Mùa lạc - Nguyễn Khải

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
Văn xuôi 1954 - 1975

[PDF]https://upload.butnghien.vn/files/3irat5ypct76ayhhhgn6.pdf[/PDF]



1/ Bằng cảm hứng thế sự – đạo đức, Nguyễn Khải đã kể lại con đường đi của nữ nhân vật

chính. Từ một số phận đầy éo le đau khổ, Đào đã tìm thấy hạnh phúc mới trên nông

trường Điện Biên nhờ vào chính khát vọng và niềm tin yêu cuộc sống của chị. Nhưng

quan trọng hơn là chị đã sống trong môi trường tập thể có những con người biết chia sẻ

ngọt bùi; biết quan tâm và tạo điều kiện cho chị tìm được chỗ đứng chân chính để thay

đổi cuộc đời mình.

2/ Trong thời kỳ 1955-1964, nhiều tác phẩm đã bám rất sát các phong trào để phản ánh

kịp thời các chủ trương chính sách phụ vụ cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.

Khác với những tác phẩm đó, “Mùa lạc” lại khai thác vấn đề lối sống, đạo đức, mối quan

hệ của con người và con người trong cuộc sống mới. Nguyễn Khải có đề cập tới hiện

thực và những chủ trương chính sách của một thời kỳ nhưng trung tâm sự chú ý của ông

vẫn là vấn đề số phận con người.

B. LÀM VĂN

Đề 1: Phân tích nhân vật Đào trong “Mùa lạc” của Nguyễn Khải.

Nhân vật Đào là nhân vật có cá tính có số phận được xây dựng khá thành công trong

“Mùa lạc”. Tác giả đã giới thiệu ngoại hình, đã cho ta thấy lai lịch và số phận cũng như

cho thấy sự chuyển biến trong tâm lí và trong tính cách của Đào từ khi lên nông trường

Điện Biên…

Ở đầu truyện, bằng những nét vẽ khá tỉ mỉ, Đào đã xuất hiện bên máy tuốt lạc với Huân.

Hai người này thật tương phản “một đôi bạn trái ngược nhau cả về hình thức lẫn tính

nét”. Ở cạnh một thanh niên khỏe, trẻ và đẹp trai, Đào đã nổi bật sự “thua thiệt” về hình

thức của mình.

Về ngoại hình Đào là “người đàn bà ít duyên dáng” cái “thân người sồ sề”, “cặp chân

ngắn”, “người thấp lùn”, “hai bàn tay có những ngón rất to, khuôn mặt thô và “thiếu hòa

hợp”, “cái đầu nhọn”, “hai gò má đầy tàn nhang vẫn nhọn hoắt bướng bỉnh” và cả cái

cách “hai tay chống vào cạnh sườn nhìn mọi người lơ láo”.

Đây là người phụ nữ đã “quá lứa lỡ thì”, bên cạnh những nét thô, thiếu duyên dáng thì

Đào là người không có nhan sắc.

Nhưng ở Đào còn có những nét ngoại hình khác gây sự chú ý và nó phản ánh một đời

sống bên trong, phản ánh tính cách sắc sảo mạnh mẽ của chị. Nguyễn Khải đặc biệt miêu

tả đôi mắt của Đào.

“Hai con mắt hẹp và dài đưa đi đưa lại rất nhanh”

“Đôi mắt dài lóng lánh của Đào liếc qua Huân”

“Chị quay sang nhìn mái tóc xanh mỡ,… cười mỉm”

Quả là thông qua đôi mắt ta thấy Đào có cá tính không đơn giản, cuộc sống đã làm cho

chị luôn ứng phó linh hoạt với các tình huống. Đôi mắt đó, vừa thông minh vừa ánh lên

khao khát hạnh phúc. Và đôi mắt ấy cũng làm bật lên tính ghen tị, đanh đá khi “nhìn

người ta hạnh phúc”: “Đôi mắt hẹp của Đào loang loáng nhìn sang Duệ, cặp môi như

muốn mím chặt lại, gò má càng dồ lên đánh đá…”.

Quả là cái “lóng lánh” sáng láng thông minh, đùa nghịch và thèm khát hạnh phúc khi liếc

nhìn Huân nó khác xa với đôi mắt “loang loáng” như “dao muốn bổ dọc cô Duệ vốn là

người yêu của Huân…”. Chi tiết rất nhỏ nhưng cũng cho thấy Nguyễn Khải đã nhìn nhận

mổ xẻ con người tinh vi đến mức nào. Yếu tố giới tính và cảnh ngộ của Đào đã (tạo nên

tính cách cho cô ta là): “sống táo bạo và liều lĩnh, ghen tị với mọi người và hờn giận cho

thân mình”.

Ta cũng chú ý là khi miêu tả những nét xấu của Đào, Nguyễn Khải không có xu hướng

phóng đại nó như Nam Cao miêu tả Thị Nở mà ông miêu tả có tính khách quan hơn và

đặc biệt kết hợp giữa những yếu tố “thô ráp” và những yếu tố độc đáo “có duyên” của

nhân vật này.

Thí dụ miêu tả đôi mắt hẹp dài thì đàng sau nó là “lóng lánh” là “loang loáng” là “liếc”

một cách rất sinh động gây chú ý.

Khi miêu tả “hàm răng khểnh” thì tác giả nhận xét “luôn luôn đùa cợt”. Khuôn mặt “càng

to nên thô, càng đỏng đảnh”.

Rõ ràng Đào không phải là con người nhàn nhạt, quá đơn điệu và càng không phải là một

nhân vật biếm họa. Có cái gì đó ẩn chứa bên trong khiến cô ta trở nên là lạ, khiến trở nên

thu hút được sự chú ý của người khác và có nét “hấp dẫn” riêng. Cái tài của Nguyễn Khải

là miêu tả khá kỹ chân dung nhưng không nhằm mục đích đồ họa mà cho thấy nhân vật

hiện lên rõ nét trước mắt ta với cái vẻ sinh động như bản thân cuộc sống. Miêu tả chân

dung mà đã cho ta thấy đời sống có cá tính bên trong của nhân vật.

Ngay trong buổi lao động với Huân đôi nét tính cách của Đào đã được bộc lộ: dù rất mệt,

đứng chung máy với một người khỏe trẻ và dẻo dai, nhưng Đào không chịu thua kém

thanh niên!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top