ngan trang
New member
- Xu
- 159
[h=2]Mùa thi đến với tuổi teen[/h] Mùa thi đến, các teen bắt đầu chạy “show” từ điểm học thêm này đến điểm học thêm khác. Có teen học một môn ở tận 2-3 nơi với hi vọng cứu vãn tình hình học tập đang ngày một xuống. Nhưng liệu nó có phải là biện pháp tốt?
Học tăng tốc nhanh?
Mùa thi đến, các teen bắt đầu chạy “show” từ điểm học thêm này đến điểm học thêm khác. Có teen học một môn ở tận 2-3 nơi, với hi vọng cứu vãn tình hình học tập đang ngày một đi xuống.
Thiên Phúc, 18 tuổi chia sẻ: “Còn mấy tháng nữa là thi rồi, mình lo quá. Thời gian vừa rồi mải chơi nên mình bị mất căn bản khá nhiều. Giờ mình phải cố mà học thêm để bù vào. Học một chỗ thấy không an tâm, nên mình quyết định học mỗi môn 2 chỗ”.
Với suy nghĩ đi học thêm nhiều sẽ giúp học tốt. Nghe những kiến thức nhắc đi nhắc lại sẽ hiệu quả hơn, nhiều teen quyết định một môn học 2-3 chỗ. Thậm chí khi lịch học đã xếp kín mít, có những teen vẫn cố chen lấn cả vào giờ ăn giờ nghỉ. Teen chấp nhận sắp xếp giờ học sát nhau dù biết không thể đến kịp, miễn “có lớp học”.
Nhiều teen vào lớp học thêm với khuôn mặt mệt phờ, miệng thì thở hổn hển. Cũng có những teen do chạy show quá nhiều, lúc đến nơi thì người quá mệt, đầu óc lờ mờ, chỉ chờ …được ngủ.
Thanh Mai (Học sinh lớp 12 trường NTH) chia sẻ: “Mình có người bạn thân từ bé, tên Quốc Minh. Q.Minh học Toán khá yếu. Thế là để “tăng tốc cho nhanh”, Q.Minh quyết định nghỉ hẳn học thêm mấy môn “vững vững” để có nhiều thời gian đầu tư cho môn Toán. Minh đi học nhiều chỗ, hết thầy này đến cô khác. Mình thấy sau một tháng, Minh có vẻ tiến bộ một chút trong môn Toán, nhưng các môn khác thì…chạy lùi.”
Chỉ quá tập trung vào một môn học, nhiều teen sẵn sàng hi sinh những môn khá-một-chút. Đôi khi teen quên hẳn và ỉ i quá vào những môn học khá. Hệ lụy kéo theo, teen rơi vào tình trạng môn nào cũng dở dở ương ương. Lúc bấy giờ, cũng khó để bắt đầu lại, ngay cả với những môn ban đầu tưởng rằng khá.
Cùng quan điểm, nhiều teen còn cho rằng khi học không vô, thì cứ đến lò luyện nghe tụng cũng có lúc “vô được”. Nhưng không hề như teen tưởng, khi ta không tập trung hay chú ý vào một vấn đề nào đó, thì dù có được nghe đi nghe lại nhiều lần ta cũng không thể hiểu và rồi…tai này lại lọt tai kia. Hãy học một cách thoải mái, cố nhồi nhét sẽ không có kết quả đâu bạn ạ!
Luyện nhiều biết đâu “trúng đề”!!!
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, có một số teen đăng kí học rất nhiều nơi, với hi vọng “trúng thầy, trúng đề”. Những teen này đa phần chọn những thầy cô kì cựu hay có tiếng. Teen sẵn sàng chen vào các lớp học đông đến vài chục hay cả trăm người. Nhiều khi vào học, do tình trạng lớp quá tải, không có chỗ ngồi, các teen vẫn kiên trì “chen lấn nhau” để chép cho bằng được.
