Một số bài tập làm văn 12

milkyway050791

New member
Xu
0
Bài Đất Nước trích phần đầu chương V của bản trường ca thể hiện những cảm nhận mới mẻ của tác giả về Đất Nước. Đặc biệt tác giả ngợi ca vai trò, sức mạnh lớn lao kì diệu của nhân dân trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước. Điều ấy thể hiện một cách sâu sắc qua đoạn thơ sau:
“ Họ giữ………
……………..vượt thác”
П. TB
1. Nhân dân là người giữ gìn và truyền lại cho thế hệ sau mỗi giá trị văn hóa văn minh vật chất tinh thần (1à5)
- ( Họ giữ……….
……………….hái trái)
-Trong sự nghiệp dựng nước, nhân dân là người tạo nên và bảo tồn những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tọc
+ Cách dùng từ “họ” là đại từ xưng hô số nhiều chỉ nhân dân ám chỉ đó là những con gnuowif nhỏ bé bình thường thuộc đám đôngtrong xã hội chứ không phải là các cá nhân anh hùng.
+ Hệ thống từ “giữ” , đắp, be, truyền, dạỵ” được sử dụng đan dày trong đoạn thơ đã ghi nhận sự đóng góp lớn lao của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhân dân bằng những việc làm cụ thể rất đổi bình dị mà thiết thực, ý nghĩa đã làm nên Đất Nước.
+ Các hình ảnh gắn với các chuỗi động từ này: “hạt lúa, lửa, giọng nói, tên xã, tên làng, đập đắp bờ (be bờ)” 1 mặt tiếp tục thể hiện sự khám phá mới mẻ độc đáo của nhà thơ về đất nước trong bề rộng không gian địa lí và chiều sâu của truyền thống văn hóa, mặt khác còn khẳng định nhân dân chonhs là lực lượng đông đảo vừa xây dựng bảo tồn lưu giữ truyền thống giàu tình nghĩa, giàu tình yêu thương cần cú lao động – đó là những giá trị văn hóa tinh thần cao quý của Đất Nước. Nhân dân cũng chính là người góp phần mở mang bờ cõi Đất Nước, oai sông lấn biển qua mỗi chuyến di dân đầy gian khổ.
2. Nhân dân là những người dũng cảm đánh giặc giữ nước (6à9)
- Trong cuộc đấu tranh giữ nước cũng chính là nhân dân viết lên trang sử bi tráng. Nhân dân những con người “có ngoại xâm thì chống ngoại xâm”, “có nội thù thì vùng lên đánh bại” khẳng định đầy tự hào về sức mạnh lớn lao của nhân dân chống thù trong giạc ngoài.
- Với nghệ thuật lặp cấu trúc kiểu câu và nghệ thuật đối đã khẳng định chính nhân dân đã làm nên truyền thống kiên cường bất khuất đó là truyền thống chứa đựng bản lĩnh của 1 dân tộc.
3. Nhân dân còn cho chúng ta truyền thống tốt đẹp về đạo lí:
- Trong tình yêu: “Yêu em từ thuở trong nôi” à liên tưởng câu ca dao (SGk)
- Quí trọng tình nghĩa “Qíu công cầm vàng những ngày lặn lội” gợi à câu ca dao “Cầm vàng mà lội…” (sgk)
- Quyết liệt căm thù trong chiến đấu “Trồng tre đợi ngày thành gậy… trả thù không sợ dài lâu” gợi à câu ca dao (sgk)
4. Tác giả ca ngợi và tự hào về vẻ đẹp của non sông (4 câu cuối)
- Đoạn trích chép lại là hình ảnh dòng sông câu hát đem lại cảm nhận cho người đọc: Đát Nước ta hiền hòa và vĩnh cữu như dòng sông cháy vô tận từ quá khứ à hiện tại và vĩnh hằng cùng tương lai.
Ш. Kết bài:
Tóm lại việc vận dụng linh hoạt sáng tạo các chất liệu dân gian, ngôn ngữ, Hình ảnh dân giã, gần gũi, chất thơ trữ tình chính luận vừa cảm thức nồng nàn, vừa suy tư sâu lắng. Nguyễn Khoa Điềm tả biểu dương ngợi ca vai trò sức mạnh lớn lao kì diệu của nhân dân trong sự nghiệp dựng nước giữ nước.
- Tác giả bộc lộ tình yêu quê hương Đất Nước…
- Bài thơ có giá trị vượt thời gian….




