cấu trúc ngôn ngữ; và 2/ Tìm ra các phổ niệm ngôn ngữ. Hướng nghiên cứu thứ hai có nhiều điểm chung với Ngôn ngữ học đại cương.

+ Ngôn ngữ học đối chiếu: Phát triển mạnh và trở thành một lĩnh vực nghiên cứu độc lập từ những năm 50 của thế kỉ trước, do nhu cầu khắc phục lỗi trong quá trình học ngoại ngữ. Tuy nhiên, việc đối chiếu các ngôn ngữ với nhau đã được tiến hành từ lâu. Vì vậy, ngày nay người ta thường phân biệt 3 thời kì phát triển của Ngôn ngữ học đối chiếu:

* Thời kì thứ nhất (từ những năm 80 của thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX): Phát triển ở Đức, Pháp sau đó ở Nga. Đối tượng đối chiếu là từ vựng và ngữ pháp. Kết quả là sự ra đời của các cuốn từ điển nhiều thứ tiếng (ví dụ: “Thư mục về các ngôn ngữ đã biết và các nhận xét về những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng” của các nhà ngôn ngữ học Đức. Về ngữ pháp, cuốn ngữ pháp của Port-Royal được xây dựng trên cơ sở phân tích đối chiếu các tiếng Hy Lạp cổ, tiếng Do Thái cổ với tiếng Latinh và tiếng Pháp trở thành một mẫu hình cho việc miêu tả các ngôn ngữ.

* Thời kì thứ hai (thế kỉ XIX): Ngôn ngữ học đối chiếu hòa vào ngôn ngữ học so sánh-lịch sử. Thời kì này, ranh giới giữa các nghiên cứu so sánh-lịch sử, loại hình học và đối chiếu chưa được phân biệt rõ ràng. Mục đích nghiên cứu đối chiếu hay so sánh-lịch sử là nhằm xác định các dòng họ hoặc các nhóm ngôn ngữ.

* Thời kì thứ ba (từ đầu thế kỉ XX): Ngôn ngữ học đối chiếu nói riêng và ngôn ngữ học nói chung phát triển mạnh mẽ do nhu cầu học và sử dụng ngoại ngữ tăng lên. Thời kì này, ngôn ngữ học đối chiếu gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ học miêu tả. Tuy nhiên, người ta không chỉ kết hợp các nghiên cứu đối chiếu với miêu tả ngôn ngữ mà còn kết hợp với nghiên cứu loại hình và nghiên cứu so sánh-lịch sử.

2. Ngôn ngữ học đối chiếu và khoa học giảng dạy ngoại ngữ

Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong quá trình phát triển của ngôn ngữ học so sánh. Tuy nhiên, theo cách hiểu hiện nay thì ngôn ngữ học đối chiếu khác với ngôn ngữ học so sánh ở chỗ: nó bao quát nhiều ngôn ngữ , bất luận ngôn ngữ đó có loại hình giống nhau hay khác nhau, có cùng nguồn gốc hay khác nguồn gốc. Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong quá trình tìm kiếm một cách dạy và học ngoại ngữ nhanh hơn và hiệu quả hơn. Như vậy, các yêu cầu của việc học và dạy ngôn ngữ là nhân tố quan trọng dẫn đến sự hình thành của ngôn ngữ học đối chiếu.

Trong quá trình học ngoại ngữ, tiếng mẹ có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với người học. Ảnh hưởng tích cực gọi là chuyển di tích cực. Hiện tượng này xảy ra khi giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ có sự giống nhau hoàn toàn. Còn ảnh hưởng tiêu cực gọi là chuyển di tiêu cực. Hiện tượng chuyển di tiêu cực thường gây cản trở và làm chậm quá trình học tập. Chuyển di tiêu cực là hiện tượng xảy ra khi có sự nhầm lẫn của người học cho rằng cấu trúc của ngoại ngữ cũng giống như cấu trúc của tiếng mẹ đẻ, trong khi giữa các cấu trúc của hai thứ tiếng có sự khác biệt. Sự áp đặt cấu trúc tiếng mẹ đẻ cho cấu trúc ngoại ngữ dẫn đến việc phạm lỗi. Những lỗi này nếu không được sửa chữa kịp thời thì sẽ được người học ghi nhớ trở thành thói quen của người học và rất khó sửa.
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ, cần phải tìm cách khắc phục hiện tượng chuyển di tiêu cực và lợi dụng những chuyển di tích cực, nghĩa là phải tìm ra những điểm khác nhau và giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Việc này có thể thực hiện được nhờ vào việc nghiên cứu đối chiếu hai ngôn ngữ.
Như vậy, ngôn ngữ học đối chiếu, theo nghĩa hẹp, là một lĩnh vực nghiên cứu gắn bó chặt chẽ với khoa học giảng dạy ngoại ngữ, trong đó các hiện tượng tâm lí-ngôn ngữ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng.
 
