Hỏi một số câu hỏi Mác - Lê nin cần giúp đỡ? (cần gấp)

nhathuong1112

New member
Xu
0
Câu 1: Vì sao vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức được xác định là vấn đề cơ bản của triết học?
Câu 2: Cơ sở để phân loại triết học là gì? Triết học gồm các loại hình triết học nào?
Câu 3: Chủ nghĩa duy vật trong lịch sử gồm những loại hình chủ nghĩa duy vật nào? Đặc điểm của từng loại ấy?
Câu 4: Chủ nghĩa duy vật kinh tế là gì? Vì sao nói căn bản triết học của nó sai lầm?
Câu 5: Chủ nghĩa duy vật tầm thường là gì? Vì sao nói căn bản triết học của nó là sai lầm?
Câu 6: Hãy phân tích theo cách hiểu của riêng bạn về định nghĩa vật chất của Lê – nin? Giá trị và ý nghĩa của định nghĩa ấy như thế nào?
Câu 7: Phân tích cấu trúc của ý thức. Đặc điểm, vị trí của mỗi yếu tố lĩnh vực trong ý thức. Trong các yếu tố của ý thức yếu tố nào được xem là phương thức của ý thức.
Câu 8: Vì sao nói vật chất quyết định ý thức? Hiểu đúng vai trò của vật chất có ý nghĩa như thế nào?
Câu 9: Ý thức có vai trò như thế nào? Vì sao ý thức có vai trò rất quan trọng?
Câu 10: Cơ sở lý thuyết của phương pháp luận khoa học phải xuất phát từ thực tế khách quan và phải biết phát huy tính năng động chủ quan trong hoạt động là gì?
 
Câu 1: Vì sao vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức được xác định là vấn đề cơ bản của triết học?

Bạn tham khảo

Cơ chế hoạt động cơ sở của tư duy dựa trên hoạt động sinh lý của bộ não với tư cách là hoạt động thần kinh cao cấp. Mặc dù không thể tách rời não nhưng tư duy không hoàn toàn gắn liền với một bộ não nhất định. Trong quá trình sống, con người giao tiếp với nhau, do đó, tư duy của từng người vừa tự biến đổi qua quá trình hoạt động của bản thân vừa chịu sự tác động biến đổi từ tư duy của đồng loại thông hoạt động có tính vật chất. Do đó, tư duy không chỉ gắn với bộ não của từng cá thể người mà còn gắn với sự tiến hóa của xã hội, trở thành một sản phẩm có tính xã hội trong khi vẫn duy trì được tính cá thể của một con người nhất định.

Mặc dù được tạo thành từ kết quả hoạt động thực tiễn nhưng tư duy có tính độc lập tương đối. Sau khi xuất hiện, sự phát triển của tư duy còn chịu ảnh hưởng của toàn bộ tri thức mà nhân loại đã tích lũy được trước đó (lao động quá khứ, kể cả lao động chân tay và lao động trí óc được tích lũy. Tư duy cũng chịu ảnh hưởng, tác động của các lý thuyết, quan điểm cùng tồn tại cùng thời với nó. Mặt khác, tư duy cũng có logic phát triển nội tại riêng của nó, đó là sự phản ánh đặc thù logic khách quan theo cách hiểu riêng gắn với mỗi con người. Tính độc lập của tư duy vừa làm cho nó có được tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tìm kiếm tri thức mới, vừa là điều kiện nguồn gốc làm cho tư duy dần dần xa rời hiện thực khách quan. Để khắc phục mặt trái này của tư duy, người ta thường sử dụng thực tiễn để kiểm tra, kiểm nghiệm tính đúng đắn của tư duy.

Theo triết học duy vậy biện chứng, tư duy xuất hiện trong quá trình sản xuất xã hội của con người. Trong quá trình đó, con người so sánh các thông tin, dữ liệu thu được từ nhận thức cảm tính hoặc các ý nghĩ với nhau. Trải qua các quá trình khái quát hóa và trừu tượng hóa, phân tích và tổng hợp để rút ra các khái niệm, phán đoán, giả thuyết, lý luận .v.v... Kết quả của quá trình tư duy bao giờ cũng là sự phản ánh khái quát các thuộc tính, các mối liên hệ cơ bản, phổ biến, các quy luật không chỉ ở một sự vật riêng lẻ mà còn ở một nhóm sự vật nhất định. Vì vậy, tư duy bao giờ cũng là sự giải quyết vấn đề thông qua những tri thức đã nắm được từ trước.
https://diendankienthuc.net/diendan/showthread.php?t=74314
Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức.Vật chất là cái có trước,nó sinh ra và quyết định ý thức:
Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất : bộ não ngưòi – cơ quan phản ánh thế giơí xung quanh,sự tác động của thế giới vật chất vào bộ não ngưòi,tạo thành nguồn gốc tự nhiên .

