Napoleon

Lê Thạch

New member
Xu
0
Napoléon Bonaparte (15 tháng 8 năm 17695 tháng 5 năm 1821; Hán-Việt: Nã Phá Lôn hoặc Nã Phá Luân) là vị tướng của Cách mạng Pháp và là người cai trị nước Pháp với tư cách là Đệ nhất Tổng tài (Premier Consul) của Cộng hòa Pháp từ 11 tháng 11 năm 1799 đến 18 tháng 5 năm 1804, sau đó là Hoàng đế Pháp (Empereur des Français) và vua Ý với tên Napoléon I từ 18 tháng 5 năm 1804 đến 6 tháng 4 năm 1814, và tiếp tục từ 20 tháng 3 đến 22 tháng 6 năm 1815. Ông được biết đến như một trong những nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất thế giới.
Napoléon được biết đến không chỉ qua những đóng góp về mặt quân sự mà cả qua Bộ luật Dân sự Pháp (còn được gọi là "bộ luật Napoléon"). Ông lên ngôi năm 1804, nhưng đã bắt đầu cuộc chiến tranh Napoléon vào năm 1803.[1] Từ năm 1804-1812, quân đội của ông đã đi khắp châu Âu từ Bồ Đào Nha ở mạn Tây đến tận Nga ở biên giới mạn Đông.[2]
Mục lục
[ẩn]
[sửa] Tiểu sử
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Jean_Auguste_Dominique_Ingres_016.jpg
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Jean_Auguste_Dominique_Ingres_016.jpg
Napoléon Bonaparte ở chức đệ nhất Tổng tài
Napoléon Bonaparte sinh năm 1769 tại Ajaccio, thuộc đảo Corsica, với tên là Napoleone di Buonaparte (viết theo phương ngữ đảo Corsica là Nabolione hay Nabulione) trong một gia đình quý tộc sa sút. Về sau ông lấy tên là Napoléon Bonaparte cho có vẻ Pháp hơn. Napoléon từ nhỏ đã thể hiện tính cách cứng rắn và có tinh thần dũng cảm cũng như mưu trí. Cha ông phát hiện thấy tính cách đó của Napoléon nên đã cho ông sang Pháp học tại trường quân sự ở Brienne-le-Château. Khi đó cậu bé Napoléon hay bị bạn bè trêu chọc vì cậu nói tiếng Pháp không được nhanh và chuẩn như những người bạn khác. Nhưng cậu đã chứng tỏ mình và là học sinh rất nổi trội, đặc biệt là với môn Toán họcLịch sử. Lúc đầu ông muốn học về hải quân nhưng do ý muốn của mẹ, ông quyết định học ngành pháo binh, chính đây là cái nôi đầu tiên tạo ra một vị chỉ huy lục quân tài giỏi cho nước Pháp.
Bất hạnh đến với gia đình Napoléon khi ông vào học được bốn tháng thì cha ông qua đời. Tại trường quân sự, Napoléon đã thể hiện rõ tài năng của mình. Với thành tích học tập ưu tú, ông được giới thiệu vào học tại Trường Quân sự Hoàng gia Pháp tại Paris. Sau đó được cử đi thực tập tại một trung đội với chức danh thiếu úy.
[sửa] Gia đình
Napoléon sinh ra ở đảo Corsica. Đảo có đặc điểm địa hình khúc khuỷu, bảo đảm sự an toàn của đảo. Chính vì thế mà đảo thường được chọn làm nơi diễn ra chiến tranh phòng thủ. Khi Napoléon ra đời, đảo Corsica là thuộc địa của nước Cộng hòa Genova sau đó đã được bán cho nước Pháp. Thống đốc của đảo là bá tước Mac-bớp[cần dẫn nguồn] đã giúp Joseph Bonaparte, anh của Napoléon, và Napoléon có được hai suất học bổng vào chủng viện của thành phố, và giúp Élisa Bonaparte, em gái của Napoléon, vào trường hoàng gia Xanh Tia - trường dành cho những tiểu thư quí tộc nghèo.
Ngôi nhà của gia đình Bonaparte nằm ở quảng trường Letiaza; nhà được thiết kế theo kiến trúc Ý gồm 3 tầng, mỗi tầng trổ 6 cửa sổ. Đến nay, ngôi nhà vẫn được gìn giữ để du khách tham quan.
