Hiện nay, freelance là một công việc mà nhiều bạn trẻ làm việc. Nó là một ngành nghề tự do giúp bạn linh hoạt trong công việc và cuộc sống của mình, không quá bó hẹp về thời gian. Khi bạn có những kĩ năng cho mình thật tốt như về tạo nội dung, thiết kế hay quảng bá sản phẩm thương hiệu hoặc biết ngôn ngữ khác... thì bạn có thể làm được công việc này. Ứng với mỗi điểm mạnh của bạn sẽ có job phù hợp.
Để hiểu hơn về freelancer dành cho những bạn mới bắt đầu hoặc có ý định tìm hiểu thì xin mời bạn tham khảo bài viết: Muốn trở thành một freelancer nên bắt đầu từ đâu ?
1. Freelancer là gì
Những người làm nghề freelance (nghề tự do).
Họ được tự do thu xếp công việc của mình mà không có bất cứ giới hạn nào về thời gian, địa điểm làm việc.
Họ có thể tự do làm việc mọi lúc, mọi nơi
Họ không bị gò bó về vấn đề đồng phục, thời gian làm việc
Freelancer cũng không cần phải làm việc ở cơ quan
Công việc này không có hợp đồng lao động chính thức, cũng không có những phúc lợi về bảo hiểm và các chế độ an sinh xã hội. Nhiệm vụ chính của họ là hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu của dự án
Thông thường bọn anh thường đi ra quán cafe hoặc kiếm một coworking space để ngồi code. Thời gian code thì không cố định lúc nào bắt đầu. Có thể là 9h sáng hoặc 21h đêm.
2. Freelancer kiếm dự án ở đâu
Các anh thường tạo account trên các nền tảng tuyển dụng freelancer như fiverr, upwork, guru hoặc 99designers. Đây là những nền tảng cho cả thế giới vì vậy có thể làm các dự án nước ngoài
Ở Việt Nam sẽ có các trang tìm như án như Vlance, Freelancerviet hoặc 50k.vn ở đây có thể lựa chọn các dự án làm cho người Việt.
Khi đăng ký là thành viên của các hệ thống các bạn có thể đi bid (đấu giá) dự án. Ví dụ như có một nhà đầu tư muốn làm một website về khách sạn. Họ sẽ đăng tin lên hệ thống sau đó các freelancer vào đấu giá là làm cái này hết bao nhiêu tiền và làm trong bao lâu. Tuỳ vào nhà đầu tư mà họ sẽ chọn các freelancer có chất lượng và giá tốt. Thông thường các nhà đầu tư sẽ chọn các freelancer có review tốt từ các nhà đầu tư khác.
3. Thu nhập của Freelancer
Tùy vào công việc và năng lực của bạn.
4. Phân tích ưu, nhược của Freelancer
a. Ưu điểm:
Linh hoạt về thời gian và địa điểm làm việc
Freelancer có thể làm việc bất kỳ khung thời gian nào. Có thể lúc 9h sáng hoặc bắt đầu từ 21h đêm. Freelancer thì không bị các sếp quản lý về thời gian nhưng quản lý theo năng suất và hiệu quả công việc. Nên freelancer muốn quản lý thời gian của mình như thế nào cũng được, tới ngày deadline thì phải giao được sản phẩm cho nhà đầu tư.
Các freelancer thì linh động địa điểm làm việc, buổi sáng có thể ra các quán cafe, các khu coworking space để code. Buổi tối có thể ở nhà code. Không có một nơi làm việc cố định.
Không bị gò bó về quy định và kỷ luật
Freelancer thì không nằm trong một tổ chức công ty nào cả nên cũng không có một ai phải bắt buộc mình đi theo những quy định cụ thể. Chủ yếu các freelancer tự giác làm việc là chính.
Thu nhập hấp dẫn: Nếu làm các dự án nước ngoài thì thu nhập thêm trong một tháng của một lập trình viên có thể từ 5 tới 10 triệu. Như vậy ngoài mức lương ở công ty thì mình còn có thể có thêm mức lương khác.
Trao dồi kinh nghiệm coding
Khi làm các dự án freelancer bắt buộc các bạn phải học thêm các ngôn ngữ lập trình mới, các công nghệ mới vì thường các dự án freelancer rất đa dạng về ngôn ngữ và framework. Chính vì làm nhiều dự án freelancer mà mình sẽ rút ra được nhiều kiến thức hay về lập trình.
