Nếm thất bại để hiểu thành công!!!

Asaki_No1

Trưởng phòng thể thao
Xu
0
“Thành công là 99% thất bại”. Đó là câu nói của Soichiro Honda, người sáng lập nên công ty Honda Motor huyền thoại. Honda được biết đến là công ty sản xuất nên những chiếc xe sử dụng năng liệu hiệu quả nhất trên thế giới. Soichiro cũng được xem là nhà lãnh đạo đi đầu trong những nhà sản xuất ô tô vì thành công này của ông.

Trong thành công có cả sự thất bại. Những người luôn “chơi an toàn” sẽ hiếm khi thành công. Đó là vì nỗi sợ thất bại của họ lớn hơn khát vọng giành chiến thắng đã ngăn cản họ thắng lợi và thành công.


Khi đảm bảo an toàn, họ sẽ không bao giờ thật sự trưởng thành cũng như không bao giờ thật sự thất bại. Một môi trường thoải mái an toàn với họ là “quá đủ”. Nhưng “quá đủ” sẽ không bao giờ là đủ nếu bạn muốn trưởng thành và trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Thất bại là một phần của thành công. Hãy nêu ra một người chưa bao giờ thất bại và đó chính là người thất bại lớn nhất.


Năm 1927, Babe Ruth, khi đó còn đang chơi cho đội New York Yankees, đã ghi được 60 điểm và lập luôn kỷ lục cho giải bóng chày Mỹ. Kỉ lục đó đã được giữ vững trong ba thập kỷ. Nhưng điều thú vị hơn là cùng năm đó ông đã có 89 cú chạy hỏng.


Có một bài học quan trọng mà chúng ta có thể học được từ những con số trên vì nó liên quan đến những gì chúng ta đang bàn về sự thành công của lãnh đạo. Đó là một ví dụ rất tốt về việc để thành công bạn phải biết chấp nhận thử thách và thất bại đó có thể là một phần không thể thiếu được của thành công. Nó cho thấy rằng thất bại không phải là nguy hiểm chết người và thành công không phải là mãi mãi. Một người không nên quá sợ hãi những thất bại trong quá khứ và cũng đừng dựa mãi vào các thành công trước đây. Đây là một quá trình phát triển liên tục.

Khi Thomas Edison đang cố phát minh ra bóng đèn, ông đã phải trải qua 400 thí nghiệm thất bại. Một phóng viên đã hỏi ông cảm thấy thế nào sau ngần ấy lần thất bại. Câu trả lời mà anh phóng viên nhận được là “Tôi đã không thất bại. Tôi đã biết rằng có 400 cách không làm được bóng đèn”. Cho dù liên tục thất bại nhưng Edison không ngừng bước và cả thế giới đã được hưởng lợi từ thành công của ông.


Dũng cảm không phải là không cảm thấy sợ hãi khi phải trải qua thử thách. Lòng dũng cảm thật sự là cảm thấy sợ, nhưng vẫn sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm và biết cách học từ những thất bại. Có rất nhiều ví dụ trong lịch sử về những người dám đương đầu với nỗi sợ hãi của họ, học được từ lỗi lầm và tiếp tục dám chấp nhận rủi ro để đi đến thành công.


Một lãnh đạo thành công là người thà mất tiền và biết được lý do tại sao còn hơn là kiếm được tiền mà không biết vì sao lại kiếm được. Đó là vì ông ta biết được giá trị của việc chấp nhân rủi ro, phạm sai lầm và học được từ thất bại.


Nếu bạn muốn trở thành nhà lãnh đạo thật sự, bạn phải biết không sợ thất bại, chấp nhận rủi ro và tiến về phía trước. Nếu thất bại, hãy đảm bảo rằng bạn biết lý do vì sao thất bại và tiếp tục tiến bước với các giá trị mới của mình. Sử dụng mọi thất bại như là một bước tiến đến thành công. Đó là công thức thật sự để trở thành một nhà lãnh đạo thành công.



SưuTầm
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top