• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Nêu ra những ý chính liên quan đến Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình về công cuộc xây dựng CNXH ở Tru

  • Thread starter Thread starter vatuday
  • Ngày gửi Ngày gửi

vatuday

New member
Xu
0
Mao Trạch Đông (26/12/1893-9/9/1976)

Là nhà lãnh đạo Đcs Trung Quốc từ năm 1934 và là lãnh tụ của nước CHND Trung Hoa từ khi thành lập Trung Quốc năm 1949 tới khi qua đời. Trong thời gian cầm quyền của mình ông này đã cho thấy quan điểm cụ thể về đường lối xây dựng CNXH của mình ở Trung Quốc.


Sau khi đánh bại chính quyền Tưởng và Quốc Dân đảng, tiếp thu quyền lực ở Hoa lục, ông đã tuyên bố đường lối nhất biên đảo” nghĩa là ngả hẳn về một bên, cụ thể là đi theo con đường của Liên Xô và các nước XHCN khác.Đây là quyết định quan trọng ảnh hưởng đến chính sách đối nội, đối ngoại của Trung quốc bấy giờ và sau này. Mao chọn con đường này cũng là điều dễ hiểu vì trong cuộc tranh hùng với Tưởng, Mao đã nhận được sự hậu thuẫn to lớn về nhân lực và vật lực từ phía Moscow.

Sau khi lên nắm quyền ở Hoa lục, việc làm đầu tiên của chính phủ Mao Trạch Đông chính là giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Ngày 10.06.1950 ban hành về đạo luật cải cách ruộng đất, xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ, kéo dài hơn 2 năm, công cuộc cải cách này nhận được sự đồng tình ủng hộ của từ phía đông nông dân và làm cho vai trò lãnh đạo của ĐCS ở nông thôn mạnh lên.

Trong quá trình thực hiện cuộc cải cách, Mao đã thể hiện quan điểm của mình với tầng lớp địa chủ “giết không phải một hoặc hai mà nhiều địa chủ hơn nữa”.
Công thương nghiệp: Mao và trung ương ĐCS Trung Quốc thống nhất khống chế và biến chúng thành những doanh nghiệp quốc doanh.

Song song với phong trào cải cách công thương nghiệp là cải cách tư tưởng, các thành phần , trong đó giới trí thứcđặc biệt dduwowcj Mao chú ý, và quan trọng hơn là cuộc cải tạo tư tưởng này len lỏi vào trong cả nhuwngc cán bộ cao cấp của Đảng và nhà nước, mà tiêu biểu cho thời kì này là vụ phê bình nhà văn học Hồ Phong, rồi “ tập đoàn phản Đảng Cao, Nhiêu”. Điều đặc biệt là cuộc cải tạo này lại diễn ra vào thời gian in những trước tác của Mao, từ đó có thể nhận thấy rằng ông này thực sự muốn tưởng của mình trở thành độc tôn trên đất nước Trung Hoa rộng lớn.

Dưới sự chèo lái của Mao nước CHND Trung Hoa đã tiến hành kế hoạch 5 năm , đường lối “ba ngọn cờ hồng”.
Là nhân vật theo đường lối cứng rắn, sau khi thực hiện
chỉnh phong( chỉnh đốn tác phong của Đảng ) ở Diên An với bao nhiêu tra tấn và ngục tù, ông này lại là chủ thuyết tư tưởng “ chính quyền ra đời từ nòng súng” bằng cách phát động phê bình trong toàn dân, đặc biệt là trong giới trí thức, sau đó là các phần tử chống đối, bất mãn với chính quyền, hay những người thực sự mong muốn Trung Cộng tốt đẹp trong sạch hơn đa lộ diện thì Mao đã tiến hành các hành động vây ráp và khủng bố. Hành đông không lấy gì làm hảo hán này được Mao coi như một “ dương mưu” với đầy trí tuệ chứ không phải mưu ma chước quỷ.

Sau những cuộc luận chiến gay gắt với Liên Xô trong những năm 1959-1963, Mao càng thêm tin tưởng hơn vào một phương thức xây dựng CNXH khác với mô hình của Liên Xô vốn được coi là chính thống. Suy nghĩ này được cụ thể hóa bằng quyết tâm xây dựng và phát triển coong nghiệp nặng thông qua việc khích thích công nghiệp nhẹ và nông nghiệp phát triển. Và tuy vốn chẳng có trình độ và chuyên môn về kinh tế, vị chủ tịch nước đầu tiên của nước CHND Trung Hoa tiến hành xây dựng kinh tế thông qua đường lối “ ba ngọn cờ hồng”:

- Đường lối chung
- Đại nhảnh vọt
- Công xã nhân dân

Thành quả” của các kế hoạch kinh tế mà ông này chủ trương thì chắc ai cũng biết, theo thống kê của các học giả phương Tây có khoảng không dưới 30 triệu dân Trung Quốc bị chết đói, sau khi bị chỉ trích bởi các sai lầm của mình Mao tiến hành điều mà Mao đã phát biểu thành cương lĩnh “ chiến tranh là chính trị có đổ máu, trong khi chính trị là chiến tranh không đổ máu” bằng cách thực hiện việc đấu đá nội bộ, Mao đã khôn khéo lợi dụng quần chúng để quật ngã những đối thủ không ăn cánh với mình (Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Bành Đức Hoài, La Thụy Khanh, Hạ Long…)

