Mở đầu Cuốn Việt Nam văn hoá sử cương, cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt không mẫu đất nào là không có dấu vết thảm đạm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hi vọng cho tương lai”.
Lời tâm huyết đó có thể coi là khái quát cô đọng và cảm động hai chặng đường lịch sử chủ yếu của dân tộc.
Chặng đầu: từ những rừng núi âm u và tù túng phía Bắc và phía Tây tràn xuống miền châu thổ sông Hồng, sông Mã lúc bấy giờ còn toàn là biển chưa kịp rút cạn và bùn non chưa kịp sánh đặc, giành giật với tự nhiên hoang dã từng mẫu đất, “thảm đạm kinh dinh”, thiết lập nên một cánh đồng lúa nước phì phiêu.
Chặng hai: tìm đường “mở rộng hi vọng cho tương lai” của giống nòi bằng cuộc hành tiến gian nan và trường kì về phương Nam.
Lâu nay ta đã nói khá nhiều, tuy tất nhiên vẫn còn chưa đủ, về chặng đầu. Còn chặng hai thì có lẽ còn rất ít, trong khi đó là một chặng đường rất quan trọng, nhất là khi suy nghĩ về cái điều ta vẫn gọi là bản sắc văn hoá dân tộc. Như ta biết, đặc trưng chủ yếu của các nền văn hoá, từ trước đến nay, không phải là tĩnh tại mà là biến động, và có thể nói biến động, hấp thụ văn hoá là phương thức tồn tại của nó. Cuộc đi dài về phương Nam của cha ông ta, tính về thời gian, chiếm một tỉ lệ đến gần một nửa lịch sử dân tộc. Còn nếu nói về không gian thì tỉ lệ đó là hơn một nửa. Bằng cuộc đi dài dũng cảm đó của cha ông, tổ quốc ta đã được nhân lên gấp đôi về lãnh thổ. Và chắc hẳn không chỉ là về lãnh thổ. Chính trong cuộc đi dài này, văn hoá Việt Nam đã phát triển bằng “biến động” và hấp thụ hết sức phong phú, để vừa là chính nó, thậm chí chính nó sâu sắc hơn, vừa trở nên đa dạng, giàu có hơn rất nhiều, “mở rộng hi vọng cho tương lai”.
trăn trở rất nhiều về việc chọn hướng phát triển, đi về hướng nào đây, Đông, Tây, Nam hay Bắc? Hướng Tây dằng dặc núi cao, rất khó vượt qua; và có vượt qua được rồi, thì liên lạc, nối kết như thế nào? Không dễ.
Hướng Đông là biển. Dân tộc ta đã không chọn con đường đi ra biển. Chắc rồi đến một lúc nào đó rất cần suy nghĩ kĩ về điều này: vì sao ta đã không đi ra biển? Ta không giỏi, thậm chí rất dở về biển, trong khi cả địa hình đất nước như cánh cửa rộng mở ra biển lớn? Cả về sau này nữa, khi gặp Champa là một quốc gia rất giỏi về biển, ta đã học rất nhiều điều hay, quý từ văn hoá tinh thần và văn hoá vật chất Champa, nhưng về nghề đi biển thì ta hầu như chẳng học được gì đáng kể. Hình như trong máu ta có ẩn chứa nổi sợ biển. Vì sao?
Hướng Bắc đối với chúng ta trong suôt quá trình lịch sử, là hướng hết sức quan trọng. Đó là hướng của một đế quốc láng giềng khổng lồ, mà ta phải thường xuyên liên tục chống xâm lược; rõ ràng không phải là hướng ta có thể phát triển, ngược lại còn phải chống chọi liên tục, dữ dội và thông minh nữa để sống còn.
Nhưng đấy cũng là hướng ta tiếp thu ảnh hưởng của một nền văn hoá vĩ đại, vào loại không nhiều những nền văn hoá lớn nhất của nhân loại. Ảnh hưởng đó đối với ta lâu dài, sâu đậm cho đến mức ta đã tự coi ta với họ là “đồng văn” cả “đồng chủng” (tuy hai khái niệm này chắc chắn cũng chỉ là tương đối); cho đến mức nó chi phối sâu sắc sự hình thành và phát triển văn hoá, và cũng có thể nói, cả sự hình thành và phát triển dân tộc của chúng ta. Hoặc nói cho đúng hơn: văn hoá dân tộc, và cả số phận dân tộc, phụ thuộc có tính quyết định vào chỗ ta xứ lí đối với ảnh hưởng này như thế nào, cách thức ta ứng xử trong cuộc tiếp biến văn hoá sống còn này ra sao...
