MỞ ĐẦU
Nền văn học Việt Nam xưa được ví như bức tường cao dày của xúc cảm và tri thức. Trước những bước đi của thời gian, dường như nó càng thêm vững chãi, uy nghi và lộng lẫy hơn bao giờ hết. Bằng chứng là, dù có mấy trăm, mấy nghìn năm trôi qua, người ta vẫn không ngừng lần mò, tìm về với tinh hoa nghệ thuật của nền cổ văn vốn đã ít nhiều nằm khuất dưới lớp bụi mờ thời gian. Một trong những thi phẩm cho đến tận bây giờ vẫn không giảm sức hút, vẫn được cho là còn quá nhiều để hiểu, để khám phá, chính là Đoạn trường tân thanh – kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, biểu tượng lớn cho văn học trung đại Việt Nam.
Đoạn Trường Tân Thanh hay Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du là một áng văn chương tuyệt tác trong lịch sử văn học nước ta. Truyện Kiều có giá trị về mọi mặt: tư tưởng, triết lý, luân lý, tâm lý và văn chương.
Truyện Kiều đã trở thành quyển truyện thơ phổ thông nhất nước ta: từ các bậc cao sang quyền quý, trí thức khoa bảng, văn nhân thi sĩ, cho đến những người bình dân ít học, ai cũng biết đến Truyện Kiều, thích đọc Truyện Kiều, ngâm Kiều và thậm chí bói Kiều. Giá trị tuyệt hảo của Truyện Kiều là một điều khẳng định mà trong đó giá trị văn chương lại giữ một địa vị rất cao.
Về nội dung, Truyện Kiều cũng là sự thể hiện tập trung nhất, xúc động nhất, và cũng thành công nhất “nỗi đau nhân tình” của cuộc đời của Nguyễn Du. Qua truyện ta nhận thấy biết bao cảnh đau thương, những cuộc đời trước diễn biến của dòng đời. Một dòng đời đầy rẫy những hiểm nguy không lường trước của một chế độ xã hội mục nát, tàn bạo. Những con người trong cái cảnh gian truân ấy hiện lên vẫn ngời sáng chói lọi, vẫn giữ được những phẩm chất của mình. Và cũng qua đó ta cũng thấy được tấm lòng, nỗi đồng cảm của Nguyễn Du trước những số phận ấy, những bi cảnh cuộc đời ấy .
Về nghệ thuật – có thể nói Truyện Kiều của Nguyễn Du là một đỉnh cao nghệ thuật. Và một trong những đỉnh cao nghệ thuật góp phần tạo nên thành công ấy chính là bút pháp tả cảnh ngụ tình. Bút pháp này của đại thi hào Nguyễn Du được coi là điêu luyện, tuyệt bút mà người đời sau khen ngợi "như máu chảy ở đầu ngọn bút" và "thấu nghìn đời”.
Với ước muốn và vì lẽ trên, người viết đã chọn đề tài: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du để nghiên cứu và tìm hiểu. Đồng thời, qua việc tìm hiểu này sẽ giúp cho người viết hiểu rõ và có những nhận định đúng hơn về vấn đề trên và đó cũng là cơ sở cho việc học tập, nghiên cứu giảng dạy về sau này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một ngôi sao sáng chói nhất trong nền văn học cổ điển Việt Nam. Tác phẩm được xếp vào một trong những kiệt tác bất hủ của văn học thế giới. Vị trí đó đã nói lên tất cả giá trị của Truyện Kiều.
Xưa nay đã có nhiều những công trình nghiên cứu lớn về Truyện Kiều và đã không có ít những đánh giá, nhìn nhận khác nhau .
Trong giai đoạn từ lúc Truyện Kiều ra đời cho đến hết thế kỉ XIX, đã có nhiều bình luận về Truyện Kiều mà cụ thể là các nhân vật trong Truyện Kiều mà trọng tâm là nhân vật Thúy Kiều. Tiêu biểu một số tác gia như: Minh mệnh, Tự Đức, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Công Trứ, Phạm Quý Thích, Mộng Liên Đường chủ nhân, Phong Tuyết chủ nhân, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khuyến.