Mở rộng mối quan hệ
Khi làm các dự án freelancer mình có cơ hội làm việc trực tiếp với nhà đầu tư. Nếu làm tốt dự án khả năng cao sẽ cùng nhà đầu tư mở công ty riêng và phát triển tiếp tục dự án. Nhảy vào làm freelancer sẽ giúp mình mở rộng mạng lưới bạn bè sau này sẽ có ích cho công việc của mình.
b. Nhược điểm
Cạnh tranh cao
Hiện nay các công việc dễ trên freelancer thì nhiều người sẽ vào làm, dẫn đến khó có thể tìm được dự án ngon. Có rất nhiều nước trên thế giới đã nhảy vào làm freelancer với giá thấp cạnh tranh với các dev Việt Nam nên nguồn dự án không nhiều như trước.
Gặp lừa đảo
Không phải nhà đầu tư nào trên freelancer cũng tốt. Có rất nhiều khách hàng sau khi yêu cầu các lập trình viên hoàn thành dự án xong thì bùm tiền không trả cho lập trình viên. Nên cách tốt nhất là tính tiền theo từng giai đoạn của dự án. Ví dụ dự án 6 tháng thì chia ra thanh toán mỗi tháng 1 lần cho an toàn. Tránh trường hợp làm xong dự án nhà đầu tư chạy làng.
Thu nhập không ổn định
Dự án lúc có lúc không, chứ không phải lúc nào cũng đều đều trong cả năm. Nên thu nhập có thể ảnh hưởng nhiều. Kiếm được một dự án freelancer ngon làm trong 1 năm là rất hiếm, nhưng vẫn có thể có kiếm được. Những dự án nhỏ thường làm trong 1 đến 2 tháng là kết thúc. Sau đó mình phải tìm các dự án khác mà làm.
Bệnh tật
Do phải làm nhiều công việc ở trên công ty và làm thêm freelancer dự án ngoài nên áp lực 2 bên là rất lớn, dẫn đến stress nặng. Thường các vấn đề mà lập trình viên gặp phải là mắt, lưng, dạ dày, trĩ và các bệnh tim mạch do ngồi nhiều, ít vận động và thói quen thức đêm làm dự án.
Không có chính sách bảo hiểm
Làm ở công ty thì mình có chính sách bảo hiểm cho bản thân và gia đình nhưng khi là freelancer thì không có một bảo hiểm gì cả. Chỉ là code và được trả tiền.
6. Các công việc có thể làm freelancer:
Content
Desigher
Marketing
Phiên dịch viên
Social
Media & Digital
Để trở thành một freelancer thì khá là vất vả. Tuy nhiên chúng ta cũng nên thử làm vài dự án freelancer để trải nghiệm. Và nhỡ đâu bạn lại có duyên hoặc niềm yêu thích gắn bó với ngành nghề tự do như này. Bạn có thể lên các trang web hay các chợ content tuyển dụng và trau dồi thêm kiến thức cho mình. Chúc bạn thành công !
Để hiểu hơn về freelancer dành cho những bạn mới bắt đầu hoặc có ý định tìm hiểu thì xin mời bạn tham khảo bài viết: Muốn trở thành một freelancer nên bắt đầu từ đâu ?
1. Freelancer là gì
Những người làm nghề freelance (nghề tự do).
Họ được tự do thu xếp công việc của mình mà không có bất cứ giới hạn nào về thời gian, địa điểm làm việc.
Họ có thể tự do làm việc mọi lúc, mọi nơi
Họ không bị gò bó về vấn đề đồng phục, thời gian làm việc
Freelancer cũng không cần phải làm việc ở cơ quan
Công việc này không có hợp đồng lao động chính thức, cũng không có những phúc lợi về bảo hiểm và các chế độ an sinh xã hội. Nhiệm vụ chính của họ là hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu của dự án
Thông thường bọn anh thường đi ra quán cafe hoặc kiếm một coworking space để ngồi code. Thời gian code thì không cố định lúc nào bắt đầu. Có thể là 9h sáng hoặc 21h đêm.
2. Freelancer kiếm dự án ở đâu
Các anh thường tạo account trên các nền tảng tuyển dụng freelancer như fiverr, upwork, guru hoặc 99designers. Đây là những nền tảng cho cả thế giới vì vậy có thể làm các dự án nước ngoài
Ở Việt Nam sẽ có các trang tìm như án như Vlance, Freelancerviet hoặc 50k.vn ở đây có thể lựa chọn các dự án làm cho người Việt.
Khi đăng ký là thành viên của các hệ thống các bạn có thể đi bid (đấu giá) dự án. Ví dụ như có một nhà đầu tư muốn làm một website về khách sạn. Họ sẽ đăng tin lên hệ thống sau đó các freelancer vào đấu giá là làm cái này hết bao nhiêu tiền và làm trong bao lâu. Tuỳ vào nhà đầu tư mà họ sẽ chọn các freelancer có chất lượng và giá tốt. Thông thường các nhà đầu tư sẽ chọn các freelancer có review tốt từ các nhà đầu tư khác.