Như vậy chỉ còn lại một đường phát triển cho chúng ta: đi về phương Nam.
Theo một cách nào đó, có thể nói: sự hình thành và phát triển của văn hoá Việt, cốt lõi đặc sắc của nó, tính độc đáo sẽ làm nên bản sắc và bản lĩnh riêng của nó, nằm chính ở mối quan hệ Bắc - Nam này mà nó đã biết cách xử trí tinh vi, khôn khéo, thông minh trong suốt lịch sử của mình.
Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu đã dần dần đi tới khẳng định một điều quan trọng: người Việt, xã hội Việt tiếp thu Nho giáo không phải chủ yếu trong thời kì đằng đẵng và dưới sức ép khốc liệt một nghìn năm Bắc thuộc.
Suốt một nghìn năm đó, dân tộc ta vẫn tồn tại bằng nền văn hoá bản địa của mình, tức một nền văn hoá có nguồn gốc Đông Nam Á cổ - Đông Nam với tư cách là thể cộng đồng văn hoá rộng lớn trải dài theo chiều Bắc - Nam từ nam sông Dương Tử đến Indonésia, và theo chiều Tây - Đông từ vùng Assam (đông bắc Ấn Độ) cho đến Philippines (Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà trong tên nước của ta thường có thành tố Nam: ta là nước ở phương Nam, ta thuộc về phương Nam, đối lập với Hán là Bắc, ở phương Bắc)... Và hệ tư tưởng đã tập hợp dân tộc trong đấu tranh chống ách thống trị ngoại bang suốt một nghìn năm Bắc thuộc là hệ tư tưởng Phật giáo chứ không phải Nho giáo. Trung tâm Phật giáo Luy Lâu đã nổi tiếng rất lâu trước khi Phật giáo được phổ biến ở Trung Quốc. Chính là sau khi đã khôi phục được độc lập vào cuối thiên niên kỉ thứ nhất, đầu thiên niên kỉ thứ hai, người Việt đã có một cuộc chọn lựa lớn, có thể coi là chọn lựa văn hoá đầu tiên và quan trọng nhất trong lịch sử dân tộc: chọn lấy Nho giáo. Một cách chủ động, chứ không phải bị áp đặt.
Đây là một ứng xử văn hoá lớn, rất độc đáo, một lựa chọn quả quyết, nghiêm trọng.
Và như ta đã biết, cái gọi là bản sắc văn hoá của một dân tộc hình thành chính trong hành động lựa chọn đó, biểu hiện sâu sắc qua lựa chọn đó.
Trước mắt chúng ta lúc bấy giờ có hai con đường: hoặc là tiếp tục đi theo con đường văn hoá Đông Nam Á truyền thống, hoặc đi theo Nho giáo, bấy giờ là “ngoại lai”.
Ta đã làm một công việc kì lạ: tách khỏi truyền thống, tách khỏi Đông Nam Á, chấp nhận văn hoá “ngoại lai”.
Vì sao?
Và vì sao điều này chỉ diễn ra khi đất nước đã khôi phục được độc lập tự chủ?
Chính là vì đã giành được độc lập tự chủ, và phải bằng mọi giá giữ vững nền độc lập tự chủ trước nguy cơ xâm lược thường xuyên và cực kì nguy hiểm của đế quốc bành trướng láng giềng phương Bắc, mà ta đã làm cuộc lựa chọn này.
Không thể tiếp tục đi theo con đường Đông Nam Á truyền thống , bởi một nhà nước tổ chức theo kiểu Đông Nam tất sẽ bị đánh tan tành trước các cuộc xâm lăng Trung Hoa. Đó là lối tổ chức nhà nước theo kiểu liên hiệp lỏng lẻo các tiểu quốc, với một cơ chế có nhiều màu sắc “dân chủ”, rộng rãi, thoải mái, nhưng rời rạc, không tạo nên được sức mạnh tập trung (Chẳng hạn: một chế độ vua chết thì hội đồng hoàng tộc bầu vua mới chọn trong các người “hiền”, tức là kiểu “truyền hiền” chứ không phải truyền tử - rất dễ tạo điều kiện cho những mưu đồ thoán nghịch, bao giờ cũng là cơ hội cho ngoại xâm; nhà nước gắn với tôn giáo, mà bản chất của tôn giáo là luôn luôn vượt qua các ranh giới dân tộc, quốc gia v. v.). Chính các nhà nước Champa, Chân Lạp, và cả Âu Lạc, Văn Lang... trước đây đã được tổ chức theo lối này.