ÔN: ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
(THANH THẢO)
Đề: Nêu cảm nhận của anh chị trong đoạn thơ sau Đàn ghi ta của Lor-ca
Những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn

Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bếch đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
Chàng đi như người mộng du

I. Mở bài
-Thanh Thảo là nhà thơ trẻ tài hoa, khẳng định tài năng từ trong kháng chiến chống Mĩ. Sau năm 1975 nhất là trong thời kì đổi mới văn học ông có nhiều nổ lực cách tân thơ Việt với xu thế đào sâu vào cái tôi nội cảm qua hình thức thơ tự do, hình ảnh và ngôn ngữ mới mẻ.
- Bài thơ đang ghi ta của Lor-ca là 1 tiêu biểu, bài thơ được trích trong tập Khối vuông rubich thể hiện sự ngưỡng mộ tinh thần chiến đấu tranh cho tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của Lor-ca 1 nghệ sĩ tài hoa sáng chói của văn học Tây Ban Nha ở đầu thể kỉ XX.
- Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca cứ làm ám ảnh day dứt trong tâm hồn nhà thơ Thanh Thảo cũng như người đọc điều ấy thể hiện trong 12 dòng thơ đầu của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca:
“…………………………….”
II. Thân bài:
1, Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ lấy cảm hứng từ những giây phút bi phẫn trong cuộc đời của Lor-ca và câu nói “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” để sáng tác bài thơ này
2, Về Lor-ca: Lor-ca không chỉ là một nhà thơ, nhạc sĩ thiên tài mà còn là nhà chống phát xít kiên cường. Ông bị chính quyền thân phát xít Tây Ban Nha giết hại năm 1936.
3,Phân tích
a. 6 dòng thơ đầu: Cuộc đời của Lor-ca người nghệ sĩ, người chiến sĩ cách mạng lấy lí tưởng cao đẹp nhưng số phận bất hạnh.
Chuyển: Khổ thơ đầu là những lời tự sự kể lại cuộc đời Lor-ca, mỗi chi tiết trong khổ thơ đều gợi lại hình ảnh Lor-ca chàng nghệ sĩ người chiến sĩ cách mạng lí tưởng cao đẹp nhưng số phận bất hạnh:
“những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la”
Bài thơ mở ra với hình ảnh những tiếng đàn bọt nước ngay lập tức gợi 1 điều gì đó mong manh dễ vỡ phải chăng đó là cuộc đời mong manh bạc mệnh của Lor-ca.
Tiếp đó tác giả giới thiệu về Lor-ca trên nền VH rộng lớn của đát nước Tây Ban Nha với những hình ảnh tiêu biểu « áo choàng đỏ gắt ». Hình ảnh áo choàng đỏ gắt gợi ta nhớ à môn đấu bò tót – một hoạt động văn hóa rất đặc trưng của Tây Ban Nha. Đó là những trận đấu bò để kích thích sự hung hăng của con bò tót. Khi bước vào đấu trường người hiệp sĩ đã chuẩn bị tinh thần cho cái chết có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Trong