Lao động và ngôn ngữ(tiếng nói,chữ viết )trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành,tồn tại và phát triển của ý thức .
Mặt khác,ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Vật chất là đối tượng,khách thể của ý thức,nó quy định nội dung,hình thức,khả năng và quá trình vận động của ý thức .

-Tác động trở lại của ý thức

Ý thức do vật chất sinh ra và quy định,nhưng ý thức lại có tính độc lập tương đối của nó.Hơn nữa,sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh tinh thần,phản ánh sáng tạo và chủ động chứ không thụ động,máy móc,nguyên si thế giới vật chất,vì vậy nó có tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người .

Dựa trên các tri thức về quy luật khách quan,con người đề ra mục tiêu,phương hướng,xác định phương pháp,dùng ý chí để thực hiện mục tiêu ấy.Vì vậy,ý thức tác động đến vật chất theo hai hướng chủ yếu :Nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất,hoàn cảnh khách quan thì sẽ thúc đẩy tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng vật chất.Ngược lại,nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hoạt động của con người không phù hợp với quy luật khách quan,do đó:sẽ kìm hãm sự phát triển của vật chất.

Tuy vậy,sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất định chứ nó không thể sinh ra hoặc tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất được.Và suy cho cùng,dù ở mức độ nào nó vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật chất .

Biểu hiện ở mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội là quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội,trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội,đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối và tác động trở lại tồn tại xã hội .

Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để nghiên cứu,xem xét các mối quan hệ khác như: lý luận và thực tiễn,khách thể và chủ thể,vấn đề chân lý …
BẠN THAM KHẢO RỒI ĐƯA RA KẾT LUẬN NHÁ, CÂU TRẢ LỜI NẰM TRONG NÀY HẾT RỒI NHÁ
 
Câu 8: Vì sao nói vật chất quyết định ý thức? Hiểu đúng vai trò của vật chất có ý nghĩa như thế nào?
- Vật chất quyết định ý thức

+ Vật chất (được hiểu là những cơ sở vật chất, điều kiện vật chất, qui luật khách quan …) là nhưng tiền đề cơ sở,, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phất triển chủa ý thức.

+ Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó (Ví dụ như mô hình kinh tế quan liêu bao cấp thì ý thức con người không được nưng cao, ỷ lại vào nhau).

+ Khi cơ sở vật chất, điều kiện vât chất thay đổi thì ý thức thay đổi theo.

+ Như vậy vật chất quyết định ý thức là quyết định cả nội dung, bản chất và khuynh hướng vân động, phát triển của ý thức.

+ Cơ sở vật chất, điều kiện vật chất, môi trường sống còn là nơi kiểm nghiệm nhận thức con người, xác định nhận thức đúng, bác bỏ nhận thức sai.

Kết luận: tất cả các ý trình bày ở trên dều chứng tỏ rằng trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất quyết định ý thức

- Ý thức tác động trở lại vật chất

+ Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, song ý thức có tác động to lớn đối với vật chất . Biểu hiện : ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào óc con người, giúp con người hiểu được bản chất, qui luật vật động và phát triển của sự vật, hiện tượng . Trên cơ sở đó hình thành phương hướng mục tiêu và những phương pháp, cách thức thực hiện phương hướng mục tiêu đó.

+ Trong hoạt động thực tiễn, sự vật bao giờ cũng bộc lộ nhiều khả năng . Nhờ đó ý thức, con người biết lựa chọn những khả năng thực tế, phù hợp mà thúc đẩy sự việc phát triển, đi lên

+ Nói đến vai trò của ý thức đối với vật chất thực chất là nói tới vai trò hoạt động thực tiễn của con người, vì ý thức “ tự nó “ không thể thực hiện được gì hết . Mác nói “ Ý thức không thể tự đưa người ta ra khỏi trật tự, xã hội cũ “, ý thức chỉ có tác dụng đối vơí hiện thực trong thực tiễn, thông qua hoạt động thưc tiễn.