Sang giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành tác phẩm thu hút nhiều luồng ý kiến tranh luận sôi nổi và rất gay gắt. Tiêu biểu:
Ở màn thứ nhất, các nhà chí sỹ Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng đứng trên lập trường dân tộc, yêu nước của nhà Nho chân chính, tiếp thu tư tưởng tư sản Tân thư đã phẫn nộ trước phong trào sùng bái do Phạm Quỳnh đề xướng từ năm 1919.
Ở màn thứ hai diễn ra sự đánh giá về giá trị khác nhau của Truyện Kiều giữa những nhà văn, nhà lý luận phê bình của hai phái chủ trương “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh” trong những năm 1935-1939. Tiêu biểu một số tác gia như: Hải Triều; Lưu Trọng Lư, Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều...
Ở màn thứ ba của cuộc tranh luận Truyện Kiều là vào những năm 1941-1944, đi sâu vào phương pháp nhiên cứu, phân tích Truyện Kiều ở các phương diện khách quan, chủ quan và văn bản nghệ thuật. Tiêu biểu: Nguyễn Bách Khoa qua hai công trình cho in liên tiếp Nguyễn Du và Truyện Kiều (1941), Văn chương Truyện Kiều (1942)...
Nhìn chung lại, qua các màn tranh luận về Truyện Kiều hồi trước cách mạng, đã có một bước tiến trong nhận thức, đánh giá về tác giả và tác phẩm văn học. Mỗi tác giả, với tài năng của mình cũng như với giới hạn của thời đại đã sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị, ghi dấu một giai đoạn lịch sử và đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển văn hóa dân tộc.
Giai đoạn từ cách mạng tháng tám đến nay, việc nghiên cứu đã chuyển sang một khuynh hướng mới mẻ. Việc nghiên cứu Truyện Kiều là việc nghiên cứu trong quan hệ với hiện thục đời sống xã hội theo quan điểm mỹ học mácxít. Tác phẩm văn học được nhìn nhận như là sự phản ánh đời sống xã hội và bộc lộ thái độ của nhà văn đối với hiện thực đó. Tiêu biểu một số tác gia: Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Lê Đình Kỵ, Xuân Diệu, Phan Ngọc...
Trên đây là sự tổng kết ngắn gọn về việc nghiên cứu đánh giá Truyện Kiều qua nhiều giai đoạn khác nhau. Về đề tài mà chúng tôi nghiên cứu, thì ít nhiều cũng có nhiều tác giả đi sâu nhưng vẫn chỉ dừng lại ở một số bài viết và chưa có một công trình cụ thể nào. Trên cơ sở kế thừa và kết hợp với một số nguồn tài liệu tham khảo…, chúng tôi mạnh dạn đi vào công việc nghiên cứu của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu là: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Phạm vi nghiên cứu: Theo yêu cầu của đề tài, phạm vi khảo sát tìm hiểu của chúng tôi chỉ trong hai đoạn trích tiêu biểu trong Truyện Kiều, đó là: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều”. Và về văn bản, chúng tôi dựa trên văn bản của cuốn Truyện Kiều của NXB Văn học, 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng một số cách tiếp cận sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống:
- Phương pháp so sánh - đối chiếu:
- Phương pháp phân tích - chứng minh:
- Phương pháp tổng hợp
5. Cấu trúc đề tài:
Cấu trúc đề tài nghiên cứu này gồm ba phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận. Trong phần nội dung được chia làm hai chương chính:
Chương một: Những vấn đề chung
Chương hai: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (trong hai đoạn trích tiêu biểu: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều”) trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Cuối cùng là tài liệu tham khảo.
NỘI DUNG
Chương một: Những vấn đề chung
Để biểu đạt tư tưởng tình cảm trong văn chương nhà văn thưởng sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật. Trong số đó, tả cảnh ngụ tình (hay còn gọi mượn cảnh tả tình) là một trong những thủ pháp quen thuộc va tiêu biểu. Khi tả cảnh, nhiều khi nhà văn không nhắm hướng người đọc cảm nhận cái đẹp của cảnh mà đích cuối cùng muốn đạt được chính là tình. Cảnh chỉ là cái phông, cái nền cho tình biểu đạt. Sự tổ chức đặc biệt mối quan hệ giữa tình và cảnh tạo nên ý nghĩa lớn ngoài lời, hình thành tính hình tượng mới thể hiện qua các hình ảnh đó, mà mỗi hình ảnh đều đóng vai trò khêu những giá trị lớn hơn nó, bao trùm lên nó. Chỉ xét riêng nền trung đại Việt Nam, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được coi là một thủ pháp chính để bộc lộ cảm xúc tâm trạng.
