MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN

Giao An Tieu Hoc

Chia sẻ tài liệu
Truyện là khái niệm chỉ các tác phẩm tự sự nói chung. Nhân vật là con người hay loài vật, đồ vật đã được nhân hóa. Nhân vật trong truyện thường có những đặc điểm riêng biệt như hiền từ, hung dữ, thật thà, gian dối, ranh mãnh, khù khờ,… Khi đọc truyện, người đọc có thể nhận biết các đặc điểm này qua lời kể của người kể chuyện, hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật.

Cốt truyện là chuỗi các sự việc chính được sắp xếp theo một trình tự nhất định và có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong cốt truyện, các sự việc được sắp xếp theo trật tự thời gian và thường gắn với cuộc đời các nhân vật trong tác phẩm.


1. Tự tìm hiểu và nêu được những nét khái quát về tác giả và tác phẩm:

1.1. Tác giả:
- Xác định được vị trí của tác giả trong một thể loại, một giai đoạn văn học, một trào lưu sáng tác hoặc trong toàn bộ tiến trình của nền văn học.
- Nêu được phong cách nghệ thuật của tác giả. Đối với những tác giả chưa hoặc không định hình về phong cách nghệ thuật, có thể nêu những đề tài quen thuộc trong các sáng tác của họ.
- Nêu được những tác phẩm tiêu biểu của tác giả: tên các truyện ngắn hoặc các tuyển tập truyện ngắn tiêu biểu.

1.2. Tác phẩm:
Nêu được xuất xứ hoặc hoàn cảnh sáng tác của truyện.

2. Tóm tắt được cốt truyện: tóm tắt các sự kiện chính của câu chuyện theo trình tự thời gian.

3. Xác định được đề tài của truyện:

Đề tài là một đối tượng hay một mảng hiện thực được nhà văn lựa chọn để đưa vào trong tác phẩm của mình.
Ví dụ: Đề tài của truyện ngắn “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố) là người nông dân trước Cách mạng tháng Tám; đề tài của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê) là người thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ; đề tài trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) là những con người lao động thầm lặng,…

4. Xác định chủ đề của truyện:

- Chủ đề là một khía cạnh, một phượng diện quan trọng của đề tài mà nhà văn tập trung thể hiện trong tác phẩm.
- Chủ đề của tác phẩm cũng thường gắn liền với tư tưởng của tác giả.
Ví dụ: Truyện ngắn “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố
- Chủ đề: Truyện phản ánh tình trạng bần cùng của một bộ phận nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
- Qua đó, tác giả thể hiện sự đồng cảm, yêu thương đối với những người nông dân bị áp bức; ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ; đồng thời lên án những thế lực hắc ám hoành hành ở nông thông Việt Nam thời kì Pháp thuộc.

5. Xác định bố cục của truyện:

Xác định bố cục của truyện là tìm hiểu xem truyện có thể chia thành mấy phần, nội dung chính của từng phần là gì.

6. Nghệ thuật tự sự:

6.1. Xác định ngôi kể:

- Xác định ngôi kể có nghĩa là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Ai là người đang kể lại câu chuyện?

- Có hai loại ngôi kể thường được sử dụng trong truyện ngắn, đó là ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) hoặc ngôi thứ ba (ẩn danh).

Ví dụ:
- Ví dụ 1: Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất (xưng “tôi”): "Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi cánh tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sức lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ". (“Dế Mèn phiêu lưu kí” – Tô Hoài). Ở đây ta thấy người kể chuyện chính là nhân vật xưng “tôi”, thuộc ngôi thứ nhất.

Ví dụ 2: Người kể chuyện ở ngôi thứ ba (người kể chuyện ẩn danh): "Vua và đình thần chịu thằng bé thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ giả nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cây kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo: “Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua rèn thành một con dao để xẻ thịt chim”. Vua nghe vị sứ giả về nói lại, từ đó mới phục hẳn". (“Em bé thông minh” – Truyện cổ tích Việt Nam).

Ở đây, ta thấy có một người nào đó, không xưng tên, đang đứng quan sát và kể lại câu chuyện. Cái “người nào đó” ấy thuộc về ngôi thứ ba.

6.2. Xác định điểm nhìn trần thuật:
- Điểm nhìn trần thuật được hiểu là vị trí mà một người nào đó quan sát, kể lại câu chuyện.

- Có nhiều cách phân loại điểm nhìn trần thuật. Ở đây, chúng ta chỉ nói đến hai loại điểm nhìn trần thuật cơ bản, là điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài.
+ Khi có một người đứng ở ngoài quan sát câu chuyện và kể lại cho chúng ta nghe, ta có điểm nhìn bên ngoài;
+ Khi người đứng ngoài đó lại hóa thân vào người trong cuộc, tức hóa thân vào nhân vật trong truyện để nói lên tình cảm, suy nghĩ của nhân vật, khi đó ta có điểm nhìn bên trong.

