Một số câu cần hỏi về Sinh học

zucchini

New member
Xu
0
Một số câu cần hỏi về Sinh học


Tớ vật lộn vs mí câu này cả ngày mà chả ra. Giúp tớ một tí nhá

1. Trên bề mặt của quả dưa chuột tươi thường có nhiệt độ luôn thấp hơn môi trường 1-2 độ C. Khi nắng lên tan sương buổi sớm nhiệt độ không khí luôn thấp hơn khi chưa có năng khoảng 1-2 độ C. Hai hiện tượng này có j giống & khác nhau?

2. Tại sao lá rau để vào ngăn tủ lạnh khi đưa ra ngoài rất nhanh bị hỏng. Trong khi đó lá của một số cây sống ở vùng có băng tuyết lại vẫn xanh?

3. Tại sao người ta thường trộn iốt vào trong muối ăn mà không trộn iốt vào gạo để phòng chống bệnh bướu cổ?

4. Ở một số vùng, để câu táo sinh trưởng và phát triển tốt, người ta thường đóng một số đinh kẽm vào thân cây. Giải thích?

5. Mô tả cấu trúc của hêmoglôbin và chỉ ra những điểm cấu tạo phù hợp với chức năng

6. Lipit có nhiều trong bộ phận nào của cây trồng nói chung? Cho vì dụ một loài cây cụ thể để giải thích vai trò của lipit với cây trồng đó

7. Tại sao một số VSV sống đc trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100 độ C mà prôtêin của chúng lại ko bị hư hỏng?

8. Tại sao khi ta đun nóng nước lọc cua (canh cua) thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng?

9. Hãy giải thích tại sao nước tự do trong tế bào có tính chất lý hóa điển hình của H2O, còn nước liên kết không có tính chất điển hình này?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu hỏi hay, khá thực tế.! ^^

:byebye: Tớ thử làm nhé:

1. Trên bề mặt của quả dưa chuột tươi thường có nhiệt độ luôn thấp hơn môi trường 1-2 độ C. Khi nắng lên tan sương buổi sớm nhiệt độ không khí luôn thấp hơn khi chưa có năng khoảng 1-2 độ C. Hai hiện tượng này có j giống & khác nhau?

Tớ chỉ biết cái hiện tượng thứ 2: khi nắng lên làm tan sương, nước bốc hơi --> thu nhiệt vào --> nhiệt độ không khí giảm xuống


2. Tại sao lá rau để vào ngăn tủ lạnh khi đưa ra ngoài rất nhanh bị hỏng. Trong khi đó lá của một số cây sống ở vùng có băng tuyết lại vẫn xanh?

Lá rau để vào tủ lạnh thì nước trong TB sẽ đông cứng lại, khi để ra ngoài gặp nóng, nước thoát hơi ra ngoài nhanh chóng --> phá vỡ TB --> rau bị hỏng.
Lá cây ở vùng lạnh quanh năm thì nước trong TB vẫn có sự thoát hơi nhưng không nhiều và diễn ra chậm --> TB ko bị phá vỡ --> lá cây vẫn xanh tốt thôi ^^


3. Tại sao người ta thường trộn iốt vào trong muối ăn mà không trộn iốt vào gạo để phòng chống bệnh bướu cổ?

Vì Iod là nguyên tố vi lượng - tức là chỉ cần một lượng rất nhỏ thôi, măm nhiều quá ko tốt. Muối với gạo thì tất nhiên ta măm gạo nhiều hơn rất nhiều lần phải ko? Do đó trộn iod lẫn muối là hợp lý rồi ^^


4. Ở một số vùng, để câu táo sinh trưởng và phát triển tốt, người ta thường đóng một số đinh kẽm vào thân cây. Giải thích?

Họ làm vậy để cung cấp Kẽm ( nguyên tố vi lượng ) cho cây đó mà. Đóng đinh kẽm vào cây thì các nguyên tử Zn nó sẽ phân tán vào trong thân cây, khỏi cần qua Rễ mà cây vẫn lấy được Zn để xài .:byebye:

5. Mô tả cấu trúc của hêmoglôbin và chỉ ra những điểm cấu tạo phù hợp với chức năng

Câu nè bạn đã trả lời rất cụ thể trong topic bài I của cô Sing rồi đó. Bạn nhớ ko? ^^


6. Lipit có nhiều trong bộ phận nào của cây trồng nói chung? Cho vì dụ một loài cây cụ thể để giải thích vai trò của lipit với cây trồng đó

Tớ nghĩ là ở trong hạt. Vì hạt cần nhiều chất dd để nảy mầm. VD như cái củ lạc đó, tớ vẫn thấy họ bảo ép lạc ra để lấy dầu thực vật mà ^^


8. Tại sao khi ta đun nóng nước lọc cua (canh cua) thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng?

Tớ chỉ hiểu sơ sơ là gặp nóng thì Protein đông tụ lại thôi. :sweat:

7. Tại sdao một số VSV sống đc trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100 độ C mà prôtêin của chúng lại ko bị hư hỏng?

9. Hãy giải thích tại sao nước tự do trong tế bào có tính chất lý hóa điển hình của H2O, còn nước liên kết không có tính chất điển hình này?