H

HuyNam

Guest
1. Mục đích :
Trong đời sống xã hội hiện đại ngày nay, con người có xu hướng gắn kết lại với nhau mà Tiếng Anh chính là ngôn ngữ phương tiện gắn kết. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trên thế giới và được xem như là ngôn ngữ quốc tế. Hầu hết những phương tiện thông tin đại chúng mang tính quốc tế đều sử dụng Tiếng Anh làm phương tiện truyền thông. Từ trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật - kinh tế - thương mại - thể thao - thông tin - văn hoá... tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, tiếng Anh được sử dụng để dịch thuật và được xem như một ngữ ngôn chính dùng để giao tiếp,trao đổi và hợp tác.Chính vì thế mà Tiếng Anh được sử dụng và nó đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của cuộc sống của con người hiện đại. Trong quá trình sử dụng Tiếng Anh và dịch thuật, văn bản là công cụ không thể thiếu. Hiện nay, các thể loại văn bản tiếng Việt và tiếng Anh đang được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp tại Việt Nam. Ngữ pháp văn bản tiếng Việt và tiếng Anh là mục tiêu và đối tượng cần chú ý nhất trong quá trình dạy và học tiếng Anh, cũng như dịch thuật từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt và ngược lại.Để thực hiện tốt việc đó thì điều cần thiết là phải có các tài liệu ngữ pháp đối với các văn bản mang đặc tính chuyên ngành dưới dạng đối chiếu giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ được học hoặc nghiên cứu nhằm giúp người học hoặc nghiên cứu tiếp nhận một cách nhanh chóng các kiến thức tiên tiến bằng ngoại ngữ. Thuật ngữ "đối chiếu" thường được dùng để chỉ phương pháp hoặc phân ngành nghiên cứu lấy đối tượng chủ yếu là hai hay nhiều ngôn ngữ. Mục đích của nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ là làm sáng tỏ những nét tương đồng và không tương đồng hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét không tương đồng của hai hay nhiều ngôn ngữ. Nghiên cứu đối chiếu cho ta khả năng xác định không chỉ các dữ kiện và hiện tượng có các chức năng tương tự trong các ngôn ngữ được đối chiếu, mà còn xác định vị trí của chúng trong các hệ thống theo chức năng.Tôi chọn đề tài nghiên cứu “Đối chiếu từ loại Anh-Việt ” với mục đích chỉ ra những nét tương đồng và không tương đồng giữa hai ngôn ngữ Anh-Việt, giúp người học ngoại ngữ nhận biết và hiểu được cách sử dụng từ loại trong hai ngôn ngữ Anh-Việt.
2. Ý nghĩa:
Qua đề tài nghiên cứu này, ý nghĩa của nó là chỉ ra những nét tương đồng và không tương đồng giữa hai ngôn ngữ Anh-Việt và làm sáng tỏ các quy luật phát triển và quá trình biến đổi xảy ra trong nội bộ từ loại giữa hai ngôn ngữ được nghiên cứu, từ đó giúp người dạy và học ngoại ngữ có thể nhận biết và hiểu được cách sử dụng từ loại trong hai ngôn ngữ trên và có thể nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn bằng chính tiếng mẹ đẻ của mình và làm phong phú thêm ngôn ngữ dân tộc. Đó là lý do mà tôi chọn đề tài này để nghiên cứu./.

II. NỘI DUNG
“trong ngôn và Anh”

Đối chiếu ngôn ngữ không phân biệt không gian và biên giới của các ngôn ngữ được đối chiếu. Các ngôn ngữ khi đối chiếu có thể là ngôn ngữ của các dân tộc liền kề, trên cùng lãnh thổ hoặc ở các vùng, miền rất khác nhau trên thế giới.Ngôn ngữ Tiếng Anh được sử dụng ở Việt Nam chỉ bắt đầu phát triển khi đất nước bước vào giai đoạn mở cửa và thực sự phát triển khi Việt Nam tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu. Quá trình hội nhập đòi hỏi phát triển ngôn ngữ (ngoại ngữ và bản ngữ) để giao lưu quốc tế và chuyển giao công nghệ.Chính vì sự nghiệp phát triển chung của đất nước mà Đảng ta đã ra chủ trương cho Bộ Giáo Dục đưa chương trình học Tiếng Anh vào chương trình môn học bắt buột tại các trường phổ thông kể từ rất sớm.Bản thân tôi là giáo viên dạy Tiếng anh ở trường THCS. Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy học trò của tôi gặp rất nhiều rất khó khăn khi dịch một câu từ Tiếng việt sang Tiếng anh hoặc ngược lại. Vì vậy mà tôi đã tiến hành nghiên cứu những lỗi mà học sinh thường hay mắc phải khi nói và viết Tiếng anh và tôi đã tìm ra được nguyên nhân, đó là sự không tương đồng về mặt từ loại giữa hai ngôn ngữ. Tôi đã thực hiện một quá trình nghiên cứu phân tích đối chiếu hai văn bản Anh-Việt như sau:
1. Phân tích sự giống nhau và khác nhau về từ loại giữa hai ngôn ngữ Anh-Việt.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top