Nên làm gì khi con nói dối?
Sato Maiko
Photo by Shutterstock.com
Trẻ nhỏ là thiên tài nói dối?
Trẻ nhỏ thường hay nói dối đến mức người lớn chúng ta phải nghĩ rằng “Liệu trẻ nhỏ có phải là thiên tài nói dối?”. Chưa đánh răng mà trẻ lại bảo “Con đánh răng rồi!”, hoặc đã ăn kẹo xong mà lại bảo là “Con đã ăn đâu”... Khi phát hiện con nói dối, các ông bố bà mẹ thường cảm thấy rất buồn, thậm chí có khi còn cảm thấy bực mình nữa. Vậy tại sao trẻ nhỏ lại nói dối?
Khi nào thì trẻ nói dối?
Photo by Shutterstock.com
Có một số nguyên nhân khiến trẻ nói dối mà chúng ta có thể kể đến như sau.
1. Nói ra mong muốn của bản thân hoặc những gì mình tưởng tượng
Nhiều khi trẻ nói những gì mình tưởng tượng ra cứ như thể trẻ đã thật sự nhìn thấy những thứ đó vậy. “Hôm qua con nhìn thấy con ma trong phòng tắm!”. Cũng có lúc khi nghe bạn bè khoe đi chơi công viên giải trí, trẻ lại nói dối rằng “Nhà tớ cũng sắp đi đấy!” để thể hiện nguyện vọng là mình muốn đi.
2. Để bảo vệ bản thân
Trẻ sợ bị người khác giận khi nói thật hoặc sợ có thể bị ghét khi nói thật. Đây là lời nói dối để trẻ tự bảo vệ mình, chứ thực ra trẻ không hề có ý xấu.
3. Để thu hút sự chú ý của cha mẹ
Trẻ nói chuyện khác với thực tế để thu hút sự chú ý của cha mẹ, mong cha mẹ chú ý đến mình hoặc công nhận khả năng của mình. Bởi vậy, trẻ nói dối để tự thể hiện bản thân mình “Hôm nay thi chạy ở lớp con đứng đầu đấy!” hoặc “Hôm nay cô giáo khen con giỏi đấy mẹ ạ!”...
4. Bắt chước cha mẹ
Mọi người thường hay nói “Cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo để trưởng thành”. Nếu bạn thường xuyên nói dối thì con bạn cũng sẽ bắt chước bạn. Cho dù bạn chỉ định trêu con “Mẹ đùa đấy!” hoặc bạn không giữ lời hứa với con thì con sẽ cho rằng làm thế cũng chẳng sao.
Trẻ nói dối không có nghĩa là trẻ có ý xấu. Trên thực tế, có 2 loại nói dối là “những lời nói dối không gây nên hậu quả nghiêm trọng” và “những lời nói dối tuyệt đối không được phép nói”. Khi còn nhỏ, những lời nói dối của trẻ hầu hết sẽ không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Mặc dù vậy, bạn cần chú ý tới nội dung mà con đã nói dối. Bạn tuyệt đối không nên bỏ qua khi thấy con làm phiền người khác hay làm những việc nguy hiểm mà không cảm thấy hối hận, thậm chí còn nói dối để ngụy biện.
Vậy cha mẹ nên làm gì khi con nói dối?
Cách xử lý khi con nói dối
Không được để cảm xúc lấn át lý trí của bạn mà cần phải hết sức bình tĩnh, khách quan
Khi con nói dối, nếu bạn để cảm xúc lấn át và mắng con xa xả thì hành động này chỉ khiến con bạn cảm thấy sợ hãi mà thôi. Và như vậy, con bạn sẽ không hiểu được mình đã sai ở chỗ nào. Bởi vậy, trước tiên bạn cần hít một hơi thật sâu và thử suy nghĩ xem tại sao con lại nói dối. Qua một lúc, bạn sẽ trở nên bình tĩnh hơn thôi.
Nói với con là bạn rất buồn khi con nói dối
Nếu bạn mắng con vì con nói dối thì con sẽ càng phản kháng hơn hoặc càng cảm thấy bản thân mình thật xấu. Dù bạn có giảng giải đủ thứ về những tác hại của việc nói dối thì con bạn cũng sẽ không hiểu hết được những điều bạn muốn nói. Do đó, thay vì cứ nói mãi về những điều này, bạn nên nói cảm xúc của mình cho con biết “Con nói dối làm mẹ buồn lắm”.
Tạo bầu không khí dễ chịu giúp con dễ nói thật
Photo by Shutterstock.com
Nếu thấy bạn bực mình, con bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và không thể nói thật được. Vì thế vào lúc này, bạn nên thể hiện thái độ lắng nghe “Con cứ nói cho mẹ biết đi, không sao đâu”. Lúc đó nếu con nói thật thì bạn nên khen con “Mẹ rất vui khi con nói thật với mẹ”. Làm như thế, con bạn sẽ cảm thấy rằng “Mình nên thành thật với mẹ thì tốt hơn”.
Luôn quan tâm con
Nếu trẻ nói dối nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý của cha mẹ thì bạn nên thể hiện sự quan tâm của mình nhiều hơn bằng những cách như thường xuyên hỏi chuyện con... Nếu luôn cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, con bạn sẽ dần dần ít nói dối hơn.
Trở thành tấm gương để con noi theo
Nếu không muốn con nói dối thì bạn cũng không nên nói dối. Hãy trở thành tấm gương cho con và cố gắng trở thành những ông bố bà mẹ luôn trung thực.
Trên đây là những cách xử lý khi trẻ nhỏ nói dối. Nếu cảm thấy lo lắng khi con nói dối thì các bạn hãy thử áp dụng các cách này xem sao nhé.