Đức Cường (Học sinh lớp 12, trường Bùi Thị Xuân) cho biết: “Mình không tự tin lắm trong kì thi sắp tới nên mình đăng kí học nhiều “thầy siêu” hi vọng may mắn “lụm được bí kíp". Thường thầy nào dạy càng hay thì lớp càng đông. Thế nên chuyện phải chịu khó chép trước rồi hiểu sau là chuyện bình thường.”
Cùng suy nghĩ như Đ.Cường, các teen đến lớp không hoàn toàn với tinh thần để được giảng dạy và tiếp thu. Teen đến chỉ cố tìm được một chỗ tốt mà chép lấy chép để. Phần trước chưa hiểu cũng kệ, cứ chép tiếp theo rồi tính sau.
Đó là chỉ nói đến nhưng teen còn kiên trì đến lớp mỗi ngày, có những teen lâu lâu đến lò như “điểm danh” và tiện bề mượn tập bạn về chép lại học thuộc lòng. Bất chấp thầy cô giảng gì trên lớp, bất chấp có những vấn đề khó hiểu như thế nào, một số teen chỉ cảm thấy an lòng khi ôm trong người thật nhiều tài liệu và tự tin khoe rằng mình đang học thầy này, cô nọ. Chưa nói đến những teen cũng chỉ đến lớp để điểm danh, giao lưu với bạn này bạn nọ, để nghe ngóng xem có biết chỗ nào “luyện hay” rồi theo bạn đi học tứ tán lung tung.
Mặt khác, khi teen nghe ngóng được rằng “thầy cô này, thầy cô kia dạy hay trúng tủ”, thế là teen cứ ôm khư khư một chỗ, học đúng tủ những gì thấy cô đó ôn mà bỏ hẳn những phần khác, những chỗ khác teen cũng chỉ đi học để nghe thêm. Ngay cả với thầy cô trên lớp, teen cũng không quan tâm đến cả những vấn đề thầy cô lưu ý.
Học nhiều nhưng tốc độ không tăng.
Không phải cứ học nhiều nơi, nghe nhiều thầy là teen có thể “tinh thông mọi thứ”. Học thêm nhiều nơi không phải không có ích, nhưng nó chỉ có tác dụng nếu teen thật sự tập trung và chỉnh chu trong những giờ học đó. Nhiều teen chạy show quá nhiều, đến tối về không còn sức để học và làm bài tập trên lớp. Thế nên không chỉ không tiếp thu được kiến thức mới, mà còn bị “hụt hẫng” cả những kiến thức cơ bản được học trong trường.
Bên cạnh đó, teen vào lớp chính với tâm trạng và tinh thần khá thảnh thơi vì cho rằng “Ui dào, biết rồi, vừa mới nghe xong ở lớp luyện thi”. Thế là teen ngồi nói chuyện, ăn vụng, thậm chí chọc phá các bạn xung quanh. Như thế, đến lúc gặp những vấn đề mà teen chưa nghe, teen lại vô tình bỏ qua. Kết quả học thêm ở hai hay ba chỗ cũng chẳng khác gì không học.
Qúa mải mê học những điều cao siêu xa xôi, teen quên rằng mình cần phải nắm cái căn bản trước. Ngay cả cái căn bản mà không năm được, thì liệu teen có thể học thuộc lòng được tất cả những kiến thức “cao siêu”. Đó là chưa nói đến kết quả học tập của teen, do đi học thêm nhiều quá, dẫn đến teen quá mệt và lơ là ngay cả bài vở trên lớp, thì liệu kết quả học sẽ như thế nào?
Cần biết điều chỉnh lịch học một cách hợp lí, đừng vì nghe bạn này bạn khác học nhiều chỗ mà teen cũng “cuống” lên bỏ chỗ này đi học chỗ kia. Như vậy vừa không hiệu quả, mà lại còn làm tốn thêm tiền của gia đình. Mỗi người có một cách thức học tập riêng, không ai giống ai cả, bản thân teen cũng vậy. Hãy tìm ra cách học tập hiệu quả và có một lịch học tập ôn luyện hợp lí trước khi thi, teen nhé.
