Phép Thở
Tại sao phải tập thở?
Người ta từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trút hơi thở cuối cùng luôn luôn phải thở. Người bình thường không thể nhịn thở quá 2 phút. Thở còn được gọi là hô hấp (tiếng Hán "hô" là thở ra, "hấp" là hít vào). Bình thường hô hấp được duy trì bởi trung tâm tự động. Nhưng hô hấp cũng luôn biến động bảo đảm nhu cầu năng lượng luôn thay đổi, vì hoạt động sống của con người luôn đáp ứng phù hợp với điều kiện thay đổi của môi trường xung quanh.
Con người trong đời sống hàng ngày thường ít vận động cơ bắp, có quá nhiều lo buồn, nghịch cảnh, độc hại, dẫn đến nhiều rối loạn tâm sinh lý trong đó có rối loạn hô hấp. Cách đây 2500 năm, đạo Yoga đã xác định người ta sinh ra biết ăn, biết đi, biết nói nhưng không biết thở. Vì vậy thở là giai đoạn then chốt trong tất cả các phương pháp tu luyện cổ truyền phương Đông. Thở gắn kết con người và vũ trụ, ảnh hưởng qua lại giữa tâm lý và sinh lý, điều hòa âm dương, khơi dậy tiềm năng, đẩy lùi bệnh tật. Từ trước công nguyên, sách Nội kinh tố vấn đã viết "hô hấp là sống, hô hấp kém là sống kém. Cần phải thở sâu, cần phải rèn luyện thân thể và tinh thần để đạt được chân khí. Dưỡng thần tốt, dự phòng tốt thì ít khi dùng đến thuốc".
Thở như thế nào cho đúng?
- Thở bụng như một hài nhi là lối thở tự nhiên, chưa bị ảnh hưởng của cuộc sống với nhiều yếu tố gò ép làm cho sai lệch dần.
Thở bụng có khả năng hấp thu khí vào nhiều hơn thở ngực nhờ có động tác hạ thấp cơ hoành để mở rộng thêm thể tích lồng ngực về phía dưới, và tống khí thở ra cương quyết hơn bằng động tác dâng cao cơ hoành do thót bụng.
Thở bụng có tác dụng độc đáo là vận động được khí của vùng đan điền, được coi là vùng bể khí (khí hải) do tích tụ nhiều máu của cơ thể (vùng trọng lực) và chứa các cơ quan có hoạt lực cao nhất, với những cảm giác mạnh nhất như cơ quan sinh dục, bài tiết, tiêu hóa và một loạt đám rối thần kinh quan trọng. Hoạt tính, trương lực, cảm giác của những cơ quan này là những dạng khí cực kỳ quan trọng (không phải khí thở). Nếu vận dụng khéo thông qua thở bụng sẽ bảo đảm được điều hòa khí và huyết từ các vùng này lên nuôi dưỡng cho các cơ quan ở các vùng trên, có khả năng quan trọng đối với toàn cơ thể là não và tim.
Ngoài ra phía trên lồng ngực có hai vai gắn với hai cánh tay phải gánh vác nhiều việc khéo léo, chính xác. Nhiều khi để thực hiện những động tác này phải nín thở rất mệt. Biết thở bụng thì không bao giờ phải nín thở cả.
- Hơi thở phải nhỏ, êm và liên tục, nhẹ nhàng, khoan thai và sâu dài, không được gò ép mà tuỳ theo cảm giác nhu cầu, và qua tiến trình luyện tập ngày một chủ động làm nhịp chậm hơn và luôn đều đặn. Tập thở ở tư thế tĩnh không phải là để cung cấp nhiều Ôxy hơn. Trái lại, ngồi yên mà đưa vào nhiều Ôxy quá, khử đi nhiều khí Carbonic quá thì độ axit trong huyết sẽ giảm, độ kiềm tăng quá mức sẽ gây ra chóng mặt. Vì vậy thở sâu nhưng phải rất chậm. Đây là vận dụng hơi thở để ảnh hưởng ngược lại lên thần kinh và các bộ phận khác. Lúc thần kinh bị kích thích, hơi thở cùng các bộ phận khác đều rối loạn. Điều hòa được nhịp thở thì dần dần hoạt động của các cơ quan bộ phận cũng được điều hòa cân bằng trở lại.
- Nhắm mắt, tập trung ý thức vào nhịp thở để thư giãn tinh thần: Ý thức con người thường xuyên bị nhiều tác nhân kích thích gây căng thẳng, cần tạo điều kiện cho nó được thư giãn, không thể bằng nghỉ ngơi thụ động vì "thân nhàn tâm bất nhàn". Thở là biện pháp sinh lý tự nhiên nhất để ta tập trung vào nó, quên đi các kích thích bất lợi.
Thở đúng không chỉ nhằm lấy được nhiều Ôxy, mà điều quan trọng hơn là bảo đảm cho cơ thể sử dụng Ôxy hợp lý nhất. ở tế bào, các chất dinh dưỡng nhờ phản ứng Ôxyhóa khử tạo thành năng lượng nhưng cũng tạo ra các gốc tự do gây hại cho tế bào, gây lão hóa và gây ung thư. Thở lập lại cân bằng âm dương, chống rối loạn tiến trình Ôxyhóa khử, chống lão hóa.
