• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Một số cuộc cải cách duy tân ở châu á

Tớ nhớ cậu

New member
Xu
0
MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH DUY TÂN Ở CHÂU Á


MỞ ĐẦU

C.Mac đã từng khẳng định: “… nhân loại bao giờ cũng đặt ra cho mình những nhiệm vụ mà nó có thể giải quyết được, vì xét kỹ hơn bao giờ ta cũng thấy rằng bản thân nhiệm vụ ấy chỉ nảy sinh khi những điều kiện vật chất để giải quyết nhiệm vụ ấy đã có rồi , hay ít ra cũng đang ở trong quá trình hình thành” và một trong những sự kiện quan trọng chứng minh cho luận điểm ấy chính là phong trào cải cách của một số nước châu Á giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Do đó nghiên cứu về phong trào cải cách ở châu Á từ giữa thế kỷ XIX đên đầu thế kỷ XX là cơ sỏ để chúng ta hiểu rõ sự tồn tại và vận động khách quan, hợp quy luật của các phong trào cải cách trên. Bởi lẽ nghiên cứu về lịch sử châu Á giai đoạn này đã hình thành nhiều ý kiến khác nhau về việc xét xem liệu rằng phong trào cải cách xuất hiện ở các nước châu Á là do sự vận động của nội tại chủ quan làm tiền đề hay là do chịu tác động của điều kiện khách quan luc bấy giờ và tác động rõ nhất chính là sự xâm lược của các nước châu Á dân đến yêu cầu phải cải biến thể chế chính trị để đất nước trở nên hùng mạnh.
Có thể thấy rằng các cuộc cải cách có sự tác động rất lớn của bối cảnh quốc tế hoặc là phải chịu các hiệp ước bất bình đẳng hoặc đã trở thành thuộc địa hay phụ thuộc nhưng đó chỉ là yếu tố khách quan vừa tạo ra “thách thức” vừa tạo ra “cơ hội” cho các nước xúc tiến quá trình cải cách. Còn để có thể nổ ra các cuộc cải cách trong toàn xã hội thì rõ ràng như Mác nói sự kiện ấy diễn ra do trong nội tại của nó đã nảy sinh các điều kiện đảm bảo cho cuộc cải cách nổ ra.
Còn vấ đề thành – bại của các cuộc cải cách hay tính chất thiếu triệt để của nó là do mức độ chín muồi khác nhau của các điều kiện trong nước quy định , đồng thời cũng chịu tác động của bối cảnh thời đại khi mà tư bản chủ nghĩa đã chuyến sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các cuộc cách mạng tư sản ở chở châu Âu nói chung đã mất ý nghĩa tiến bộ, chuyển sang giai đoạn phản động, tiến hành bọc lột nhân dân lao động trong nước và tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ra bên ngoài.

Và lịch sử không thể phủ nhận vai trò của các cuộc cải cách đối với tiến trình lịch sử cảu nước đó giai đoạn về sau. Bài viết này xin được đề cập đến các cuộc cải cách điển hình ở châu Á là cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản(1868 – 1912), cải cách Xiêm(1861 – 1910), các phong trào cải cách của Trung Quốc giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

1.Bối cảnh lịch sử quốc tế tác động đến cuộc cải cách:

1.1 Sự giàu có của các nước châu Á và sự “thèm khát” của các nước phương Tây.

Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 43,5 triệu km2, gấp 4,35 lần diện tích châu Âu . Châu Á nằm ở nửa cầu bắc và nửa cầu đông, tiếp giáp với châu Âu, tiếp xúc với châu Phi qua biển Đỏ, cách châu Mỹ bởi Thái Bình Dương, được bao bọc bởi hai đại dương : Ân Độ Dương và Thái Bình Dương.
Châu Á với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên với những mái nhà bằng vàng,cung điện, đền miếu nguy nga , tráng lệ, những sản vật quý (hương liệu, gốm, tơ tằm…) vô cùng phong phú từ lâu đã kích thích trí tò mò và cơn thèm khát của các nước phương Tây và là một động lực mạnh mẽ nhất để người châu Âu thực hiện các cuộc phát kiến địa lý để tìm đường sang phương Đông từ nửa sau thế kỷ XV.
Hệ quả quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lý hình thành thị trường thương mại mối liền từ châu Âu sang châu Á, khởi đầu cho quá trình các nước chấu Âu biến sự thèm khát của mình thành hành động. Xâm lược các nước chấu Á là một biện pháp quan trọng để các nước châu Âu tiến hành tích lũy tư bản nguyên thủy thông qua việc cướp bóc thuộc địa.
Quá trình xâm lược châu Á bắt đầu từ thế kỷ XVI với nhiều hình thức và mức độ khác nhau kéo dài đến đầu thế kỷ XX. Đi tiên phong trong quá trình xâm lược này là thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan tiến hành lập các thương điếm , rồi tiến dần từng bước thôn tính các quốc gia châu Á làm thuộc địa. Đến thế kỷ XVII – XVIII thực dân phương Tây đã chiếm được rất nhiều thuộc địa ở châu Á. Từ giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các nước Châu Âu về căn bản đã hoàn thành xong cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp và bước vào thời kỷ chủ nghĩa đế quốc với sự gia tăng nhu cầu về nguyên liệu, nhân công và thị trường tiêu thụ ( những yếu tố ở trong các nước tư bản đang thiêu). Do đó các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước châu Á.

Thực dân phương Tây xâm lược châu Á, họ đã biết khéo léo tận dụng sức mạnh quân sự hiện đại, lợi dụng tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến châu Á, lấy chiêu bài “khai hóa văn minh” cho các quốc gia lạc hậu. Hơn nữa các nước Phương Tây còn dùng ngọn cờ thiên chúa giáo làm mũi tiên phong dọn đường cho chiên tranh xâm lược : đầu tiên người ta gửi đên một vài giáo sĩ, sau đó gửi đến tàu chiến, vũ khí và binh lính. Những cuộc mua bán, thỏa thuận và tranh giành thuộc địa giữa các nước thực dân cũng thường xuyên xảy ra.

Đững trước nguy cơ nền độc lập dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng, lịch sử đặt ra cho các quốc gia phong kiến châu Á trước hai sự lựa chọn: hoặc là tiếp tục duy trì các chính sách thủ cựu để đối phó với phương Tât hiện đại và hung mạnh hoặc tiến hành canh tân đất nước để nâng cao tiềm lực quốc phòng.

Và trên thực tế các quốc gia châu Á tùy vào điều kiện cụ thể của từng nước đã lựa chọn con đương đi khác nhau:
Con đường thứ nhất: chấp nhận dễ dàng ách chiếm đòng của chủ nghĩa thự dân phương Tây. Đây là con đường được thủ lĩnh một số đảo ở các quần đảo ngày nay là Philipin, Indonesia; quốc vương Campuchia và một số Sultan ở các Sultante miền trungbán đảo Mã Lai lựa chọn . Ở Campuchia, năm 1863 khi thực dân Phapscho chiến thuyền ngược dòng Mekong đến Phnom Penh thì nhà vua Norodon đã tự nguyện xin thuần phục, hi vọng từ cách đó có thể thoát khỏi sưc ép từ 2 nước láng giềng là Xiêm và Việt Nam. Khi nhận ra rằng chủ quyền của vương quốc vì vậy đã bị rơi vào tay một thế lực thống trị ngoại bang mới , Norodon mới tìm cách chống trả thì đã quá muộn.

Con đường thứ hai: kiên quyết chống lại cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây bằng biện pháp kháng chiến. Đây là con đường được nhiều các quốc gia châu Á lựa chọn tiêu biểu như cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp, Miến Điện chống thực dân Anh và cuộc kháng chiến của nhà Mãn Thanh chống lại cuộc tấn công của chủ nghĩa thực dân phương Tây trong hai cuộc “chiến tranh thuốc phiện” ( 1839-1842 và 1856-1860). Các cuộc kháng chiến này dù có quyết liệt tời đâu nhưng cuối cùng cũng bị khuất phục trước quân đội viễn chinh nhà nghế của thực dân phương Tây. Sự thất bại của phổ biến của các cuộc kháng chiến chống thực dân phương Tây đã chứng tở rằng chỉ với phương thức kháng chiến truyền thống không thể bảo vệ được chủ quyền đất nước.

Con đường thứ ba: tiến hành cải cách, duy tân, hiện đại hóa đất nước theo mô hình phát triển của phương Tây. Đây là con đường đặc biệt không những để đối phỏ với nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây mà còn giúp cho các dân tộc ở châu Á thay đổi mô hình và quỹ đạo phát triển , tự giải thoát mình khỏi bế tắc lịch sử.

1.2 Ảnh hưởng của các cuộc cách mạng tư sản châu Âu và hệ tư tưởng dân chủ tư sản

Châu Âu là quê hương đầu tiên của các cuộc cách mạng tư sản và là nơi phong trào cách mạng tư sản diễn ra mạnh mẽ nhất với các cuộc cách mạng tiêu biểu như cách mạng Nedeclan (1566 - 1648), cách mạng tư sản Anh(1642 - 1688), cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII, cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức(1864 - 1871), cuộc đấu tranh thống nhất Ý nửa cuối thể kỷ XIX, cải cách Nông nô ở Nga(1861).

Cách mạng tư sản là là một trong những hình thức cách mạng giữ vị trí quan trong trong tiến trình phát triển của nhân loại chuyển từ phương thức sản xuất phong kiến sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tiến bộ hơn. Cách mạng tư sản diễn ra với nhiều hình thức khác nhau như nội chiến, chiến tranh giành độc lập, thồng nhất đất nước, cao trào cách mạng của quần chúng. Dù diễn ra với hình thức và mức độ như thế nào nhưng đều đi tời kết quả là hạn chế hoặc thủ tiêu hoàn toàn phương thức sản xuất phong kiến, mở đường cho sự phát triển của tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển nhanh chóng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là sau cách mạng công nghiệp đã đưa chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và chính sự phát triển đó đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất lớn hơn tất cả các phương thức sản xuất trước đó cộng lại. Lịch sử loài người không thể phủ nhận sự tiến bộ phi thường của thê giới kể từ khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và xác lập trên phạm vi toàn thế giới. Do đó hệ tư tưởng dân chủ tư sản không chỉ thắng thế ở châu Âu mà còn nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Châu Á nơi tồn tại vũng chắc những yếu tố bảo thủ, lạc hậu nhất của chế độ phong kiến trong bối cảnh thắng thế của chủ nghĩa tư bản cũng đã chịu những tác động bởi những hệ tư tưởng dân chủ tư sản, mạnh mẽ nhất là trào lưu triết học anh sáng. Những tư tưởng này đã tác động trực tiếp làm chuyển biến tư tưởng của nhiều nhà tri thức yêu nước theo hướng duy tân đổi mởi để đưa đất nước phát triển cường thịnh như các nước tư bản phương Tây.

Như vậy đúng như Mac từng nhận định “ lịch sử chỉ đặt ra vẫn đề được giải quyết”.Những tác động của bối cảnh quốc tế, những chuyển biến trong nước đã quy định các nước châu Á để có thể thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nguy cơ mất chủ quyền cũng như bắt kịp với xu thế phát triển chung của thời đại chỉ có thế tiến hành cải cách, duy tân theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Tiêu biểu cho cuộc duy tân cải cách của các quốc gia châu Á là phon trào cải cách ở Xiêm(1861 - 1910 ), Minh trị duy tân ở Nhật Bản(1868-1912), phong trào duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc(1898).
Việc tìm hiểu các cuộc cải cách này và xem xét về sự thành bại của các cuộc cải cách là cơ sở để chúng ta tìm thấy nét diện mạo riêng của từng cuộc cải cách.

PHẦN NỘI DUNG

1. Minh trị duy tân ở Nhật Bản(1868-1912)

1.1 Nhật Bản trước sự xâm nhập của phương Tây: thách thức chưa từng có trong lịch sử chống ngoại xâm.

Vào những năm 50 của thế kỷ XX , Nhật Bản đứng trước sức ép của nhiều cường quốc phương Tây. Ngoài Hà Lan là nước có quan hệ buôn bán từ trước thì tới thời kỳ này nhiều nước phương Tây Anh, Mỹ, Pháp, Nga đều đến Nhật Bản để yêu cầu Nhật Bản mở cửa. Do vị trí địa lý của Nhật Bản trong khu vực, là cấu nối quan trọng trong tuyến đường vận chuyển từ châu Âu qua châu Á bằng đường biển, đặc biệt lại cách không xa Trung Quốc – một nước lớn, đông dân và giàu có về tài nguyên nên Nhật Bản nhanh chóng bị biến thành bàn đạp chiến lược, một căn cứ quân sự quan trọng để từ đây có thể xâm nhập vào Trung Hoa rộng lớn và các nước phía nam.

Mỹ là nước thành công đầu tiên trong việc buộc Nhật Bản phải mở cửa. Tháng 5 năm 1853, tàu chiến Mỹ đổ bộ vào Edo, uy hiếp Mạc phủ. Tổng thống Mỹ yêu cầu Nhật Bản mở cửa kèm theo lời đe dọa nếu cần sẽ quyết chiến một trận để phân thắng bại. Chính quyền Mạc Phủ tỏ ra hết sức lứng túng và phải buộc lòng hỏi ý kiến của Thiên hoàng và các chư hầu. Hành động chứng tỏ đã đến lúc các Shogun cảm thấy địa vị thống trị cảu mình không còn vững chắc nữa. Thái độ cảu các Thiên hoàng và các Daimyo là việc chống lại việc thông thương vớ Mỹ hay bất cứ nước nào khác. Trong lúc đó nội bộ Mạc phủ cũng phân chia thành nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng trước sức mạnh của Mỹ, Mạc phủ buộc phải nhược bộ và ký với Mỹ hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên(31/3/1854). Theo hiệp ước này, Nhật Bản phải mở các hải cảng Simodo và Hakoddate cho Mỹ vào buôn bán và Mỹ được đặt lãnh sự quán tại Simda.

Không dừng lại ở đó Nhật phải ký một loạt các hiệp ước Hà Lan(18/8/1858), Nga(19/8), Pháp(9/10). Những hiệp ước bất bình đẳng trên đã chấm dứt gần 200 năm đóng của biệt lập của chính quyền Tokugawa.

Những hiệp ước trên đã xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi dân tộc,đưa Nhật Bản bước vào quan hệ quốc tế không phải với tư cách, vị thế của một đất nước hoàn toàn độc lập, bình đẳng mà lệ thuộc vào các nước phương Tây. Tuy nhiên những hiệp ươc trên giúp Nhật Bản tránh được nguy cơ phải đối đầu trực tiếp trong khi đo tương quan lực lượng không hề có lợi cho Nhật Bản.
Như vậy đứng trước nguy cơ quyền lợi dân tộc bị xâm phạm nghiêm trọng bởi tham vọng to lớn của các nước thực dan phương Tây đã đưa Nhật Bản đứng trước thách thức khó khăn chưa từng có : phải làm thế nào để cứu nguy cho dân tộc? Tiếp tục các chính sách thủ cựu cũ, đi từ nhược bộ này đến nhược bộ khác tới mức độ nào đó sẽ mất độc lập dân tộc hay mạnh dạn đi theo một hướng khác để tăng khả năng “đề kháng” cho đất nước.

1.2 Những chuyển biến trong nước tạo ra “cơ hội” để Nhật Bản phát triển theo một quỹ đạo mới.

Nếu như sự xâm nhập của các nước thực dân tạo ra thách thức lớn đối với Nhật Bản và con đường duy nhất trong điều kiện lịch sử cụ thể lúc bấy giờ có thể giúp Nhật Bản có thể bảo vệ nền độc lập dân tộc là tiến hành duy tân, đổi mới và nhưng điệu kiện trong nước đã tạo ra cơ hội làm động lực quan trọng để giúp Nhật Bản thực hiện điều đó

* Tiền đề về kinh tế:

Hơn 200 năm tồn tại của thòi đại Tokugawa đã đóng vai trò chuẩn bị có ý nghĩa rất lớn cho công cuộc đổi mới , canh tân đất nước sau đó của Nhật Bản – “vai trò của thời đại này là sự chuyển giao sang cho nước Nhật hiện đại những đặc tính chủ yếu là “phong kiến”, đồng thời tạo ra cho giai đoạn giữa chúng và sau đó những biến động lớn tạo điều kiện cho việc hiện đai hóa nhanh chóng từ thời đại Minh trị trở đi

Từ giữa thế kỷ XVII, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu xâm nhập và phát triển trong cả nông nghiêp, công nghiệp và thương nghiệp.

Trong nông nghiệp, chế độ lĩnh canh phong kiến đã thay đổi và quan hệ sản xuất ở nông thôn trở nên đa dạng và thương mại hóa hơn. Sự phát triển của quan hệ hàng hóa tiền tệ, hình thức chiếm hữu đất đai và hình thức bóc lột mới đã đưa đến nhưng thay đổi quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp Nhật Bản có sự tăng trưởng vượt bậc trên các phương diện:diện tích canh tác, sản lượng và loại hình sản phẩm.
Nhũng thay đổi trong nông nghiệp đưa đén những chuyển biến vượt bậc trong công nghiệp. Nhiều công trường thủ công đã xuất hiện nhất là công trường dệt vải lụa. Vào giữa thế kỷ XIX, ở các phiên quốc Tây Nam đã thành lập các xưởng luyện thép, đóng tàu. Năm 1854, cả nước Nhật có khoảng 300 công trường thủ công, có từ 10 công nhân trở lên. Năm 1869 số công trường thủ công tăng lên 400. Trong sản xuất công nghiệp, công trường thủ công vẫn chưa chiếm ưu thế. Tuy vậy đến giữa thế kỷ XIX quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được hình thành.
Song song với sự phân hóa trong nông nghiệp và công nghiệp, thương mại ngày càng phát triển hoạt động tín dụng và tiền tệ có những chuyển biến đáng kể.
Như vậy ở Nhật Bản trong thời kỳ này đã xuất hiện quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy của giai cấp tư sản Nhật – yếu tố cần thiết cho công cuộc cải cách sau này.