Kết luận chung: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là ngườn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn.
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta là chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
~~>> Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan bởi bộ óc của con người và đựơc biểu hiện cụ thể ra những tri thức, tình cảm, ý chí của con người.
 
Câu 9: Ý thức có vai trò như thế nào? Vì sao ý thức có vai trò rất quan trọng?

Ý thức là một trong hai phạm trù thuộc vấn đề cơ bản của triết học. Nó là hình thức cao của sự phản ánh của thực tại khách quan, hình thức mà riêng con người mới có. ý thức của con người là cơ năng của cái “ khối vật chất đặc biệt phức tạm mà người ta gọi là bộ óc con người” (theo LêNin). Tác động của ý thức xã hội đối với con người là vô cùng to lớn. Nó không những là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn mà con là động lực thực tiễn. Sự thành công hay thất bại của thực tiễn, tác động tích cự hay tiêu cực của ý thức đối với sự phát triển của tự nhiên, xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo của ý thức mà biểu hiện ra là vai trò của khoa học văn hoá và tư tưỏng.

Nền kinh tế của nước ta từ một điểm xuất phát thấp, tiềm lực kinh tế- kỹ thuật yếu, trong điều kiện sự biến đổi khoa học- công nghệ trên thế giới lại diễn ra rất nhanh, liệu nước ta có thể đạt đựoc những thành công mong muốn trong việc tạo ra nền khoa học- công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế trong một thời gian ngắn hay không? Chung ta phải làm gì để tránh được nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới? Câu hỏi này đặt ra cho chúng ta một vấn đề đó là sự lựa chọn bước đi và trật tự ưu tiên phát triển khoa học- công nghệ trong quan hệ với phát triển kinh tế trong các giai đoạn tới. Như vậy có nghĩa là ta cần phải có tri thức vì tri thức là khoa học. Chúng ta phải không ngừng nâng cao khả năng nhận thức cho mỗi người. Tuy nhiên nếu tri thức không biến thành niềm tin và ý chí thì tự nó cũng không có vai trò gì đối với đời sống hiện thực cả.Chỉ chú trọng đến tri thức mà bỏ qua công tác văn hoá- tư tưởng thì sẽ không phát huy được thế mạnh truyền thống của dân tộc. Chức năng của các giá trị văn hoá đã đem lại chủ nghĩa nhân đạo, tính đạo đức. Không có tính đạo đức thì tất cả các dạng giá trị ( giá trị vật chất và tinh thần) sẽ mất đi mọi ý nghĩa.Còn cách mạng tư tưởng góp phần làm biến đổi đời sống tinh thần- xã hội, xây dựng mối quan hệ tư tưởng, tình cảm của con người với tư cách là chủ thể xây dựng đời sống tinh thần và tạo ra được những điều kiện đảm bảo sự phát triển tự do của con người.Mà có tự do thì con người mới có thể tham gia xây dựng đất nước.

FILE ĐÍNH KÈM


Tham khảo

https://diendankienthuc.net/diendan/showthread.php?t=106886

P/S có thời gian mình hướng dẫn tiếp
 
Câu 3: Chủ nghĩa duy vật trong lịch sử gồm những loại hình chủ nghĩa duy vật nào? Đặc điểm của từng loại ấy?
+ Chủ nghĩa duy vật cổ đại mang tính chất phác, ngây thơ, xuất phát từ giới tự nhiên để giải thích thế giới. Hạn chế của nó là còn mang tính trực quan, trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể. Ví dụ như quan niệm của Talét, Hêraclit, Đêmôcrit...

+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII: Do ảnh hưởng của Cơ học cổ điển nên chủ nghĩa duy vật thời kỳ này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc - phương pháp nhìn nhận thế giới trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực, nhưng CNDV siêu hình vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo. Ví dụ như quan niệm của Niutơn, Bêcơn và các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII.

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được V.I. Lênin tiếp tục phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và vận dụng các thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước đó, thể hiện là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Nó không chỉ phản ánh đúng đắn hiện thực mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp các lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.