Công cuộc thanh trừng được đấy mạnh thành cao trào trong những năm nổ ra cách mạng văn hóa(1966-1976), dường như đây chính là cơ hộ để ông này thực hiện cái gọi là biến “ từ thiên hạ đại loạn để đạt lấy thiên hạ đại trị”, mà không hề biết rằng quốc dân, đồng bào mình phải chịu những tai ương như thế nào.
Thông qua những suy nghĩ và hành động nổi bật của Mao Trạch Đông, quan điểm xây dựng CNXH ở Trung Quốc của Mao có thể tóm tắt như sau:

- Về kinh tế: cố gắng tăng trưởng thật mạnh, biến thành cương quốc trong thời gian ngắn nhất, đạt được thành quả của các nước tư bản thực hiện hàng thế kỷ chỉ trong vài chục năm. Một nền kinh tế mệnh lệnh.

- Về xã hội: xây dựng một xã hội “ đại trị” thông qua nhiều cuộc thanh trừng khủng bố cần thiết đối với các “phần tử chống đối” .

- Về chính trị : Giữ vững chính thể cộng sản, là lãnh tụ tối
cao, Mao không bao giờ bằng lòng với chuyện “một lúc có hai mặt trời” tại Hoa lục.



- Về tư tưởng: triển khai hàng loạt các kế hoạch để biến cái gọi là “tư tưởng Mao Trạch Đông” trở thành tư
tưởng độc tôn tại đất nước hàng trăm triệu dân này. Đó cũng là lý do khiến trong tột đỉnh của sự sùng bái cá nhân Mao được xem như “ mặt trời” của Trung Quốc, nhân dân sùng bái cho là người có 4 cái vĩ đại “ người thầy vĩ đại, người cầm lái vĩ đại, lãnh tụ vĩ đại, thống soái vĩ đại”.

Với những quan điểm của mình, Mao Trạch Đông được nhiều nhà nghiên cứu phương Tây mệnh danh là
“ hoàng đế đỏ” của Trung quốc,thuật ngữ này cũng được Lý Chí Thỏa bác sỹ riêng của Mao, dùng để miêu tả đối tượng chăm sóc của mình trong hồi ký của ông, quả thật có lý của nó.

Đặng Tiểu Bình (22/08/1904-19/02/1997)

Là hạt nhân trong thế hệ lãnh đạo tứ hai của Trung cộng. Ông này tuy chưa bao giờ nắm cương vị là lãnh tụ quốc gia, chức vụ cao nhất trong Đảng của ông là tổng bí thư, thời kỳ Mao còn sống ông nắm chức vụ phó thủ trướng chính phủ (dưới quyền so với cả các phó chủ tịch đảng). Tuy chính ông này,sau khi Mao qua đời đã nắm chức vụ đầy quyền lực là chủ tịch quân ủy trung ương, vừa là người có thực quyền cao nhất trong thế hệ thứ hai của Trung Cộng.

Thời kỳ Mao còn sống, Đặng Tiểu Bình đã không dưới 2 lần vào ra Trung Nam Hải, con đường chính trị của Đặng nhiều phen gian truân, thì sau khi Mao qua đời sự nghiệp của Đặng mới rộng đường thẳng lối. Quyền lực của Đặng được khẳng định vững chắc thông qua Hội nghị trung ương lần 3 khóa XI(18-22.121978).




Trước đó, trong một nỗ lực nhằm gạt bỏ Hoa Quốc Phong ra khỏi các chức vụ quan trọng của Đảng và nhà nước, ngày 10-11-1978, tại một hội nghị công tác Đảng,

Đặng Tiểu Bình đã đưa ra phát biểu rằng: “một đảng, một quốc gia, một dân tộc nếu làm cái gì cũng xuất phát từ trừng câu, từng chữ trong sách vở, tư tưởng xơ cứng, mê tín tràn lan thì không thể tiến lên được, sẽ không còn sức sống nữa, sẽ mất đảng, mất nước”. Và đây cũng được xem như phương châm trong quan điểm xây dựng CNXH của Trung Quốc sau Mao. Các quan điểm của ông này có thể tóm tắt như sau:

Cũng như nhiều nhà cầm quyền khác, Đặng Tiểu Bình giành tâm huyết cao nhất vào công cuộc xây dựng kinh tế Trung Quốc, để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh Đặng chủ trương công việc trước tiên là “ giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị” .

Theo Đặng giải phóng tư tưởng chính là giải phóng toàn đản toàn dân ra khỏi chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa sùng bái cá nhân. Ngoài ra giải phóng tư tưởng sẽ khuyến khích sự động não, độc lập suy nghĩ, hành động theo cái mới, không rập khuôn từ những chỉ thị của cấp trên đặt xuông”. Tuy tông trọng những di sản để lại của Máo Trạch Đông, nhưng Đặng có những sửa đổi để phù hợp với tình hình mới của Trung Quốc, Đặng tiếp thu khẩu hiệu “ thực sự cầu thị” để chống lại những kẻ quá ca ngợi Mao, nhằm ngăn chặn tình trạng sùng bái cá nhân đã từng phát triển rất mạnh trước đây.