* Tiền đề về xã hội:

Xã hội phong kiến Nhật Bản chia ra nhiều tầng lớp: tầng lớp thống trị gồm Thiên hoàng, Tướng quân, các phiên chủ cùng gia thần, tầng lớp võ sĩ xamurai và tầng lớp bị trị gồm nông dân, thợ thủ công, thương nhân…Đồng thời để định rõ quyền lợi và trách nhiệm của từng bộ phận trong xã hội, chính quyền Tokugawa chia xã hội Nhật Bản thành 4 đẳng cấp: sĩ, nông, công, thương.tuy nhiên sự xâm nhập và phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến sự giàu có nhanh chóng của thương nhân, sự nghèo túng của lãnh chúa và giới quý tộc, sự gia tăng bần hàn của nông dân và thợ thủ công đã làm cơ cấu và quan hệ xã hội bị đảo lộn.

Nông dân là lực lượng cơ bản trong xã hội phong kiến, là đối tượng bị áp bức bóc lột nặng nề nhất bởi các chính sách tăng thuế của chính quyền Mạc phủ. Họ căm phẫn với chế độ phong kiến nhưng ý thức của họ chưa phát triển tới mức có thế lập ra kế hoạch đánh đổ cơ cấu xã hội cũ và thiết lập một cơ cấu xã hội mới. Họ chỉ có thể đứng dưới ngọn cờ đấu tranh của giai cấp khác.

Giai cấp tư sản Nhật là lực lượng có thế lực kinh tế lớn nhất trong xã hội, họ trở thành chủ nợ của chính quyền Shogun, của lãnh chúa và đẳng cấp võ sĩ xamurai. Trái với địa vị kinh tế lớn mạnh thì địa vị chính trị của tư sản vẫn hết sức nhỏ bé. Tuy có mâu thuẫn với chính quyền phong kiến nhưng quyền lợi của họ gắn chặt với chế độ phong kiến, giai cấp phong kiến trở thành đối tượng làm giáu cho họ.Họ chưa thể trở thành một giai cấp đại diện, có hệ tư tưởng tiến bộ để tập hợp lực lượng tiến hành cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ mới của giai cấp mình. Tuy không thể đứng ra nắm giữ ngọn cở lãnh đạo nhưng trong quá trình cải cách giai cấp tư sản luôn là lực lượng giữ vai trò quan trọng, đặc biết là sự ửng hộ về kinh tế.

Đẳng cấp võ sĩ xamurai là cơ sở xã hội của chính quyền Mạc phủ nhưng đền cuối thời kỳ Tokugawa đẳng cấp này bị đảo lộn nghiêm trọng. Sự nghèo khó của lãnh chủa không đủ sức nuôi sống các võ sĩ, họ buộc phải chuyển sang kinh doanh – nghề mà trước đây là coi bị võ sĩ coi thường nhất. Từ đó hình thành nên tầng lớp võ sĩ xamurai tư sản hóa. Cũng trong quá trình đó họ được tiếp xúc với các tư tưởng dân chủ tư sản tiến bộ, đặc biệt là thong qua phong trào Hà Lan học đã hình thành trong tầng lớp này tư tưởng canh tân đất nươc. Hơn nữa trong cơ cấu xã hội, tầng lớp võ sĩ là tầng lớp vẫn được coi trọng trong xã hội , họ đều là nhưng nhà học vấn, nhà chính trị, nhà quân sụ mưu lược… trực tiếp quản lý xã hội. Nhũng người này hình thành nên phái Duy Tân và đã tiến hành những cải cách ở các phiên ở địa phương. Tuy nhiên do truyền thống xã hội và tinh thần võ sĩ đạo về long trung thành, họ cảm thấy chưa đủ năng lực để trở thanh trung tâm của phong trào dân tộc. Do đó họ tôn Thiên hòng và dựa vào thiên hoàng để thực hiện tư tưởng và chính cách cải cách của mình.
Vì vậy năm 1868 tầng lớp này tiến hành lật đổ chế độ Mạc phủ, suy tôn vai trò của Thiên hoàng. Thiên hoàng Minh trị lên câm quyền cùng cơ sở của chính phủ mới là quý tộc, tư sản và võ sĩ xamurai tư sản hóa…bắt đầu thực hiện chính sách cải cách mang tên Minh trị duy tân(1868-1912).

1.3 Nội dung của Minh trị duy tân

Mấy tháng sau khi nắm chính quyền, Thiên hoàng Maygi ra “ tuyên ngôn 5 điểm” hứa sẽ xây dựng đất nước theo con đường canh tân. Điều này được thể hiện ở nhưng cuộc cải cách lớn về các mặt: kinh tế, chính tri, xã hôi, quân sự, văn hóa, giáo dục.

1.3.1 Cải cách về hành chính, xóa bỏ chế độ đảng cấp phong kiến

Cuộc cải cách được thực hiện vào tháng 6 năm 1869. Chính phủ tập trung xây dựng một chính quyền trung ương mạnh , đặt các công quốc dưới quyền kiểm soát của chính quyền trung ương . Tháng 8 năm 1871, chính quyền trung ương ra lệnh cải chức tất cả các Chihanji, phế bỏ hoàn toàn các phiên, thay vào đó cả nước chia thành 3 phủ và 72 huyện. Chính quyền trung ương quản lý toàn bộ đất nước thống nhất từ trên xuống.
Cải cách phế phiên đặt huyện là cải cách căn bản và quan trọng nhất của một nền hành chính thống nhất, quyền lực tập trung vào tay chính quyền trung ương điều kiện để tiến hành các cải cách khác có hiệu quả.

Chính phủ còn xóa bỏ các tước hiệu của chính quyền Mạc phủ : Daimyo đổi thành Kadoku (quí tộc cao cấp), tầng lớp xamurai đổi thành Sidoku ( sĩ tộc) các tầng lớp bình dân cũng có quyền công dân như các tầng lớp khác : được mang họ gia đình, được tự do kết hôn, cưỡi ngựa, bận lẽ phục. Như vậy chế độ đẳng cấp trước đây đã được thay đổi.
Thể chế chính phủ Minh trị được tổ chức theo mô hình nhà nước tam quyền phân lập, chịu ảnh hưởng của Mỹ nhưng nhà vua Nhật Bản có quyền tối cao. Chính phủ trung ương gồm 3 viện: chính viện ( nội các chính phủ), hữu viện ( cơ quan phụ trách tư pháp), tả viện ) cơ quan ban hành pháp luật).

Cuộc cái cách hành chính đã dẫn đên sự ra đời của nước Nhật Bản thống nhất. Những quy định của chế độ phong kiến cản trở sự phát triển của xã hội bị xóa bỏ. Nhà nước tổ chức theo mô hình phương Tây, quản lý và điều hành xã hội bằng pháp luật đảm bảo công bằng. Hệ thống hành chính ra đời từ cải cách Minh trị đã phát huy tính tích cực trong công cuộc cận đại hóa Nhật Bản.


1.3.2 Cải cách về kinh tế - tài chính

Minh trị lên nắm quyền trong khi chính phủ hết sức khó khắn về tài chính. Nguồn tài chính của chính phủ Minh trị ban đầu là địa tô hang năm kế thừa từ chính quyền Bakufu. Tuy nhiên nguồn tài chính này không đủ để trang trải những nguồn chi phí khổng lồ từ chính phủ. Tuy nhiên chính phủ Minh trị không muốn theo vết xe đổ của chính quyền Shogun trở thành con nợ của các thương nhân, cũng không muố khơi sâu bất mãn trong nhân dân bằng cách tăng thuế.Vì vậy để ổn định tài chính, cân bằng và ổn định thu chi, chính phủ đã tiến hành một loạt các cải cách tiền tệ, ngân hàng và địa tô.

Chính phủ lập ra các xưởng đúc tiền, quy định đồng tiền chính thức là đồng yên Nhật, nhà nước độc quyền phát hành giấy bạc, thiết lập hệ thống ngân hang quốc gia giống Hoa kỳ.

Trong nông nghiệp:Trước khi chính phủ Minh trị lên năm quyền, chế độ địa tô của Nhật đã bị phá vỡ nghiêm trọng , xẩy ra những xáo trộn, đòi hỏi phái cải cách. Cuộc cải cách địa tô được tiến hành từ năm 1873 đến năm 1881. Chính quyền đã phế bỏ các hạn chế về cách dung ruộng, công nhận quyền tự do trồng trọt, tự do buôn bán đất đai.Tiền thuế nộp tương đương với 3% giá đất. Nhờ vậy sau cải cách địa tô, chính phủ đã có cơ sở tài chính khá vững chắc.

Trong công nghiệp:mục tiêu của Nhật Bản là trở nên “phú quốc cường binh”, để phú quốc cần xây dựng nền công nghiệp tiên tiến với mục tiêu bắt kịp phương Tây, chính phủ Minh trị đã ra sức phát triển công nghiệp coi đó là chiến lược đối với sự phát triển đất nước. Sauk hi xây dựng các xi nghiệp kiểu mẫu, nhà nước bán lại cho những tư nhân có năng lực, có quyết tâm hiện đại hóa. Đến năm 1880, các công ty quốc doanh được nhược lại với giá thấp cho một số thương gia và nhà tư bản. Đây là biện pháp thông minh sang tạo chưa từng có ở châu Á vào thời điểm đó, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế quản lý và điều hành sản xuất.

Hoạt động ở đầu có ỹ nghĩa then chốt đối với sự phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa là việc sự dụng các thiết bị, kĩ thuật tiên tiến của phương Tây, mời chuyên gia ngoại quốc, cử người đi du học đã tiếp thu trực tiếp các thành tựu hiện đại về tổ chức và quản lý sản xuất.

Trên cơ sở phát triển công nghiệp, thương nghiệp cúng phồn vinh, số tàu bè nước ngoài cập bến Nhật Bản cũng như tàu thuyền của Nhật ra nước ngoài ngày càng tăng lên. Giá trị trao đổi hang hóa xuất nhập khẩu cuối thế kỷ XIX tăng gấp đôi những năm 70 của thế kỷ XIX.

Nhưng biện pháp nêu trên đã tác động đến sự phát triển nhanh chóng, khá vững chắc của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nới chung và công thương nghiệp nói riêng ở Nhật Bản.

1.3.3 Cải cách giáo dục

Giáo dục hiện đại là nền tảng, động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, là công cụ đắc lực cho công cuộc cận đại hóa Nhật Bản. Năm 1871 Bộ giáo dục được xây dựng theo mô hình phương Tây, chủ yếu theo mô hình Pháp, chủ chương xây dựng nền giáo dục toàn dân, không phân biệt nam, nữ. Năm 1872, chế độ giáo dục thống nhất được ban hành. Cả nước chia thành 8 khu vực đại học: mỗi khu đại học chia thành 32 khu trung học, mỗi khu trung học gồm 10 tiểu học. Hệ thồng giáo dục chặt chẽ, thực tế hơn nhiều so với giáo dục củ phương Đông.

Cùng với hệ thống trường công thì hệ thống trường tư thục, bổ túc, trường học ở chùa cũng được khuyến khích. Mục đích của Nhật là thực hiện xã hội hóa giáo dục. Quan điểm của Nhật là chú trọng đến giáo dục hướng nghiệp và giáo dục sơ đẳng hơn là giáo dục đại học. Quan điểm này đã tạo nên nền giáo dục khác hẳn với các quốc gia phong kiến như Đại Nam, Trung Quốc cùng thời.

Đường lối giáo dục mới quán triệt khẩu hiệu “ khoa học phương Tây và đạo đức phương Đông”, được cụ thể hóa trong chỉ dụ của Thiên hoàng ban hành năm 1890. Do đó chính phủ Nhật Bản tuyển dụng các giáo sư ngoại quốc ,cùng với đó là gửi sinh viên đi du học ở mỗi nước phương tây nghành nào mà nước đó giỏi gianh hơn hết.

Cải cách giáo dục của chính phủ không những nhằm nâng cao trình độ dân trí mà còn thay đổi cả cách thức làm việc, tư tưởng của người Nhật, tạo ra những người có tri thức, lòng yêu nước, quyết tâm và có khả năng xây dựng đất nước giàu mạnh, hiện đại. Đó cũng là cơ sở vững chắc để xây dựng đất nước hùng cường, tiên tiến nhưng cũng đậm đà bản sắc dân tộc.

1.3.4 cải cách quân đội:

Mục tiêu quan trọng nhất của công cuộc duy tân là bảo vệ nền độc lập của đất nước, do vậy phải xây dựng, bồi dưỡng sức mạnh quân sự. Hơn các hiệp ước bất bình đẳng mà chính phủ Shogun kí với các nước thực dân phương Tây đều xuất phát từ nguyên nhân sức mạnh quân đội không đủ đánh bại được tàu chiến và đại bác của Mỹ.

Năm 1872, Minh trị tuyên bố giải tán quân đội ở các phiên, ban hành sắc lệnh thành lập quân đội thường trực trên cơ sở thi hành nghĩa vụ quân sự toàn dân : tất cả thanh niên dấn 20 tuổi bất kể quý tộc hay bình dân, đều phải sống trong quân ngũ 3 năm, sau đó là 4 năm dự bị. Chỉ huy quân dội vẫn thuộc về tầng lớp võ sĩ samurai. Năm 1872 quân đội Nhật gồm 2 bộ phận: bộ phận lục quân và bộ phận hải quân. Bộ lục quân được tổ chức theo hình mẫu của quân phổ. Lực lượng hải quân được tổ chức và huấn luyện theo hải quân Anh. Cải cách táo bạo của chính phủ đã đưa tới việc nông dân từ chỗ không có quyền mang kiếm trở thành lực lượng căn bản của quân đội quốc gia, có trang bị tối tân.

Cải cách Minh trị đã tạo nên một đội quân mạnh, đảm bảo được an ninh quốc gia để tiếp tục tiến hành công cuộc duy tân.Quân đội của chính phủ xuất thân là nông dân đã đánh bại cuộc nổi loạn của Shizoku ở Satuma dưới sự lánh đạo của Saigo, có lúc đông tới 40000 xamurai, đập tan huyền thoại chỉ có Shizoku mới chiến đấu dũng cảm và có kỷ luật.
Quân đội Nhật do xamurai chỉ huy, cơ sở đạo đức “ võ sĩ đạo” thời phong kiến vẫn còn tồn tại. Quân đội tuyệt đối trung thành với nhà vua, sĩ quan được xem là quan của các binh sĩ. Tư tưởng quân phiệt trong quân đội ra đời. Ngoài ra Nhật còn đầu tư mạnh mẽ để phát triển công nghiệp quân sự.

* Nhận xét:

Cải cách Nhật Bản 1868 thành công đã đưa Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây, trở thành một nước đế quốc chủ nghĩa ở Châu Á. Để có được thành công đó là sự tổng hòa các điều kiện thuận lợi hội tụ trong đất nước này:

Về nguyên nhân khách quan:

Ở Nhật Bản chủ nghĩa tư bản xâm nhập và phát triển mạnh mẽ. Từ lâu Nhật Bản đã có quan hệ với các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh. Về sau mạc phủ Tokugawa thi hành chính sách tỏa quốc, chỉ để ngỏ một cánh cửa cho người Hà Lan vào buôn bán. Nhưng sự mở cửa rất nhỏ này lại có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của Nhật Bản. Qua đó quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã len lỏi và phá vỡ quan hệ sản xuất phong kiến, các hình thức sản xuất kinh doanh mới, các công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều , quan hệ kinh tế hang hóa xâm nhập vào đời sống kinh tế - xã hội. Dưới sự cai trị của mạc phủ Tokugawa, kinh tế Nhật Bản đã có bước phát triển nhất định: trong nông nghiệp sản lương tăng gấp đôi, các phường hội thủ công đã có những quy tắc rất sản xuất rất chặt chẽ, nhưng nay đã có sự phân hóa giai cấp diễn ra khá sâu sắc, bắt đầu xuất hiện các công trường thủ công trong các ngành khai mỏ, luyện kim, thương mại, ngân hàng….
Sản xuất hàng hóa và quan hệ hang hóa và quan hệ hàng hóa – tiền tệ đã tác động rất lớn đến xã hội Tokugawa, làm xói mòn các giá trị tưởng chừng bất biến, làm thay đổi cả cơ cấu đẳng cấp trong xã hội. Cùng với những biến đổi bên trong là những tư tưởng mới từ bên ngoài tràn vào Nhật bản tạo nên những luồng tư tưởng và học thuật mới như: Cổ học, Quốc học và đặc biệt là trào lưu tư tưởng Hà Lan học. Những tư tưởng này đã cổ xúy cho Nhật Bản mạnh dạn đứng lên phát huy những điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội, biến những tiền đề ấy thành cuộc cải cách to lớn.

Về nguyên nhân chủ quan:

Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đã hình thành đầy đủ nhưng tiền đề quan trọng về kinh tế - xã hội – tư tưởng để tiến hành một cuộc duy tân, cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa:

Như vậy ở Nhật bản có đầy đủ các tiền đề để tiến hành cuộc cải cách duy tân đất nước. Và có thể thấy trước nguy cơ nền động lập của dân tộc bị xâm phạm đặt ra yêu cầu phải duy tân đất nước nhưng chính nhưng tiền đề trong nước là động lực chính đòi hỏi nước Nhật phải thay đổi đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa.