3. Thu nhập của Freelancer
Tùy vào công việc và năng lực của bạn.
4. Phân tích ưu, nhược của Freelancer
a. Ưu điểm:
Linh hoạt về thời gian và địa điểm làm việc
Freelancer có thể làm việc bất kỳ khung thời gian nào. Có thể lúc 9h sáng hoặc bắt đầu từ 21h đêm. Freelancer thì không bị các sếp quản lý về thời gian nhưng quản lý theo năng suất và hiệu quả công việc. Nên freelancer muốn quản lý thời gian của mình như thế nào cũng được, tới ngày deadline thì phải giao được sản phẩm cho nhà đầu tư.
Các freelancer thì linh động địa điểm làm việc, buổi sáng có thể ra các quán cafe, các khu coworking space để code. Buổi tối có thể ở nhà code. Không có một nơi làm việc cố định.
Không bị gò bó về quy định và kỷ luật
Freelancer thì không nằm trong một tổ chức công ty nào cả nên cũng không có một ai phải bắt buộc mình đi theo những quy định cụ thể. Chủ yếu các freelancer tự giác làm việc là chính.
Thu nhập hấp dẫn: Nếu làm các dự án nước ngoài thì thu nhập thêm trong một tháng của một lập trình viên có thể từ 5 tới 10 triệu. Như vậy ngoài mức lương ở công ty thì mình còn có thể có thêm mức lương khác.
Trao dồi kinh nghiệm coding
Khi làm các dự án freelancer bắt buộc các bạn phải học thêm các ngôn ngữ lập trình mới, các công nghệ mới vì thường các dự án freelancer rất đa dạng về ngôn ngữ và framework. Chính vì làm nhiều dự án freelancer mà mình sẽ rút ra được nhiều kiến thức hay về lập trình.
Mở rộng mối quan hệ
Khi làm các dự án freelancer mình có cơ hội làm việc trực tiếp với nhà đầu tư. Nếu làm tốt dự án khả năng cao sẽ cùng nhà đầu tư mở công ty riêng và phát triển tiếp tục dự án. Nhảy vào làm freelancer sẽ giúp mình mở rộng mạng lưới bạn bè sau này sẽ có ích cho công việc của mình.
b. Nhược điểm
Cạnh tranh cao
Hiện nay các công việc dễ trên freelancer thì nhiều người sẽ vào làm, dẫn đến khó có thể tìm được dự án ngon. Có rất nhiều nước trên thế giới đã nhảy vào làm freelancer với giá thấp cạnh tranh với các dev Việt Nam nên nguồn dự án không nhiều như trước.
Gặp lừa đảo
Không phải nhà đầu tư nào trên freelancer cũng tốt. Có rất nhiều khách hàng sau khi yêu cầu các lập trình viên hoàn thành dự án xong thì bùm tiền không trả cho lập trình viên. Nên cách tốt nhất là tính tiền theo từng giai đoạn của dự án. Ví dụ dự án 6 tháng thì chia ra thanh toán mỗi tháng 1 lần cho an toàn. Tránh trường hợp làm xong dự án nhà đầu tư chạy làng.
Thu nhập không ổn định
Dự án lúc có lúc không, chứ không phải lúc nào cũng đều đều trong cả năm. Nên thu nhập có thể ảnh hưởng nhiều. Kiếm được một dự án freelancer ngon làm trong 1 năm là rất hiếm, nhưng vẫn có thể có kiếm được. Những dự án nhỏ thường làm trong 1 đến 2 tháng là kết thúc. Sau đó mình phải tìm các dự án khác mà làm.
Bệnh tật
Do phải làm nhiều công việc ở trên công ty và làm thêm freelancer dự án ngoài nên áp lực 2 bên là rất lớn, dẫn đến stress nặng. Thường các vấn đề mà lập trình viên gặp phải là mắt, lưng, dạ dày, trĩ và các bệnh tim mạch do ngồi nhiều, ít vận động và thói quen thức đêm làm dự án.
Không có chính sách bảo hiểm
Làm ở công ty thì mình có chính sách bảo hiểm cho bản thân và gia đình nhưng khi là freelancer thì không có một bảo hiểm gì cả. Chỉ là code và được trả tiền.
6. Các công việc có thể làm freelancer:
Content
Desigher
Marketing
Phiên dịch viên
Social
Media & Digital
Để trở thành một freelancer thì khá là vất vả. Tuy nhiên chúng ta cũng nên thử làm vài dự án freelancer để trải nghiệm. Và nhỡ đâu bạn lại có duyên hoặc niềm yêu thích gắn bó với ngành nghề tự do như này. Bạn có thể lên các trang web hay các chợ content tuyển dụng và trau dồi thêm kiến thức cho mình. Chúc bạn thành công !