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã rất đúng khi nói: “Phép biện chứng của lịch sử là để chống lại các cuộc xâm lăng của Trung Quốc, Việt Nam đã phải Trung Hoa hoá cách cai trị, giáo dục, khác hẳn điều ta thấy ở Đông Nam Á”.
Mục đích tiếp thu Nho giáo của người Việt như vậy rất cụ thể, rõ ràng: nhằm xây dựng được một nhà nước trung ương tập quyền hùng mạnh, theo mô hình Trung Hoa, đủ sức đứng vững trước ngoại xâm Trung Hoa.
Người Việt đã quyết định rời bỏ tính chất Nam của mình - ở cấp nhà nước - một chọn lựa chắc chắn không dễ dàng.
Cũng cần chú ý trong tất cả các nước phương Nam, chỉ có Việt Nam chọn con đường này. Vì nó ở quá sát nách nguy cơ xâm lược Trung Hoa chăng ?...
Sự lựa chọn thông minh và dũng cảm đó đã đưa lại kết quả to lớn: không những nó đã cho phép Việt Nam giữ được độc lập dân tộc mà còn trở thành một cái nút chặn không thể vượt qua, tránh cho cả Đông Nam Á khỏi bị Hán hoá.
Cũng chính mục đích lựa chọn rõ rệt đó quy định nội dung tiếp nhận và cách tiếp nhận.
Nho giáo là đạo cai trị, là hệ tư tưởng phục vụ cho việc thiết lập thể chế cai trị hữu hiệu của “người quân tử”, tức kẻ cầm quyền, đối với “thiên hạ”. Mà dưới mắt người quân tử, thì thiên hạ không có gì khác hơn là nhân dân quần chúng ở những phần lãnh thổ mà họ áp đặt được bá quyền. Người Việt học của đạo cai trị này nghệ thuật thiết chế để tổ chức được một bộ máy nhà nước mạnh, nhưng vì một mục đích khác: giữ vững độc lập dân tộc. Do đó, có thể nói không quá đáng, họ học lấy cái vỏ Nho giáo, nhưng đã thay đổi hầu hết cái ruột bên trong.
Lời tâm huyết đó có thể coi là khái quát cô đọng và cảm động hai chặng đường lịch sử chủ yếu của dân tộc.
Chặng đầu: từ những rừng núi âm u và tù túng phía Bắc và phía Tây tràn xuống miền châu thổ sông Hồng, sông Mã lúc bấy giờ còn toàn là biển chưa kịp rút cạn và bùn non chưa kịp sánh đặc, giành giật với tự nhiên hoang dã từng mẫu đất, “thảm đạm kinh dinh”, thiết lập nên một cánh đồng lúa nước phì phiêu.
Chặng hai: tìm đường “mở rộng hi vọng cho tương lai” của giống nòi bằng cuộc hành tiến gian nan và trường kì về phương Nam.
Lâu nay ta đã nói khá nhiều, tuy tất nhiên vẫn còn chưa đủ, về chặng đầu. Còn chặng hai thì có lẽ còn rất ít, trong khi đó là một chặng đường rất quan trọng, nhất là khi suy nghĩ về cái điều ta vẫn gọi là bản sắc văn hoá dân tộc. Như ta biết, đặc trưng chủ yếu của các nền văn hoá, từ trước đến nay, không phải là tĩnh tại mà là biến động, và có thể nói biến động, hấp thụ văn hoá là phương thức tồn tại của nó. Cuộc đi dài về phương Nam của cha ông ta, tính về thời gian, chiếm một tỉ lệ đến gần một nửa lịch sử dân tộc. Còn nếu nói về không gian thì tỉ lệ đó là hơn một nửa. Bằng cuộc đi dài dũng cảm đó của cha ông, tổ quốc ta đã được nhân lên gấp đôi về lãnh thổ. Và chắc hẳn không chỉ là về lãnh thổ. Chính trong cuộc đi dài này, văn hoá Việt Nam đã phát triển bằng “biến động” và hấp thụ hết sức phong phú, để vừa là chính nó, thậm chí chính nó sâu sắc hơn, vừa trở nên đa dạng, giàu có hơn rất nhiều, “mở rộng hi vọng cho tương lai”.
Bài viết này mong thử góp đôi suy nghĩ bước đầu về chặng đường quan trọng này.
.