Trong cuộc cải cách ở Chấu Á giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cải cách Minh Trị giữu vị thế là một phong trào tiên phong , khơi dậy và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các trào lưu cải cách và sự thức tỉnh của nhiều dân tộc châu Á. Nhiều lực lượng trong các quốc gia đã coi phong trào cải cách ở Nhật Bản là biểu tượng của một mô hình phát triển mới . Họ tin theo và muốm lựa chọn một con đường đi tương tự Nhật Bản để chấn hưng đất nước, xây dựng dân tộc tư cường.
Một thành quả khác đáng ghi nhận đối với công cuộc cải cách, duy tân của Nhật Bản ở chỗ trong khi tiến hành cải cách, hiện đại hóa đất nước tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau của các nước phương Tây nhưng vẫn kế thừa, phát huy triệt để những giá trị văn hóa truyền thống. Nền tảng văn hóa truyền thống đã đem lại cho họ niềm tin, sức mạnh và góp phần định hình ý thức dân tộc mạnh mẽ.

2. Cải cách ở Xiêm (1861 – 1910)

2.1 Dân tộc Xiêm đến giữa thế kỷ XIX đứng trước nguy cơ xâm lấn cùng một lúc của nhiếu nước thực dân

Đến những năm đầu thế kỷ XIX, Xiêm cũng giống như nhiều quốc gia châu Á đúng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây

Nếu như ở Nhật Bản, Anh chậm hơn Mỹ trong việc chia sẻ quyền lợi thì ở Xiêm, đế quốc thực dân Anh là kẻ đi đầu trong cuộc tấn công vào Xiêm của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

Tháng 10 năm 1822, bản hiệp ước Xiêm – Anh được ký kết quy định : Tàu Anh phải để cho chính quyền Xiêm xem xét , phải dỡ lên bờ các loại vũ khí và đại bác trước khi vào cửa sông Chao Phraya. Còn phía Xiêm cam đoan sẽ không tăng mức thuế quan và tạo điều kiện cho thuận lợi cho sự buôn bán của Anh.

Ngày 20 tháng 6 năm 1826 hiệp ước hữu nghĩ và thương mại giữa Xiêm và Anh được ký kết. Theo hiệp ước này , hai bên thỏa thuận về quyền cai quản trên các vùng đất Malaca, đồng thời cũng qui định một số điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán của Anh tại Xiêm. Đến năm 1855 với việc ký hiệp ước thân thiện và buôn bán với Anh , vua Rama IV đã mở cửa đất nước cho ảnh hưởng của châu Âu xâm nhập vào.

Đây chính là hiệp ước bất bình đẳng thứ hai trong lịch sử ngoại giao của Xiêm với các cường quốc châu Âu.

Mặc dù Xiêm đi từ nhượng bộ này đên nhược bộ khác nhưng tư bản phương tây, mạnh mẽ nhất là Anh và Pháp không có ý định từ bỏ âm mưu mở rộng ảnh hưởng của mình, ngày càng gia tăng sức ép đối với chủ quyền của Xiêm. Năm 1893, hiệp ước Pháp – Xiêm được ký kết, theo đó phía tây khu vực sông Mekong 25 km được coi là khu phi quân sự.

Việc ký kết các hiệp ước trên đã gây ra những hậu quả tai hại đối vơi Xiêm. Nó là giai đoạn đàu biến Xiêm trở thành nước phụ thuộc nặng nề vào các cương quốc lớn, nhất là Anh và Pháp. Với các hiệp ước đó Xiêm trở thành nơi cung cấp lương thực, nguyên liệu rẻ mạt và thị trường tiêu thụ hàng hóa cho các nước tư bản và ngược lại các nước thực dân phương Tây bán đắt các mặt hàng công nghiệp và người dân Xiêm bị bóc lột nặng nề vì tình chất buôn bán không ngang giá và mang nặng tính bóc lột. Nước Xiêm đang đứng trước nguy cơ mất độc lập nghiêm trọng.

Đối với Xiêm lúc này, vấn đề bảo vệ nền độc lập được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết . Đó là một thách thức to lớn cho cả dân tộc Xiêm, nó thôi thúc Xiêm phải chọn cho mình con đường đi thích hợp để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trong bối cảnh lịch sử khó khăn đó, việc cai trị chính sách cũ, lạc hậu, thủ cựu, đóng cửa không giao lưu với bên ngoài là thất sách đẩy nhanh Xiêm trở thành thuộc địa. Ngau khi mới lên ngôi, vua Rama V đã nhận thức: “ Nếu nước Xiêm muốn duy trì được nền độc lập của mình thì dù muốn hay không nó phải chấn chính đất nước theo các quan niệm đang chiếm ưu thế ở châu Âu, hay ít nhất cũng phải tỏ ra đang làm như thế”
2.2 Những biến chuyển trong lòng xã hội đã tạo ra những tiền đề để X iêm giải quyết yêu cầu trên
* Tiền đề kinh tế:
Việc ký kết các hiệp ước bất bình đẳng đã buộc chính quyền Xiêm phải nở cửa buôn bán với nước ngoài. Chính sách mở cửa đó đã tác động trước tiên đến kinh tế, nền kinh tế đóng kín của Xiêm bắt đầu xuất hiện những mầm mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Trước tiên trong lĩnh vực nông nghiệp : sự thay đổi thể hiện ở việc chuyển dịch từ một nền sản xuất mang tính chất tự cung, tự cấp sang một nền sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. Tuy nhiên trái với sự mở rộng trong nông nghiệp, sự phát triển thủ công nghiệp ở Xiêm lại bị kìm hãm, cản trở bởi chế độ phong kiến.

Thủ công nghiệp tập trung ở một vài thành phố và tự liên kết với nhau thành một nghành chuyên môn hẹp trong các công xưởng . Đứng đầu mỗi công xưởng là là một vị quan do nhà nước chỉ định. Đây là một hiện tượng điển hình của nhà nước phong kiến, nó kìm hãm, rằng buộc người thợ thủ công với nhà nước, hạn chế thậm chí tiêu diệt tài năng, sự sáng tạo của người thợ.
Những hiệp ước được ký kết giữa Xiêm và các nước phương Tây một mặt đẩy Xiêm đứng trước nguy cơ mất nền độc lập dân tộc , mặt khác nó lại mở ra một giai đoạn phát triển mới cho nghành thương mại của Xiêm. Ngoại thương trở thành nguồn thu đáng kể của nhà nước “ Trong nửa đầu thế kỷ XX, tổng buô bán hàng năm trong xuất khẩu của Xiêm có lúc tới 5,5 triệu baih, còn nhập khẩu là 4,3 triệu bath”

Những thay đổi trên đây đã phá vỡ nền kinh tế tư nhiên, tự cung, tự cấp, thay vào đó yếu tố của nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, thể hiện rõ trong lĩnh vực nông nghiệp và thương nghiệp.Tuy nhiên sự xuất hiện của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa mới chỉ tồn tại ở dạng mầm mông, quan hệ phong kiến vẫn tồn tại vững chác và tạo ra rất nhiều rào cản, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản muốn phát triển được phải vượt qua tất cả nhưng rào cản đó.

* Tìền đề xã hội:

Cùng với nhân tố khách quan dẫn đến yêu cầu phải cải cách thì một nhân tố khong kém phần quan trọng đó là lực lượng tham gia vào quá trình cải cách. Sau khi lên ngôi, để từng bước dọn đường cho công cuộc cải cách của mình, Rama V đã tập hợp quanh mình một lực lượng đông đảo ủng hộ, tán thành dự định cải cách của ông, trong đó căn bản là các hoàng thân, con em quý tộc. Họ là những người có tư tưởng cấp tiến, từng nhiều lần đi sang châu Âu và các nước xung quanh Xiêm, họ nhận thức được sự tụt hậu cảu Xiêm và tán thành cải cách.

Như vậy Xiêm đến giữa thế kỷ XIX đứng trước yêu cầu khách quan và nhưng tiền đề trong nước đã tạo điều kiện cho nhà vua Rama V tiến hành cải cách. Cũng cần nhận thấy động lực để tiến hành cải cách ở Xiêm chủ yaaus xuất phát từ yêu cầu khách quan là nền độc lập bị đe dọa nghiêm trong, nó đã thúc đẩy các điều kiện bên trong tuy chưa chín muồi nhưng có cơ sở để thay đổi.

2.3 Nội dung cải cách:một cuộc cách mạng chuyển mình!

Lợi thế quan trọng nhất của Xiêm từ các hiệp ước bất bình đẳng là việc mở cửa ngoại giao tạo điều kiện cho văn minh phương Tây du nhập vào Xiêm. Ngay từ khi lên ngôi, Rama IV nhận thấy tính cấp thiết cần phải canh tân đất nước, nhà vua đã gửi thư cho nhà xầm quyền Anh ở Singapo bày tỏ ý muốn tiếp xúc để xem lại các hiệp ước đã lý trước đây. Rama IV là người khởi xướng cho công cuộc cải cách với quyết tâ, thay đổi hẳn bộ mặt đất nước làm cho đất nước Xiêm trở nên hùng mạnh.
Trong suốt 17 năm trị vì(1851 – 1868), Mongkut đã tiến hành nhiều cải cách mạnh dạn, tạo nền móng cho con trai kế vị là Rama V thi hành.

Rama V ngay từ khi lên ngôi đã nhận thấy: “ lúc ấy đât nước tựa như ngọn đèn sắp tắt chỉ còn leo lét”. Từng bước tiếp xúc với nền văn minh phương Tây từ khi còn nhỏ, Rama V hiểu rõ nền độc lập của Xiêm đang có không phải là vĩnh cửu. Ngay sau khi lên nắm quyền , ông đã tiếp tục cải cách một cách mạnh mẽ hơn.

2.3.1Cải cách chế độ nô lệ, nông nô:

Rama IV đã ra lệnh cấm bán những người nô lệ vì nợ trên 15 tuổi và cấm bán vợ để trang trải nợ nần.
Ngay vừa khi lên ngôi năm 1874, Rama V đã ban hành sắc lệnh thủ tiêu chế độ nô lệ vì nợ: “ tất cả những con cái của nô lệ sinh ra kể từ năm 1873, năm Chulaoncon lên ngôi, sẽ được tự do đến năm 21 tuổi. Những nô lệ giải phóng có thể trở lại nhà làm ruộng hoặc thu hút vào những công trình xây dựng kinh tế như:đường xã, hệ thống thủy lợi và các xí nghiệp mới được khai trương”

Đến năm 1905, chế độ nô lệ dưới mọi hình thức bị xóa bỏ hoàn toàn.

Đối với nông dân, năm 1899, Chulaloncon xóa bỏ chế độ lao dịch cưỡng bức thay bằng đóng thuế thân bằng tiền và nông dân có quyền sở hữu ruộng đất.

Những chính sách trên có ý nghĩa tiến bộ vì nó giải phóng một phần sức lao động, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Đương nhiên dưới chế độ thông trị phong kiến , người nông dân vừa thoát khỏi thân phận nô lệ không được giải phóng thực sự khỏi ách bóc lột cảu giai cấp địa chủ. Nhưng hoàn cảnh mới cũng kích thích họ tham gia sản xuất vì họ cũng nhận được một phần sản phẩm do họ tạo ra.

2.3.2 Cải cách chính trị:

Để chuẩn bị cho bước quá độ từ nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa thì chính quyền Xiêm cần phải đoạn tuyệt với chính quyền phong kiến khong chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả chính trị vì đó là công cụ quyền lực quan trọng giúp họ đấu tranh xóa bỏ những ràng buộc không phù hợp của chế độ phong kiến đối với quá trình công nghiệp hóa và phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Ngày 1/4/1892, sắc lện cải tổ bộ máy nhà nước Xiêm được ban hành . Đứng đầu vương quốc là vua Rama V có quyền lực tối cao, bên cạnh vua là 2 hội đòng giúp việc được thành lập năm 1874: Hội đồng nhà nước và Hội đồng tư vấn. Cơ quan hành pháp là một hôi đồng chính phủ gồm 12 bộ trưởng và đa số các bộ trưởng đều là thành viên trong gia đình của nhà vua.
Năm 1895, Rama V cho lập thêm Hội đồng lập pháp, gồm 50 thành viên là hoàng thân và các bộ trưởng. Các thành viên của hội đồng này đều chịu trách nhiệm trước vua, đồng thời họ cũng chỉ có quyền bàn bạc, thảo luận các biện pháp, văn bản, săc lệnh do nhà vua ban hành chứ không có quyền biểu quyết.
Đồng thời với đó để tập trung quyền lực trong tay chính quyền trung ương Rama V còn có nhưng biện pháp cương quyết nhằm thủ tiêu tình trạng cát cứ phong kiến, xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến trước đây nhằm đưa đất nước trở thành một khối thống nhất. Rama V chia đất nước thành 18 khu, đứng đầu là khâm sai triều đình. Các khu chia lại thành các tỉnh, tỉnh chia thành huyện. Năm 1897 một đạo luật được ban hành thừa nhận sự hiện diện cảu các ấp ( mỗi ấp có khoảng 20 gia đình) được đặt dưới quyền của ấp trưởng do tỉnh trưởng xác nhận. Mười ấp kêt hợp thành một xã. Với một kết cấu hành chính hợp lý này dường như ở tận các ấp, xã đều có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, dẹp bỏ hệ thống bảo trợ cũa thuộc về các “Nai”- các chức quan địa phương trước đây. Nhà nước đã trực tiếp quản lý thần dân của mình mà không cần thồn qua các “Nai”
Lĩnh vực thứ hai mà cải cách Rama V đề cập đến là luật pháp. Đây là một lĩnh vực không kém phần quan trọng vì kinh tế không thể phát triển được nếu trậ tự chính trị và luật pháp của nước đó bị rối loạn.
Về mặt luật pháp: Rama V đã cho thành lập các cơ quan, hội đồng đặc trách xét xử và tuyên án với sự tham gia của nhiều ban bộ khác nhau. Đến năm 1891, bộ Tư pháp được thành lập, hệ thống luật pháp và xét xử của Xiêm trở nên có hệ thống và hiệu quả hơn trước.Hệ thống tòa án mới được thành lập trên toàn lãnh thổ Xiêm và lấy theo hình mẫu nước Anh. Việc cải tổ hệ thống luật pháp từ trung ương đến địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợ cho sự phát triển về mọi mặt như: kinh tế, chính trị , ngoại giao…

2.3.4 Cải cách quân đội:

Công cuộc cải cách luật pháp luôn đi liền với cải cách quân đội, công cụ quyền lực của bất cứ một giai cấp thống trị nào.
Trong bối cảnh nền độc lập của Xiêm đang bị các nước phương Tây đe dọa nghiêm trọng thì cải cách quân đội càng trở nên quan trọng. Năm 1885, Bộ chiến tranh cùng với các trường quân đội và hải quân đã được thành lập và đến năm 1887 thì Bộ Quốc phong Xiêm ra đời. Luật quân sự ra đời nhằm đảm bảo cho nhà nước có đủ lực lượng quân sự cần thiêt để phòng thủ đất nước

Quân đội của Xiêm được đầu tư tinh nhuệ, hiện đại theo kiểu phương Tây. Đến cuối thế kỷ XIX quân đội tổ chức ở Xiêm đã có 3 trung đoàn kị binh, 2 tring đoàn pháo binh và 8 trung đoàn bộ binh. Năm 1897 lực lượng quân đội Xiêm gồm có 15000 người.
Quân đội hiện đại, trung thành đó là một công cụ của nhà nước Xiêm dùng để đàn áp cuộc nổi loạn của quần chúng nhân dân và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và đảm bảo an ninh đất nước. Nhà nước Xiêm đã đầu tư mạnh mẽ cho quân đội, dùng quân đội để đổi lấy sự phục tùng tuyệt đối của thàn dan trong nước.

2.3.5 Chính sách giáo dục:

Rama Iv là người sớm nhận ra được tính ưu việt cảu văn minh phương Tây. Rama IV đã từng sử dụng hơn 80 chuyên gia phương Tây làm cố vấn trên nhiều lĩnh vực như :kinh tế, tài chính, gioa thông vận tải, quốc phòng, luật pháp, giáo dục…Điều đáng chú ý nhất là việc Rama IV tạo điều kiện để con cháu trong hoàng gia sớm được tiếp thu nền giáo dục phương Tây. Mongkut đã mở lớp học tiếng Anh ngay trong hoàng cung.

Rama IV và Rama V không phải là những người hủ nho như những ông vua phong kiến phương Đông khác. Họ tìm đúng con đường để đưa đất nước phát triển, thay đổi hệ thống giáo dục phong kiến bằng lối giáo dục cận đại, lối giáo dục thực tiễn. Rama V là người nhận thức được rằng những nỗ lực cải cách sẽ trở nên vô nghĩa nếu dân chúng không tiếp nhận và đạt trình độ kỹ thuật của văn minh phương Tây do trình độ văn hóa không đủ.

