Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng ta đã nhận được sự viện trợ tích cực, sự giúp đỡ tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc là một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của Việt Nam – và nhân dân Việt Nam không bao giờ có thể quên điều đó. chuyến thăm Liên Xô, Trung Quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trao đổi về tình hình Việt Nam, Đông Dương và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đường lối cách mạng nước ta trong giai đoạn mới. Năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên thăm chính thức Liên Xô, Trung Quốc và Mông Cổ. Tiếp đó, năm 1957, Người dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam thăm 9 nước, bao gồm các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Bắc Á và một số nước dân tộc chủ nghĩa ở Châu Á. Trong các cuộc đi thăm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước, đồng thời đề cao quan hệ đoàn kết giữa các nước trong phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô và Trung Quốc đứng đầu.
Một trong những thành tựu lớn của ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là việc mở rộng, củng cố mối quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, tranh thủ sự giúp đỡ để khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc, tạo ra lực lượng cho cách mạng cả nước.
Bằng các chuyến thăm hữu nghị của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh với mục đích mở rộng quan hệ ngoại giao, Việt Nam đã nhận được sự viện trợ to lớn cả về vật chất và tinh thần trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Liên Xô đã đồng ý viện trợ cho Việt Nam 400 triệu rúp không hoàn lại để thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc. Ngoài ra, Liên Xô còn cử các chuyên gia sang giúp Việt Nam khôi phục 25 xí nghiệp, công trình công nghiệp, nhà máy thuộc các ngành cơ khí, than, điện lực và công nghiệp nhẹ. Cùng với Liên Xô, Trung Quốc đã cam kết viện trợ cho Việt Nam 800 triệu nhân dân tệ, bao gồm viện trợ hàng hoá và khôi phục hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, xây dựng nhà máy... Theo thống kê, chỉ riêng năm 1956, số tiền viện trợ cho Việt Nam từ các nước XHCN là 150 tỷ (chiếm 4/5 ngân sách). Có thể nói, đây là nguồn viện trợ quý giá trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này.
Các hoạt động đối ngoại thời kỳ này đã tạo điều kiện cho Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tranh thủ được sự viện trợ kinh tế từ các nước xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo đảm hoàn thành kế hoạch ba năm khôi phục kinh tế (1955-1957) và kế hoạch phát triển kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-1960). Những thắng lợi đó đã tạo nên sự chuyển biến căn bản trong nền kinh tế-xã hội miền Bắc, làm cho miền Bắc được củng cố thực sự, trở thành hậu phương lớn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng miền Nam. Các cuộc tiếp xúc, trao đổi giữa các nhà lãnh đạo cấp cao các nước góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và nâng cao vị thế của Việt Nam dân chủ cộng hoà trên trường quốc tế.
Sửa lần cuối: