Nghị luận xã hội về vấn đề nói xấu người khác.

  • Thread starter Thread starter steppe huynh
  • Ngày gửi Ngày gửi
S

steppe huynh

Guest
Nghị luận xã hội về vấn đề nói xấu người khác.

Đề:
Nhà thơ A. M. Saadi (Ba Tư) viết:
Anh gặp ai, dù người tốt hay tồi
Đừng bao giờ nói xấu, hãy nghe tôi
Vì nói xấu người ngay là tội lỗi
Với người gian thành kẻ gian gấp bội
Một khi anh nói xấu láng giềng mình
Thì dù đúng vẫn là điều đáng khinh.
(Trích tập thơ Vườn quả- 1256)

Trình bày ý kiến của anh (chị) về vấn đề mà nhà thơ nêu ra.

Dàn ý

I/ Mở bài:


- Trong cuộc sống hiện nay, con người luôn chú trọng đến cách đối nhân xử thế, cách ứng xử giữa con người với nhau trong cuộc sống.

- Tuy nhiên nhiều người có thói quen ưa nói lỗi lầm của người khác. Và đôi khi chính họ không nhân thấy thói quen ấy và chỉ nhận diện được nó sau khi đã nói xong.

- Nói xấu là điều mà mỗi con người nên hết sức lưu ý để tránh mắc phải vì như nhà thơ A. M. Saadi (Ba Tư) đã viết:
Anh gặp ai, dù người tốt hay tồi

Đừng bao giờ nói xấu, hãy nghe tôi

Vì nói xấu người ngay là tội lỗi

Với người gian thành kẻ gian gấp bội

Một khi anh nói xấu láng giềng mình

Thì dù đúng vẫn là điều đáng khinh.

(Trích tập thơ Vườn quả- 1256)

II/ Thân bài:

1. Giải thích:


_ Nói xấu là sự nhận xét, nói ra những điều không tốt hoặc lỗi lầm của một người nào đó nhằm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của họ khi có mặt hoặc không có sự hiện diện của người ấy. Nói xấu đem đến những tác hại mà ta không thể lường trước được.

2. Mở rộng:


a. Tác hại của nói xấu:


+ Chúng ta sẽ được biết đến như là một người thường gây ra sự bất hòa. Người ta sẽ không muốn tâm sự với chúng ta vì họ sợ chúng ta sẽ nói với người khác, thêm thắt những lời đánh giá của ta khiến cho họ bị xem là không tốt.

+ Chúng ta phải đối mặt với người bị chúng ta nói xấu khi họ phát hiện ra những gì chúng ta đã nói, và phiền phức hơn là lúc họ nghe được những gì chúng ta đã nói xấu về họ thì những điều đó đã bị phóng đại lên nhiều lần. Người đó có thể nói với người khác về lỗi của mình để trả đũa.

+ Một số người có thể sẽ bị kích động khi nghe nói về lỗi của người khác.

+ Chính bản thân ta cũng không có hạnh phúc khi mình luôn phanh phui lỗi của người khác. Khi chúng ta tập trung vào những điểm tiêu cực, hoặc là những sai lầm, chính tâm của chúng ta cũng không an vui. Những ý nghĩ rằng người này xấu, người kia không tốt,... thường không có lợi cho tinh thần của chúng ta.

+ Khi ta nói xấu người khác tức là chúng ta đã gây ra tác nhân để cho người khác nói xấu mình. Điều này có thể xuất hiện ngay trong đời này nếu người mà ta phê bình muốn hạ nhục mình, hoặc có thể xuất hiện trong tương lai khi mình bị người khác buộc tội một cách vô lối hoặc là bị vu oan. Khi chúng ta là người nghe những lời nói thô tục, chúng ta cần nhớ rằng đấy là kết quả từ hành động của chính chúng ta.

b. Bình luận:


+ Dù trong hoàn cảnh nào, nói xấu là điều không nên và cũng hết sức tránh.

+ Cần phân biệt rõ ràng giữa nói xấu với góp ý, phê bình để giúp nhau cùng tiến bộ.

c. Rút ra bài học:


+ Trong cuộc sống, điều cần thiết là mọi người phải phê bình, giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa con người với con người chứ không nên làm mất hòa khí.

+ Người khôn ngoan và biết cách sống là người hạn chế và dứt hẳn tật nói xấu người khác vì nếu ta nói đúng sự thật thì không ai cho đồng nào nhưng nếu nói sai, nói xấu người khác thì mang họa vô thân. Nên tốt nhất hãy học cách không nói xấu người khác.

III/ Kết bài:


Tác phẩm của nhà thơ A. M. Saadi (Ba Tư) đã khuyên chúng ta cách đối nhân xử thế phù hợp trong cuộc sống, rút ra bài học quý giá cho bản thân trong việc xây dựng sự hòa hợp lẫn nhau.

Nguồn: St
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top