Nhằm mục đích đó, ngay từ năm 1871, Rama V đã cho thành lập một trường dạy tiếng Anh và tiếng Xiêm cho hoàng gia và các con em quí tộc thoe học. Năm 1885, nhà vua công bố về mục tiêu giáo dục phổ thông và công bố việc thành lập hệ thống trường học do nhà nước quản lý. Đồng thời nhà vua cũng tuyên bố có thể bắt đi lính bất cứ lúc nào những ai không tham gia vào việc xây dựng những trường như vậy. Nhờ đó mà một số lượng lớn trẻ em được gửi đên trường . Năm 1887, bộ giáo dục của Xiêm được thành lập với tư cách là một Bộ chuyên trách. Các trường sư phạm đào tạo giáo dục cũng được thành lập.
Săc lệnh giáo dục bắt buộc ở Xiêm được ban hành có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển dân trí kho đó. Rama V còn quan tâm đến cả việc giáo dục cho nô lệ vì theo ông, đó là điệu kiện thuân lợi giúp cho họ sau khi được giải phóng tránh quay trở về địa vị thống trị cũ của mình.

Rama V rất khuyến khích các quan chức cao cấp hoặc con em trong dòng dõi quý tọc của mình du học nước ngoài, đồng thời chú trọng việc sử dụng chuyên gia phương Tây trong các lĩnh vực khác nhau.
Những cải tổ trong lĩnh vực giáo dục về cơ bản mới chỉ phục vụ cho con em quí tộc nhưng không thể phủ nhận rằng nó đã góp phần đào tạo ra một thế hệ mới chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền học vấn phương Tây, giữ vai trò lớn trong quá trình đổi mới, canh tân đất nước.

2.3.6 Chính sách ngoại giao:

Sức ép mạnh mẽ của của chủ nghĩa thực dân phương Tây vào đầu thế kỷ XX buộc Xiêm phải đi đến kí kết các hiệp ước bất bình đẳng, song Xiêm vẫn nuôi hi vọng trong một thời gian không xã có thể xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đó. Vì vậy sau khi chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vào đầu thế kỷ XX, chính quyền Xiêm tiến hành đấu tranh giành quyền bình đẳng với các nước tư bản, khôi phục nền độc lập. Chủ trương căn bản trong chính sách ngoại giao của Xiêm là “ đổi đất lấy hòa bình”.
Mùa hè năm 1897, Rama V tiến hành chuyến thăm châu Âu, gặp gỡ chính phủ Anh, Pháp, Đức, Nhật và thiết lập quan hệ ngoại giao với Nga.

Ngày 30/8/1897 Rama V từ Petecpua về pari bắt đầu cuộc thương lượng kéo dài mà kết quả là Xiêm đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc trả lại cho Xiêm tỉnh Chantaburi, với điều kiện Xiêm nhường lại cho Pháp vùng Luong Phrabang tả ngạn sông Mekong.

Tháng 2/1904, hiệp ước Xiêm – Pháp chính thức được kí kết: Pháp rút khỏi Chantaburi, Xiêm có quyền duy trì vùng đông bắc của mình bằng quân đội Xiêm dưới sự chỉ huy của người Xiêm. Mặt khác, Xiêm có điều kiện thực hiện các biện pháp kinh tến như xây dựng đường xã, cầu cống.

Ngay cả khi Anh – Pháp kí hiệp ước liên minh phân chia khu vực ảnh hưởng ngay trên đất Xiêm , Xiêm vẫn luôn tìm cách để giữ nền độc lập quốc gia. Lợi dụng mâu thuẫn trong quyền lợi giữa các nước đế quốc , Xiêm từng bước thực hiện nhiệm vụ ngoại giao của mình.

Thời gian này, Đức đã chiếm được vị trid tương đối ở Xiêm, trở thành đối thủ đáng gờm của Anh, Pháp. Vì vậy trong các hiệp ước sau, Anh – Pháp ít nhiều đã có sự nhược bộ, Xiêm từng bước tháo gỡ thế o ép của mình.
Ngày 23/3/1907, hiệp ước Xiêm - Pháp được ký kết , trong đó Phá đã từ bỏ quyền lãnh sự tài phán, cho Xiêm vay một số tiền để xây dựng đường sắt ở bán đảo Nalapca. Đồng thời quyền lãnh sự tài phán của nước ngoài đã bị bãi bỏ ở Xiêm. Do đó chủ quyền của Xiêm trên một mức độ đáng kể đã được khôi phục, làm cho Xiêm vẫn giữ được độc lập về hình thức.

2.4 Kết quả của cuộc cải cách:

* Những thành công:

Về đối nội: cải cách đã mở ra giai đoạn phát triển toàn diện cho Xiêm. Thành công quan trong nhất của cuộc cải cách là đã xóa bỏ được chế độ nô lệ, góp phần đưa nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế Xiêm chuyển từ nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Cũng nhờ cải cách hệ thống giáo dục Xiêm được chuẩn hóa và hiện đại hóa , tầng lớp trí thức ngày càng được trọng dụng và đề cao. Các cải cách trên lĩnh vực xã hội và tôn giáo dem lại sự ổn định cho toàn xã hội, nâng cao trình độ dân trí trong nhân dân.

Về mặt đối ngoại:

Thành công lớn nhất của cuộc cải cách là đã góp phần bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền của Xiêm trước làn sóng tấn công của chủ nghĩa thực dân. Trong khi phần lớn các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, Xiêm là nước duy nhất nhờ đường lối ngoại giao khôn khéo, thựa dụng đã biết lựa chọn và tận dụng những cơ hội khách quan để đạt được mục đích của mình. Xiêm đã mạnh dạn cho phép tư bản nước ngoài vào tư do kinh doanh, đầu tư và phát triển buôn bán. Uy tín và vị thế quốc tế của Xiêm trên trường quốc tế ngày một được nâng cao. Đó là cơ sở để Xiêm tham gia vũ đài chính trị trong các giai đoạn tiếp sau, có tiếng nói trong các diễn biến chính trị quốc tế quan trọng trong chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai.

* Một số hạn chế:

Mặc dù chế độ nô lệ bị xóa bỏ, nhưng sự bất bình đẳng giữa các giai cấp trong các lĩnh vực kinh tê – chính trị - văn hóa, xã hội vân còn tồn tại. Xét theo khía cạnh đẳng cấp, xã hội Xiêm bao gồm tầng lớp thống trị và bị trị; còn xét theo khía cạnh kinh tê – xã hội thì xã hội Xiêm được chia thành ba tầng lớp: thượng lưu( hoàng tộc, quan sĩ, sĩ quan do vua đứng đầu); trung lưu( các tầng lớp buôn bán, kinh doanh chủ yếu là Hoa kiều); tầng lớp hạ lưu( nông dân, các tầng lớp quần chúng lao động la thuê). Các nhóm xã hội này khác nhau về đị vị, văn hóa, quan niệm, điều kiện sống. Mặ dò có nhiều thay đổi do cuộc cải cách và sự xâm nhập cảu chủ nghĩa tư bản phương Tây nhưng quan hệ xã hội ở Xiêm vẫn mang tính chất quan hệ đăng cấp truyền thống.
Trong quá trình cải cách, vì quyền lợi kinh tế của mình, tầng lớp quan lại, quý tộc phong kiến Xiêm không đề cập đến cơ sở quan trọng nhất là vấn đề ruộng đất của nông dân và không quan tâm tới cải thiện đời sống cho lực lượng lớn nhất này của xã hội, không hạn chế sự bó lột của tầng lớp địa chủ và tầng lớp trung gian tư sản Hoa kiều

Để thỏa mãn nhu cầu kinh tế và địa vị kinh tế của mình, nhà nước Xiêm mà đại diện là vua và các tầng lớp quan lại trong triều đình đã bắt tay với tư sản Hoa kiều, cho phép họ thay mặt mình kiểm soát và thao túng toàn bộ nền kinh tế. Quan hệ giữa giai cấp phong kiến Xiêm và tầng lớp người Hoa là quan hệ cộng sinh, trong đó người Xiêm cần đến vai trò kinh tế của người Hoa, còn người Hoa cần tới sự bảo hộ chính trị của chính quyền Xiêm. Nộng dân Xiêm tiếp xúc với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa một cách gián tiếp thông qua tầng lớp trung gian người Hoa. Mặc dù được hưởng một số điệu kiện kinh tế ưu đãi nhưng nhìn chung giai cấp nông dân Xiêm bị bần cùng hóa, lệ thuộc hoàn toàn vào tầng lớp người Hoa. Chế độ phát canh thu tô, cho vay nặng lãi, buôn bán lúa non, vẫn tiếp tục duy trì ở nông thôn Xiêm. Các quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Xiêm vì thế không phát triển một cách đầy đủ . Cải cách kinh tế ở Xiêm là những cải cách đóng khung trong phạm vi quyền lực mà giới thống trị cho phép. Vì thế chủ nghĩa tư bản Xiêm còn được gọi là “chủ nghĩa tư bản ký sinh chính trị”.

Không giống như công cuộc cải cách của Nhật Bản, trong khi du nhập và tiếp thu các yếu tố tiến bộ của chủ nghĩa tư bản phương Tây thì nhưng giá trị truyền thống vẫn được giữ vững tạo nên bản sắc dân tộc nhưng ở Xiêm giá trị văn hóa bị mai một bởi sự du nhập của những yếu tố chủ nghĩa thực dân.

Cải cách ở Xiêm là một quá trình lâu dài, phức tạp , bắt đầu từ thời vua Rama I năm 1782 đâne đầu thế kỷ XX, mà đỉnh cao là công cuộc cải cách dưới thời vua Rama V. Trong suốt hơn một thế kỷ đó, vương quốc Xiêm đã dần khẳng định được vị trí của mình trong khu vực và trên thế giới nhờ những đường lối đối nội và đối ngoại khôn khéo, kiên quyết, trong đó đường lối đối nội có vai trò quyết định còn đối ngoại giữ vai trò quan trọng . Vua Rama V là vị vua nhận thức sâu sắc hơn ai hết muốn cải cách thành công phải kết hợp cả 2 yếu tố đó tạo thành sức mạnh tổng hợp. Và trên thực tế , công cuộc cải cách đã làm cho nước Xiêm thoát khỏi nguy cơ bị biến làm thuộc địa giống như các nước xung quanh.

3 Phong trào Duy Tân mậu tuất ở Trung Quốc:

3.1 Cùng chung số phận với các nước châu Á, đến giữa thế kỷ XIX, Trung Quốc trở thành miếng mồi béo bở cho các nước tư bản phương Tây.

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên. Chế độ phong kiến tồn tại lâu đời và có một nền văn minh phát triển rực rỡ. Nhưng đễn cuối thời đại Mãn Thanh, xã hội phong kiến Trung Quốc đã bước vào giai đoạn khủng hoảng. Nhân dân không có ruộng cày, tô thuế nặng, nạn cho vay lãi ngày càng lan tràn trầm trọng.Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ khắp nới là suy yếu triều đình phong kiến.

Trong bối cảnh đó, các nước thực dân tăng cường xâm lược Trung Quốc, song không có một nước đế quốc nào có đủ sức một mình chiếm giữ Trung Quốc, chúng cùng tiến hành xâu xẽ Trung Quốc. Việc xâu xẽ Trung Quốc được tiến hành theo hai hướng xâm nhập kinh tế và xâu xẽ đất đai để làm nhược địa hay khu vực ảnh hưởng .

Một biện pháp quan trọng để các nước mở cửa Trung Quốc là dùng thủ đoạn buôn bán thuốc phiện. Đầu tiên là người Bồ Đào Nha và người Hà Lan buôn bán thuốc phiện ở Trung Quốc. Thuốc phiện làm cho nền kinh tế Trung Quốc bị sa sút nghiêm trọng , bạc trắng liên tục chảy về các nước châu Âu. Năm 1840 cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất do thực dân Anh tiến hành đã mở toang cánh cửa buôn bản vào Trung Quốc. Tháng 6/1842 quân Anh tiến vào cửa sông Ngô Tùng , sau đó tiến vào Lưỡng Giang mộ cách dễ dàng. Chính quyền nhà Thanh run sợ khiếp nhược, vội ký điều ước Nam Kinh(29/8/1842). Điều ước Nam kinh hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên mà Trung Quốc ký với thực dân phương Tây. Theo điều ước này: Trung Quốc phải mở 5 cửa biển cho Anh vào tự do thông thương, Trung Quốc nhược Hương cảng cho Anh và bồi thường chiến phí cho Anh 21000000 bảng, Trung Quốc và Anh sẽ bàn bạc, thỏa thuận về thuế xuất, nhập khẩu đối với hàng hóa Anh.Điều ước Nam kinh đã mở đầu cho quá trình đầu hàng của triều đình phong kiến Mãn Thanh.

Từ chiến tranh thuốc phiện(1840) đến chiến tranh Trung – Nhật(1894) các nước tư bản (Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga) đã nhiều lần phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Trung Quốc lần lượt phải ký các hiệp ước bất bình đẳng với các nước tư bản khác như: hiệp ước Vọng Hạ(7/1844) với Mỹ, hiệp ước Hoàng Phố(10/1844) với Pháp, rồi đến Bỉ, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Nauy.
Sau khi kí kết các hiệp ước bất bình đẳng trên, các nước thực dân chia nhau xây dựng các tô giới, khu vực ảnh hưởng, các cơ sở công nghiệp ở Trung Quốc. Những tô giới được triều đình Mãn Thanh công nhận là vùng đất riêng bọn thực dân Âu – Mỹ, là cứ điểm để chúng tiếp tục xâm lược Trung Quốc.Sau chiến tranh Trung – Nhật, Trung Quốc tiếp tục nhược những quyền lợi của dân tộc cho đế quốc Nhật. Đặc biệt đế quốc Mĩ đề ra chính sách “mở cửa” để chen chân vào lục địa Trung Quốc.
Trong tình thế không một nước nào đủ sức độc quyền xâm chiếm Trung Quốc, các nước đã chấp nhận đề nghị của Mĩ trong việc chia cắt Trung Quốc làm cho Trung Quốc nhanh chóng trở thành nước phụ thuộc, suy yếu. Nguyên nhân của tình trạng này là do thái độ ớn hèn của triều đình phong kiến Mãn Thanh.

Bối cảnh lịch sử trên đưa đất nước Trung Quốc đứng trước những thách thức lớn, đồng thời cũng là thách thức chung của các dân tộc châu Á: đó là nguy cơ biến thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.
Cũng giống như Nhật Bản, Xiêm, con đường duy tân đổi mới là lựa chọn sáng suốt nhất cho nhân dân Trung Quốc trong thời điểm này.

3.2 Những biến chuyển mới trong xã hội phong kiến Trung Quốc tạo nên những tiền đế giải quyết yêu cầu trên

* Tiền đề kinh tế - xã hội:

Chế độ phong kiến Trung Quốc đang trên bước đường khủng hoảng, đặc biệt là cuối triều đại Mãn Thanh. Nhà Thanh duy trì một nền thống trị vô cùng độc đáo , bảo thủ, quan liêu và ngày càng trở nên thối nát, quyền lực lúc này nằm trong tay Từ Hi Thái hậu. Sự chuyên quyền của Từ Hy Thái hậu làm cho chử nghĩa tư bản không thể phát triển được. Tuy nhiên đến cuối thế kỷ XIX, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ quan hệ sản xuất phong kiến:

Cùng với việc xâm nhập kinh tế của các nước tư bản đế quốc, một số địa chủ, quan lại lớn của Trung Quốc như Lý Hồng Chương, Tăng Quốc Phiên… cũng bắt đầu kinh doanh theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Năm 1862 một số công xưởng chế tạo vũ khí được thành lập; năm 1866, xưởng sửa chữa, đóng tàu Mã Vĩ ở Phúc Kiến cũng bắt đầu hoạt động…
Vào những năm 1870, tư sản dân tộc xuất hiện, trước hết trong nghành ươm tơ – một nghề truyền thống của nhân dân Trung Quốc. Năm 1872, công xưởng ươm tơ ra đời đầu tiên ở Nam Hải Quảng Đông; đến năm 1890 có khoảng 60 xưởng ươm tơ, xưởng lớn thuê được hàng vạn công nhân. Tiếp đó các xưởng ươm tơ kéo sợi cũng được thành lập ở nhiều nơi( Thượng Hải, Ninh Ba…). Công nghiệp dệt là nghành chủ yếu trong kinh tế đất nước này và phát triển khá nhanh. Ngoài ra các xí nghiệp giấy, in, chế tạo máy, sửa chữa cầu, khai thác mỏ, vận chuyển…đều có những tiến bộ.

Đặc biệt công nghiệp của tư sản Trung Quốc phát triển dựa vào các thế lực chính trị, kinh tế kỹ thuật của tư bản nước ngoài nên tư sản dân tộc vừa có quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, vừa mâu thuẫn với chúng.
Nhìn chung , tư sản dân tộc Trung Quốc kinh doanh chủ yếu trong nghành công nghiệp nhẹ, ít đầu tư mà thu lợi nhuận cao. Ngành công nghiệp này vẫn phải dựa vào tư bản nước ngoài. Do bị chèn ép nên mâu thuẫn giữa tư sản dân tộc Trung Quốc với tư sản nước ngoài và chế độ phong kiến ngày càng trở nên gay gắt.

Cùng bới đó nhưng mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Trung Quốc ngày càng phát triển: mâu thuẫn giữa người Mãn và người Hán; mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp phong kiến; mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân với chế độ phong kiến và mâu thuẫn ngay trong chính giai cấp phong kiến. Trong triều đình chia làm hai phe: một là quan lại trong triều đình Mãn Thanh đứng đầu là Từ Hy Thái hậu, hai là các trí thức yêu nước và một số quý tộc kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa đứng đầu là Hoàng đế Quang Tự. Mâu thuẫn xã hội gay gắt dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp nổ ra, nổi bật nhất là phong trào nông dân “Thái Bình Thiên Quốc”.

