Nhiễm độc thức ăn hay còn gọi là ngộ độc thức ăn ở trẻ em là một hiện tượng cấp tính rất hay gặp. Để xử lý tình trạng này cần các bà mẹ phải có phản xạ nhanh và chính xác cũng như có đủ kiến thức và kỹ năng. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ những thứ cần biết để các bà mẹ có thể chủ động xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn.
1.Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa:
Nguyên nhân gây ngộ độc rất đa dạng nhưng có thể phân chia thành 4 nhóm chính sau:
* Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.
=> Để đề phòng dạng ngộ độc thực phẩm này nên chọn thực phẩm tươi, sạch; thực hiện ăn chín, uống chín; không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín; thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay (trong 2 giờ đầu), phải được bảo quản đúng cách, đun kỹ trước khi sử dụng lại; không sử dụng thức ăn quá hạn, bị ôi thiu; rửa sạch tay trước khi chế biến, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến; khám sức khỏe định kỳ….
Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…..). Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.
=> Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là không sử dụng các loại thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm đã có dấu hiệu thay đổi về mùi, màu sắc, hình dáng (vỏ đồ hộp…)… so với ban đầu.
* Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….
=> Cách phòng ngừa tốt nhất là không sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo có khả năng chứa chất độc, các loại thực phẩm lạ.
Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.
2.Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ngộ độc thức ăn
Thức ăn loãng
Trẻ bị ngộ độc thức ăn, khi chế biến bữa ăn hàng ngày cho trẻ cha mẹ cần lưu ý chế biến cho trẻ dạng loãng như cháo, súp, canh…Chế biến dạng này vừa dễ ăn, dễ tiêu vừa giúp bổ sung nước cho cơ thể giúp trẻ nhanh chóng hồi phục
Thức ăn ít chất béo và chất xơ
Khi chuẩn bị nguyên liệu cho bữa ăn nên lựa chọn những thực phẩm ít chất béo, ít chất xơ giúp hệ tiêu hóa của trẻ dễ hấp thu hơn. Các thực phẩm như ngũ cốc, lòng trắng trứng, khoai tây, cơm, bánh mì…được ưu tiên trong thực đơn của bé
Chất béo và chất xơ là những chất khó tiêu hóa cho đường ruột đặc biệt trong trường hợp đường ruột của trẻ đang có vấn đề. Vì vậy, trong chế độ ăn nên hạn chế lựa chọn những thực phẩm này để tránh làm gia tăng gánh nặng cho đường ruột và giảm bớt những khó chịu ở trẻ.
Chuối
Trong chuối có chứa thành phần kali dồi dào làm giảm cảm giác buồn nôn ở trẻ. Hơn thế nữa, chuối là thực phẩm dễ tiêu hóa phù hợp với trẻ đang bị ngộ độc thực phẩm bổ sung năng lượng. Mẹ có thể cho trẻ ăn chuối chín hoặc xay sinh tố cho trẻ ăn mỗi ngày.
Gừng
Đây là loại gia vị rất phổ biến đối với bữa ăn của người Việt, gừng hỗ trợ hiệu quả các bệnh lý về đường tiêu hóa mà trẻ thường mắc phải đặc biệt là tình trạng ngộ độc thức ăn.
Khi chế biến thức ăn cho trẻ, cha mẹ có thể cho thêm chút gừng giúp làm dịu dạ dày đồng thời làm giảm các triệu chứng buồn nôn và khó chịu xảy ra ở trẻ. Hoặc có thể cho trẻ uống chút nước gừng pha loãng hoặc nước ép gừng pha mật ong nhiều lần trong ngày mang lại hiệu quả tốt.
Táo
Một trong những thực phẩm tốt cho trẻ khi bị ngộ độc thức ăn là táo vì đây là trái cây lý tưởng giúp trẻ đối phó với những triệu chứng khó chịu do ngộ độc thức ăn gây ra.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý chia nhỏ bữa ăn cho trẻ mỗi ngày. Tuyệt đối không nên ép trẻ ăn quá nhiều và ăn quá nhanh khiến tình trạng của trẻ càng thêm nặng.
3.Phòng ngừa ngộ độc thức ăn cho bé
1.Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa:
Nguyên nhân gây ngộ độc rất đa dạng nhưng có thể phân chia thành 4 nhóm chính sau:
* Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.