Học tăng tốc nhanh?
Mùa thi đến, các teen bắt đầu chạy “show” từ điểm học thêm này đến điểm học thêm khác. Có teen học một môn ở tận 2-3 nơi, với hi vọng cứu vãn tình hình học tập đang ngày một đi xuống.
Thiên Phúc, 18 tuổi chia sẻ: “Còn mấy tháng nữa là thi rồi, mình lo quá. Thời gian vừa rồi mải chơi nên mình bị mất căn bản khá nhiều. Giờ mình phải cố mà học thêm để bù vào. Học một chỗ thấy không an tâm, nên mình quyết định học mỗi môn 2 chỗ”.
Với suy nghĩ đi học thêm nhiều sẽ giúp học tốt. Nghe những kiến thức nhắc đi nhắc lại sẽ hiệu quả hơn, nhiều teen quyết định một môn học 2-3 chỗ. Thậm chí khi lịch học đã xếp kín mít, có những teen vẫn cố chen lấn cả vào giờ ăn giờ nghỉ. Teen chấp nhận sắp xếp giờ học sát nhau dù biết không thể đến kịp, miễn “có lớp học”.
Nhiều teen vào lớp học thêm với khuôn mặt mệt phờ, miệng thì thở hổn hển. Cũng có những teen do chạy show quá nhiều, lúc đến nơi thì người quá mệt, đầu óc lờ mờ, chỉ chờ …được ngủ.
Thanh Mai (Học sinh lớp 12 trường NTH) chia sẻ: “Mình có người bạn thân từ bé, tên Quốc Minh. Q.Minh học Toán khá yếu. Thế là để “tăng tốc cho nhanh”, Q.Minh quyết định nghỉ hẳn học thêm mấy môn “vững vững” để có nhiều thời gian đầu tư cho môn Toán. Minh đi học nhiều chỗ, hết thầy này đến cô khác. Mình thấy sau một tháng, Minh có vẻ tiến bộ một chút trong môn Toán, nhưng các môn khác thì…chạy lùi.”
Chỉ quá tập trung vào một môn học, nhiều teen sẵn sàng hi sinh những môn khá-một-chút. Đôi khi teen quên hẳn và ỉ i quá vào những môn học khá. Hệ lụy kéo theo, teen rơi vào tình trạng môn nào cũng dở dở ương ương. Lúc bấy giờ, cũng khó để bắt đầu lại, ngay cả với những môn ban đầu tưởng rằng khá.
Cùng quan điểm, nhiều teen còn cho rằng khi học không vô, thì cứ đến lò luyện nghe tụng cũng có lúc “vô được”. Nhưng không hề như teen tưởng, khi ta không tập trung hay chú ý vào một vấn đề nào đó, thì dù có được nghe đi nghe lại nhiều lần ta cũng không thể hiểu và rồi…tai này lại lọt tai kia. Hãy học một cách thoải mái, cố nhồi nhét sẽ không có kết quả đâu bạn ạ!
Luyện nhiều biết đâu “trúng đề”!!!
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, có một số teen đăng kí học rất nhiều nơi, với hi vọng “trúng thầy, trúng đề”. Những teen này đa phần chọn những thầy cô kì cựu hay có tiếng. Teen sẵn sàng chen vào các lớp học đông đến vài chục hay cả trăm người. Nhiều khi vào học, do tình trạng lớp quá tải, không có chỗ ngồi, các teen vẫn kiên trì “chen lấn nhau” để chép cho bằng được.
Đức Cường (Học sinh lớp 12, trường Bùi Thị Xuân) cho biết: “Mình không tự tin lắm trong kì thi sắp tới nên mình đăng kí học nhiều “thầy siêu” hi vọng may mắn “lụm được bí kíp". Thường thầy nào dạy càng hay thì lớp càng đông. Thế nên chuyện phải chịu khó chép trước rồi hiểu sau là chuyện bình thường.”