* Tiền đề tư tưởng:

Song hành với những biến đổi trong nước, những trào lưu tư tưởng mới, tiên tiến tràn vào xã hội Trung Quốc. Mặc dù bất cứ những thông tin có nội dung mới mẻ đều bị triều đình Mãn Thanh ngăn trở, nhưng đã lọt vào Trung Quốc thông qua đội ngũ trí thức, công nhân, thương nhân, Hoa kiều( đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài)… những người này chiếm số lượng không ít, nhất là tư sản Hoa kiều. Giữa họ có sự liên hệ với gia đình, hàng xóm, do đó những tin tức chính trị mới, văn hóa ở ngoại quốc được truyền vào Trung Quốc. Thời điểm này, sách báo nước ngoài được dịch ra tiếng Trung Quốc khá phong phú. Các tác phẩm của các nhà tư tưởng lớn trên thế giới như : Vote, Rutxo, Mongtexkio…truyền vào Trung Quốc làm thức tính những trí thức có tinh thần yêu nước.

Như vậy đứng trước những thách thức lớn mà thời đại đem lại, những chuyến biến trong lòng xã hội Trung Quốc và những tư tưởng mới từ bên ngoài dội vào đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho những trí thức yêu nước mạnh dạn đứng lên tìm cách cứu vãn tình thế đất nước bằng con đường Duy Tân.

3.3 Các phong trào cải cách tiêu biểu ở Trung Quốc giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

3.1.3 phong trào tây Dương Vụ

Thất bại của khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc đã tác động tới nhận thức của những có tư tưởng duy tâ: muốn chiến thắng được người phương Tây không chỉ dựa vào sức người và lòng yêu nước là đủ, muốn thắng họ thì phải có kỹ thuật súng ống và tàu bè giống phương Tây. Vài người Mãn như Cung Thân Vương Dịch Hân, Quế Lương nghĩ đến việc tự cường, bàn với Văn Tường, Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chươnng,... thành lập nên phái Dương Vụ. Phái này có chung chủ trương “tân chính”, kêu gọi “tự cường” bằng cách học tập phương Tây, trong đó khẩu hiệu “Trung học vi thể, Tây học vi dụng” được phái này xem là tư tưởng chỉ đạo Họ đồng ý với nhau rằng "muốn tự cường thì việc luyện binh là quan trọng nhất, mà muốn luyện binh thì trước hết phải chế tạo vũ khí giới".

Ngày 13/1/1861 vua Hàm Phong ra chỉ dụ thừa nhận phong trào Dương Vụ, khuyến khích tự lực tự cường, làm theo phương Tây để tăng cường quyền lực và phát triển kinh doanh. Phong trào Tây dương vụ ra đời, do Cung thân vương Dịch Hân, em vua Hàm Phong giữ chức Nghị chính vương kiêm Quân cơ xứ lĩnh bang đại thần khởi xướng. Phong trào kéo dài từ 1860 – 1895 với mốc khởi đầu là việc thành lập Tổng lý các quốc sự vụ nha môn tháng 1 năm 1861.
Năm 1862, họ giao cho Lý Hồng Chương thi hành.

Năm 1861 Tổng đốc Lưỡng giang Tăng Quốc Phiên thành lập An khánh quân giới cục tại tỉnh An huy.
Năm 1862 Tuần phủ Giang tô Lý Hồng Chương và Tăng Quốc Phiên đồng sáng lập Cục pháo binh và Tổng cục chế tạo cơ khí Giang nam ở Thượng hải, Cục làm pháo Tây dương ở Tô châu, Cục cơ khí Kim lăng ở Nam kinh.

Năm 1866 Tổng đốc Mân Triết Tả Tôn Đường mở Cục thuyền Mã vĩ ở Phúc Kiến, do Thuyền chính đại thần Thẩm Bảo Trinh làm Giám đốc, đặt nền móng cho hải quân Trung Quốc. Tả Tông Đường là người đã mở xưởng đóng tàu đầu tiên ở Trung Quốc tại Phúc Kiến mang tên Mã vĩ, và cũng đã thành lập học viện hải quân đầu tiên khi ông làm tổng đốc ở đây.

Khi chuyển đến vùng Tây Bắc giữ chức Tổng đốc Thiểm Cam, Tả Tôn Đường đề xuất lên triều đình nhiều chủ trương chính sách thúc đẩy kinh tế văn hóa vùng Tân Cương có tác dụng tích cực đối với việc khai phá vùng biên giới, thành lập các cơ sở sản xuất kiểu mới ở vùng Tây bắc như : Lan châu cơ khí chức ni cục (là xưởng dệt len cơ khí đầu tiên của Trung quốc dùng máy móc của Đức, thành lập năm 1878), Tổng cục tơ tằm A khắc tô, Lan châu chế tạo cục thành lập năm 1871, Tây an cơ khí cục thành lập năm 1869.

Năm 1867 tại Thiên tân Sùng Hậu Thông thương vụ đại thần Tam khẩu mở 2 cơ khí cục chuyên sản xuất cơ khí quân dụng, sau đó năm 1872 Luân thuyền chiêu thương cục mở chi nhánh tại đây, năm 1877 mỏ than Khai Bình được đưa vào khai thác, năm 1888 tuyến đường sắt Thiên Tân Đường sơn hoàn thành, năm 1896 Bưu điện Đại Thanh hoạt động tại đây, năm 1903 thành lập Tổng cục Công nghệ Trực Lệ.

Tả Tông Đường là người đã mở xưởng đóng tàu đầu tiên ở Trung Quốc tại Phúc Kiến mang tên Mã vĩ, và cũng đã thành lập học viện hải quân đầu tiên khi ông làm tổng đốc ở đây.
Tổng cục chế tạo Giang Nam.

Năm 1865 đạo đài Thượng Hải Đinh Nhữ Xương, cựu tướng lĩnh Hoài Quân được bổ nhiệm làm Giám đốc Cục chế tạo cơ khí Giang Nam. Lúc đầu kinh phí mua sắm máy móc chỉ có 25 vạn lạng bạc (35 vạn USD) được lấy từ nguồn thu thuế quan tại Thượng Hải . Tổng cục chế tạo cơ khí Giang Nam mua các máy móc của Mỹ gồm lò nấu, máy hơi nước, động cơ, máy đục, máy vặn ốc đủ các loại máy móc để chế tạo súng trường và pháo, thủy lôi, đạn dược, máy móc đóng tàu, là xí nghiệp quân sự lớn nhất do phái Dương Vụ thành lập, về quy mô là một trong những công xưởng quân sự lớn nhất châu Á lúc bấy giờ.
Đến giữa năm 1867 mỗi ngày công xưởng sản xuất 14 khẩu súng trường và hàng trăm thùng đạn, cung ứng cho mặt trận Thiểm Cam của Tả Tông Đường. Năm 1874 sản xuất được 110 đại bác theo kiểu của cơ xưởng Amstrong (Anh). Về sau Lý Hồng Chương cho áp dụng kỹ thuật của Đức thay cho của Anh, dùng nhiều sản phẩm của hãng Krupp.

Năm 1861 nhà khoa học Từ Thọ (1818 – 1888) người Vô Tích, Giang tô đã nghiên cứu chế tạo tàu hơi nước, đến năm 1862 chế tạo thành công tàu Hoàng cốc là chiếc tàu hơi nước đầu tiên của Trung quốc được làm bằng gỗ.

Năm 1868 Từ Thọ đến làm việc tại Quảng phiên viện quán (nhà phiên dịch của Tổng cục chế tạo Giang nam) lần lượt dịch 13 loại thư tịch khoa học Tây phương như “Khí cơ phát nhẫn”, “Doanh trận đề yếu”, “Tây nghệ tri tân”.

Năm 1868 chiếc tàu đầu tiên của nhà máy tàu thuyền Giang Nam là Huệ Cát được hạ thủy. Đến năm 1876 Giang Nam công xưởng cho hạ thủy 7 chiếc tàu hơi nước, trong đó chiếc tàu lớn nhất có tải trọng 2800 tấn. Quy mô của Giang Nam công xưởng vượt xa xưởng đóng tàu Yokosuda của Nhật mãi đến năm 1887 mới bắt đầu sản xuất tàu cỡ lớn.

Năm 1869 nhà máy chế tạo tàu thuyền Mã Vĩ (Phúc Châu) bắt đầu đóng loại tàu mới, sử dụng máy móc và kỹ thuật cơ khí của Pháp do Thẩm Bảo Trinh nguyên tuần phủ Giang Tây làm Giám đốc. Kinh phí ban đầu là 40 vạn lạng bạc (55 vạn đô la) được huy động từ các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang, Quảng Đông. Kinh phí xây dựng 3 cục cơ khí Giang Nam, Thiên Tân, Kim Lăng lên tới 2454 vạn lạng bạc, chiếm 50% chi phí cho công nghiệp quân sự của nhà Thanh.
Các trường quân sự cũng được thành lập: năm 1867 trường hải quân được thành lập ở Phúc châu (Phúc kiến), Thiên tân (Trực lệ), Hoàng phố (Quảng đông), Nam kinh (Giang tô), Yên đài (Sơn đông) .

Đến những năm 1890 hoạt động của 3 cục quân giới trên đã có những thành tích nổi bật; các kiểu đạn pháo do Tổng cục chế tạo Giang nam chế tạo ra đã tiếp cận được với vũ khí nhập khẩu của phương Tây. Cục cơ khí Thiên Tân nổi tiếng với các sản phẩm cơ khí quân dụng.

Về sau công cuộc Tây dương vụ được Tổng đốc Hồ quảng Trương Chi Động và Bộ trưởng Giao thông Thịnh Tuyên Hoài tiếp tục thực hiện, hai người thành lập nhiều xí nghiệp, riêng Thịnh Tuyên Hoài còn bỏ vốn đầu tư trong nhiều cơ sở kinh doanh.
Khi đến Quảng đông nhậm chức tổng đốc Lưỡng quảng, Trương Chi Động cho xây dựng Quảng đông quân giới cục, thành lập trường lục quân Quảng đông, Cục dệt vải và Xưởng luyện thép Quảng đông. Trong thời gian này Trương Chi Động cho thành lập Giang nam tự cường quân là lực lượng lục quân kiểu mới sớm nhất Trung quốc lúc bấy giờ theo biên chế quân đội phương Tây.

Lúc được thuyên chuyển đến Hồ bắc Trương Chi Động cho di dời toàn bộ thiết bị của xưởng súng pháo Quảng đông và cho xây dựng thành xưởng súng pháo Hán dương, Xưởng dệt tứ cục Hồ bắc bao gồm dệt vải, kéo sợi, ươm tơ, chế biến gai, Thư viện Lưỡng Hồ, lập kế hoạch xây dựng đường sắt Lô Hán (sau đổi tên là Kinh Hán, xây dựng từ năm 1896, hoàn thành năm 1905) nối liền hai miền nam bắc.

Công binh xưởng Hán dương được xây dựng năm 1894 từ nguồn kinh phí của hạm đội Nam dương là nhà máy sản xuất vũ khí đầu tiên có quy mô lớn với hệ thống kỹ thuật lớn nhấtNăm 1893 ở Hồ bắc xây dựng nhà máy thép Hán dương, lò cao cận đại hóa của Trung quốc bắt đầu sản xuất vào tháng 5 năm 1894. Nhà máy có 4 lò cao đều mua trang thiết bị nước ngoài, trình độ kỹ thuật tương đối tiên tiến so với thế giới lúc đó. Tháng 2 năm 1908 nhà máy thép Hán dương cùng mỏ sắt Đại dã hợp nhất với nhà máy luyện khoáng và mỏ Bình hương (Giang tây), trở thành một xí nghiệp liên hợp gang thép đầu tiên có quy mô lớn hiện đại nhất châu Á lúc bấy giờ.

Thua trận trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất năm 1894 - 1895 là một bước ngoặt đối với triều đình nhà Thanh. Nhật Bản, một nước từ lâu bị người Trung Quốc coi là quốc gia mới của những kẻ cướp biển, đã đánh bại một cách thuyết phục hạm đội Bắc hải mới được hiện đại hóa của nước láng giềng to lớn khiến triều đình nhà Thanh phải mất mặt.
Khi đã đánh bại Trung Quốc, Nhật Bản trở thành nước Châu Á đầu tiên gia nhập vào hàng ngũ các cường quốc trước đó chỉ gồm các nước phương Tây. Thất bại này là một sự sửng sốt đối với triều đình nhà Thanh đặc biệt khi họ chứng kiến hoàn cảnh xảy ra của nó chỉ ba thập kỷ sau khi Nhật Bản tiến hành các cuộc Minh Trị cải cách biến nước này có khả năng ganh đua với các nước phương Tây về các thành quả kinh tế và kỹ thuật của họ.

Cuối cùng vào tháng 12 năm 1894 chính phủ nhà Thanh đưa ra một số bước kiên quyết nhằm cải cách thể chế quân sự và đào tạo lại một số đơn vị đã được lựa chọn nhằm tây phương hóa trình độ tác chiến, vũ khí và chiến thuật của họ. Các đơn vị đó được gọi là Tân thức lục quân Quân đội kiểu mới). Kết quả thành công nhất của việc này là Bắc Dương Quân nằm dưới sự giám sát và điều khiển của cựu chỉ huy Hoài Quân, vị tướng người Hán Viên Thế Khải.

3.3.2 Phong trào Duy tân Mậu Tuất( 1898)

Khang Hữu Vi có nhận định khá sắc sảo là: “Thái Tây mạnh, cái gốc không phải là vũ khí kỹ thuật mà là cách học của trí thức (kẻ sĩ) và tân pháp (tổ chức một chế độ xã hội mới)"

Khang Hữu Vi và các chiến hữu hướng tới Nhật với tấm gương tự cường có hiệu quả. Từ bài học thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894- 1895), với sự thất bại của hạm đội hải quân Trung Quốc trên eo biển Trung Quốc Triều Tiên, tuyên bố sù phá sản của phong trào Dương vụ; Phái Duy Tân đã đi một bước tiến mới về tư tưởng: phải cải cách toàn diện. Và tư tưởng đó đã khẳng định sự đòi hòi giải phóng tư tưởng. Nó tác động đến ngay cả vua Quang Tự và những đại thần như Ông Đồng Hoà. Đối mặt với những thách thức lịch sử họ muốn tìm mét con đường đi lên bắt kịp với thời đại, muốn tìm một con đường thoát hiểm

Là một quốc gia phong kiến với nền kinh tế tiểu nông tự cấp tù tóc, về chính trị là nền thống trị chuyên chế phong kiến tuyệt đối, về văn hoá thì sùng bái cương thường luân lý Nho giáo, việc tuyển chọn đào tạo hiền tài thì theo kinh phó văn chương vô bổ, lạc hậu. Quan niệm hạn chế “nhất sĩ nhì nông”, “ Dĩ nông vi bản” như dây trói xã hội Trung Quốc trì trệ hàng ngàn năm. Nhân tài ngoài đào tạo theo kiểu kinh phó chữ nghĩa không học điều gì phục vụ thực tế cuộc sống. Học để làm quan và nếu không thi đậu làm quan thì về cày ruộng, cái chu kỳ của tư tưởng đào tạo nhân tài về cơ bản là theo nếp “học phi sở dông, dông phi sở học”- học cái không dùng, dùng cái không học.

Phương Tây đã dùng súng đạn để mở cửa Trung Quốc. Trung Quốc không chống nổi và buộc phải mở cửa, nghe theo các đế quốc nhượng bộ nhiều quyền lợi. Người Trung Quốc dần nhận ra cái thua kém của mình. Dương di, Tây di không "di", không "man" mà Trung Quốc thì “di” “man” hơn. Ngay cả quan lại phong kiến Trung Quốc cũng nhận ra cái yếu, dốt hơn người của mình. Giá trị đích thực của cuộc đọ súng với Dương di là tầng lớp phong kiến đã rút được bài học phải “Sư Di trường kỹ, dĩ chế Di”.Phong trào Duy Tân như một nhận thức hoàn toàn mới mẻ. Những chí sĩ Duy Tân đã mạnh dạn:

- Chủ trương nạp vào chế độ những cải chế dân chủ, tạo cho bộ máy chính quyền dân chủ hơn, có sức mạnh hơn. Họ đòi thay các vị đại thần già nua bảo thủ bằng biện pháp hoà bình giữ nguyên lộc nhưng cho thôi tham chính. Tạo cho những nhân tài, những trí thức mới có khả năng tham dự việc quản lý đất nước. Vấn đề cải chế thực ra đã đụng đến những vấn đề động trời thay đổi nếp nghĩ hàng ngàn năm. Tiến hành giảm sè quan lại và xây dựng chính quyền có hiệu lực. Khuyến khích nhân dân và người có học vẫn tấu nghị bàn việc nước.
- Tiến hành việc tuyển dụng nhân tài theo cách tuyển tài năng thực dụng và tiến hành thi tuyển về kinh tế.
- Lập cục thương nghiệp.
- Lập nông công thương cục để chấn hưng thực nghiệp.
- Lập tổng cục khai mỏ.
- Xây dựng đường sắt Kinh Hán, Việt Hán, Thượng Hải, Ninh Ba.
- Sáng lập Kinh sư Đại học (tiền thân Đại học Bắc Kinh bây giờ) xây dựng các trường trung tiểu học, phái học sinh du học, lập cục dịch sách khoa học phương Tây.
- Xây dựng lục quân theo phương Tây.
Phong trào Duy Tân hy vọng thông qua quyền lực của vua Quang Tù bằng những dụ lệnh có thể tiến hành một cuộc chuyển mình cải cách hoà bình. Trung Quốc sẽ bắt chước Nhật thực thi mét cuộc biến đổi toàn diện để phú cường, và hy vọng:
- Vua Quang Tù trở thành ông vua như Minh Trị khai sáng cho mét thời kỳ mới ở Trung Quốc.
- Tiến hành mét Duy Tân thay đổi toàn diện để tiến vào xã hội phát triển bắt kịp xu thế chung.