=> Để đề phòng dạng ngộ độc thực phẩm này nên chọn thực phẩm tươi, sạch; thực hiện ăn chín, uống chín; không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín; thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay (trong 2 giờ đầu), phải được bảo quản đúng cách, đun kỹ trước khi sử dụng lại; không sử dụng thức ăn quá hạn, bị ôi thiu; rửa sạch tay trước khi chế biến, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến; khám sức khỏe định kỳ….
Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…..). Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.
=> Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là không sử dụng các loại thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm đã có dấu hiệu thay đổi về mùi, màu sắc, hình dáng (vỏ đồ hộp…)… so với ban đầu.
* Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….
=> Cách phòng ngừa tốt nhất là không sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo có khả năng chứa chất độc, các loại thực phẩm lạ.
Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.
2.Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ngộ độc thức ăn
Thức ăn loãng
Trẻ bị ngộ độc thức ăn, khi chế biến bữa ăn hàng ngày cho trẻ cha mẹ cần lưu ý chế biến cho trẻ dạng loãng như cháo, súp, canh…Chế biến dạng này vừa dễ ăn, dễ tiêu vừa giúp bổ sung nước cho cơ thể giúp trẻ nhanh chóng hồi phục
Thức ăn ít chất béo và chất xơ
Khi chuẩn bị nguyên liệu cho bữa ăn nên lựa chọn những thực phẩm ít chất béo, ít chất xơ giúp hệ tiêu hóa của trẻ dễ hấp thu hơn. Các thực phẩm như ngũ cốc, lòng trắng trứng, khoai tây, cơm, bánh mì…được ưu tiên trong thực đơn của bé
Chất béo và chất xơ là những chất khó tiêu hóa cho đường ruột đặc biệt trong trường hợp đường ruột của trẻ đang có vấn đề. Vì vậy, trong chế độ ăn nên hạn chế lựa chọn những thực phẩm này để tránh làm gia tăng gánh nặng cho đường ruột và giảm bớt những khó chịu ở trẻ.
Chuối
Trong chuối có chứa thành phần kali dồi dào làm giảm cảm giác buồn nôn ở trẻ. Hơn thế nữa, chuối là thực phẩm dễ tiêu hóa phù hợp với trẻ đang bị ngộ độc thực phẩm bổ sung năng lượng. Mẹ có thể cho trẻ ăn chuối chín hoặc xay sinh tố cho trẻ ăn mỗi ngày.
Gừng
Đây là loại gia vị rất phổ biến đối với bữa ăn của người Việt, gừng hỗ trợ hiệu quả các bệnh lý về đường tiêu hóa mà trẻ thường mắc phải đặc biệt là tình trạng ngộ độc thức ăn.
Khi chế biến thức ăn cho trẻ, cha mẹ có thể cho thêm chút gừng giúp làm dịu dạ dày đồng thời làm giảm các triệu chứng buồn nôn và khó chịu xảy ra ở trẻ. Hoặc có thể cho trẻ uống chút nước gừng pha loãng hoặc nước ép gừng pha mật ong nhiều lần trong ngày mang lại hiệu quả tốt.
Táo
Một trong những thực phẩm tốt cho trẻ khi bị ngộ độc thức ăn là táo vì đây là trái cây lý tưởng giúp trẻ đối phó với những triệu chứng khó chịu do ngộ độc thức ăn gây ra.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý chia nhỏ bữa ăn cho trẻ mỗi ngày. Tuyệt đối không nên ép trẻ ăn quá nhiều và ăn quá nhanh khiến tình trạng của trẻ càng thêm nặng.
3.Phòng ngừa ngộ độc thức ăn cho bé
- Cha mẹ cần lưu ý khâu chọn thực phẩm cho bé, chọn thực phẩm còn tươi mới, không nên sử dụng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm ôi thiu
- Bảo quản thực phẩm đúng cách, không nên để thực phẩm sống và chín cùng nơi
- Đảm bảo vệ sinh khi chế biến thực phẩm cho trẻ, đảm bảo nấu chín thức ăn cho trẻ không cho trẻ ăn thức ăn còn tái
- Vệ sinh trước khi tiếp xúc với trẻ, rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến và cho trẻ ăn
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu nướng và nhà bếp
- Môi trường sống của trẻ cần thông thoáng, sạch sẽ, vệ sinh đồ chơi cho trẻ em