Mùa lá rụng trong vườn

kucce

New member
Xu
96
Chiều 30 Tết năm Bính Tuất, chị Hoài đi bộ khá xa mới đến được cổng nhà cụ Bằng. Chị là vợ anh Tường liệt sĩ, con trưởng của cụ Bằng, nay chị đã phải đi bước nữa. Các em trai, em dâu anh Tường (Đông, Lý, Luận, Phượng) mừng rỡ, vồn vã, tíu tít đón người chị dâu cũ về thăm gia đình.

Chị Hoài nay đã trạc năm mươi, người thon gọn, mặc áo bông chần hạt lựu, cặp mắt đằm thắm, cái miệng cười tươi, Chị Hoài đà có một gia đình riêng, chồng chị làm ở Uỷ ban xã, chị làm chủ nhiệm hợp tác xã đan dệt thảm ngô, vợ chồng chị có bốn đứa con, đứa đầu đi bộ đội, ba đứa em còn đi học.

Tay nải chị Hoài mang đến có bao thứ quà quê, nào là gạo nếp tăng sản, nào là giò thủ, nào là bột sắn dây,... và một gói hạt giống mướp hương...

Chị em nói chuyện, hỏi thăm, mừng vui vì đã lâu ngày mới gặp gỡ. Ông Bằng từ trên gác xuống cẩu thang, mắt chớp chớp liên hồi, môi ông lật bật, ông sắp khóc oà. Chị Hoài chạy đến, cất tiếng chào: "Ông!" sau tiếng nấc. Ông Bằng giọng bỗng khê đặc, khàn rè: "Hoài đây ư, con?". Nhìn cảnh ấy, Phượng nghẹn ngào, mắt ngấn lệ. Ông Bằng nén xúc động, rút khăn tay, chấm kẽ mắt: "Anh ấy và các cháu vẫn khỏe cả chứ, con?".

Khi câu chuyện cảm động giữa ông Bằng và người con dâu cũ đang diễn ra, thì mâm cỗ cúng gia tiên đã bày biện xong. Lý rất ý tứ mời ông Bằng khấn cho lễ cúng gia tiên bắt đầu. Bàn thờ mờ ảo khói hương. Ngọn đèn dầu lim dim. Hai cái bánh chưng bọc lá tươi xanh, buộc lạt điều xếp cạnh mâm ngũ quả, những chén rượu xinh xinh. Ảnh song thân ở chính giữa, bên trái là ảnh bà Bằng mặt hoa da phấn, bên phải là ảnh anh cả Tường, áo trấn thủ, mũ ca lô, nét đã phôi pha.

Ông Bằng tóc bạc lầm rầm khấn. Chị Hoài đăm đắm ngước lên bàn thờ, rồi chị thế chân ông cụ, hai tay nâng lên trước ngực...

Mâm cỗ ngày Tết thật là sang. Mọi người vào mâm, hân hoan khác thường.
 
Phân tích tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của nhà văn Ma Văn Kháng.

Bài làm

Ma Văn Kháng đã từng nói: "Không ai chọn thời đại, hòan cảnh để sinh ra và sống với nó cả". Ông từng được mệnh danh là người khuấy động văn đàn hiện đại Việt Nam, đại biểu tinh anh của văn học Việt với nhiều tác phẩm đặc sắc vẫn đang miệt mài cống hiến cho sự nghiệp văn chương cho nước nhà dù tuổi đã cao. "Mùa lá rụng trong vườn" là một cuốn tiểu thuyết đặc sắc của ông, xuất bản năm 1985. Truyện lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những năm 80 của thế kỉ XX, khi đất nước bắt đầu có những bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh, gây ra nhiều thay đổi tốt có, xấu có. Truyện đã phản ánh chân thực những biến động trong xã hội thời bấy giờ và những ảnh hưởng to lớn của nó tới gia đình – tế bào của xã hội.

Đọan trích là chương II của tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn kể về chiều 30 Tết năm Bính Tuất, chị Hòai – vợ anh Tường liệt sĩ con trưởng của cụ Bằng nay đi bước nữa. Tuy chị đã có gia đình riêng nhưng chị vẫn không quên về quê. Đón nhận tình yêu thương của gia đình ông Bằng, sự hỏi han của người em trai, em dâu gia đình chồng cũ không khỏi khiến chị nghẹn ngào. Khi câu chuyện cảm động giữa ông Bằng và chị diễn ra thì mâm cỗ cúng gia tiên cũng bày xong. Mâm cỗ ngày Tết thật là sang.. Qua câu chuyện trên, Ma Văn Kháng bày tỏ lòng trân trọng trước sự ăn ở đầy tình nghĩa thủy chung và những truyền thống tốt đẹp của người dân Hà thành.