2 Câu này tớ ko biết :after_boom: hix..
 
Câu nè bạn đã trả lời rất cụ thể trong topic bài I của cô Sing rồi đó. Bạn nhớ ko? ^^
Mình chỉ nói cấu trúc của tb máu chứ ko nói của hemoglobin, mình có thấy hình ảnh của hêmoglobin trong sách Sinh 9 nhưng ko rõ nó có chức năng j.
Dù seo cg~ thanks bạn nhìu:big_smile:
 
1. Trên bề mặt của quả dưa chuột tươi thường có nhiệt độ luôn thấp hơn môi trường 1-2 độ C. Khi nắng lên tan sương buổi sớm nhiệt độ không khí luôn thấp hơn khi chưa có năng khoảng 1-2 độ C. Hai hiện tượng này có j giống & khác nhau?
Giống: hai hiện tượng này đều là do quá trình bay hơi của nước dẫn đến sự giảm nhiệt độ môi trường.
Khác: rất rõ ràng đối với trái dưa chuột là một SINH VẬT còn hiện tượng kia thì không phải sinh vật.

2. Tại sao lá rau để vào ngăn tủ lạnh khi đưa ra ngoài rất nhanh bị hỏng. Trong khi đó lá của một số cây sống ở vùng có băng tuyết lại vẫn xanh?
Lá rau để vào tủ lạnh làm nước trong tế bào bị đông lại tạo thành các tinh thể băng phá hủy (nói môm na là cắt đứt các cấu trúc). Chính vì vậy khi đem rau bỏ vào tủ lạnh 1 thời gian mang ra ngoài sẽ bị héo.
Tuy nhiên với cây ở xứ lạnh do quá trình Tiến Hóa thích nghi đã thích nghi với đk lạnh đó. Vả lại trời lạnh thì lạnh từ từ (ít ra thì cũng vài ngày) chứ ko đột ngột như tủ lạnh nên cây có thời gian thích ứng kịp -> tb ko bị há vỡ như TH trên.

3. Tại sao người ta thường trộn iốt vào trong muối ăn mà không trộn iốt vào gạo để phòng chống bệnh bướu cổ?
Iod là nguyên tố rất dễ bay hơi. Hơn thế ở dạng nguyên chất Iod là nguyên tố độc hại. Thực tế muối Iod bạn ăn là KI chứ ko phải Iod nguyên chất. Chính vì hai lý do trên mà ko thể cho vào gạo. (vì giả tỷ khi bạn nấu cơm, chỉ tính việc vo gạo và nấu với nhiệt lớn cũng làm Iod bay hơi sạch rồi!!!)

4. Ở một số vùng, để câu táo sinh trưởng và phát triển tốt, người ta thường đóng một số đinh kẽm vào thân cây. Giải thích?
Thứ nhất, kẽm cung cấp một phần nhỏ khoáng vi lượng cho cây đóng vai trò chất kích thích.
Thứ hai, quan trọng hơn, đó gọi là hiệu ứng "thụ hàn". Tức là ở một số loài cây nó phải chịu một cú sốc nào đó mới có thể có các đặc tính sinh lý bình thường hoặc mạnh hơn bình thường. Nói môm na là bạn phải "hành hạ" nó một tý thì nó mới tốt đc. Tất nhiên là hành hạ có giới hạn và tùy loại cây thôi. Đây là thực tiễn sản xuất, muốn giải thik thật ự khoa học thì cần phải có nghiên cứu chuyên sâu.

5. Mô tả cấu trúc của hêmoglôbin và chỉ ra những điểm cấu tạo phù hợp với chức năng
Cấu trúc thì bạn có thể tìm trong SGK lớp 10. Cơ bản nó gồm 4 chuỗi polypeptide gắn nhau bởi 1 ion Fe 3+. Ion này có khả năng kết hợp với cả Õy và CO2 nên giúp hemogolbin vận chuyển khí trong cơ thể.

6. Lipit có nhiều trong bộ phận nào của cây trồng nói chung? Cho vì dụ một loài cây cụ thể để giải thích vai trò của lipit với cây trồng đó
Nhiều nhất trong hạt cây. Ví dụ cây đậu phộng và nó đóng vai trò chất dự trữ.

7. Tại sdao một số VSV sống đc trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100 độ C mà prôtêin của chúng lại ko bị hư hỏng?
Đấy là quá trình tiến hóa thích nghi lâu dài của VSV.

Một. Ko phải tất cả các protein đều bị biến tính ở 100 độ C. Có nhiều loại protein (như tóc bạn chẳng hạn) vẫn có tính chất ở 100 độ C.

Hai. Vả lại, bạn để ý đó là trong nước nóng. Thực tế nếu đem bọn VSV lên ngọn ửa đốt thì chưa đến 100 độ chúng đã "die" nhưng trong nước nóng thì có thể hơn vì nước là dung môi tốt có thể giảm bớt một phần nhiệt lượng và dẫn chúng vào cả khối nước.
Chính vì 2 lý do trên mà protein của VSV ko bị biến tính.

8. Tại sao khi ta đun nóng nước lọc cua (canh cua) thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng?
Đó là hiện tượng biến tính của Protein (tham khảo lại bài Protein)

9. Hãy giải thích tại sao nước tự do trong tế bào có tính chất lý hóa điển hình của H2O, còn nước liên kết không có tính chất điển hình này?
Đơn giản nó liên kết rồi thì nó đâu còn là nước nữa. Ví dụ như nước đường hay nước muối đâu có giống y như nước lọc đc.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top