Nêu tóm lược các phong trào yêu nước tiêu biểu trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời? Nguyên nhân thất bại của các phong trào đó?
1. Các phong trào yêu nước
Trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp và sự thất thế của triều đình nhà Nguyễn, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam dấy lên nhiều phong trào yêu nước với hai khuynh hướng tư tưởng chủ yếu, đó là:
- Các phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến:
+ Phong trào Cần Vương với các cuộc khởi nghĩa: khởi nghĩa Ba Đình (1881 - 1887), khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892), khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)...
+ Cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo ở miền núi phía Bắc (1897-1913).
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản:
+ Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh.
Phan Bội Châu chủ trương bạo động, tiến hành cải cách văn hóa, mở mang dân trí, làm cho dân giàu, nước mạnh, nhưng lại dựa vào nhà nước "bảo hộ Pháp".
+ Phong trào Quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ lớp trên (1919-1923).
+ Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới (1925-1926).
+ Phong trào Cách mạng quốc gia tư sản của Việt Nam quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học đứng đầu (1927-1930) và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930).
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam đã đứng lên đâu tranh chống Pháp, nhưng các phong trào đấu tranh đều thất bại. Xã hội Việt Nam lâm vào khủng hoảng về đường lối cứu nước.
2. Nguyên nhân thất bại
- Thiếu một đường lối chính trị đúng đắn (nhận thức và giải quyết đúng đắn mâu thuẫn cơ bản của dân tộc Việt Nam lúc đó).
- Thiếu một tổ chức có khả năng lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi (một đảng chính trị).
- Thiếu lực lượng cách mạng (không tập hợp được rộng rãi các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc đó).
Theo Nguyễn Thị Thanh - Phạm Đức Kiên*
BÀI LÀM
1. Các phong trào yêu nước
Trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp và sự thất thế của triều đình nhà Nguyễn, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam dấy lên nhiều phong trào yêu nước với hai khuynh hướng tư tưởng chủ yếu, đó là:
- Các phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến:
+ Phong trào Cần Vương với các cuộc khởi nghĩa: khởi nghĩa Ba Đình (1881 - 1887), khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892), khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)...
+ Cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo ở miền núi phía Bắc (1897-1913).
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản:
+ Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh.
Phan Bội Châu chủ trương bạo động, tiến hành cải cách văn hóa, mở mang dân trí, làm cho dân giàu, nước mạnh, nhưng lại dựa vào nhà nước "bảo hộ Pháp".
+ Phong trào Quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ lớp trên (1919-1923).
+ Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới (1925-1926).
+ Phong trào Cách mạng quốc gia tư sản của Việt Nam quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học đứng đầu (1927-1930) và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930).
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam đã đứng lên đâu tranh chống Pháp, nhưng các phong trào đấu tranh đều thất bại. Xã hội Việt Nam lâm vào khủng hoảng về đường lối cứu nước.
2. Nguyên nhân thất bại
- Thiếu một đường lối chính trị đúng đắn (nhận thức và giải quyết đúng đắn mâu thuẫn cơ bản của dân tộc Việt Nam lúc đó).
- Thiếu một tổ chức có khả năng lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi (một đảng chính trị).
- Thiếu lực lượng cách mạng (không tập hợp được rộng rãi các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc đó).
Theo Nguyễn Thị Thanh - Phạm Đức Kiên*