Trước tiên, chị Hòai – đứa con tinh thần mà ông yêu quý đã được nhà văn chắp bút tô điểm. Chị là người vợ của một liệt sĩ. Mặc dù chị tái giá nhưng chị vẫn giữ tình nghĩa với nhà chồng cũ. Chị về thăm lại gia đình đúng vào 30 Tết. Ma Văn Kháng đã miêu tả chị rất tỉ mỉ, chi tiết. Hòai là một người phụ nữ nông thôn, trạc 50 tuổi. Người chị thon gọn trong chiếc áo bông trần hạt lựu. Chị có một khuôn mặt rộng với cặp mắt đằm thắm và cái miệng tươi. Chỉ với việc khắc họa đôi nét về nhân vật, ta có thể thấy chị hòai hiện lên một cách giản dị với vẻ đẹp tươi tắn, sáng sủa. Từng là dâu trưởng trong gia đình ông bằng, bây giờ chị đã có một gia đình riêng với những quan hệ, bộn bề lo toan riêng nhưng chị vẫn luôn dành một chút góc nhỏ trong trái tim cho gia đình ông Bằng. Trong tiềm thức mỗi người trong gia đình đầm ấm ấy luôn "vẫn sống động một chị Hòai đẹp người đẹp nết". Về thăm gia đình ông Bằng, chị mang quà quê với gạo nếp và giỏ thủ do chồng hiện tại chị làm. Lúc gặp ông Bằng mà mình kính trọng, yêu thương, chị "gần như không chủ động lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản.. kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa". Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trong tiếng nấc "Ông!". Chị hòa chắp tay trước bàn thờ tổ tiên ngay sau khi ông Bằng lui gót, chị tíu tít hỏi han mọi người trong gia đình.

Với những hành động trên, ta thấy chị rất quan tâm, chăm sóc mọi người. Chị ấy sống nặng tình nghĩa thủy chung son sắt. Chị coi gia đình chồng cũ như những người thân thích. Đó cũng chính là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Ma Văn Kháng cũng lia ngòi bút của mình một cách điệu nghệ để khắc họa nhân vật ông Bằng với ngọai hình cao gầy hơn mọi ngày nhưng trang trọng và chỉnh tề hơn, gương mặt ánh lên cảm xúc của con người trước ngưỡng của năm mới. Khi nghe tin hòai lên, "ông sững khi nhìn thấy Hòai, mặt thóang một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật không thành tiếng có cảm giác ông sắp khóc òa", giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: "Hòai đấy ư, con?". Nỗi vui mừng khôn tả của ông khi gặp lại đứa con dâu trưởng mà ông rất mực yêu thương đã được miêu tả một cách chân thực.

Khi mâm cỗ thịnh sọan được đưa lên, mọi người quây quần bên nhau, ông Bằng đứng trước bàn thờ tổ tiên như quên hết mọi thứ xung quanh, trôi ngược về quá khứ để tri ân cha mẹ, tổ tiên, ông tâm tình với vợ và con trai cả đã hi sinh của mình: "Trong giây lát, nhập vào dòng xúc động tri ân cùng tiên tổ và những người đã khuất, ông bẰng lâng lâng trong những hoài niệm hư ảo, thóat trần. Nhưng ông chỉ ở trong dòng tình cảm trôi lững lờ đó trong giây phút. Quá khứ không cắt rời với hiện tại. Tổ tiên không tách rời với con cháu. Tất cả liên kết thành một mạch bền chặt thủy chung. Bởi vậy, ông lại trở về với những ngày đang sống, với những người đang sống, mắt ông bỗng cay xè". Có thể thấy, ông bằng là gạch nối giữa quá khứ với hiện tại của gia đình trong giây phút thiêng liêng ấy. Ông là kiểu nhân vật trong đạo đức gia đình.

Qua đọan trích "Mùa lá rụng trong vườn", Ma Văn Kháng đã khéo léo xây dựng kết cấu truyện hợp lý để giúp người đọc cảm nhận được nét đẹp tuyền thống gia đình của người Việt Nam để không đánh mất mình trước tác động của nền kinh tế thị trường, giúp mỗi người càng yêu thêm những nét đẹp trong tâm hồn người Hà thành. Truyện như một thước phim ngắn về một gia đình có truyền thống trọng đạo ân tình, tình nghĩa thủy chung son sắt.
 
Cảm nhận về tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng.

Bài làm

Điều đúng nhất khi đọc sách văn học là nên tìm hiểu thật kĩ về tác giả và tác phẩm cùng hoàn cảnh ra đời, diễn tiến xã hội xung quanh nó. Tất cả những yếu tố đó giúp người đọc phần nào đến được với nhãn quan tác giả dùng để sáng tạo nên tác phẩm. Nhưng trong nghệ thuật nói chung và trong văn học nói riêng, còn một điều, có vẻ đúng hơn, chính là không có một nguyên tắc nào làm định tính hay định lượng cho chúng. Vì sao vậy? Vì tác phẩm, dù là hư cấu hay tả thực, đồ sộ hay giản tiện, thì một khi nó được tác giả viết nên bằng lòng chân thành chiêm nghiệm, bằng sự tôn kính đối với giá trị thể hiện, thì nó vẫn là tác phẩm đáng đọc, để từ đó, độc giả, bằng một thái độ thưởng thức nghiêm túc, sẽ thấy được một phần cuộc sống, một tâm hồn hay hoàn cảnh của mình trong đó.