Lối tả cảnh ngụ tình - đây là lối tả cảnh mang tính cách chủ quan, man mác khắp trong truyện Kiều. Cảnh vật bao giờ cũng bao hàm một nỗi niềm tâm sự của nhân vật chính hoặc phụ ẩn chứa trong đó. Nói một cách khác, Nguyễn Du tả cảnh mà thâm ý luôn luôn đem cái cảm xúc của người đối cảnh cho chi phối lên cảnh vật. Điều này khiến cho cảnh vật trở thành linh hoạt như có một tâm hồn hay một nỗi xúc cảm riêng tư nào đó. Chính Nguyễn Du đã tự thú nhận sự chủ quan của mình trong lúc tả cảnh qua hai câu thơ:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Bút pháp của đại thi hào Nguyễn Du được coi là điêu luyện, tuyệt bút trong đó nghệ thuật tả cảnh tả tình được người đời sau khen ngợi "như máu chảy ở đầu ngọn bút" và "thấu nghìn đời"
1.2. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du
1.2.1. Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu. Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Nguyễn du ra đời trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất lúc đương thời. Cha là Nguyễn Nghiễm, một người thông minh học rộng biết nhiều, làm quan thương được thăng chức, từng làm quan chức tể tướng trong triều đình
Mẹ là Trần Thị Tần, con gái một ông làm chức câu kê (hế toán), người xã Hoa Thiều, Huyện Đông Ngàn, nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh .
Gia đình cũng như dòng họ Nguyễn Du có rất nhiều người làm quan dưới triều Lê- Trịnh và cũng có nhiều người viết sách, làm văn, nghĩa là một gia đình có truyền thống văn học. Ông nội của Nguyễn Du là Nguyễn Quỳnh, một nhà triết học chuyên nghiên cứu Kinh Dịch. Cha Nguyễn Du là một sử gia đòng thời là một nhà thơ. Anh trai Nguyễn Du là Nguyễn Khản là một người giỏi thơ Nôm…
Nguyễn Du từ nhỏ nổi tiếng khôi ngô, được tắm mình qua những tiếng hát hò, ví dặm của quê hương mình và quê mẹ cũng nổi tiếng với những làn điệu quan họ - một nét nghệ thuật dân gian mượt mà tha thiết, sâu lắng, tinh tế. Chính những điều này đã thấm sâu vào tâm hồn Nguyễn Du.
Mặc dầu xuất thân từ một gia đình quý tộc, nhưng thời gian sống trong nhung lụa của ông rất ngắn ngủi, năm 12 tuổi mồ côi cha lẫn mẹ phải sống nhờ vào anh trai mình.
Khi lớn lên thì chứng kiến mọi biến động của xã hội Việt Nam những năm nửa cuối thế thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX. Thứ nhất là sự sụp đổ của triều đại Lê – Trịnh đánh dấu bằng sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi vua lập lên triều đại Quang Trung. Và cũng chứng kiến sự sụp đổ của triều đại này và triều đại nhà Nguyễn lên thay thế.
Với những biến động lịch sử này, ít nhiều ảnh hưởng một cách sâu sắc đến Nguyễn Du và các tri thức yêu nước lúc bấy giờ. Một triều đại với ba thời đại nó đã tạo nên những tấm bi kịch trong tư tưởng của ông. Và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ trong các sáng tác của ông.
1.2.2. Về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Các sáng tác của ông nổi trội hơn cả đó chính là thơ ca.
Về tác phẩm chữ Hán: có ba tập thơ chữ Hán, tổng cộng 250 bài:
+ Thanh Hiên thi tập (78 bài);
+ Nam trung tạp ngâm (40 bài);
+ Bắc hành tạp lục (132 bài)
Về tác phẩm chữ Nôm: Nguyễn Du chủ yếu sáng tác bẳng hai thể thơ lục bát và song thất lục bát, gồm: Văn chiêu hồn, Đoạn Trường Tân Thanh và có thể cả các tác phẩm Thác lời trai phường Nón, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu.