Những người trong phái Duy Tân bước đầu lên án quan niệm phong kiến quân chủ chuyên chế, chuyển sang nhanh thức dân quyền tư sản hay còn gọi là quá trình “cận đại hóa”.
Quá trình “cận đại hóa” của nhân loại được định bằng mốc bắt đầu thời đại tư bản chủ nghĩa, cận đại hoá có nghĩa là phát triển con đường tư bản chủ nghĩa. Như mọi người đều biết cận đại hoá mang theo những nội dung chính sau:
- Dân chủ hoá thể chế chính trị. Nền chính trị nghị viện.
- Xã hội hóa nền sản xuất.
- Kinh tế hàng hoá phát triển và do đó vai trò công thương nghiệp được nhận thức đúng tầm quan trọng đặc biệt vai trò thương nghiệp
- Vai trò văn hoá giáo dục đào tạo nhân tài trở thành yếu tố quan trọng.
Nhưng như vậy vấn đế đụng đến thể chế là vấn đề không đơn giản, các thế lực có quyền lực được ưu đãi trong xã hội cũ, thể chế cũ các quan đại thần không chịu mất đi nguồn thu nhập lớn và càng không thể để mất đi cái quyền tạo nên khả năng tạo nguồn thu nhập kinh tế cho mình.
Vấn đề cải chế đã đi vào vấn đề lớn đầu tiên là “biến pháp” quyền vua, luật pháp và bước đầu khẳng định quyền dân.
Thành lập nghị viện trở thành một trào lưu tư tưởng. Những trí thức thức thời như Trịnh Quan Ứng, Hồ Lễ Đán, Hà Khởi… đã nhận ra vấn đề cải cách bộ máy nhà nước chuyên chế , cần phải xem xét đến vấn đề dân chủ và tổ chức nghị viện. Khang Hữu Vi trong " Nhật Bản chính biến khảo" đã đề ra việc xây dựng nền quân chủ lập hiến và ông nói: “Ngày nay thực thi biến pháp (tân pháp) cần phải thi hành tam quyền phân lập"; đưa ra chủ trương chính quyền “quân dân cộng trị” và quyền lập pháp thuộc về quân dân”.

Như vậy quan niệm thể chế phong kiến bất biến đã bị đưa ra trước toà án của lý tính. Con đường hướng tới “quân chủ mới” (quân chủ lập hiến) và cuối cùng nền cộng hoà dân chủ đã như được nhận thức. Trung Quốc phải thay chế độ phong kiến đương thời bằng mét bộ máy tổ chức dân chủ hơn đặng có thể tạo được xung lực đi lên. Trong thư Khang Hữu Vi tâu lên vua Quang Tù có nói: “Lập nghị viện (Quốc hội) để nắm rõ tình hình quần chúng” việc nước do Nghị viện bàn bạc và làm” “Học tập luật của các quốc gia để định hiến pháp, định luật công, tư”.

Khang Hữu Vi đã lập luận “chế độ quân chủ tạo nên quyền vô hạn” và sẽ “vi phạm công lý”. Phương Tây mạnh là nhờ thể chế tốt. “Nhật Bản Duy Tân thành công là do biến pháp, cải biến quan chế”. Ông khẳng định muốn Duy Tân biến pháp, vấn đề đầu tiên là phải chấn chỉnh lại quan chế, hành chính. “Chỉ có cải biến quan chế, quét sạch rác rưởi, mới có thể đẩy mạnh chính quyền làm cho quốc gia giàu mạnh”. Khang Hữu Vi cho rằng chế độ quan chức hành chính ở Trung Quốc là gốc căn bệnh của Trung Quốc. Nó làm cho “cổ họng bị tắc nghẽn, toàn thân bị tê liệt, huyết mạnh không thông. Bệnh suy yếu từ lâu”. Đó là tư tưởng mới táo bạo có ý nghĩa lịch sử của những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân Mậu Tuất.
Vấn đề thứ hai là tư tưởng lấy thương nghiệp xây dựng đất nước và coi trọng công nghiệp

Trung Quốc vốn từ lâu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo phong kiến không coi trọng thương nghiệp và công nghiệp. Tư tưởng chủ đạo vẫn là “Dĩ nông vi bản”. Nói cho cùng Trung Quốc nông nghiệp phong kiến từ lâu vẫn cố thủ ở tư tưởng chỉ coi trọng nông nghiệp làm ra lúa gạo và học chữ nghĩa “thánh hiền” để làm quan.
Những nhà Duy Tân với tư tưởng trọng thương và đề cao thương nghiệp như một nhận thức cách mạng về tư tưởng của phương Đông và quan niệm kinh tế. Muốn làm thay đổi một xã hội trì trệ sang mét xã hội văn minh phát triển nông nghiệp tư bản, phải thay đổi cách nhìn, thực thi chính sách coi trọng công thương nghiệp. Những nhà Duy Tân đã tuyên chiến với tư tưởng từng gông cùm, trói buộc xã hội Trung Hoa hàng ngàn năm.
Con đường “dĩ thương lập quốc”, “thượng công” như là một tư tưởng cách mạng, chuyển từ nông nghiệp phong kiến sang nhận thức kinh tế phát triển tư bản chủ nghĩa để tiến kịp thời đại. Khang Hữu Vi đã đưa ra nhận định “nông nghiệp lập quốc sẽ làm cho dân nghèo dân ngu” “trọng công thương thì ngày càng đổi mới, dân càng có trí tuệ”.
“Ngày nay đã tiến vào thế giới công nghiệp, phương Tây cường thịnh đều nhờ khuyến khích ưu đãi phát triển buôn bán. Họ nhấn mạnh sản xuất vật chất; Nhật Bản có thể đối chọi với phương Tây là nhờ vào họ lập các thương đoàn, thương xã và để tâm đến thương nghiệp". Nhận thức của phái Duy Tân về vai trò công thương nghiệp đã vượt xa phái Dương vụ do Lý Hồng Chương và Tăng Quốc Phiên đứng đầu, vì phái Dương vụ chỉ thiên về sự tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt về kỹ thuật quân sự phương Tây. Dương vụ chỉ mưu cầu bề nổi tiến bộ kỹ thuật quân sự để “cường binh, phó quốc”.
Tư tưởng “trọng thương, thuợng công” tuyên chiến với tư tưởng " dĩ nông vi bản" là con đẻ của quá trình lịch sử Trung Quốc vận động qua hàng nửa thế kỷ tõ sau chiến tranh thuốc phiện 1840. chúng ta có thể thấy tác dụng khách quan về cái đích của sự xâm thực của các đế quốc thực dân tư bản Âu Mỹ. Nó đã tạo nên lực đẩy đối với xã hội kinh tế Trung Quốc. Những nhà Duy Tân thông qua thực tiễn lịch sử đã ý thức được sức mạnh của kinh tế sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Trong quá trình vận chuyển máu lưu thông trao đổi hàng hoá, thương nhân luôn phải có cái nhìn rộng, đa chiều. Họ phải suy nghĩ cách làm có hiệu quả trong kinh doanh, điều tiết sản xuất, phân phối, kích thích tiêu thụ và do đó tạo nên nguồn cầu để kích thích sản xuất nguồn cung. Cung cầu tăng tốc có mối liên quan tự thân. Công thương nghiệp trong quá trình vận hành sẽ tác động đến mạch sống sản xuất xã hội. Những nhà Duy Tân đã vượt xa quan điểm phong kiến về nhận thức thương nghiệp.
“Nguồn của buôn bán thương nghiệp là khoáng sản, gốc của thương nghiệp là nông sản, công nghiệp tạo nên hàng cho thương nghiệp, và thương nghiệp có phát triển được mạnh, nhanh hay không là nhờ vào giao thông”.
Nhận thức quan hệ giữa nông nghiệp, công nghiệp tạo hàng và giao thông với thương nghiệp tạo nên mạch sống kinh tế mang tính hiện đại đã chứng tỏ các nhà Duy Tân đã bắt kịp dòng thời đại và giữ nhịp độ tăng trưởng chung. Tuy lập luận nhận thức của phái Duy Tân còn thô, song về bản chất phát triển của sự vật, họ đã nắm bắt được mối liên hệ hữu cơ của nó.
Trong cuộc cạnh tranh thương trường cũng chứa đựng cái hoạ diệt vong. Phái Duy Tân như nêu lời cảnh báo: “Trước kia trong chiến tranh mọi người đều căm giặc, sôi sục căm hờn chống; Ngày nay cuộc cạnh tranh hàng hoá thương nghiệp làm cho bao người phá sản, nghèo đói, thậm chí phải chết, nước có nguy cơ diệt vong, mà mọi người lại xem như không có chuyện gì xảy ra”
Có thể nhận thấy tư tưởng và hoạt động cảu phái Duy tân mang tính chất cảu một cuộc cải cách ôn hòa, được tiến hành trong khuôn khổ của chế độ phong kiến đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Do không có thế lực về chính trị, sức mạnh về kinh tế nên giai cấp tư sản dân tộc không thể đưa ra một biện pháp nào tích cực, thoát khỏi sự ràng cuộc của chế độ phong kiến và đế quốc. Tuy vậy, Từ Hi Tháu hậu đứng đầu phái bảo thủ cũng tìm mọi cách để chống lại phong trào Duy tân song vua Quang Tự lại ủng hộ phong trào Duy tân để cứu vãn tình thế đất nước và giành quyền lực về tay mình.

Từ ngày 11/6 đến ngày 21/9 năm 1898 ( Mậu Tuất), vua Quang Tự đã tiến hành một số biện pháp Duy tân như cho mở trường học, xây dựng đường sắt, củng cos chế độ quan lại, giảm biên chế của các tổ chức hành chính. Trong lịch sử, thời gian tổ chức 100 ngày thực hiện các biện pháp Duy tân được gọi là “ Bách nhật Duy tân”. Phái bảo thủ, nhất là các quan lại cấp cao đã quyết liệt chống lại phong trào cải cách và quyết tâm lật đổ phái Duy tân. Trước tình hình này, Khang Hữu Vi đê nghị vua Quang Tự tiến hành một số biện pháp kiên quyết:

- Lập một chính quyền mới, theo mô hình Nhật Bản, gồm những người trong phái Duy tân, loại trừ những người bảo thủ để tiến hành thành công công cuộc cải cách.
- Rời đô từ Bắc Kinh về Thượng Hải đẻ xa rời phái Bảo thủ và sẽ xây dựng một lực lượng mới hùng mạnh.
- Vua Quang Tự đồng ý với đề nghị nêu trên, song do không có lực lượng để thực hiện nên cuối cùng phải chịu để cho Từ Hy Thái hậu ra lệnh truất ngôi, bắt Khang Hữu Vi và những người hoạt động trong phong trào Duy tân. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu trốn sang Nhật. Một số nhà lãnh đạo phong trào bị bắt trong đó có 6 người bị giết, lịch sử gọi là “6 quân tử” tuẫn nạn trong chính biến Mậu Tuất. Cuộc “Bách nhật Duy tân” thất bại.

Phong trào Duy Tân trong hoạt động dù ngắn ngủi của mình nhưng đã để lại những giá trị về lý luận tư tưởng, về nhận thức cùng sự vận hành của cuộc biến cảnh xã hội. Biết bao điều mà những chí sĩ Duy Tân đề ra với khát vọng mong đất nước chuyển mình còn có ý nghĩa thiết thực đối với công cuộc đổi mới cải cách hôm nay của Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung.

3.3.4“Chủ nghĩa tam dân chủ” Tôn Trung Sơn – một học thuyết mang tính cải cách tiến bộ.

Trong thập niên đầu thế kỷ XX kinh tế tư bản chủ nghĩa tiếp tục phát triển ở Trung Quốc nhưng có sự cạnh tranh bất bình đẳng và không cân sức giữa tư bản nước ngoài và tư sản dân tộc đồng thời là sự gia tăng lệ thuộc của Trung Quốc vào nước ngoài đã tọa nên sự căm phẫn trong quần chúng nhân dân và họ tiếp tục đứng lên đấu tranh mạnh mé. Trong phong trào dân tộc dần nổi lên vai trò của giai cấp tư sản Trung Quốc, vừa bị chèn ép, vừa có mối quan chẽ với đế quốc phong kiến.
Tiêu biểu cho khuynh hướng mới trong phong trào cải cách cách là Tôn Trung Sơn.

Tôn Trung Sơn quê ở Quảng Đông xuất thân từ một gia đình nông dân nhưng được đi du học. Tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu, ông trở thành lãnh tụ của phong trào cách mạng Trung Quốc.

Tháng 11/1894, Tôn Trung Sơn lập Hưng trung hội. Đây là tổ chức cách mạng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc. Cương lĩnh hoạt động của hội là “phú quốc cường binh”, “chấn hưng Trung Hoa”, “duy trì quốc thể”. Mục tiêu đấu tranh là đánh đổ chính quyền Mãn Thanh, thiết lập thể chế dân chủ. Ngày 10/8/1905, Trung Quốc Đồng Minh hội, chính đảng cách mạng đầu tiên cảu giai cấp tư sản Trung Quốc được chính thức thành lập trên cơ sở tập hợp các tổ chức cách mạng Trung Quốc, trong đó có Hưng Trung hội.

Thành phần tham gia Đồng Minh hội gồm có tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ, một số công nhân, nông dân, đông nhất là trí thức tư sản và tiểu tư sản.

Cương lĩnh chính trị của Đồng Minh hội được xây dựng theo học thuyết “tam dân” của
Chủ nghĩa Tam dân bao gồm chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh. Nội dung của Chủ nghĩa Tam dân được trình bày qua 16 bài giảng của ông từ tháng Giêng đến tháng 8 năm 1924 ( Năm Dân quốc thứ 13).
Bài giảng mở đầu để tuyên truyền cho Chủ nghĩa Tam dân được ông thực hiện vào ngày 27/1/1924. Ông đặt câu hỏi: Chủ nghĩa Tam dân là gì ? “ Định nghĩa theo cách đơn giản nhất, Chủ nghĩa Tam dân là chủ nghĩa cứu nước “ vì “ Chủ nghĩa Tam dân đưa Trung Quốc tới một địa vị quốc tế bình dẳng, địa vị chính trị bình đẳng , địa vị kinh tế bình đẳng, làm cho Trung Quốc mãi mãi tồn tại trên thế giới “

Trước hết, ông nói về Chủ nghĩa Dân tộc. Ông cho rằng người Trung Quốc chỉ có chủ nghĩa gia tộc, tông tộc, không có chủ nghĩa dân tộc. Sức đoàn kết của người Trung Quốc chỉ mới đạt tới tông tộc chứ chưa đạt tới dân tộc. Để bảo vệ tông tộc, người Trung Quốc sẵn sàng hy tinh cả tính mạng. Ở Trung Quốc chủ nghía dân tộc chính nghĩa quốc tộc.

Vậy vì sao Trung Quốc phải đề xướng Chủ nghĩa Dân tộc? Trung Quốc lúc bấy giờ có hơn 400 triệu người, có lịch sử văn minh hơn 4000 năm nhưng Trung Quốc chỉ có những gia tộc và tông tộc, không có tinh thần dân tộc, do đó, tuy là nước lớn dân đông nhưng là một mảng cát rời rạc, là một nước nghèo nhất, yếu nhất trên thế giới hiện nay, có địa vị thấp nhất trên trường quốc tế . “ Nếu chúng ta không lưu tâm đề xướng chủ nghĩa dân tộc, kết hợp 400 triệu người thành một dân tộc kiên cố, Trung Quốc sẽ có nguy cơ mất nước, diệt chủng. Muốn cứu nguy, chúng ta phải đề xướng Chủ nghĩa Dân tộc, dùng tinh thần dân tộc để cứu nước. “ Chủ nghĩa Dân tộc như một bảo bối giúp một quốc gia phát triển và một dân tộc sinh tồn.

Vậy Trung quốc phải làm gì để khôi phục Chủ nghĩa Dân tộc? Ông đưa ra hai giải pháp. Thứ nhất, phải làm cho 400 triệu người dân Trung Quốc biết mình dang đứng ở đâu. Ông cho rằng vị thế của Trung quốc lúc bấy giờ không bằng một nước thuộc địa nên gọi là “thứ thuộc địa”. Từ một nước Trung Quốc có địa vị cao mà bây giờ lại rơi xuống vực thẳm như vậy là do chúng ta đã đánh mất tinh thần dân tộc. Thứ hai, người Trung quốc phải biết tu thân, biết học tập cái hay, cái tốt của người nước ngoài. Vì người Trung Quốc không chịu tu thân nên không tề gia, trị quốc được. Do đó người nước ngoài liền đòi tới chia nhau cai trị chung ta. Có tu thân mới có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ được .

Bài giảng đầu tiên về Chủ nghĩa Dân quyền vào ngày 9/3/1924. Theo ông , dân quyền là sức mạnh chính trị của nhân dân. Vậy chính trị là gì? Chính là việc của dân chúng, trị là quản lý. Suy ra, quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính trị. Lực lượng quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính quyền . Nay nhân dân quản lý công việc chính trị nên gọi là dân quyền. Lịch sử thế giới từng có thần quyền, quân quyền và dân quyền. Ông đã đưa Trung Quốc thực hiện theo dân quyền. Nếu thực hiện theo quân quyền , tức là một người đứng lên làm vua thì chiến tranh giành địa vị làm vua sẽ xảy ra liên miên, thiên hạ sẽ đại loạn. ông quyết tâm xây dựng một nước cộng hào. Thực hiện được điều đó, 400 Triệu nhân sẽ đứng lên làm vua, tức là làm chủ đất nước.
Để thực hiện dân quyền, phải thực hiện các quyền của dân và của chính phủ. Ông cho rằng dân có 4 quyền ; quyền tuyển cử, quyền bãi miễ . quyền sáng chế, quyền phúc quyết. Chính phủ có 5 quyền: quyền hành chính, quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền khảo thí, quyền giám sát. Dùng 4 chính quyền của nhân dân để để quản lý 5 trị quyền của chính phủ, như vậy mới được xem là một cơ quan chính trị dân quyền hoàn hảo.