Ví dụ:
"Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!". ("Chí Phèo" - Nam Cao)
Ở đoạn văn trên, ta thấy những câu như: "Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi" là lời của một người đứng từ bên ngoài quan sát và kể lại câu chuyện, đó chính là sử dụng điểm nhìn bên ngoài.

Tuy nhiên, đến những câu như: "Tức thật! Ờ ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!" thì ta thấy người kể chuyện đã hóa thân vào nhân vật để thể hiện suy nghĩ, thái độ của người trong cuộc. Đây chính là sử dụng điểm nhìn bên trong.

- Việc sử dụng kết hợp các điểm nhìn trần thuật làm cho câu chuyện vừa được kể lại một cách khách quan, giúp người đọc nắm được mạch diễn biến của câu chuyện; vừa làm cho người đọc nhận biết, thấu hiểu được những tâm tư, tình cảm sâu kín của các nhân vật trong truyện.

6.3. Phân tích tình huống truyện:

- Tình huống truyện là sự kiện quan trọng, có tính chất bước ngoặt, làm thay đổi hướng của câu chuyện, qua đó thể hiện tư tưởng, quan niệm nào đó về nhân sinh của tác giả.

- Có ba loại tình huống truyện:
+ Tình huống hành động
+ Tình huống tâm lí
+ Tình huống nhận thức

7. Phân tích nhân vật trong truyện:

- Một truyện ngắn bao giờ cũng có sự xuất hiện của các nhân vật, tức là người tham gia vào các sự kiện trong câu chuyện.

- Nhân vật có thể là con người, nhưng cũng có thể là con vật, đồ vật, cây cối được nhân hóa, mang những đặc điểm như con người.

- Nhân vật trong truyện được phân ra thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản; nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động.

- Một truyện ngắn có thể có nhiều nhân vật chính. Khi đó, nhân vật chính quan trọng nhất được gọi là nhân vật trung tâm.

Ví dụ: Trong truyện ngắn “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố thì Chị Dậu là nhân vật chính, còn các nhân vật như người chồng, những đứa con, vợ chồng Nghị Quế,… là nhân vật phụ. Trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài thì Mị và A Phủ đều là nhân vật chính, trong đó Mị là nhân vật trung tâm.

- Khi phân tích nhân vật, cần:
+ Chỉ ra và đánh giá được các phương diện như dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ, hành động, ngôn ngữ,… để từ đó làm nổi bật tâm trạng, tính cách của nhân vật.
+ Làm rõ được thái độ của tác giả đối với nhân vật; những quan điểm, tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm thông qua hình tượng nhân vật đó.
————-
Nguồn: chuyên Văn
 

Với mỗi tác phẩm truyện, điều gì là quan trọng nhất để có thể nắm được cốt truyện và tổng quan về nội dung của tác phẩm đó?​

Điều quan trọng nhất để nắm được cốt truyện và tổng quan về nội dung của một tác phẩm truyện là đọc kỹ và hiểu rõ các yếu tố cơ bản của truyện. Dưới đây là một số bước cụ thể để đọc hiểu văn bản truyện:

1. Đọc lướt: Đầu tiên, hãy đọc qua toàn bộ văn bản truyện một cách lướt qua để có cái nhìn tổng quan về tác phẩm. Điều này giúp bạn hiểu được đề tài chính của truyện và nhìn thấy sự phát triển của cốt truyện.

2. Tìm hiểu về nhân vật: Nhân vật trong truyện là yếu tố quan trọng để xây dựng cốt truyện. Hãy ghi chú tên, đặc điểm và vai trò của từng nhân vật trong truyện. Điều này giúp bạn nhận biết và theo dõi sự thay đổi và tương tác giữa các nhân vật trong quá trình đọc.

3. Chú ý đến sự phát triển của cốt truyện: Khi đọc, chú ý đến sự diễn biến của cốt truyện và các sự kiện quan trọng trong truyện. Hãy theo dõi sự mở đầu, khởi đầu, cao trào và kết thúc của câu chuyện. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc và lưu thông của truyện.

4. Hiểu diễn đạt và ngôn ngữ: Đối với việc đọc hiểu văn bản truyện, bạn cần hiểu rõ các từ ngữ, diễn đạt và ngôn ngữ được sử dụng trong truyện. Điều này giúp bạn tạo ra hình ảnh và cảm nhận chân thực về những sự kiện và tình huống trong cốt truyện.

5. Tìm hiểu về bối cảnh và thời gian: Bối cảnh và thời gian của truyện cũng là những yếu tố quan trọng để hiểu rõ cốt truyện. Hãy đọc và tìm hiểu về thời gian, địa điểm và xã hội mà truyện diễn ra để có cái nhìn đầy đủ về bối cảnh và tác động của nó đến cốt truyện.

Thông qua các bước trên, bạn sẽ có khả năng nắm bắt cốt truyện và tổng quan về nội dung của một tác phẩm truyện một cách rõ ràng và chi tiết hơn.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top