Trong đó CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG là quan trọng nhất:

chủ nghĩa duy vật biện chứng do c.Mác và Ph.Ăng ghen sáng lập ,sau đó Lê nin và những người kế tục ông bảo vệ và phát triển.Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng triệt để những thành tựu khoa học tự nhiên đương thời , chủ nghĩa duy vật từ khi mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác và siêu hình.Nó phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, chủ nghĩa cung cấp công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
 
Câu 7: Phân tích cấu trúc của ý thức. Đặc điểm, vị trí của mỗi yếu tố lĩnh vực trong ý thức. Trong các yếu tố của ý thức yếu tố nào được xem là phương thức của ý thức.

Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.

Ý thức có 4 thuộc tính

Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới:

Đây là khả năng ý thức một cách khái quát bản chất hiện thực khách quan. Con người muốn có ý thức đầy đủ, sâu sắc cần phải có tư duy khái quát về bản chất thế giới khách quan. Tức là muốn có ý thức trước tiên con người phải hiểu biết về thế giới khách quan.
Vì vậy ý thức giúp cho con người:
Nhận thức cái bản chất, nhận thức khái quát bằng ngôn ngữ.
Dự kiến trước kế hoạch, kết quà của hành vi làm cho hành vi mang tính chủ động.

Vd: khi tham gia giao thông muốn con người có ý thức trong quá trình giao thông thì trước tiên họ phải biết về luật lệ giao thông. Từ đó mới hình thành nên ý thức con người và sẽ lường trước được những hành vi của mình là đúng hay sai. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng vậy con ngươuì muốn hình thành nên ý thức về một điều gì đó thì phải có nhận thức về điều đó.

Ý thức thể hiện thái độ của con người về thế giới:

Con người phản ánh hiện thức khách quan bằng cách tỏ thái độ với nó. Những thái độ muôn màu, muôn vẻ là biểu hiện mức độ ý thức của con người về thế giới khách quanCó những biểu hiện tích cực của con người góp phần vào cải tạo thế giới khách quan. Ngược lại một số biểu hiện của con người hoá hoại thế giới khách quan.

Vd: một người có ý thức khi tham gia giao thông họ sẽ bình thản và tò thái độ vui vẻ khi dừng đèn đỏ trong khi đó một số người thì tỏ thái độ bực bội, thậm chí là vượt đèn đỏ. Thông qua thái độ của họ ta có thể đánh giá được ý thức của họ như thế nào.

Ý thức thể hiện năng lực điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người:

Người có ý thức là người biết điều chỉnh hành vi của bản thân sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh sống.

Vd: mặc dù rất mệt mỏi nhưng Hoa vẫn cố gắng thức suốt đêm để hoàn thành đề án bài tập của mình. Từ vd trên cho ta thấy Hoa là người có ý thức rất cao trong học tập, mặc dù rất mệt mỏi nhưng cô ấy vẫn cố gắn điều chỉnh hành vi của mình để hoàn thành bài tập.

.Khả năng tự ý thức:

Con người không chỉ ý thức về thế giới, mà ở mức độ cao hơn, con người có khả năng tự nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh hoàn thiện mình.

Vd: ADAM KHOO đã từng viết cuốn sách tôi tài giỏi và bạn cũng thế và đây là cuốn sách hay và được bán chạy nhất mọi thời đại. Trong cuốn sách ông đã kể về cuộc đời của mình từng là một cậu học sinh tệ nhất nhưng rồi cuối cùng ông cũng đã thành công vì ông đã nhân thức được khả năng của mình không chỉ là vậy. Đây thể hiển khả năng tự ý thức của ông.

Cấu trúc của ý thức:

1.Mặt nhận thức:

Đây là sự nhận thức của ý thức, hiểu biết của hiểu biết. Bao gồm 2 quá trình:

Nhận thức cảm tính: mang lại những tư liệu cho ý thức; cảm giác cho ta hình ảnh từng thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng; tri giác mang lại cho ta những hình ảnh trọn vẹn bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Những hình ảnh đó giúp chúng ta thấy được sự tốn tại thật của thế giới khách quan và đó là nội dung ban đầu và cũng là bậc sơ cấp của ý thức.