[sửa] Mẹ
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Robert_Lefèvre_001.jpg
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Robert_Lefèvre_001.jpg
Letizia Ramolino, tranh của Robert Lefèvre
Mẹ của Napoléon là Letizia Ramolino, sinh năm 1750 ở Ajaccio, con một gia đình quí tộc, có tài, có sắc. Năm 17 tuổi, Letizia kết hôn với Carlo Buonaparte. Bà là người có ảnh hưởng rất lớn tới Napoléon.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Grenadier-a-pied-de-la-Vieille-Garde.png
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Grenadier-a-pied-de-la-Vieille-Garde.png
Một Vệ binh của Napoléon
Napoléon đã nói: "Chính nhờ mẹ tôi, nhờ những nguyên lý đúng đắn của người, nhờ sự nghiêm khắc người thường thể hiện, mà tôi đã có cơ nghiệp ngày nay, và đã làm nên tất cả những gì tốt đẹp." Ví dụ như một lần nhìn thấy Napoléon trêu tức bà nội, Letizia đã quật cậu bé bằng chiếc roi da.
Lúc Napoléon trở thành Đệ nhất Tổng tài và Lucien Bonaparte, em của Napoléon, trở thành bộ trưởng Bộ Nội vụ, bà dã nói: "Đáng lẽ các con tôi không nên dính líu đến chính trị. Chỗ của Napoléon không phải là ở điện Tuilleries, nơi đó không thích hợp vói nó."
Khi Napoléon lên ngôi hoàng đế, ban tặng cho người thân nhiều của cải, bà Letizia đã phản đối kịch liệt. Bà không cho phép con bà sử dụng chúng. Bà thắt chặt chi tiêu hơn và nói: "Tôi giàu có hơn con tôi. Mỗi năm tôi có một triệu franc Pháp, nhưng tôi không chi tiêu hết. Tôi để tiết kiệm hơn nữa. Tôi chẳng bao giờ quên rằng một thời gian dài tôi đã nuôi các con tôi theo khẩu phần."
Khi Công tước Duncan (cư trú tại Đức) bị bắt về Pháp và bị hội đồng quân sự kết tội phản quốc và âm mưu sát hại Tổng đài, rồi kết án tử hình. Trước khi lĩnh án, ông đã gửi một bức thư cho Napoléon, nhưng vẫn không thoát được án.
Tin tưởng rằng Duncan vô tội, ngay sau khi nghe tin Duncan bị tử hình, bà Letizia đã chuyển sang Ý sinh sống.
Khi Napoléon bị đi đày ở đảo Saint Helena (tiếng Pháp: Île Sainte-Hélène), bà đã phải một mình nuôi con của Napoléon là Napoléon II.
Bà mất vào tháng 1 năm 1836, 15 năm sau khi Napoléon I mất. Khi Napoléon III lên ngôi, ông đã chuyển mộ bà vào nhà thờ Ajaccio, theo nguyện ước của bà.
[sửa] Cha
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Carlo_Maria_Bonaparte.jpg
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Carlo_Maria_Bonaparte.jpg
Charles de Bonaparte
Cha của Napoléon là Charles de Bonaparte, là quan giám mã kiêm cố vấn cho nhà vua, có tài đua ngựa, bắn cung và tài hùng biện. Ông là bạn của thống đốc đảo Corse, Pascal Paoli.
Dưới lệnh của Mac-bop, đầu năm 1785, Carlo đến Versailles làm đại diện cho giới quí tộc Corsia tại triều đình Pháp. Đến Versailles, ông bị phát hiện ung thư dạ dày. Ông được đưa đến tỉnh Montpellier để chữa chạy nhưng căn bệnh quá hiểm nghèo. Năm 1785, ông đã mất tại tỉnh này. Năm đó ông 39 tuổi.
[sửa] Anh em
[sửa] Vợ con
Napoléon I có hai vợ: Joséphine de BeauharnaisMarie Louise, Nữ Bá tước của Parma (có con là Napoléon II).
Ngoài ra, Napoléon còn có nhiều con ngoài giá thú với nhiều người khác.