Vậy nhân dân phải quản lý chính phủ như thế nào? Là thực hành quyền tuyển cử, quyền bãi miễn , quyền sáng chế và quyền phúc quyết . Chính phủ phải làm việc như thế nào với nhân dân? Là thực thi quyền hành chính, quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền khảo thí , quyền giám sát. Chính quyền này cân bằng với nhau thì dân quyền mới thực hiện được . Như vậy, ông nói tới dân quyền với nội dung cốt lõi là dân chủ .

Tôn Trung Sơn không đề cao tự do cá nhân như cách mạng tư sản ở các nước phương Tây mà ông chủ trương quốc gia tự do. Tại sao chúng ta cần quốc gia tự do? Vì Trung Quốc bị các cường quốc áp bức, đã mất địa vị quốc gia, không chỉ là nửa thuộc địa mà là thuộc địa bậc hai. Hiện nay Trung Quốc làm nô lệ cho hơn mười nước nên quốc gia rất không tự do. Đương nhiên quốc gia Trung Quốc được tự do thì dân tộcTrung Quốc mới thực sự tự do.Vì sao ông không đề cao tự do cá nhân ? Xưa kia vì châu Âu rất không tự do nên cách mạng đấu tranh giành tự do. Chúng ta vì quá tự do , không có đoàn thể nên không có lực đề kháng mà thành một bãi cát rời . . . Vì là một bãi cát rời nên bị chủ nghĩa đế quốc nước ngoài xâm lược. Muốn xoá bỏ áp bức của nước ngoài thì phải xoá bỏ tự do cá nhân để kết thành đoàn thể thật vững chắc như đưa xi măng vào trộn cát rời để kết lại thành một khối đá vững chắc.Ông chủ trương muốn có tự do quốc gia thì phải đấu tranh .

Bàn về chủ nghĩa dân sinh, ông đưa ra định nghĩa; Có thể nói chủ nghĩa dân sinh là đời sống của nhân dân , sinh tồn của xã hội, sinh kế của quốc dân, sinh mệnh của quần chúng.Ông quan niệm chủ nghĩa dân sinh là chủ nghĩa xã hội, còn gọi là chủ nghĩa cộng sản, tức là chủ nghĩa đại đồng. Ông đặt vấn đề : Chủ nghĩa dân sinh suy cho cùng có gì khác biệt với chủ nghĩa xã hội? Vấn đề lớn nhất của chủ nghĩa dân sinh là vẫn đề kinh tế- xã hội. Vấn đề này là vấn đề đời sống dân thường . . . Có thể nói chủ nghĩa dân sinh là vấn đề bản chất của chủ nghĩa xã hội. Nhưng điều này chứng tỏ hiểu biết của ông về chủ nghĩa xã hội oòn mang tính chủ quan vì ông cho rằng xây dựng chủ nghĩa tư bản cũng là xây dựng chủ nghĩa xã hội .Ông khẳng định, hiện nay người nghiên cứu vấn đề xã hội không ai không sùng bái Mác là thánh nhân của chủ nghĩa xã hội. Trước khi học thuyết Mác được truyền bá trên thế giới, chủ nghĩa xã hội được nói đến đều là lý luận cao siêu, thoát ly thực tế quá xa. Riêng Mác chuyên đi sâu vào thực tế và lịch sử, mổ xẻ phân tích đầy đủ chi tiết tình hình diễn biến kinh tế của vấn đề xã hội, vì thế chủ nghĩa xã hội của Mác là chủ nghĩa xã hội khoa học.Ông đánh gía rất cao phát minh của Mác về chủ nghĩa duy vật lịch sử: phát minh quan trọng nhất của Mác là về phương diện lịch sử là tất cả lịch sử thế giới suy cho cùng đêu do vật chất quy định, vật chất thay đổi thì thế giới thay đổi theo. Nhưng khi nói về đấu tranh giai cấp, ông lại phê phán quan điểm của Mác .
Để thực hiện chủ nghĩa dân sinh, ông chủ trương thực hiện hai biện pháp là bình quân địa quyền và tiết chế tư bản. Hai vấn đề quan trọng nhất mà ông lưu ý khi thực hiện chủ nghĩa dân sinh là ăn và mặc. Nói đến chủ nghĩa dân sinh tức là phải chú trọng nâng cao đời sống nhân dân, phải làm cho 400 triệu người dân Trung Quốc có cơm ăn với giá rẻ. Vì chủ nghĩa dân sinh của ông mưu cầu cho 400 triệu người đều hạnh phúc.

Những vấn đề trên mang ý nghĩa quan trọng của một cuộc cải cách trên mặt trận học thuyết tư tưởng, trực tiếp chĩa mũi nhọn vào chế độ phong kiến, trở thành học thuyết cải cách triệt để nhất trong các phong trào của Trung Quốc từ giữa XIX đền đầu XX.

3.4 Nguyên nhân thất bại của phong trào cải cách Duy tân

Phong trào cải cách duy tân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là bước tiến chưa từng thấy trong lịch sử mấy nghìn năm của Trung Quốc dưới chế độ phong kiến. Nhờ cải cách người Trung Quốc mới có thể mở rộng tầm mắt ra thé giới bên ngoài. Các phong trào cai cách đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần vào cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội và trào lưu cải cách ở châu Á lúc bấy giờ.

Tuy nhiên các phong trào, kể cả cuộc cách mạng Tân Hợi đều không đi tới mục đích cuối cùng. Suy cho cùng có thể tựu chung lại bởi những nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Các phong trào cải cách hoặc vẫn dựa dẫm vào triều đình phong kiến, hoặc vẫn phải chịu lệ thuộc vào nó

Chế độ phong kiến Trung Quốc tuy bước vào cuộc khủng hoảng suy yêu, tỏ ra bất lực trước nhiệm vụ dân tộc nhưng sự trị vì hàng nghìn năm của chế độ phong kiến ở đất nước này khiến cho chế độ phong kiến tuy suy yếu nhưng vẫn đủ sức ngự trị trên tâm thức của người dân Trung Quốc. Tư tưởng trung quân ái quốc đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân tạo nên cho họ nếp sống coi thượng đé là tối thượng, sự hưng thịnh của vương triều là mạng sống của muôn dân trăm họ. Như vậy trên thực tế đối với kẻ thù xâm lược triều đình Mãn Thanh chỉ là một vương triều ớn hèn, đang quá trình trở thành tay sai của bọn thực dân nhưng đối với trong nước triều đình vẫn là kẻ lãnh đạo, quyền lực của vương triều bao trùm lên toàn bộ đất bước rộng lớn, vẫn có khả năng chi phối hoath động của các vây cánh , các phong trào phản kháng.

Cũng xuất phát từ nguyên nhân trên mà trong phong trào cải cách, những người có tư tưởng canh tân đất nước vẫn có ý dựa dẫm hoặc buộc phải lệ thuộc vào triều đình phong kiến. Đó cũng là lý do giải thích tại sao phong trào Dương Vụ lại chủ trương cải cách theo tiêu chí “Trung thể Tây dụng”. Họ cho rằng cần sử dụng kỹ thuật phương Tây, trên cơ sở duy trì và bảo vệ chế độ cũ, tự đó làm chi Trung Quốc tự cường, nhân dân no ấm và thoát khỏi cảnh nô lệ.Tư tưởng dựa vào quyền lực của triều đình phong kiến để tiến hành cải cách trở thành một trong những nguyên nhân dân đên thất bại của phong trào Dương vụ.
Năm 1888, Khang Hữu Vi đã dâng tấu biểu lên vua Quang Tự, kiến nghị tiến hành “biến pháp” tự cường. Song bản tấu biểu bị ngăn chặn bởi các thế lực bảo thủ trong triều đình. Mười năm sau, năm 1889, bản tấu mới đến tay vua Quang Tự, mở đường cho 103 ngày biến pháp Duy Tân (11/6/1898 – 21/9/1898). So với Dương Vụ, phong trào Duy Tân chủ trương giải quyết vấn đề một cách căn bản hơn, đó là việc cải cách phải dựa vào những biến đổi cảu tính chất xã hội; hướng tới nền chính trị dân chủ phương Tây, loại bỏ dần chế độ phong quan tước theo dòng dõi quý tộc. Tuy nhiên do vua Quang Tự không có khả năng nắm thực quyền, mọi quyền bính hầu như vẫn nằm trong Từ Hy Thái hậu và phái bảo thủ, nên Khang Hữu Vi chủ trương tiến hành cải cách hành chính theo phương thức mềm dẻo, thiếu triệt để. Quang Tự là ông vua cấp tiến, có chủ trương cải cách, song lại hết sức mềm dẻo, yếu thế. Vạy nhưng , phong trào biến pháp vẫn muốn núp dưới bóng vua Quang Tự để tiến hành cải cách, đồng thời cũng là để bảo vệ vua Quang Tự. Những nội dung cải cách chế độ hành chính dè dặt, không triệt để là nguyên nhân khiến phong trào Duy Tân Mậu Tuất nhanh chóng bị cô lập, bị đàn áp và nhanh chóng thất bại.

Thứ hai: các cuộc cải cách tiến hành không triệt để

Tính triệt để của phong trào Dương Vụ và phong trào Duy Tân Mậu Tuất thể hiện trong ý tưởng và chủ trương thực hiện.
Với chủ trương “ Trung thể Tây dụng”, mục tiêu cải cách của phái Dương Vụ thể hiện sự nửa vời, không triệt để. Kết cụ tất yếu là những nội dung cải cách tiến bộ trong thời kỳ Dương Vụ đã bị hủy hoại trong lớp vỏ già nua của chế độ phong kiến phản động, suy tàn.

Phong trào Duy tân Mậu Tuất có bước tiến lớn hơn, các nhà cải cách đã nhận thấy cần xây dựng một thể chế chính trị theo mô hình phương Tây. Tuy nhiên, họ cũng chưa tìm ra hướng đị cụ thể, nói đúng hơn chưa có cách triệt để nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng của cuộc cải cách. Ngay đên cuộc cách mạng Tân Hợi – phong trào đạt tới đỉnh cao của cải cách Trung Quốc đầu thế kỷ XX đã thiếu tính kiên quyết, triệt để cần phải có. Mặc dù vai trò và ý nghĩa lịch sử của nó luôn có sức sống mãnh liệt cho tới ngày nay, không chỉ với Trung Quốc nhưng một nguyên nhân quan trọng khiến cuộc cách mạng làm rung chuyển đất nước Trung Hoa bấy giờ không giành thắng lợi triệt để chính là do tính chất nửa vời, lệ thuộc vào chế độ phong kiến của chính bản thân nhà cách mạng Tôn Trung Sơn.

Sau khi lật đổ chế độ Mãn Thanh, thiết lập chế độ cộng hòa theo mô hình nhà nước tư sản, đứng trước sức ép của các thế lực phản động, đứng đầu là Viên Thế Khải, Tông Trung Sơn đã không đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng . Sự nhược bộ thiếu tính toán và cảnh giác cảu Tôn Trung Sơn trước mưu đồ tiếm quyền của Viên Thế Khải đã khiên cuộc cách mạng Trung Quốc phải trả giá đắt. Việc Tôn Trung Sơn chấp nhận nhường chức Đại tổng thống lâm thời cho Viên Thế Khải, trong điều kiện chính quyền cộng hòa còn đang trong trứng nước, là biểu hiện của sự lệ thuộc vào chế độ phong kiến , cũng là sự non yếu, thiếu kiên quyết của chế độ mới . Mọi thành quả cách mạng đều rơi vào các thế lực phản động , mục tiêu “tam dân” vĩ đại của nhà cách mạng Tôn Trung Sơn không có cơ hội thực hiện đên cùng . Đọ lời cáo chung của chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm ở Trung Quốc là sự nghiệp chói lọi của cách mạng Tân Hợi trong lịch sử Trung Quốc nhưng đáng tiếc mục tiêu cuối cùng của cuộc cách mạng đó không được thực hiện triệt để, do không thoát khỏi thoát khỏi các thế lực của triều đình phong kiến.

Thứ ba: sự non yếu của giai cấp tư sản

Tư tưởng “ sĩ, nông, công, thương” tồn tại lâu đời đã quy định sự phát triển trong quan hệ giai cấp ở Trung Quốc. Đại đa số người dân sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi theo phương thức tự cung, tự cấp. Mọi hoạt động buôn bán trao đổi cũng nhằm duy trì đời sồng chư không phải mục đích kinh doanh, mở mang thương nghiệp. Xã hội Trung Quốc từ đời này qua đời khác chỉ chú trọng hai nghề chinh : đọc sách và trồng trọt. Mãi tới sau này , dù người Trung Quốc truyền miệng nhau câu nói: “phi thương bất phú”, song phần đông trong xã hội vẫn quay mặt lại với nghề thương nghiệp, dư luận xã hội vẫn chê bai, không ủng hộ người làm nghề buôn bán. Hơn nữa, dưới sức ép cảu các nước đế quốc, sự cạnh tranh không cân sức cảu tư bản nước ngoài làm cho giai cấp tư sản Trung Quốc vừa mới ra đời đã bị chèn ép, do đó thế lực kinh tế rất non kém. Hệ quả là sự phát triển chậm chạp ở các vùng đô thị, sự hình thành muộ màng và yếu ớt của giai cấp tư sản dân tộc.

Vì thế các phong trào cải cách bao gồm cả cách mạng Tân Hợi, đã không nhận được sự giúp đỡ đắc lực của giai cấp tư sản dân tộc. Điều đó không chỉ làm hạn chế của các cuộc cải cách mà còn làm cho nội dung cải biến xã hội mang tính mờ nhạt tính chất dân chủ tư sản. Những biểu hiện thiếu tính chất triệt để, nửa vời trong nội dung và phương thức cải cách của các phong trào một phần cũng là do không có sự tham gia chỉ đạo của nhân tố dân tộc. Bản thân những người đi đầu, linh hồn của các phong tào cải cách oqr Trung Quốc cũng chưa thể coi là đại diện hoàn chỉnh cảu tư sản dân tộc. trong bôi cảnh đứng trước nguy cơ dân tộc, yêu cầu cải cách là tất yếu nhưng do tiếng nói cảu giai cấp tư sản còn quá yếu nên điều hiển nhiên các cuộc cải cách mang tính chất dân chủ tư sản , hướng tới xây dựng một thể chế chính trị phương Tây có sác xuất thành công quá ít ỏi
.
Đánh giá chung:

Phong trào cải cách ở Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thé kỷ XX nổ ra là một tất yếu lịch sử.

Tiềng nổ đại bác và sự tấn công của thuốc phiện đã tạo nên sức công phá lớn, mở toang cánh cửa nặng nề, bọc kín dân tộc Trung Hoa. Thuốc phiện đã đầu độc nhiều người dân Trung Quốc khiến họ phải trả giá đắt cho sự lạc hậu, non kém của mình. Nhưng cũng chính nhờ sức mạnh kỹ thuật và súng đạn, tàu thuyền của các nước đế quốc phương Tây, sự khuất phục, đầu hàng của triều đình phong kiến đã khiến nhân dân Trung Quốc bừng tỉnh. Người Trung Quốc – những người đi đầu có tư tưởng canh tân đã nhận ra: Trung Quốc sở dĩ bị xâm lấn, chèn ép là do yếu kém, suy vi: người Trung Quốc không phải là trung tâm cảu vũ trụ và các dân tộc xung quanh không phải là “man di” như họ vẫn tưởng. Cũng chính từ đây, nhu cầu tự cường của người Trung Quốc bùng dậy mạnh mẽ. Tự cường để cứu dân tộc Trung Hoa thoát khỏi cảnh bị chèn ép, xâu xé; để khôi phục và giữ gìn lòng tự tôn dân tộc , để đem lại cuộc sống no đủ, hạnh phúc cho người dân, để đem lại một xã hội bớt sự chuyến chế, mang tính dân chủ hơn. Trước bối cảnh và nhu cầu như vậy, các phong trào cải cách đã mối tiếp nhau, với nội dung và tiêu chí ngày càng hoàn thiện, gần với tính chất cảu cuộc cách mạng tư sản dân tộc. Có thể khẳng định, cải cách là một hướng đi không thể cưỡng nổi, trong điều kiện xã hội cụ thể của Trung Quốc cuối thế kỷ XIX

Phong trào cải cách của Trung Quốc mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Nó không chỉ có tác dụng làm thức tỉnh dân tộc Trung Hoa, mà còn làm biến đổi, cách tân nếp nghĩ, lối sống cỏ hủ của người dân Trung Quốc; nó không chỉ là tiếng nói phản kháng sự xâm lấn , xâu xé Trung Quốc của các thế lực đế quốc mà còn là hồi chuông cảnh báo, cáo chung đối với chế độ phong kiến hà khắc. Phong trào cải cách, đặc biệt là cách mạng Tân Hợi đã dõng dạc tuyên bố ngày tận cùng của chế độ phong kiến chuyên chế. Mặc dù thất bại hay thành công không triệt để, song các phong trào cải cách cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tạo nên cơn bão táp cách mạng sau này cho dân tộc.