Nhận thức lý tính: mang lại cho ta hình ảnh khái quát bản chất của thực tại khách quan và mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng. Đây là nội dung hết sức cơ bản của tri thức. Tri thức là hạt nhân cơ bản của ý thức. Do vậy ý thức là sự hiểu biết về thế giới khách quan.

2.Mặt thái độ:

Nói lên thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá của chủ thể đối với thế giới.

Vd: thái độ lựa chọn: khi đi mua đồ, hai bộ đồ mà chúng ta điều thích nhưng túi tiền có hạn chỉ có thể mua một bộ, lúc này trong tư duy của con người sẽ xuất hiện thái độ so sánh đối chiếu để chọn bộ đồ phù hợp và tốt nhất.

Vd: thái độ cảm xúc: sự yêu thương, ghét, hờn…. khi xem một vỡ kịch cảm động có người khóc, lúc này họ đã thể hiện thái độ cảm xúc.

Vd: thái độ đánh giá: sự nhận xét về một người nào đó, đẹp, xấu…..

3 Mặt năng động:


Ý thức điều chỉnh, điều khiển hoạt động của con người làm cho hoạt động có ý thức. Đó là quá trình con người vận dụng những hiểu biết và tỏ thái độ của mình nhầm thích nghi, cải tạo thế giới và cải biến cả bản thân.

Một con người có ý thức hay không sẽ được đánh giá qua mặt này của ý thức.

VD1: Nhà của A và B ở cạnh nhau. Mặc dù là một người có học thức cao và hiểu biết vấn đề rộng nhưng vì muốn cho nhà mình sạch mà A cú ném rác qua nhà B.

Phân tích vd trên ta thấy A là một người chưa có ý thức thật sự. Rõ ràng ông là người có nhận thức và khá hiểu biết hành động của bản thân mình là sai nhưng ông vẫn làm vì trong cấu trúc ý thức của ông A chỉ mới hình thành 2 mặt đó là mặt nhận thức và mặt thái độ vẫn chưa có mặt năng động để điều chỉnh hành vi của mình.

VD2: Hoa là một sinh viên giỏi.

Mặt nhận thức: Hoa nhận thức được việc học của mình là rất quan trọng.

Mặt thái độ: Hoa rất thích việc học, luôn đi học đúng giờ và tự hoàn thành bài tập không để ai phải nhất nhở.

Mặt năng động: Hoa lên những kế hoạch cho học tập và thực hiện theo kế hoạch để đạt kết quả tốt trong học tập

Qua trên ta thấy Hoa là một người rất có ý thức trong học tập
 
Câu 6: Hãy phân tích theo cách hiểu của riêng bạn về định nghĩa vật chất của Lê – nin? Giá trị và ý nghĩa của định nghĩa ấy như thế nào?

Lelin định nghĩa vật chất như sau:
vật chất là một phạm trù triết học dung để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

PHÂN TÍCH

Cách định nghĩa: Phạm trù vật chất la phạm trù rộng, mà cho đến nay, thực ra nhận thức luận chưa qua được. Khi định nghĩa phạm trù này không thể quy nó về vật thể hoặc một thuộc tính cụ thể nào đó, cũng không thể quy về phạm trù rộng hơn phạm trù vật chất. Do vậy chỉ có thể định nghĩa phạm trù vật chất trong quan hệ với ý thứcm phạm trù đối lập với nó và trong quan hệ ấy, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai.
Trong định nghĩa này, Lênin phân biệt hai vấn đề:
-Thứ nhất: cần phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các quan niệm về khoa học tự nhiên về cấu tạo và các thuộc tính cụ thể của các đối tượng, các dạng vật chất khác nhau. Vật chất với tư cách là phạm trù triết học nó chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, còn các đối tượng, các dạng vật chất khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn. Vì vậy, không thể quy vật chất nói chung về vật thể, không thể đồng nhất vật chất nói chung với các dạng cụ thể của vật chất như các nhà triết học duy vật trong lịch sử Cổ đại và Cận đại.
-Thứ hai: là trong nhận thức luận, khi vật chất đối lập với ý thức, cái quan trọng để nhận biết vật chất là thuộc tính khách quan. Khách quan theo Lênin là “cái đang tồn tại độc lập với loài người và với cảm giác của con người”. Trong đời sống xã hội, “ vật chất là cái tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của con người”. Về mặt nhận thức luận thì khái niệm vật chất chính là “ thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức của con người và được con người phản ánh”.