Nguyễn Vui
Phép Thở
Tại sao phải tập thở?
Người ta từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trút hơi thở cuối cùng luôn luôn phải thở. Người bình thường không thể nhịn thở quá 2 phút. Thở còn được gọi là hô hấp (tiếng Hán "hô" là thở ra, "hấp" là hít vào). Bình thường hô hấp được duy trì bởi trung tâm tự động. Nhưng hô hấp cũng luôn biến động bảo đảm nhu cầu năng lượng luôn thay đổi, vì hoạt động sống của con người luôn đáp ứng phù hợp với điều kiện thay đổi của môi trường xung quanh.
Con người trong đời sống hàng ngày thường ít vận động cơ bắp, có quá nhiều lo buồn, nghịch cảnh, độc hại, dẫn đến nhiều rối loạn tâm sinh lý trong đó có rối loạn hô hấp. Cách đây 2500 năm, đạo Yoga đã xác định người ta sinh ra biết ăn, biết đi, biết nói nhưng không biết thở. Vì vậy thở là giai đoạn then chốt trong tất cả các phương pháp tu luyện cổ truyền phương Đông. Thở gắn kết con người và vũ trụ, ảnh hưởng qua lại giữa tâm lý và sinh lý, điều hòa âm dương, khơi dậy tiềm năng, đẩy lùi bệnh tật. Từ trước công nguyên, sách Nội kinh tố vấn đã viết "hô hấp là sống, hô hấp kém là sống kém. Cần phải thở sâu, cần phải rèn luyện thân thể và tinh thần để đạt được chân khí. Dưỡng thần tốt, dự phòng tốt thì ít khi dùng đến thuốc".
Thở như thế nào cho đúng?
- Thở bụng như một hài nhi là lối thở tự nhiên, chưa bị ảnh hưởng của cuộc sống với nhiều yếu tố gò ép làm cho sai lệch dần.
Thở bụng có khả năng hấp thu khí vào nhiều hơn thở ngực nhờ có động tác hạ thấp cơ hoành để mở rộng thêm thể tích lồng ngực về phía dưới, và tống khí thở ra cương quyết hơn bằng động tác dâng cao cơ hoành do thót bụng.
Thở bụng có tác dụng độc đáo là vận động được khí của vùng đan điền, được coi là vùng bể khí (khí hải) do tích tụ nhiều máu của cơ thể (vùng trọng lực) và chứa các cơ quan có hoạt lực cao nhất, với những cảm giác mạnh nhất như cơ quan sinh dục, bài tiết, tiêu hóa và một loạt đám rối thần kinh quan trọng. Hoạt tính, trương lực, cảm giác của những cơ quan này là những dạng khí cực kỳ quan trọng (không phải khí thở). Nếu vận dụng khéo thông qua thở bụng sẽ bảo đảm được điều hòa khí và huyết từ các vùng này lên nuôi dưỡng cho các cơ quan ở các vùng trên, có khả năng quan trọng đối với toàn cơ thể là não và tim.
Ngoài ra phía trên lồng ngực có hai vai gắn với hai cánh tay phải gánh vác nhiều việc khéo léo, chính xác. Nhiều khi để thực hiện những động tác này phải nín thở rất mệt. Biết thở bụng thì không bao giờ phải nín thở cả.
- Hơi thở phải nhỏ, êm và liên tục, nhẹ nhàng, khoan thai và sâu dài, không được gò ép mà tuỳ theo cảm giác nhu cầu, và qua tiến trình luyện tập ngày một chủ động làm nhịp chậm hơn và luôn đều đặn. Tập thở ở tư thế tĩnh không phải là để cung cấp nhiều Ôxy hơn. Trái lại, ngồi yên mà đưa vào nhiều Ôxy quá, khử đi nhiều khí Carbonic quá thì độ axit trong huyết sẽ giảm, độ kiềm tăng quá mức sẽ gây ra chóng mặt. Vì vậy thở sâu nhưng phải rất chậm. Đây là vận dụng hơi thở để ảnh hưởng ngược lại lên thần kinh và các bộ phận khác. Lúc thần kinh bị kích thích, hơi thở cùng các bộ phận khác đều rối loạn. Điều hòa được nhịp thở thì dần dần hoạt động của các cơ quan bộ phận cũng được điều hòa cân bằng trở lại.
- Nhắm mắt, tập trung ý thức vào nhịp thở để thư giãn tinh thần: Ý thức con người thường xuyên bị nhiều tác nhân kích thích gây căng thẳng, cần tạo điều kiện cho nó được thư giãn, không thể bằng nghỉ ngơi thụ động vì "thân nhàn tâm bất nhàn". Thở là biện pháp sinh lý tự nhiên nhất để ta tập trung vào nó, quên đi các kích thích bất lợi.
Thở đúng không chỉ nhằm lấy được nhiều Ôxy, mà điều quan trọng hơn là bảo đảm cho cơ thể sử dụng Ôxy hợp lý nhất. ở tế bào, các chất dinh dưỡng nhờ phản ứng Ôxyhóa khử tạo thành năng lượng nhưng cũng tạo ra các gốc tự do gây hại cho tế bào, gây lão hóa và gây ung thư. Thở lập lại cân bằng âm dương, chống rối loạn tiến trình Ôxyhóa khử, chống lão hóa.
Nguyễn Vui