Ngoài ra, những người sau đây cũng có thể là con của Napoléon:
[sửa] Sự nghiệp
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Jacques-Louis_David,_The_Coronation_of_Napoleon.jpg
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Jacques-Louis_David,_The_Coronation_of_Napoleon.jpg
Napoléon đăng quang Hoàng đế Pháp. Họa phẩm của Jacques-Louis David, trưng bày tại Louvre
Ngày 14 tháng 7 năm 1789, Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ lật đổ chế độ quân chủ, Napoléon đã tham gia tích cực vào Câu lạc bộ Jacobin, lúc này ông mang quân hàm trung úy. Để tránh thế lực thân Anh tại đảo Corsica, Napoléon đưa gia đình mình về Marseille. Cách mạng Pháp đã làm chấn động cả châu Âu, các thế lực phong kiến châu Âu liên kết để tấn công nước Pháp. Quân đội cách mạng tiến đến đâu đều giành được thắng lợi nhưng còn quân cảng Toulon nằm ở miền Nam nước Pháp vẫn bị quân bảo hoàng và quân Anh chiếm đóng.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Premiere-legion-dhonneur.jpg
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Premiere-legion-dhonneur.jpg
Napoléon và Quân đoàn Lê Dương do ông thành lập
[sửa] Cuộc vây hãm Toulon
Tháng 10 năm 1795, Napoléon được thăng cấp đại úy và chỉ huy quân đội trong cuộc vây hãm Toulon, lúc bấy giờ thành phố đang nằm trong tay quân Anh. Nhiệm vụ của ông là chỉ huy pháo binh nên ông có thể cho mọi người biết ông là một người có hiểu biết rộng về quân sự, ngoài ra Napoléon là một người dũng cảm. Cuối năm 1795, Napoléon đuổi được quân Anh ra khỏi thành phố. Sau cuộc vây hãm đó, tiếng tăm của ông lan rộng khắp nước Pháp.
[sửa] Con đường vinh quang
Năm 1795, sau một thời gian không được trọng dụng, vận may lại đến với Napoléon. Do quân bảo hoàng tiến hành bạo loạn tại Paris, tình hình trở nên hết sức nghiêm trọng, chính phủ quyết định bổ nhiệm Napoléon làm phụ tá cho Tử tước Barras, tư lệnh quân cảnh vệ Paris. Với pháo binh trong tay, Napoléon đã nhanh chóng dập tắt cuộc bạo loạn. Kể từ đó con đường công danh của ông đã rộng mở.
[sửa] Chiến dịch Bắc Ý
Năm 1796 các nước Anh, Nga, Áo liên kết với nhau tập trung tấn công nước Pháp. Chính phủ Pháp phái 4 đạo quân tiến đánh. Napoléon được bổ nhiệm làm tư lệnh đạo quân thứ 4 tiến đánh nước Ý để kiềm chế quân Áo. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã đánh tan tác quân Áo tại Ý và tiến quân vào bản thổ nước Áo tới sát kinh đô Wien làm Áo phải ký hiệp định đình chiến. Đoàn quân chiến thắng của Napoléon trở về Paris trong vinh quang rực rỡ.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Napoleon4.jpg
Napoléon trong chiến dịch bắc Ý năm 1796
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_t...onaparte_visitant_les_pestiférés_de_Jaffa.jpg
Napoléon đi thăm Jaffa-Israel-Tranh của Antoine-Jean Gros
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Gros_-_The_Battle_of_Abukir.png
Thống chế Murat của Napoléon trong trận Abukir-Chiến dịch viễn chinh sang Ai Cập 1797
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:1801_Antoine-Jean_Gros_-_Bonaparte_on_the_Bridge_at_Arcole.jpg
Napoléon ở Arcole trong chiến dịch ở Ý

[sửa] Chiến dịch Ai Cập
Để triệt để đánh bại nuớc Anh, năm 1798, chính phủ Pháp quyết định đánh Ai Cập để ngăn quân Anh tiến sang Ấn Độ. Napoléon được cử làm tư lệnh quân Đông chinh, đã nhanh chóng đánh chiếm Ai Cập. Napoléon đã mang theo hơn 35000 quân, trong đó có nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực, bao gồm cả các nhà toán học như Monge, Joseph Fourier, Laplace, Berthollet[4].
Quân Pháp đại thắng quân Mameluk Ai Cập trong trận Kim Tự Tháp nhưng thất bại trong việc đánh chiếm Pháo đài Akko (hay Acre) của người Thổ, được sự trợ chiến của Hạm đội Anh do Đô đốc Sydney Smith chỉ huy.
[sửa] Thất bại của chiến dịch
Năm 1799, Napoléon tung quân sang PalestineSyrie nhưng bị thất bại mặc dù có vài trận thắng. Binh lính mệt mỏi bởi cái nóng bức ở sa mạc Sahara và bị dịch tả ở Jaffa. Cuối tháng 8 năm 1799, Napoléon nhường quyền cho tướng Kléber và trở về Pháp mà không báo trước cho chính phủ.