Sato Maiko
Photo by Shutterstock.com
Trẻ nhỏ là thiên tài nói dối?
Trẻ nhỏ thường hay nói dối đến mức người lớn chúng ta phải nghĩ rằng “Liệu trẻ nhỏ có phải là thiên tài nói dối?”. Chưa đánh răng mà trẻ lại bảo “Con đánh răng rồi!”, hoặc đã ăn kẹo xong mà lại bảo là “Con đã ăn đâu”... Khi phát hiện con nói dối, các ông bố bà mẹ thường cảm thấy rất buồn, thậm chí có khi còn cảm thấy bực mình nữa. Vậy tại sao trẻ nhỏ lại nói dối?
Khi nào thì trẻ nói dối?
Photo by Shutterstock.com
Có một số nguyên nhân khiến trẻ nói dối mà chúng ta có thể kể đến như sau.
1. Nói ra mong muốn của bản thân hoặc những gì mình tưởng tượng
Nhiều khi trẻ nói những gì mình tưởng tượng ra cứ như thể trẻ đã thật sự nhìn thấy những thứ đó vậy. “Hôm qua con nhìn thấy con ma trong phòng tắm!”. Cũng có lúc khi nghe bạn bè khoe đi chơi công viên giải trí, trẻ lại nói dối rằng “Nhà tớ cũng sắp đi đấy!” để thể hiện nguyện vọng là mình muốn đi.
2. Để bảo vệ bản thân
Trẻ sợ bị người khác giận khi nói thật hoặc sợ có thể bị ghét khi nói thật. Đây là lời nói dối để trẻ tự bảo vệ mình, chứ thực ra trẻ không hề có ý xấu.
3. Để thu hút sự chú ý của cha mẹ
Trẻ nói chuyện khác với thực tế để thu hút sự chú ý của cha mẹ, mong cha mẹ chú ý đến mình hoặc công nhận khả năng của mình. Bởi vậy, trẻ nói dối để tự thể hiện bản thân mình “Hôm nay thi chạy ở lớp con đứng đầu đấy!” hoặc “Hôm nay cô giáo khen con giỏi đấy mẹ ạ!”...
4. Bắt chước cha mẹ
Mọi người thường hay nói “Cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo để trưởng thành”. Nếu bạn thường xuyên nói dối thì con bạn cũng sẽ bắt chước bạn. Cho dù bạn chỉ định trêu con “Mẹ đùa đấy!” hoặc bạn không giữ lời hứa với con thì con sẽ cho rằng làm thế cũng chẳng sao.
Trẻ nói dối không có nghĩa là trẻ có ý xấu. Trên thực tế, có 2 loại nói dối là “những lời nói dối không gây nên hậu quả nghiêm trọng” và “những lời nói dối tuyệt đối không được phép nói”. Khi còn nhỏ, những lời nói dối của trẻ hầu hết sẽ không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Mặc dù vậy, bạn cần chú ý tới nội dung mà con đã nói dối. Bạn tuyệt đối không nên bỏ qua khi thấy con làm phiền người khác hay làm những việc nguy hiểm mà không cảm thấy hối hận, thậm chí còn nói dối để ngụy biện.
Vậy cha mẹ nên làm gì khi con nói dối?
Cách xử lý khi con nói dối
Không được để cảm xúc lấn át lý trí của bạn mà cần phải hết sức bình tĩnh, khách quan
Khi con nói dối, nếu bạn để cảm xúc lấn át và mắng con xa xả thì hành động này chỉ khiến con bạn cảm thấy sợ hãi mà thôi. Và như vậy, con bạn sẽ không hiểu được mình đã sai ở chỗ nào. Bởi vậy, trước tiên bạn cần hít một hơi thật sâu và thử suy nghĩ xem tại sao con lại nói dối. Qua một lúc, bạn sẽ trở nên bình tĩnh hơn thôi.
Nói với con là bạn rất buồn khi con nói dối
Nếu bạn mắng con vì con nói dối thì con sẽ càng phản kháng hơn hoặc càng cảm thấy bản thân mình thật xấu. Dù bạn có giảng giải đủ thứ về những tác hại của việc nói dối thì con bạn cũng sẽ không hiểu hết được những điều bạn muốn nói. Do đó, thay vì cứ nói mãi về những điều này, bạn nên nói cảm xúc của mình cho con biết “Con nói dối làm mẹ buồn lắm”.
Tạo bầu không khí dễ chịu giúp con dễ nói thật
Photo by Shutterstock.com
Nếu thấy bạn bực mình, con bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và không thể nói thật được. Vì thế vào lúc này, bạn nên thể hiện thái độ lắng nghe “Con cứ nói cho mẹ biết đi, không sao đâu”. Lúc đó nếu con nói thật thì bạn nên khen con “Mẹ rất vui khi con nói thật với mẹ”. Làm như thế, con bạn sẽ cảm thấy rằng “Mình nên thành thật với mẹ thì tốt hơn”.
Luôn quan tâm con
Nếu trẻ nói dối nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý của cha mẹ thì bạn nên thể hiện sự quan tâm của mình nhiều hơn bằng những cách như thường xuyên hỏi chuyện con... Nếu luôn cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, con bạn sẽ dần dần ít nói dối hơn.
Trở thành tấm gương để con noi theo
Nếu không muốn con nói dối thì bạn cũng không nên nói dối. Hãy trở thành tấm gương cho con và cố gắng trở thành những ông bố bà mẹ luôn trung thực.
Trên đây là những cách xử lý khi trẻ nhỏ nói dối. Nếu cảm thấy lo lắng khi con nói dối thì các bạn hãy thử áp dụng các cách này xem sao nhé.