Cũng trong một động thái nhằm phê phán những kẻ giáo điều, tin vào và coi lời nói, chỉ thị của Mao Trạch Đông là chân lý tuyệt đối, tháng 5 năm 1978 Đặng đã khởi xướng cuộc thỏa luận với chủ đề “ thức tiễn là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý”. Thực tiễn mà Đăngj chỉ ra là thực tiễn của Trung Quốc, vì vậy công cuộc cải cách và xây dựng kinh tế ở Trung Quốc cũng phải mang đặc thù riêng, đây cũng chính là cơ sở để Đặng xây dựng một


lý luận đi vào lịch sử với tên gọi xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc trung Quốc”.

Như đã nói ở trên, Đặng rất quan tâm đến vấn đề xây dựng kinh tế, lao động sản xuất, nên trong báo cáo chính trị đại hội ĐCS Trung Quốc thứ XIII khẳng định đất nước giàu mạnh nhân dân giàu có,sự nghiệp khoa học giáo dục, văn hóa phồn vinh, chế độ công hữu và quyền dân chủ nhân dân được củng cố và phát triển, nói tóm lại một câu việc phát huy đầy đủ và không ngừng tăng thêm tính hấp dẫn của tính ưu việt xã hội chủ nghĩa, xét cho cùng, đều quyết định bởi sự phát triển của sức sản xuất”.

Đó chính là ba quan điểm xây dựng XHCN ở Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình. Để thực hiện đường lối quan điểm trên, Đặng Tiểu Bình đã tiến hành công cuộc mở cửa Trung quốc nhằm thu hút nguồn ngoại lực xây dựng và phát triển XHCN. Tuy nhiên do trong quá trình xây dựng và mở của Trung Quốc, ngoài những thành tựu kinh tế, những nhà đương cục không quan tâm đúng mức đến vấn đề dân sinh và dân quyền,dẫn tới vụ biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn.

Là một người theo đường lối cứng rắn Đặng đã quyết định thiết quân luật và xả súng và đoàn biểu tình, hành động trên của Đặng bị giới truyền thông lên án gay gắt và coi đó là thành tích kém cỏi về nhân quyền của Trung Cộng thời Đặng.

Trong giai đoạn tiếp theo, ông này chủ trương mở cửa mạnh mẽ kinh tế đối ngoại và tiến hành 4 hiện đại hóa lớn nhằm đưa Trung Quốc tiến nhanh , mạnh trên con đường “xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc”. Vì những đóng góp của mình Đặng được đánh giá cao và được dư luận coi như “ tổng công trình sư của sự nghiệp cải cách Trung Quốc”.


*So sánh quan điểm của Mao Trạch Đông và Đặng
Giốngnhau:

Cả hai đều muốn xây dựng và tìm lại hào quang của quốc gia tự xưng là “trung tâm của thế giới”, đều vạch ra những luận thuyết mang tính cương lĩnh xây dựng đất nước theo đường lối của mình. “tư tưởng Mao Trạch Đông” và “lý luận Đặng Tiểu Bình” đều được đưa vào hiến pháp và được xem như tư tưởng chỉ đạo xây dựng đất nước Trung Quốc trong các thời kỳ sau(đây là điểm giống nhau đến từng chi tiết).
Khác nhau:

Trong quá trình xây dựng có những điểm khác nhau rất cơ bản:

+ Mao chủ trương xóa bỏ ảnh hưởng của CNTB bằng cuộc đại cách mạng văn hóa. Còn Đặng tiến hành nhiều cuộc công du tới các nước Âu-Mỹ, không đưa ra những quan điểm cực đoan như Mao về xây dựng kinh tế.

+ Thời kỳ Mao nhà nước không công nhận hình thức sở hữu nào (trừ sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể). Còn thời kỳ Đặng “phục hồi và duy trì nền kinh tế nhiều thành phần”, chấp nhận sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân.

=> Quan điểm dù khác nhau, hành động khác nhau, song hạt nhân lãnh đạo của hai thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Trung Cộng đều thống nhất ở chỗ củng cố và thực hiện tham vọng vươn lên trở thành cường quốc cầm đầu phe CNXH trên phạm vi thế giới, tranh giành ảnh hưởng với Liên Xô, từ đó tực hiện chủ nghĩa bá quyền đại Hán tộc vốn là di sản không dễ xóa bỏ từ thời khai thiên lập địa của quốc gia này.
 
Nếu không nhằm thì tới nay các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã trải qua 4 thế hệ, thứ nhất là Mao, thứ hai là Đặng, thứ ba là Giang Trạch dân và bây giờ là Hồ Cẩm Đào.. mỗi người đều có nét riêng của mình!!!! đây là phần so sánh tóm lượt nhất chứ nếu thật sự làm tiểu luận là dài hơn 47 trang!!! hì hì
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top