1.3. Đôi nét về Truyện Kiều và giới thiệu hai đoạn trích
1.3.1. Truyện Kiều là tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm này đã đưa Nguyễn Du lên hàng danh nhân văn hoá thế giới. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, truyện được viết ra sau khi ông đi sứ nhà Thanh về và theo lời truyền thì Phạm Quý Thích đã cho khắc in vào khoảng từ năm 1820 đến năm 1825. Bản khắc in đó nay không còn nữa. Tác phẩm này được viết bằng chữ Nôm, gồm 3254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc.
Truyện Kiều là tiểu thuyết viết bằng thơ lục bát. Truyện phản ánh xã hội đương thời thông qua cuộc đời của nhân vật chính Vương Thuý Kiều. Xuyên suốt tác phẩm là chữ "tâm" theo như Nguyễn Du đã tâm niệm "Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu" Ngày nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam được giới thiệu rộng rãi nhất đến với các du khách cũng như các nhà nghiên cứu nước ngoài.
Tổng thể Truyện Kiều gồm có sáu hồi (theo Vũ Đình Long): Kiều gặp Kim Trọng tại hội Đạp Thanh, Kim Kiều gắn bó với nhau trước hiên Lãm Thúy (hồi 1) ; Vương Ông mắc nạn, Kiều bán mình (hồi 2); Kiều ở Thanh Lâu (hồi 3); Dấm chua lại tội bằng ba lửa nồng (hồi 4); Mắc lầu xanh lân thứ hai, Thúy Kiều gặp Từ Hải; Cả nhà đoàn tụ (hồi 6).
1.3.2. Hai đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều” là những phần được trích ra trong truyện. Cụ thể:
“Kiều ở lầu Ngưng Bích” được trích từ Truyện kiều từ dòng 1033 đến dòng 1054, thuộc hồi thứ ba, ở phần thứ hai của truyện: Gia biến và lưu lạc. Khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự tử. Biết Kiều tính khẳng khái, cứng rắn, Tú Bà cho Kiều ở riêng trong lầu Ngưng Bích để thực hiện một âm mưu khác:
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tưởng người chén nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ,
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gội rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa của hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ ?
Sân lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Buồn trông của bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng song kêu quanh ghế ngồi.”
“Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều” được trích từ dòng 1518 đến dòng 1526, thuộc hồi thứ tư. Bị Mã Giám sinh lừa về nhà chứa mụ Tú Bà, Kiều phải sống cuộc đời tiếp khách lầu xanh “Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh”. Đau đớn vì nhân phẩm bị chà đạp, nên khi gặp Thúc sinh, con nhà buôn giàu có, rể của Lại bộ thượng thư, say mê Kiều, nàng nhận lời lấy lẽ của Thúc Sinh và khuyên Thúc Sinh về gặp vợ cả là Hoạn Thư để trình bày sự thật. Đoạn này tả cảnh Thúy Kiều tiễn đưa Thúc sinh về gặp Hoạn thư:
“Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong, thu đã nhuộm màu quan san.
Dặm hồng bụi cuốn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi,
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường !.”
Một cảnh biệt li có kẻ ở, người đi, có chia tay bịn rịn nhưng chủ yếu là sự hòa nhập với con người, giữa tình người và cảnh vật. Nội dung là tình li biệt nhưng hình tượng nghệ thuật là cảnh, tình li biệt, thể hiện cảm hứng sáng tạo về yêu cầu hạn phúc tuổi trẻ.
*
* *
Chương hai: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
(Trong hai đoạn trích tiêu biểu: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
và “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều”)
Như trên đã giới thiệu, Thúy Kiều khi bị lưu lạc vào chốn lầu xanh, nàng uất hận định tự tử. Tú Bà sợ mất vốn nên đã nhường bước giam lỏng Kiều ở lầu Ngưng bích:
“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân”
"Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.”