không gian VH TBN ấy ta thấy như hiện lên những cuộc chiến đấu khác : cũng với tấm áo choàng ấy, cũng tinh thần ấy người hiệp sĩ Lor-ca bước ra đấu trường với 1 quyết tâm cao dù biết rằng đó là cuộc chiến đấu không cân sức với bọn phát xít Phrang cô còn trên đấu trường nghệ thuật thì đó là cuộc chiến giữa nhà cách tân vĩ đại Lor-ca với nền nghệ thuật cũ kĩ lạc hậu già nua. Cả 2 cuộc chiến đều rất vĩ đại khiến ta không khỏi cảm phục và thương mến Lor-ca.
Lor-ca còn nổi bật lên như 1 ca sĩ dân gian đơn độc, 1 kị sĩ phóng khoáng trên yên tự do :
Đi lang thang về miền đơn độc
Với vầng trăng chếch choáng
Trên yên ngựa mỏi mòn
Hàng loạt hình ảnh lang thang, đơn độc, vầng trăng chếch choáng, yên ngựa mỏi mòn… đây là những hình ảnh lãng mạn tượng trưng vừa làm nổi bậc hình tượng nghệ sĩ Lor-ca vừa gợi sự mòn mỏi cô độc trong tâm hồn con người ấy.
Câu thơ chậm lại với tiếng li-la li-la li-la mang âm hưởng dân ca Tây Ban Nha nghe tha thiết dìu dặt mà đau đớn thương xót
b. 6 dòng thơ tiếp theo : Cái chết của Lor-ca và nghệ thuật cách tân
Sang khổ thơ thứ 2 nhà thơ Thanh Thảo đã tập trung khắc họa về cái cết đầy bi thương của Lor-ca, người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do đã bị bọn phát xít Prang cô dẫn ra pháp trường sát hại.
Tây Ban Nha
Hát nghêu ngao… du
Cụm từ Bỗng kinh hoàng diễn tả sự bất ngờ đột ngột. Cái chết ập đến quá nhanh và sự phủ phàng lúc Lor-ca không ngờ tới. Nên áo choàng không còn màu đỏ gắt mà chuyển thành bê bết đỏ, hình ảnh hoán dụ nhằm khắc họa hiện thực đãm máu về cái chết bi thảm của Lor-ca
Bị lôi đến chỗ hành hình nhưng Lor-ca vẫn sống như người cõi khác ‘Lor-ca bị điệu về bãi bắn’ ‘ chàng đi như người mộng du’ Lor-ca dường như đang bận tậm đuổi theo những ý nghĩa xa vời, chàng không chú ý tới máu lửa quanh mình lúc đó. Chàng chết nhưng kể bất lực lại chính là lũ giết người bởi vì tâm hồn và tinh thần của Lor-ca vẫn sống mãi. Một tâm hồn nghệ sĩ bất diệt.
III. Kết bài.
Tóm lại với sự kết hợp giữa hai yếu tố thơ và nhạc , hình ảnh thơ phong phusngoon từ mới mẻ, đoạn thơ đã xây dựng được hình tượng Lor-ca vừa đẹp vừa cảm động với những khía cạnh khác. Một nghệ sĩ tự do cô đơn 1 cái chết bi thương bởi thế lực tan ác, 1 tâm hồn nghệ sĩ bất diệt.
Nói khác hơn, Lor-ca là 1 hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính trong môi trường bạo lực thống trị đã sống và chết rất cao đẹp Qua việc thể hiện cái chết đau xót của Lor-ca, bài thơ là tiếng nói tri ấn của nhà thơ Thanh Thảo với nghệ thuật chân chính và nghệ sĩ Lor-ca.