*
* *
1. Trong lịch sử xa xưa, từ buổi mở đầu, cũng như đối với mọi tập đoàn người, hẳn cha ông ta đã phải.
*
* *
trăn trở rất nhiều về việc chọn hướng phát triển, đi về hướng nào đây, Đông, Tây, Nam hay Bắc? Hướng Tây dằng dặc núi cao, rất khó vượt qua; và có vượt qua được rồi, thì liên lạc, nối kết như thế nào? Không dễ.
Hướng Đông là biển. Dân tộc ta đã không chọn con đường đi ra biển. Chắc rồi đến một lúc nào đó rất cần suy nghĩ kĩ về điều này: vì sao ta đã không đi ra biển? Ta không giỏi, thậm chí rất dở về biển, trong khi cả địa hình đất nước như cánh cửa rộng mở ra biển lớn? Cả về sau này nữa, khi gặp Champa là một quốc gia rất giỏi về biển, ta đã học rất nhiều điều hay, quý từ văn hoá tinh thần và văn hoá vật chất Champa, nhưng về nghề đi biển thì ta hầu như chẳng học được gì đáng kể. Hình như trong máu ta có ẩn chứa nổi sợ biển. Vì sao?
Hướng Bắc đối với chúng ta trong suôt quá trình lịch sử, là hướng hết sức quan trọng. Đó là hướng của một đế quốc láng giềng khổng lồ, mà ta phải thường xuyên liên tục chống xâm lược; rõ ràng không phải là hướng ta có thể phát triển, ngược lại còn phải chống chọi liên tục, dữ dội và thông minh nữa để sống còn.
Nhưng đấy cũng là hướng ta tiếp thu ảnh hưởng của một nền văn hoá vĩ đại, vào loại không nhiều những nền văn hoá lớn nhất của nhân loại. Ảnh hưởng đó đối với ta lâu dài, sâu đậm cho đến mức ta đã tự coi ta với họ là “đồng văn” cả “đồng chủng” (tuy hai khái niệm này chắc chắn cũng chỉ là tương đối); cho đến mức nó chi phối sâu sắc sự hình thành và phát triển văn hoá, và cũng có thể nói, cả sự hình thành và phát triển dân tộc của chúng ta. Hoặc nói cho đúng hơn: văn hoá dân tộc, và cả số phận dân tộc, phụ thuộc có tính quyết định vào chỗ ta xứ lí đối với ảnh hưởng này như thế nào, cách thức ta ứng xử trong cuộc tiếp biến văn hoá sống còn này ra sao...
Như vậy chỉ còn lại một đường phát triển cho chúng ta: đi về phương Nam.
Theo một cách nào đó, có thể nói: sự hình thành và phát triển của văn hoá Việt, cốt lõi đặc sắc của nó, tính độc đáo sẽ làm nên bản sắc và bản lĩnh riêng của nó, nằm chính ở mối quan hệ Bắc - Nam này mà nó đã biết cách xử trí tinh vi, khôn khéo, thông minh trong suốt lịch sử của mình.
Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu đã dần dần đi tới khẳng định một điều quan trọng: người Việt, xã hội Việt tiếp thu Nho giáo không phải chủ yếu trong thời kì đằng đẵng và dưới sức ép khốc liệt một nghìn năm Bắc thuộc.
Suốt một nghìn năm đó, dân tộc ta vẫn tồn tại bằng nền văn hoá bản địa của mình, tức một nền văn hoá có nguồn gốc Đông Nam Á cổ - Đông Nam với tư cách là thể cộng đồng văn hoá rộng lớn trải dài theo chiều Bắc - Nam từ nam sông Dương Tử đến Indonésia, và theo chiều Tây - Đông từ vùng Assam (đông bắc Ấn Độ) cho đến Philippines (Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà trong tên nước của ta thường có thành tố Nam: ta là nước ở phương Nam, ta thuộc về phương Nam, đối lập với Hán là Bắc, ở phương Bắc)... Và hệ tư tưởng đã tập hợp dân tộc trong đấu tranh chống ách thống trị ngoại bang suốt một nghìn năm Bắc thuộc là hệ tư tưởng Phật giáo chứ không phải Nho giáo. Trung tâm Phật giáo Luy Lâu đã nổi tiếng rất lâu trước khi Phật giáo được phổ biến ở Trung Quốc. Chính là sau khi đã khôi phục được độc lập vào cuối thiên niên kỉ thứ nhất, đầu thiên niên kỉ thứ hai, người Việt đã có một cuộc chọn lựa lớn, có thể coi là chọn lựa văn hoá đầu tiên và quan trọng nhất trong lịch sử dân tộc: chọn lấy Nho giáo. Một cách chủ động, chứ không phải bị áp đặt.