[sửa] Tình hình kinh tế nước Pháp từ năm 1800 đến năm 1805
Trong khi đó tại châu Âu tình hình lại chuyển biến theo chiều hướng xấu cho nước Pháp, quân Pháp bị đánh bại trên chiến trường, các vùng đất tại Ý đều bị mất. Napoléon quyết định trở về Pháp.Tại đây, được sự ủng hộ của dân chúng và quân đội, ngày 9 tháng 11 năm 1799, Napoléon làm cuộc chính biến, trở thành chấp chính quan cao nhất của nước Pháp, với danh vị Đệ nhất Tổng tài (Premier Consul). Đó là cuộc chính biến tháng Sương mù (tháng Brumaire).
Năm 1800, Napoléon thân chinh cầm quân vượt dãy Alps đánh vào Ý, quân Áo tại Ý bị Napoléon đánh tan tác, tại trận Marengo, quân đội Áo bị đánh bại hoàn toàn.
Sau những thất bại nặng nề, liên quân Anh, Áo, Nga phải ký Hòa ước Amiens, công nhận những vùng đất mà Napoléon chiếm được thuộc về nước Pháp. Anh còn phải trả lại cho Pháp những thuộc địa bị mất trong thời gian chiến tranh.
Napoléon đã nhanh chóng đánh bại những kẻ thù của nước Pháp. Tháng 1 năm 1804, cảnh sát Pháp phá vỡ một âm mưu của phe bảo hoàng ám sát ông. Ông quyết định tái lập chế độ quân chủ, với lý lẽ rằng phe Bourbon sẽ không thể trở về nếu sự kế vị của họ Bonapart được hiến định. Đại lễ đăng quang của ông được tổ chức tại Nhà thờ Đức Bà Paris ngày 2 tháng 12 năm 1804. Thay vì để Giáo hoàng Pius VII đặt vương miện lên đầu mình, Napoléon đã giật chiếc vương miện từ tay Giáo hoàng để tự đội lên đầu, ngầm ý không hoàn toàn chịu phục uy quyền của Tòa thánh[5]. Ông trở thành Hoàng đế Napoléon I, và phong bà Joséphine làm Hoàng hậu. Tiếp đó, ngày 26 tháng 5 năm 1805, tại nhà thờ thành phố Milano, Napoléon tự phong làm vua nước Ý và vua xứ Lombardy.
[sửa] Những cải cách lớn
Sau khi lên ngôi hoàng đế, Napoléon đặt ra ở mỗi quận của Pháp một quận trưởng và công việc của họ là thanh tra, giám sát và xử lí toàn bộ mọi việc trong quận đó. Các tổng thống Pháp là những người được bổ nhiệm một hay nhiều quận trưởng mới khác mỗi khi quận trưởng cũ đã hết nhiệm kì. Các thị trưởng thì do Đệ nhất Tổng tài bổ nhiệm. Dựa theo các luật lệ La Mã thời Cổ đại, Napoléon đã biên soạn thành công bộ luật Napoléon gồm 2281 điều. Nhờ bộ luật đó ông đã biến Pháp trở thành một đế chế rộng lớn gần bằng châu Âu. Để muốn đế chế giàu có hơn Napoléon ra lệnh mỗi quận phải xây dựng một trường Đại học lớn và mang tên Napoléon. Ông cũng muốn trích một nửa số tiền trong kho để đào tạo các sinh viên sau này sẽ tận tâm phục vụ chế độ. Ngoài ra Napoléon còn kiểm soát cả báo chí, sách vở và các buổi biểu diễn cho sinh viên.
[sửa] Thời kì chiến tranh
Napoléon biết xây dựng một lực lượng quân sự hùng hậu nên ông đã bắt đầu thực hiện những tham vọng chinh phục to lớn của mình. Từ năm 1804 đến năm 1813 đội quân Pháp tăng từ 400.000 người đến hơn 1.000.000 người. Những người vào quân đội phải trải qua 2 tháng luyện tập và học cách sử dụng vũ khí. Sau đó họ được phân chia về nhiệm vụ của quân đội tùy theo nhu cầu của họ. Nhờ vậy quân Pháp mới trở thành đội quân hùng mạnh nhất châu Âu thời đó.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:FusGren-FusChass.jpg
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:FusGren-FusChass.jpg
Quân phục của Grande Armée (Đại quân) của Napoléon. Mỗi đơn vị có quân phục khác nhau
[sửa] Trận Trafalgar
Năm 1805, Napoléon chuẩn bị quân đội để giải phóng các cảng của Pháp bị quân Anh chiếm đóng. Tháng 10 năm 1805, từ cảng Cadix, ToulonRonhefort [Napoléon ra lệnh cho các chiến hạm nhỏ tấn công sào huyệt của quân Anh ở biển Manche. Thế nhưng thủy quân Pháp đã đại bại ở mũi Trafalgar thuộc Vương quốc Tây Ban Nha.