“Bốn bề bát ngát xa trông[FONT=&],[/FONT]
[FONT=&]Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia[/FONT]”
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Một khung cảnh thiên nhiên, một bøc tranh lÇu Ngng BÝch cã nh÷ng cån c¸t nhÊp nh«, b¸t ng¸t, nh÷ng bôi s¾c ®á thæi bèc lªn vµ xa xa lµ nh÷ng d·y nói non trïng ®iÖp vµ cã c¶ ¸nh tr¨ng. C¶nh thiªn nhiªn mªng m«ng, v¾ng lÆng, tr¬ träi, rîn ngîp ë lÇu Ngng BÝch lµ ®Ó lµm næi bËt t©m tr¹ng, nçi buån, niÒm c« ®¬n buån tñi cña nµng KiÒu.
Cã thÓ nãi bøc tranh tríc lÇu Ngng BÝch kh«ng cßn ®¬n thuÇn lµ bøc tranh thiªn nhiªn mµ lµ bøc tranh "t©m c¶nh" - Trong c¶nh cã t×nh, trong t×nh cã c¶nh. Thi nh©n xa ®· tõng nãi:
"C¶nh nµo c¶nh ch¼ng ®eo sÇu,
[FONT=&]Ngêi buån c¶nh cã vui ®©u bao giê?".
[/FONT]
[/FONT]
Ngồi trên lầu cao, nhìn phía trước là núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như “bụi hồng” nhỏ bé.
Cả một không gian mênh mông, hoang vắng không một bóng người, không một tiếng chim, càng tô đậm thêm cuộc sống cô đơn, lẻ loi của nàng lúc này. Nàng cảm thấy buồn tủi, chán chường, cảnh thế nào lòng mình thế ấy: “Trống trải, đơn côi”:
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nữa tình nữa cảnh như chia tấm lòng”
Tiếp theo dòng thời gian trong tâm tưởng trên, trong khung cảnh mênh mông, hoang vắng ấy. Con người kia hiện lên sao cô đơn lẻ loi trơ trọi quá! Nàng lúc này cảm thấy buồn, cảm giác đau buồn khôn nguôi. Nhìn cảnh mà cảnh càng gieo sâu trong lòng ta nỗi buồn hơn. Hơn ai hết, lúc này Kiều cảm thấy cô đơn lắm, nỗi cô đơn sâu thẳm trong tâm hồn Nàng. Và bỗng chốc:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tinh sương luống những rày trông mai chờ.”
“Vội mầng làm lễ rước vào,
Dài sen nối sáp, song đào thêm hương.
Tiên thề cùng thảo một trương,
Tóc mây một món, dao vàng chia đôi.
Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng, một lời song song.
Tóc tơ căn vặn tấc lòng,
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.
Chén hà sánh giọng quỳnh tương,
Dải là hương lộn, bình gương bóng lồng.”
“Chân trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.”
“Trăng thề còn đó trơ trơ,
Dám xa xôi mặt, mà thưa thớt lòng
Ngoài nghìn dặm, chốc ba đông,
Mối sầu khi gỡ cho xong còn chầy”
“Xót người tựa của hôm mai
Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
Buồn biết bao khi phải dấn thân vào nơi vô định. Buồn biết bao khi phải mãi mãi xa cách người yêu. Buồn biết bao khi có cha, mẹ mà không được phụng dưỡng sớm hôm. Nổi buồn đó đang thức dậy trong lòng Thuý Kiều “Xuân xanh đang tuổi đến tuần cập kê” – một cô thiếu nữ sắc, tài vẹn toàn, vốn đa tình, đa cảm. Một nổi buồn mênh mông như đè nặng, bao quanh lấy nàng. Nhìn vào đâu nàng cũng thấy buồn, cảnh vật dù có đổi thay nhưng nỗi buồn của nàng thì như cố định. Và rồi...
2.3. Tả cảnh thể hiện tâm trạng buồn đau, âu lo
Hết cái day dứt phụ tình Kim, nàng lại nghĩ đến cái tội phụ công sinh dưỡng, không thể chăm sóc cha mẹ khi về già là một trong những nỗi niềm cứ canh cánh trong Kiều lúc bấy giờ. Và rồi từ những nỗi niềm buồn thương đó, Nguyễn Du đã khéo léo tô thêm màu xám trên ánh nhìn xa xăm của Kiều, đẩy sầu não lên thành đỉnh điểm, qua tám câu khép lại đoạn trích:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”
“Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.”