Như vậy, định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau:

+ Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người nhận thức được hay chưa nhận thức được.
+ Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hay trực tiếp tác động lên giác quan của con người.
+ Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh vật chất.
Với những nội dung cơ bản trên, phạm trù vật chất trong quan niệm của Lênin có ý nghĩa cô cùng to lớn.

Ý nghĩa của định nghĩa

Chống chủ nghĩa duy tâm dưới mọi hình thức.
Chống thuyết “Bất khả tri” cho rằng: con người chỉ nhận thức được bề ngoài của sự vật hiện tượng chứ không nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng. Lênin khắng định: con người có thể nhận thức được bản chất của thế giới.
Khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác (đó là quan điểm siêu hình máy móc, quy vật chất nói chung về những dạng cụ thể của vật chất).
Là thế giới quan, phương pháp luận cho các ngành khoa học hiện đại tiếp tục phát triển.



 

Câu 10: Cơ sở lý thuyết của phương pháp luận khoa học phải xuất phát từ thực tế khách quan và phải biết phát huy tính năng động chủ quan trong hoạt động là gì?

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử -xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

Khác với các hoạt động khác hoạt động thực tiễn là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo mục đích của mình. Đó là hoạt động đặc trưng và bản chất của con người. Hoạt động thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động vật chất mang tính sáng tạo, có mục đích và tính lịch sử - xã hội.

Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thếgiới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó.

Quan niệm trên đây về nhận thức xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản sau:

Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người và con người có thể nhận thức được thế giới khách quan ấy.

Hai là, thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan; coi nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người

Ba là, khẳng định sự phản ánh là quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo và đi từ thấp đến cao (chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, chưa toàn diện sâu sắc đến toàn diện sâu sắc...)

Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đíchcủa nhận thức và là tiêu chuẩn chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức.

Thực tiễn là cơ sở và mục đích của nhận thức

Thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức, đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức.

Hoạt động thực tiễn của con người nhằm biến đổi tự nhiên và xã hội của con người làm cho các đối tượng tự nhiên và xã hội bộc lộ ra những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất, các quy luật vận động của thế giới, trên cơ sở đó mà hình thành các lý thuyết khoa học

Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Nhận thức không phải để nhận thức mà để phục vụ cho hoạt động thực tiễn cải biến tự nhiên và xã hội.

Thực tiễn là động lực thúc đẩy quá trình vận động, phát triển của nhận thức. Thực tiễn đề ra mục đích và nhu cầu cho nhận thức, thúc đẩy nhận thức phát triển. Thực tiễn làm nảy sinh mâu thuẫn, đòi hỏi phải phát triển nhận thức mới giải quyết được. Nhờ có hoạt động thực tiễn mà con người chế tạo những phương tiện kỹ thuật sử dụng trong nhận thức khoa học.

Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm tính chân lý trong quá trình phát triển nhận thức. Thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức đồng thời thực tiễn không ngừng bổ sung, hoàn thiện, điều chỉnh, sửa chữa, hoàn chỉnh và phát triển nhận thức.

Tính thống nhất biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức: được thể hiện ở chỗ thực tiễn là xuất phát điểm của nhận thức, quyết định sự hình thành và phát triển của nhận thức, là nơi thể nghiệm và kiểm nghiệm tính đúng đắn của nhận thức; ngược lại nhận thức, nhất là nhận thức lý luận, nhận thức khoa học khi nó phản ánh đúng bản chất và quy luật vận động của sự vật, hiện tượng có thể giúp con người thông qua nhận thức của mình mà xác định các biện pháp cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của thực tiễn.

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, tránh bệnh giáo điều, duy ý chí, quan liêu nhưng đồng thời cũng không được tuyệt đối hóa thực tiễn để rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa. Nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn với lý luận phải là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận. Lý luận không có thực tiễn làm cơ sở và tiêu chuẩn để xác định chân lý của nó là lý luận suông, ngược lại thực tiễn không có lý luận khoa học soi sáng sẽ trở thành thực tiễn mù quáng.
=>Nhận thức và thực tiễn là cơ sở
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top