[sửa] Trận Austerlitz
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Battle_of_Austerlitz,_Situation_at_1800,_1_December_1805.gif
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Battle_of_Austerlitz,_Situation_at_1800,_1_December_1805.gif
Bố trí binh lực của phe Nga - Áo và Pháp ngay trước khi khai trận Austerlitz
Trận Austerlizt diễn ra tại cánh đồng Austerlizt ở Moravia. Phía bắc chiến trường là hai ngọn đồi Santon và Zuran nằm trên trục Đông/Tây, nhìn ra hướng Olmutz/Brno. Phía Tây là làng Bosenitz, còn ở giữa hai gọn đồi là sông Bosenitz (sông này là phụ lưu của sông Goldbach), chảy xuống phía Nam qua các làng Kobelnitz, Sokolnitz, Telnitz ở giữa bản đồ. Ở giữa chiến trường là cao điểm Pratzen, một vị trí chiến lược quan trọng. Do địa thế trên cao, bên nào chiếm được vùng đất cao này sẽ dễ dang khong chế vùng xung quanh. Quân Pháp được bố trí theo trục bắc-nam, và đóng ở phía Tây (xem bản đồ).
Đội quân gián điệp đông đảo đã cho Napoléon biết rất rõ ý đồ liên quân: cắt đứt đường liên lạc của mình về Viên, tức là sẽ tấn công cánh phải quân Pháp vào khu vực Tây-Nam của bản đồ. Tuy nhiên ông để ở đây một lực lượng nhỏ, ra lệnh tử thủ và có vẻ như cố tình kéo dài nó để cho liên quân tấn công. Lí do là, vì nó được chỉ huy bởi vị nguyên soái Davout dày dạn, vì khu vực này được một hệ thống sông hồ bảo vệ, và vì ông đã tạo ra một đường liên lạc mới Brunn-Iglau ở phía Tây Bắc bản đồ. Chỗ này ông cũng chỉ để một đạo quân nhỏ để phòng thủ.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Battle_of_Austerlitz_-_Situation_at_0900,_2_December_1805.gif
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Battle_of_Austerlitz_-_Situation_at_0900,_2_December_1805.gif
Liên Quân Nga-Đức-Áo tấn công
Trái lại, lực lượng chính của ông tập trung ở mặt trận trung tâm, đối diện với cao điểm Pratzen. Khi quân đồng minh tấn công vào cánh phải, họ sẽ bị phòng tuyến sông hồ chặn lại và sẽ hở sườn cho quân Pháp lợi dụng. Lúc đó quân Pháp sẽ đột phá lên cao điểm Pratzen và từ đó, đánh vào mặt sơ hở ở sau lưng và sườn liên quân.
Trước khi khai trận, Nga hoàng đã truất quyền chỉ huy của Kutuzov và tự nắm lấy quân đội. Tuy nhiên, trên danh nghĩa thì Kutuzov vẫn là tư lệnh, nghĩa là sẽ lãnh hết mọi trách nhiệm thay cho Hoàng đế nếu liên quân thất bại. Sơ dĩ có việc này là do Nga hoàng, như bất kỳ một vị Hoàng đế nào khác, đều nghi ngại cấp dưới tài giỏi hơn mình.[cần dẫn nguồn] Thêm vào đó, những tác động của các viên tướng người Đức trong bộ tham mưu liên quân Nga - Áo cũng ảnh hưởng đến việc này. Họ cố gắng để đánh người Pháp đến người Nga cuối cùng. Trong khi đó thì Kutuzov không muốn mở trận Austerlitz vì một lẽ đơn giản: Ông cho rằng người lính Nga chẳng có lý do gì để chết vì một mảnh đất của kẻ khác.[6]
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Battle_of_Austerlitz_-_Situation_at_1400,_2_December_1805.gif
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Battle_of_Austerlitz_-_Situation_at_1400,_2_December_1805.gif
Quân Pháp Phản công
Vào ngày 2 tháng 12, quân Nga tiến quân để đánh vào cánh phải của Napoléon, đúng như ông ta đã dự đoán. Lần này Kutuzov chỉ huy đạo quân thứ tư, đây là đạo quân duy nhất ông được điều khiển. Trong khi quân Nga lần lượt vượt qua cao điểm Pratzen, thì Kutuzov, với sự nhạy cảm của một thiên tài quân sự, đã nhận rõ tầm quan trọng của cao điểm Pratzen. Ông dừng quân ở đấy và "chờ các đạo quân đến đông đủ". Tuy nhiên, một lần nữa Nga hoàng Alekxandr I lại phá bĩnh. Ông đuổi Kutuzov ra khỏi Pratzen và cùng với với hành động đó, đã đưa cả liên quân đến chỗ chết.