Đây là một ứng xử văn hoá lớn, rất độc đáo, một lựa chọn quả quyết, nghiêm trọng.
Và như ta đã biết, cái gọi là bản sắc văn hoá của một dân tộc hình thành chính trong hành động lựa chọn đó, biểu hiện sâu sắc qua lựa chọn đó.
Trước mắt chúng ta lúc bấy giờ có hai con đường: hoặc là tiếp tục đi theo con đường văn hoá Đông Nam Á truyền thống, hoặc đi theo Nho giáo, bấy giờ là “ngoại lai”.
Ta đã làm một công việc kì lạ: tách khỏi truyền thống, tách khỏi Đông Nam Á, chấp nhận văn hoá “ngoại lai”.
Vì sao?
Và vì sao điều này chỉ diễn ra khi đất nước đã khôi phục được độc lập tự chủ?
Chính là vì đã giành được độc lập tự chủ, và phải bằng mọi giá giữ vững nền độc lập tự chủ trước nguy cơ xâm lược thường xuyên và cực kì nguy hiểm của đế quốc bành trướng láng giềng phương Bắc, mà ta đã làm cuộc lựa chọn này.
Không thể tiếp tục đi theo con đường Đông Nam Á truyền thống , bởi một nhà nước tổ chức theo kiểu Đông Nam tất sẽ bị đánh tan tành trước các cuộc xâm lăng Trung Hoa. Đó là lối tổ chức nhà nước theo kiểu liên hiệp lỏng lẻo các tiểu quốc, với một cơ chế có nhiều màu sắc “dân chủ”, rộng rãi, thoải mái, nhưng rời rạc, không tạo nên được sức mạnh tập trung (Chẳng hạn: một chế độ vua chết thì hội đồng hoàng tộc bầu vua mới chọn trong các người “hiền”, tức là kiểu “truyền hiền” chứ không phải truyền tử - rất dễ tạo điều kiện cho những mưu đồ thoán nghịch, bao giờ cũng là cơ hội cho ngoại xâm; nhà nước gắn với tôn giáo, mà bản chất của tôn giáo là luôn luôn vượt qua các ranh giới dân tộc, quốc gia v. v.). Chính các nhà nước Champa, Chân Lạp, và cả Âu Lạc, Văn Lang... trước đây đã được tổ chức theo lối này.
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã rất đúng khi nói: “Phép biện chứng của lịch sử là để chống lại các cuộc xâm lăng của Trung Quốc, Việt Nam đã phải Trung Hoa hoá cách cai trị, giáo dục, khác hẳn điều ta thấy ở Đông Nam Á”.
Mục đích tiếp thu Nho giáo của người Việt như vậy rất cụ thể, rõ ràng: nhằm xây dựng được một nhà nước trung ương tập quyền hùng mạnh, theo mô hình Trung Hoa, đủ sức đứng vững trước ngoại xâm Trung Hoa.
Người Việt đã quyết định rời bỏ tính chất Nam của mình - ở cấp nhà nước - một chọn lựa chắc chắn không dễ dàng.
Cũng cần chú ý trong tất cả các nước phương Nam, chỉ có Việt Nam chọn con đường này. Vì nó ở quá sát nách nguy cơ xâm lược Trung Hoa chăng ?...
Sự lựa chọn thông minh và dũng cảm đó đã đưa lại kết quả to lớn: không những nó đã cho phép Việt Nam giữ được độc lập dân tộc mà còn trở thành một cái nút chặn không thể vượt qua, tránh cho cả Đông Nam Á khỏi bị Hán hoá.
Cũng chính mục đích lựa chọn rõ rệt đó quy định nội dung tiếp nhận và cách tiếp nhận.
Nho giáo là đạo cai trị, là hệ tư tưởng phục vụ cho việc thiết lập thể chế cai trị hữu hiệu của “người quân tử”, tức kẻ cầm quyền, đối với “thiên hạ”. Mà dưới mắt người quân tử, thì thiên hạ không có gì khác hơn là nhân dân quần chúng ở những phần lãnh thổ mà họ áp đặt được bá quyền. Người Việt học của đạo cai trị này nghệ thuật thiết chế để tổ chức được một bộ máy nhà nước mạnh, nhưng vì một mục đích khác: giữ vững độc lập dân tộc. Do đó, có thể nói không quá đáng, họ học lấy cái vỏ Nho giáo, nhưng đã thay đổi hầu hết cái ruột bên trong.