Cùng suy nghĩ như Đ.Cường, các teen đến lớp không hoàn toàn với tinh thần để được giảng dạy và tiếp thu. Teen đến chỉ cố tìm được một chỗ tốt mà chép lấy chép để. Phần trước chưa hiểu cũng kệ, cứ chép tiếp theo rồi tính sau.
Đó là chỉ nói đến nhưng teen còn kiên trì đến lớp mỗi ngày, có những teen lâu lâu đến lò như “điểm danh” và tiện bề mượn tập bạn về chép lại học thuộc lòng. Bất chấp thầy cô giảng gì trên lớp, bất chấp có những vấn đề khó hiểu như thế nào, một số teen chỉ cảm thấy an lòng khi ôm trong người thật nhiều tài liệu và tự tin khoe rằng mình đang học thầy này, cô nọ. Chưa nói đến những teen cũng chỉ đến lớp để điểm danh, giao lưu với bạn này bạn nọ, để nghe ngóng xem có biết chỗ nào “luyện hay” rồi theo bạn đi học tứ tán lung tung.
Mặt khác, khi teen nghe ngóng được rằng “thầy cô này, thầy cô kia dạy hay trúng tủ”, thế là teen cứ ôm khư khư một chỗ, học đúng tủ những gì thấy cô đó ôn mà bỏ hẳn những phần khác, những chỗ khác teen cũng chỉ đi học để nghe thêm. Ngay cả với thầy cô trên lớp, teen cũng không quan tâm đến cả những vấn đề thầy cô lưu ý.
Học nhiều nhưng tốc độ không tăng.
Không phải cứ học nhiều nơi, nghe nhiều thầy là teen có thể “tinh thông mọi thứ”. Học thêm nhiều nơi không phải không có ích, nhưng nó chỉ có tác dụng nếu teen thật sự tập trung và chỉnh chu trong những giờ học đó. Nhiều teen chạy show quá nhiều, đến tối về không còn sức để học và làm bài tập trên lớp. Thế nên không chỉ không tiếp thu được kiến thức mới, mà còn bị “hụt hẫng” cả những kiến thức cơ bản được học trong trường.
Bên cạnh đó, teen vào lớp chính với tâm trạng và tinh thần khá thảnh thơi vì cho rằng “Ui dào, biết rồi, vừa mới nghe xong ở lớp luyện thi”. Thế là teen ngồi nói chuyện, ăn vụng, thậm chí chọc phá các bạn xung quanh. Như thế, đến lúc gặp những vấn đề mà teen chưa nghe, teen lại vô tình bỏ qua. Kết quả học thêm ở hai hay ba chỗ cũng chẳng khác gì không học.
Qúa mải mê học những điều cao siêu xa xôi, teen quên rằng mình cần phải nắm cái căn bản trước. Ngay cả cái căn bản mà không năm được, thì liệu teen có thể học thuộc lòng được tất cả những kiến thức “cao siêu”. Đó là chưa nói đến kết quả học tập của teen, do đi học thêm nhiều quá, dẫn đến teen quá mệt và lơ là ngay cả bài vở trên lớp, thì liệu kết quả học sẽ như thế nào?
Cần biết điều chỉnh lịch học một cách hợp lí, đừng vì nghe bạn này bạn khác học nhiều chỗ mà teen cũng “cuống” lên bỏ chỗ này đi học chỗ kia. Như vậy vừa không hiệu quả, mà lại còn làm tốn thêm tiền của gia đình. Mỗi người có một cách thức học tập riêng, không ai giống ai cả, bản thân teen cũng vậy. Hãy tìm ra cách học tập hiệu quả và có một lịch học tập ôn luyện hợp lí trước khi thi, teen nhé.