Chỉ chờ có thế, Napoléon I xua quân tấn công vào cao điểm Pratzen. Mặc dù chiến đấu hết sức dũng cảm, nhưng quân Nga của Kutuzov nhanh chóng bị quân Pháp áp đảo. Bản thân ông bị trọng thương và suýt bị bắt sống, còn con rể Ferdinand Tidengauden hi sinh ngay khi cầm cờ xông tới. Trong khi đó, đợt tấn công vào cánh phải cùng với đợt tấn công của quân Áo vào cánh trái đều bị đẩy lui. Tới lúc ấy, trung quân của Napoléon từ Pratzen, dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Nicolas Soult, ồ ạt tấn công vào trung tâm của liên quân, nơi đã bị yếu đi khi di chuyển sang cánh. Thảm họa Austerlizt bắt đầu. Sau một trận chiến ác liệt, quân Pháp phá vỡ đội hình của quân Áo và Nga, dồn họ vào tuyến sông hồ của Davout. Pháo binh từ trên đỉnh cao Pratzen bắt phá dữ dội, khiến mặt hồ đóng băng nhanh chóng tan vỡ, nhiều binh sĩ rớt xuống nước chết đuối, làm thương vong liên quân thêm trầm trọng. Liên quân bắt đầu rút chạy ào ạt. Tướng Áo cũng bỏ quân mà chạy. Hai hoàng đế Franz IIAlekxandr I cũng may mắn thoát nạn.
Phía Pháp có 1305 chết, 6940 bị thương, 573 bị bắt, phía Liên quân Áo - Nga có 15000 chết và bị thương, 12000 bị bắt, bị mất 180 khẩu pháo. Đây là một trong những chiến thắng lớn nhất của Napoléon, và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của liên minh chống Pháp.
[sửa] Chiến tranh Trung Âu
Đại quân của Napoléon đã đánh thắng liên minh của nước Anh ở Auerstaedt (1806), EylauFriedland (1807). Những trận thắng cuối cùng này đã dẫn tới các thương lượng về hòa bình. Ngày 7 tháng 7 năm 1807 hiệp ước hòa bình Tilsit đã được kí kết để quân Phổ rửa nổi nhục nhã vì thất bại.
[sửa] Nước Pháp những năm 1809-1812
[sửa] Chiến tranh kinh tế với nước Anh
Bài chi tiết: Hệ thống phong tỏa Lục địa
Sau hiệp ước hòa bình Tilsit (1807), Napoléon thỏa thuận với Nga hoàng và tổ chức lại kinh tế những nơi mà ông chiếm đóng. Nhưng do không thể đánh thắng quân Anh bằng quân đội nên Napoléon quyết định làm cho nước Anh suy yếu bằng cách ngăn không cho tàu thuyền Anh tìm được thị trường tiêu thụ hành hóa ở châu Âu. Ý nghĩa của cuộc chiến tranh kinh tế này là bóp nghẹt nước Anh và không cho một chiếc tàu Anh nào được cập bến cho dù không phải tàu của các thương gia Anh quốc, vì thế các tàu bè mang cờ Anh đều bị phá hủy. Nhằm duy trì cuộc chiến tranh kinh tế, Napoléon thấy cần thiết phải kiểm soát các bờ biển châu Âu như Đức, Ý, Tây Ban Nha và Na Uy để chống buôn bán hàng lậu. Trước sự xâm lược của quân Pháp, dân chúng Tây Ban Nha và Áo đã nổi dậy nhưng tháng 7 năm 1810 quân Pháp đã đàn áp họ tàn bạo và đã dập tắt các cuộc khởi nghĩa đó.
[sửa[FONT=Times New Roma
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top