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
Thời gian như dồn lại, không gian mênh mông, vô bờ - tám dòng thơ cuối này tạo nên bốn khung tranh tâm trạng của nàng Kiều. Mỗi khung tranh là một trạng thái tâm lý khác nhau. Điệp từ “buồn trông” diễn tả cái tăng tiến đến choáng ngợp của từng cung bậc xúc cảm trong Kiều. Nỗi buồn tủi ban đầu đã dồn nghẹn trong lòng thành niềm lo sợ về thân phận lạc loài, cái héo hắt, tuyệt vọng trước thực tại, trào ra thành nỗi hoảng sợ tột độ, hoàn toàn mất phương hướng.
[FONT=&]KiÒu ®ang trong t©m tr¹ng buån c« ®¬n tª t¸i nªn nµng nh×n ®©u còng thÊy buån. NguyÔn Du [/FONT]khéo t[FONT=&]¶ khung c¶nh thiªn nhiªn xung quanh lÇu Ngng BÝch lµ ®Ó t¶ t©m tr¹ng Thuý KiÒu. §©y lµ mét bøc tranh phong phó vµ sinh ®éng vÒ ngo¹i c¶nh vµ t©m c¶nh. Nh vËy, b»ng nghÖ thuËt t¶ c¶nh ngô t×nh tµi hoa, ®éc ®¸o, NguyÔn Du ®· kh¾c ho¹ ®îc mét bøc tranh sinh ®éng vÒ ngo¹i c¶nh vµ t©m c¶nh, trong ®ã næi lªn t©m tr¹ng nµng KiÒu bÒ bén bao nçi buån ®au, chua xãt, lo sî, v« väng...
[/FONT]
2.4. Tả cảnh thể hiện tình biệt li, chia biệt:
Nếu trên là màu sắc của tâm trạng buồn đau, nhớ thương, tuổi hận; thì đến với đoạn trích “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều” thì màu sắc tâm trạng chuyển sang một hình thái khác nhưng cũng không ngoài sắc thái trên. Cảnh li biệt người ra đi, kẻ ở lại, bịn rịn lưu luyến khiến ai không phải động lòng:
“Người lên ngựa, kẻ chia bào”
“Dù cho song gió bất bình,
Lớn ra uy lớn tôi đành phận tôi,
Hơn điều giấu ngược giấu xuôi,
Lại mang những việc tày trời đến sau.
Thương nhau xin nhớ lời nhau,
Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy.
Chén đưa nhớ bữa hôm nay,
Chén mừng xin đợi ngày này năm sau.”
“Anh đi đường anh tôi đi đường tôi,
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.”
Người lên ngựa | Kẻ chia bào.
“Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san.
Dặm hồng bụi chớm chinh an,
Trong người đã khuất mấy ngàn dâu xanh”
Và rồi, dáng người khuất hẳn trên nẻo đường xa, chỉ thấy “Mấy ngàn dâu xanh”. Màu xanh xanh của “ngàn dâu” đã khuất lấp dáng chàng. Hình ảnh “ngàn dâu xanh” là hình ảnh quen thuộc của văn cổ. Đọc câu thơ này, ta bỗng nhớ đến:
“Cũng trông lại, mà cũng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?”
(Chinh phụ ngâm)
Giữa cái màu đỏ bao la của “rừng phong”, của bụi đường, màu xanh ngắt bất ngời hiện ra làm cho cảnh vật trở lại hài hòa, dịu mát. Màu xanh từ xưa đến nay vẫn được xem là màu của hy vọng. Nhưng có lẽ lúc này không còn mang ý nghĩa gì về hy vọng nữa mà chỉ thấy một tâm trạng não nề:
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
Và rồi nỗi khổ ấy càng tô đậm hơn bằng hình ảnh:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.
"Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?"
Sau này thi sĩ Hàn Mặc Tử cũng đau đớn thốt lên:
"Đêm nay còn nửa trăng thôi,
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi.
Ta nhớ người xa thương đứt ruột,
Gió làm nên tội buổi chia phôi."
(Một nửa trăng)
[FONT=&]
[/FONT]
KẾT LUẬN
Truyện cuốn hút ta bởi nội dung thật sâu sắc và đầy ý nghĩa nhân văn. Và một trong những điều làm nên thành công ấy, chính là nghệ thuật tả cảnh trong Truyện. Nghệ thuật ấy chẳng khác gì nghệ thuật vẽ một bức tranh thủy mạc, nhiều khi chỉ một mảnh trời, một ánh trăng, một cành liễu, một dòng nước hay một áng mây hoàng hôn ..v..vv. Chỉ thế thôi, nhưng đã lôi cuốn tâm hồn người đọc, như để cùng chung hòa vào cảnh vật.