Hơn thế nữa, độc giả sẽ được thấy cả những chiều kích tâm hồn, cuộc sống mà mình chưa từng thấy, chưa từng trải qua. Mục đích cuối cùng của tác giả, khi viết, và độc giả, khi thưởng thức, là "cái có ích". Cái có ích đó có thể là bất cứ điều gì, bởi chăng, người ta vẫn nói không gì là không có ích, chủ yếu là gần hay xa, trước mắt hay lâu dài mà thôi.

Khi đọc Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, tôi chỉ biết tác giảlà nhà văn nổi tiếng của Văn học Việt Nam, không rõ giai đoạn, không biết về xu hướng, về phong cách, cũng chỉ vì vốn không là nhà nghiên cứu. Về tác phẩm, tôi khi còn bé đã được xem bộ phim truyền hình dài khoảng hơn mười tập. Ấn tượng duy nhất còn lại trong trí nhớ là một bộ phim hay về tình cảm gia đình,(chưa đủ khả năng đánh giá về diễn xuất của diễn viên). Phim hay vì màu vàng của bộ phim cứ ám ảnh tâm tư mỗi lần nghĩ đến, đó là màu lá, đó còn là màu một mái nhà xưa cũ đã không còn hợp với một xã hội đang nhộn nhạo bước vào thời kì thay da đổi thịt.

Mùa lá rụng trong vườn của phim đưa tôi đến với tác phẩm viết một cách tình cờ, nhưng những trang đầu tiên đã đủlàm tôi ngỡ ngàng khi nhớ về cái thời mình còn ngây ngô, còn tươi vui trong cái vô lo của kẻ không biết gì ngoài chuyện học hành. Nhưng cũng từ cái khoảnh khắc đáng quí đó của sự hồi tưởng, tôi đã được về với chính "căn nhà nơi góc phố" của cái thời sau giải phóng. Nếu như xem văn minh, tiện nghi hay cái hào nhoáng của cuộc sống hiện đại là đủ, không bao giờ người ta cứ đưa những hàng quán rêu phong xưa cũ làm đối tượng để sáng tạo hay đơn giản là nơi tìm về. Thế thì, căn nhà đó đã là thứ hấp lực làm tôi trở nên sướng vui như tìm lại được điều gì đó quen xưa lắm.

"...Ở đây có thể nghe thấy dép lê của khách bộ hành, tiếng trục xe ba gác lăn khục khịch, cót két bên vệ đường. Ở đây, mùa hè inh ỏi tiếng ve và lao xao vòm lá rậm gọi gió đùa. Mùa động cảm nhận được tiếng sương rơi và hơi gió lướt của tàu lá liệng rơi trên mặt đất...Ở đây, lúc này tất cả dường như đã ổn thỏa, ngay ngắn, trật tự, không còn phải lo toan, sắp xếp hoặc bàn bạc, cũng chẳng phải tính toán nghĩ suy, hoặc đề phòng một tai biến nào đó có thể bất thình lình xảy ra...".

Chủ đề chính của tác phẩm là mối quan hệ gia đình truyền thống trước những biến động của xã hội thời chuyển đổi, cho đến cùng của câu chuyện, dường như lời giải xác đáng vẫn chưa được đưa ra và những trở trăn vẫn còn đó. Thế nhưng, thông điệp được đưa ra, có lẽ là thông điệp đúng nhất và toàn diện nhất trong mọi hoàn cảnh, chính là lòng bao dung và tình yêu thương sẽ cứu rỗi tất cả mọi thứ lỗi lầm, mọi toan tính nhỏnhen, mọi ích kỷ cá nhân, mọi dày vò về vật chất và tinh thần. Có lẽ không cần và không nên nói nhiều về thông điệp dường như quá cũ kỹ và có vẻ như được đề cập đến quá nhiều. Riêng đối với bản thân, đểđưa ra một thông điệp có sức lay động và lan tỏa đó, không thểnào không xúc động trước hình ảnh căn nhà trong khu vườn lá rụng và sự cao vời về nhân cách của hai nhân vật, Phượng và Luận. Dẫu biết rằng bỏ qua một chi tiết, dù nhỏ, không nói đến một nhân vật, dù phụ, là điều tối kỵ khi nhìn nhận tác phẩm, nhưng lại là điều không thểmột khi đó là truyện dài. Hơn nữa, khi không có được sựtìm hiểu vềngọn nguồn của tác giảvà tác phẩm thì bản thân chỉ còn biết lấy cảm nhận chung nhất, và chủ quan nhất của mình để thêm một lần tìm được sự đồng cảm giữa những gì tác giả viết nên và những gì mình có thấy được.

st
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top