Lịch sử Trung Quốc ghi nhận vai trò to lớn của các nhà lãnh đạo phong trào. Họ là những chiến sĩ xung kích trong trào lưu cải cách, duy tân , biến đổi đất nước, tự cường dân tộc. Trước hết họ là những người nhận thức rõ sự yếu kém, suy vi của dân tộc Trung Quốc và con đường cứu Trung Quốc thaots ra khỏi cơn hoạn nạn. Tuy nhiên do hạn chế về tư tưởng, đồng thời bị lệ thuộc bởi các thê lực phong kiến bảo thủ, lạc hậu, lại không nhận được sự giúp đỡ cảu tầng lớp tư sản dân tộc nên các nhà lãnh đạo phong trào đã thực hiện một số cải cách nửa vời, thiếu triệt để.

Phong trào cải cach ở Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Trung Quốc đã góp phần khẳng định một hệ tư tưởng hết sức quan trọng : muốn chấn hưng đất nước, không thể không mở của học tập và tiếp thu tri thức nhân loại. Thực tế lịch sử cho thấy giai đoạn trước: đóng cửa là tự trói mình, tự đẩy lùi dân tộc sau thời đại, tự khép đất nước trong khuôn khổ lạc hậu, bế tắc. Phong trào cải cách cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đặc biệt là cách mạng Tân Hợi đã trở thành bài học sáng giá cho tư tưởng cải cách mở cửa, được Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện tới cùng.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, mở cửa hội nhập quốc tế đã trở thành một nhu cầu tất yếu. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn phát triển không thể không hội nhập với thế giới, thực hiện mối quan hệ đa chiều, đa dạng. Chân lý này tưởng chừng như một điều hiển hiên không cần tranh luận. Song với Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đó là quá trình nhận thức lâu dài, quanh co và trả giá đắt. Hơn thế mở cửa hội nhập ra sao, học tập và tiếp thu những gì từ nền văn minh phương Tây cũng là vẫn đề không dễ dàng thống nhất, thực hiện. Tư tưởng và nội dung cải cách cảu các phong trào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chính là những gợi mở hữu ích đối với dân tộc Trung Quốc, đặc biệt trong thời kỳ đầu thực hiện công cuộc cải cách mở cửa. Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ và trở thành quốc gia xếp hạng trong thiên niên kỷ mới.

4. Ảnh hưởng của các phong trào cải cách đên cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX

Sự thành bài của các phong trào cải cách trên đã làm thức tình các dân tộc châu Á, trong đó có Việt Nam.
Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản và việc nước Nhật chiến thắng trong chiến tranh Nga-Nhật (1895) trong khi các nước Châu Á đều bị biến thành thuộc địa hay phụ thuộc của các nước đế quốc thực dân. Điều đó khiến cho Nhật Bản trở thành tấm gương, một “anh cả da vàng” để các nước khác học tập. Cuộc Duy Tân Minh Trị có ảnh hưởng rất lớn đến các nước Châu Á, trước hết là đối với Trung Quốc. Sau cuộc Duy Tân Minh Trị 30 năm, một phong trào Duy Tân đã bùng nổ ở Trung Quốc. Người chủ xướng phong trào duy tân ở Trung Quốc là Khang Hữu Vi. Ông muốn bắt chước Nhật Bản, cũng tiến hành một cuộc cải cách dưới trướng của một đấng minh quân. Nhưng do hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước Trung Quốc không cho phép nên phong trào duy tân của Khang Hữu Vi bị thất bại. Cuộc Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản cũng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX các sĩ phu yêu nước Việt Nam như cụ Phan Bội Châu đã hướng về Nhật Bản với lòng ngưỡng mộ và đã bỏ nhiều công sức để tìm con đường cứu nước tại đất nước của Thiên hoàng Minh Trị này. Thậm chí, ở Trung Quốc cũng diễn ra một phong trào Đông du sang Nhật để học tập, và sau Đông du ở Trung Quốc là phong trào Đông du ở Việt Nam. Nhật Bản cũng có những nhân vật ảnh hưởng đến các trào lưu tư sản ở Nhật Bản mà cả với phong trào đấu tranh ở Việt Nam, như nhà tư tưởng dân chủ Fukuzawa Yukichi.

Khuynh hướng dân chủ tư sản cũng đến với Việt Nam nhờ rất nhiều vào một con đường khác là Trung Quốc. Đối với nước ta, Trung Quốc không chỉ là nước đồng văn, đồng chủng mà còn là nước cùng cảnh ngộ, ảnh hưởng Nho giáo Trung Quốc ở Việt Nam hết sức sâu đậm. Đầu thế kỉ XX cho đến chiến tranh thế giới thứ nhất, hầu hết các sĩ phu yêu nước, cách mạng đều xuất thân từ tầng lớp sĩ phu Nho học. Số theo Tây học hồi đó còn rất hiếm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chưa có các nhà lãnh đạo cách mạng xuất thân từ tầng lớp trí thức Tây học. Việc người Việt học tập những tư tưởng này qua Trung Quốc phần nào cũng vì tác động từ những cuộc đấu tranh của trí thức tư sản Trung Quốc như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Tôn Trung Sơn,… qua cuộc vận động biến pháp, qua cách mạng Tân Hợi,… Hơn thế nữa, cả hai nước đều sử dụng Hán tự. Chính vì những lí do đó mà tư tưởng dân chủ tư sản qua Trung Quốc vào Việt Nam có vai trò rất lớn của Tân thư, Tân văn Trung Quốc bấy giờ. Và theo Tân thư, Tân văn từ Trung Quốc, tư tưởng của những nhà “khai sáng” Pháp cũng được dịch truyền vào Việt Nam một cách phổ biến.

Tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây vào Việt Nam thông qua Nhật Bản và Trung Quốc rõ ràng đã có sự biến dạng nhất định. Bởi vì đó là cách vận dụng, cách nhìn của phần lớn những nhà theo tư tưởng quân chủ lập hiến. Những tư tưởng đó được khái quát thành các tân thư, tân văn chủ yếu sau:

Loại sách giới thiệu, thuyết minh về tư tưởng duy tân dân chủ (tân thư). Có những bộ phận sách tiêu biểu như Đại đồng thư của Khang Hữu Vi, nhất là bộ sách Ẩm Băng Thất tùng thư của Lương Khải Siêu. Bộ sách này có ảnh hưởng rất lớn đến các nhà nho Việt Nam. Đọc Trung Quốc hồn,người ta cảm thấy Lương Khải Siêu không chỉ nói về Trung Quốc mà đang nói về Việt Nam với tất cả các lạc hậu của xã hội, những hiểm hoạ đối với nòi giống trước tình hình mới. Quyển sách Mậu Tuất chính biến ký, kể rõ cuộc vận động duy tân thất bại của Quang Tự, cho thấy được những xáo động lớn lao của Trung Quốc và đã thôi thúc nho sĩ Việt Nam cần phải kịp thời đổi mới, thấy rõ hơn bộ mặt và bản chất phản động của chế độ phong kiến quân chủ. Hai tác giả Khang, Lương trở thành những lý thuyết gia chỉ lối đưa đường cho các nhà nho duy tân.

Cùng với Mậu Tuất chính biến ký, còn có một số sách có tính cách là những tập vịnh sử, ký sự về tình hình hiện đại của Nhật Bản như Nhật Bản duy tân tam thập niên sử (bản dịch chữ Hán của La Hiếu Cao), v.v… Tấm gương duy tân của các nước láng giềng được các sách này vẽ ra trước mắt các nhà nho, càng tăng thêm hào hứng và quyết tâm đi vào hoạt động.

Nhiều tập sách nêu những tấm gương chiến đấu của các chí sĩ các nhà hoạt động chính trị, hoạt động cách mạng của toàn thế giới cũng được các nhà nho đón đọc một cách say sưa. Có tập nhưKinh quốc mỹ đàm, nêu gương phụ nữ: Jeane d’Arc, bà Roland; có tập như Cận thế chi quái kiệt, đề cập đến đủ loại anh hùng, đều là những người anh hùng có công đổi mới đất nước của họ, dù đó là vua chúa hay tổng thống, giám quốc: Vua Pierre le Giand ở Nga, Washington ở Mỹ, Napoléon ở Pháp, Bismarck ở Đức v.v… Nhiều sách báo khác cũng nêu những tấm gương như Mazzini, Garibaldi ở Ý, như Fukuzawa Yukichi, Yoshida Syoin ở Nhật, v.v… Tóm lại, nhà nho Việt Nam lúc này đã được làm quen và sùng mộ tất cả những nhà ái quốc cổ kim. Tất cả đều được xem là thần tượng và đều được đưa vào văn chương cổ động Việt Nam: người đọc nếu không hiểu, phải tìm lấy mà hiểu. Thậm chí, có những người lấy ngay tên các thần tượng ấy đặt làm biệt hiệu của mình. Phan Châu Trinh tự đặt tên mình là Hy Mã.

Cùng với loại sách này là những tập sách dịch các luận thuyết của các nhà tư tưởng thế kỷ XVIII ở phương Tây (có nhiều bản dịch ra Hán văn của nhiều tầng lớp dịch giả). Được quen thuộc nhất là bộ Vạn pháp tinh lý của Montesquieu, bộ Dân ướccủa Lư Thoa . Rồi những sách của Đarwin, Spencer, v.v Tư tưởng dân chủ trong các lý thuyết này có giá trị chi đạo rất lớn, và các lý thuyết gia này luôn được ca ngợi. Phan Bội Châu khi viếng Phan Châu Trinh đã phải viết:
“Cậy Tây học dặn dò phương tự chủ, Lư Thoa, Mạnh Đức so sánh người xưa”.
Câu văn ấy đã nói đủ ý tứ sùng mộ của các nhà nho thời ấy.

Cuối cùng, phải nhắc đến các báo chí (tân văn) nhất là của Trung Quốc được truyền sang Việt Nam lúc bấy giờ, đều là tài liệu quý được các nhà nho đón nhận. Đặc biệt là tờ Dân báo của Trung Quốc Đồng minh do Chương Thái Viêm làm chủ bút. Cùng với các ông Đàm Tự Đồng, Trâu Dung, Lương Khai Siêu, v.v… Chương Thái Viêm là một kiện tướng xuất sắc trong trường ngôn luận lúc bấy giờ.

Cùng với những loại sách báo này, người ta cùng tìm cách cho lưu hành những văn bản của những người Việt Nam tiên giác như Các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ, bản Thiên hạ đại thể luậncủa Nguyễn Lộ Trạch. Ngoài ra, khuynh hướng chú trọng về thực nghiệm khiến cho một số nhà nho cũng tìm cách nghiên cứu một số vấn đề khoa học. Các sách cũ (không thuộc thời kỳ duy tân) ở Trung Quốc lại được lục ra để tìm hiểu về nhiều lĩnh vực: Sách nông nghiệp như Nông chính toàn thư, sách thiên văn như Quản khu trắc lệ. Rồi những sách theo dạng tu tri (toán pháp, cách trí, v.v…) đều được tìm đọc. Đã nói cách học xưa là học hư văn, thì học mới phải chuyên về thực nghiệp. Điều đó được các nhà nho nhận thức một cách sâu sắc và cảm động, khiến cho họ phải tìm cách tự trang bị kiến thức, trong hoàn cảnh giáo dục lúc bấy giờ.

Hệ quả:

Ảnh hưởng của các phong trào cải cách ở châu Á giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đặc biệt là các tư tưởng dân chủ tư sản thông qua các tân thư, tân văn truyền bá vào nước ta đã làm thức tỉnh nhiều sĩ phu yêu nước mong muốn tìm con đường cữu nước mới cho dân tộc.

Cùng với sự thất bại của khuynh hướng cứu nước theo phong kiến, chính sách cai trị của chính quyền thực dân, sự khao khát độc lập, tự do mãnh liệt của nhân dân Việt Nam càng tạo điều kiện cho những nhà yêu nước nhanh chóng tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản, một tư tưởng mới và tiến bộ so với Việt Nam lúc bấy giờ.
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là hai ngọn cờ đầu trong việc tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài truyền vào, đã phát động phong trào yêu nước hình thành nên trào lưu cải cách, duy tân đầu thế kỷ XX, tạo nên những biến chuyển mạnh mẽ cho lịch sử và văn hóa dân tộc.


PHẦN KẾT LUẬN

Trong các cuộc cải cách ấy, có những cuộc cải cách thành công, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa nhưng cũng có nước không thành công hoặc thành công không triệt để. Nhưng điều đó không làm mất đi vai trò và ý nghĩa to lớn mà các cuộc cải cách mang lại:

Thứ nhất: Một trong những đặc điểm của châu Á từ những thế kỷ đầu công nguyên đến giữa thế kỷ XX là sự tồn tại cố hữu và vững chắc của chế độ phong kiến với tất cả những trì trệ, lạc hậu và bảo thủ. Các phong trào đấu tranh của giai cấp nông dân nổ ra lật đổ vương triều phong kiến khi triều đại đó biểu hiện của sự khủng hoảng và phản động và những lại thay thế bằng vương triều phong kiến khác. Những tựu chung lại đó là sự thay thế nhau cảu các triều đại còn chế độ phong kiến vẫn tồn tại vững chắc và ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người dân. Những đến giữa thế kỷ XIX, điều kiện lích sử đã có sự thay đổi, lần đầu tiên người ta đề cập đến vấn đề cải biến chế độ phong kiến chuyên chế, thay bằng một chế độ mới tiến bộ hơn. Lần đầu tiên người ta đề cập đến vấn đề dân chủ chứ không phải duy trì một nền quân chủ độc đoán như ở thời kỳ trước. Nền dân chủ đó tuy là nền dân chủ tư sản nhưng đó là một thắng lợi lớn trên bước đường xóa bỏ những trở ngại trên con đường tư bản chủ nghĩa.

Thứ hai: Các cuộc cải cách trên tùy vào điều kiện lịch sử của mỗi nước đã tác động đến tiến trình phát triển của lịch sử theo những mức độ khác nhau. Ở Nhật Bản, thành công của cuộc Minh trị Duy tân đã đưa Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành một nước thuộc địa của các nước tư bản phương Tây, vươn lên trở thành nước đế quốc hùng mạnh nhất ở châu Á lúc bấy giờ và đi xâm lược các nước khác. Đối với Xiêm, tuy mức độ không đạt được thành công chưa bằng Nhật Bản do điều kiện lịch sử cảu mỗi nước quy định nhưng cũng giúp Xiêm giữ được nền độc lập trong khi các nước nằm trong khu vực Đông Nam Á đều rơi vào vòng nô lệ. Dù chỉ là nnền độc lập tương đối nhưng cơ sở quan trọng nhất cảu mỗi quốc gia để có thể phát triển nền kinh tế dân tộc. Và trên thực tế Xiêm đã lợi dụng được nền độc lập tương đối ấy để đưa đât nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. VÀ có thể khẳng định rằng nếu không có cuộc cải cách giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thì Nhật Bản và Xiêm không thể có được sự phát triển như ngày nay.

Còn đối với Trung Quốc, từ phong trào Tây Dương Vụ đến phong trào Duy tân Mậu Tuất đều là các cuộc cải cách không thành công do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do những tiền đề để tiến hành các cuộc cải cách còn đang trong giai đoạn hình thanh, vẫn còn hết sức non yếu và thiếu sự vững chắc, do đó không thể đưa những tư tưởng cải cách đi đến thành công. Ngay cả đến cách mạng Tân Hợi – cuộc cách mạng đánh dấu sự cáo chung của chế độ phong kiến thì sự thành công đó vẫn chưa triệt để, chưa làm thay đổi tính chất của xã hội phong kiến Trung Quốc thời bấy giờ.Điều đó quy định con đường cách mạng vô sản phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của lịch sử dân tộc còn con đường dân chủ tư sản thì không làm được điều đó.
Các cuộc cải cách giữa thế kỷ XIX đầ thế kỷ XX như một ngọn gió mới làm thức tính các dân tộc châu Á. Nó cho thấy sự tồn tại của chế độ phong kiến không phải là vĩnh cửu, lịch sử loài nguwoif dù sớm hay muồn nhưng rồi sẽ cùng nhau bước qua chế độ xã hội lỗi thới để bước đến một chế độ xã hội tiến bộ hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

A: Sách và giáo trình tham khảo:
1. Bộ ngoại giao Nhật Bản, nước Nhật sau 100 năm Minh Trị, 1973
2. Nguyễn Văn Hồng, mấy vẫn đề về lịch sử châu Á và lịch sử Việt Nam – một cách nhìn, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2001.
3. Nguyễn Văn Kim, chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa – nguyên nhân và hệ quả, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003.
4. Phạm Nguyên Long – Nguyễn Tương Lai ( chủ biên), lịch sử Thái Lan,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.
5. Vũ Dương Ninh, phong trào cải cách ở một số nước Đông Á – giai đoạn giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.

B:Luận án – luận văn – khóa luận tốt nghiệp

6. Lê Thị An – Đường lối ngoại giao truyền thống của Thái Lan từ thế kỷ XIX đến nay, ĐHSPHN, 1997.
7. Lê Thị Cúc, Dông Nam Á trước nguy cơ xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây, ĐHSPHN, 2001.
8. Nguyễn Thị Phương Nam, Phong trào Duy tân ở Trung Quốc cuối thế kỷ XIX, 1993.
C: Tạp chí
9. Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1(49), tháng 2 – 2004.

Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Anh vnkienthuc.com




















































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































10. Tạp chí nhiên cứu Trung Quốc, số 4(50), tháng 8 – 2004.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top