Một điều thật đặc biệt là Nguyễn Du đã đưa vào cảnh thiên nhiên một “hồn người” khiến cho không ai đọc thơ tả cảnh của Nguyễn Du mà không khỏi bồi hồi tấc dạ - Đó chính là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Chính bút pháp này, mà truyện đã trở nên hấp dẫn hơn, sâu sắc hơn.
Qua việc tìm hiểu hai đoạn trích trên, ta có thể thấy được với bút pháp nghệ thuật này, Nguyễn Du đã thể hiện nên được tâm trạng của con người thật sâu sắc. Một vẻ đầy ưu tư sầu muộn của nàng Kiều, đó là một sự bẽ bàng, cô đơn lẻ loi trước cảnh vật xung quanh… Cảnh khiến tâm hồn con người càng âu sầu thêm, càng lụy tình thêm. Đứng trước cảnh Kiều đã nghĩ và suy tư rất nhiều về cuộc đời, số phận của mình, về tình yêu, bổn phận…Cảnh vật hùng vĩ, thơ mộng nhưng không thể làm con người khoay khỏa. Cảnh khiến người ta không thể dứt được tình. Cảnh kết hợp với tâm trạng của con người làm cho tâm trạng kéo dài, càng lụy sâu:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Trên đây là bài làm của người viết, mặc dầu có những cố gắng nhất định nhưng không thể không có sai sót. Vì vậy kính mong cô đồng các bạn đọc có những ý kiến nhận xét chủ quan, để giúp cho người viết tự hoàn thiện mình hơn và cố gắng hơn ở những bài làm sau. Và cũng nhân đây, người viết xin chân thành gời lời tri ân đến cô !....
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2.Đỗ Đức Hiểu (chủ biên, 2004), Từ điển văn học, NXB Thế giới.
3.Hoài Phương (tuyển chọn, biên soạn, 2005), Truyện Kiều những lời bình, NXB Văn hóa thông tin.
4.Nguyễn Đức Quyền (1999), Bình giảng và bình luận văn học, NXB Giáo dục.
5.Nguyễn Ngọc Thiện (biên soạn, sưu tầm, 2001), Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX – Tập 1, NXB Lao động Hà Nội
6.Nguyễn Đức Hùng, Hương Trà (biên soạn, tuyển chọn, 2003), 150 bài văn hay trung học phổ thông 10, NXB Hải Phòng.
7.Nguyễn Lộc (2005), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX, NXB Giáo dục.
8.Nguyễn Đăng Na (chủ biên, 2007), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam – Tập 2, NXB Đại học Sư phạm.
9.Nguyễn Du (2008), Truyện Kiều, NXB Văn học.
10.Trịnh Bá Đĩnh (2001), Nguyễn Du về tác gia tác phẩm, NXB Giáo Dục.
11.Trần Đình Sử (2007), Thi pháp truyện Kiều,NXB Giáo dục.
12.Vũ Hạnh (1999), Đọc lại Truyện Kiều, NXB Đà Nẵng.
Mục Lục
Trang:
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu..........................................................................
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:..............................................................
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................
5. Cấu trúc đề tài:...........................................................................................
NỘI DUNG.........................................................................................................
Chương một: Những vấn đề chung......................................................................
1.1. Giải thích thuật ngữ:................................................................................
1.2. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du........................
1.3. Đôi nét về Truyện Kiều và giới thiệu hai đoạn trích.................................
Chương hai: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trong hai đoạn trích tiêu biểu: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều”).
2.1. Tả cảnh gợi tả hoàn cảnh cô đơn, bẽ bàng của con người (Thúy Kiều).....
2.2. Tả cảnh thể hiện tâm trạng nhớ thương...................................................
2.3. Tả cảnh thể hiện tâm trạng buồn đau, âu lo.............................................
2.4. Tả cảnh thể hiện tình biệt li, chia biệt:.....................................................
KẾT LUẬN.........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................