Đề : Nêu cảm nhận của anh chị trong đoạn thơ sau trích trong bài…
Tiếng ghi ta nâu
Bầu trời cô gái ấy
Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
Tiếng ghi ta ròng ròng màu chảy
Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Gitoj nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng

I. Mở bài
-Tác giả là nhà thơ trẻ…
-Bài thơ đàn ghia ta cùa Lor-ca … đầu XX
-Từ vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca, nhà thơ Thanh Thảo bộc lộ niềm tin và ngưỡng mộ, đồng cảm sâu xa về Lor-ca : Lor-ca sẽ sống mãi. Điều đó thể hiện 1 cách đặc sắc qua bài thơ sau :
‘………………………’
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh sáng tác : như đề 1 sgk
2. Về Lor-ca (đề 1)
3. Phân tích
a. Câu 1à6 : Cái chết của Lor-ca người chiến sĩ, nghệ suốt đời hi sinh vì lí tưởng
Chuyển : cái chết bất ngờ đến với Lor-ca 1 cách trong sạch và vô tội, dù luôn bị ám ảnh về cái chết của chính mình Lor-ca vẫn không nghĩ nó lại đến sớm thế và đến vào lúc chàng bất ngờ nhất. Cảnh Lor-ca bị hành hình vô cùng thảm khốc được diễn tả theo lối tượng trưng, chuyển đổi cảm giác , qua hệ thống những âm thanh vỡ tan thành màu sắc. thành hình khối, thành dòng máu chảy.
‘ tiếng ghi ta nâu
…………máu chảy’
Sự chuyển đổi cảm giác tạo sự linh hoạt khoi miêu tả tiếng đàn. Màu nâu đầy suy tư trầm tĩnh. Đó là màu nâu của cây đàn, của đất đai. Trước giâu phút từ biệt cõi đời, Lor-ca đã ngước nhìn lên bầu trời xanh tha thiết ‘ bầu trời cô gái ấy’ đó là bầu trời của khát vọng, bầu trời yêu thương nơi có bóng hình Maria thủy chung. Đs lập với màu nâu trầm tĩnh là màu xanh của ‘ tiếng ghi ta lá xanh biết mấy’, màu xanh là sự hóa thân của Lor-ca mà tiếng đàn vào thiên nhiên mang sức sống của cỏ cây. Hai tiếng biết mấy ở cuối câu vừa thể hiện sự tha thiết trong tình cảm của người nghệ sĩ Thanh Thảo vừa để tôn thêm vẻ đpẹ của tư tưởng trẻ Lor-ca- vẻ đẹp của người chiến sĩ suốt đời hi sinh vì lí tưởng.
Tiếng đàn không chỉ mang màu sắc mà còn mang hình khối ‘tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan’. Hai tiếng vỡ tan vừa là sự vỡ ra của bọt nước vừa là sự thẩn thức của tiếng đàn. Nó đã cất lên lời ca tranh đấu lên án bè lũ phát xít đã hủy diệt, hủy diệt cái đẹp.
b. Câu 7à 10 : Niềm trân trọng, niềm tin bất tử vào tiếng đàn của Lor-ca.
Cuối cùng Lor-ca đã hi sinh khác những kẻ thất bại llaij chính là bè lũ phát xít. Bởi chúng chỉ có thể hủy diệt được thân sát của Lor-ca nhưng không thể hủy diệt được sức sống của anh.
Với nghệ thuật so sánh và liên tưởng, Thanh Thảo đã làm sống dạy 1 không gian sinh tồn đầy sức sống :
‘không ai chôn cất tiếng đàn
…………..đày giếng’
Không ai chôn cất tiếng đàn hay không ai có thể chôn cất được tiếng đàn ? Có lẽ nên hiểu theo cách thứ 2 bởi vì tiếng đàn là di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần được kết tinh từ cuộc đời của người nghệ sĩ. Đồng thời bởi sức mạnh mãnh liệt của nó nhue lào cỏ mọc hoang không có gì ngăn nổi chúng. Đây chính là sự bất tử của nghệ thuật. Dù Lor-ca hi sinh nhưng sản phẩm tinh thần mà ông để lại đó chính là tâm hồn, nghệ thuật, những bài ca tranh đấu của Lor-ca vẫn đồng hành cùng thời gian và năm tháng.
Không chỉ bất tử, tiếng đàn của Lor-ca còn mang vẻ đẹp của giọt nước mắt vầng trăng. Một hình ảnh gợi nhiều thi vị, phải chăng đó chính là nghệ thuật được kết tinh từ những giọt mồ hôi từ mausvaf nước mắt của sự lđ nghệ thuật chân chính đã nhào nặn thành viên ngọc lấp lánh mang hình hài của giọt nước mắt vầng trăng tinh khiết.
III. Kết bài :
Tóm lại với nghệ thuật kết hợp 2 yếu tố thơ và nhạc, hình ảnh thơ phong phú, ngôn từ mới mẻ đoạn thơ đã xây dựng được hình tượng Lor-ca vừa đẹp vừa cảm động với những khía cạnh khác : Một nghệ sĩ cô đơn sỉ tử tụ do, 1 cái chết bi thương bởi những thế lực tàn ác, 1 tâm hồn nhệ sĩ bất diệt.
Nói khác hơn….
Qua việc thể hiện ….
Đề : Nêu cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca
Đường chỉ tay dẫ đứt
Dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
Trên chiếc ghi ta màu bạc
Chàng ném là bùa cô gái Digan
Vào xoáy nước
Chàng ném trái tim mình
Vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la
I. Mở bài
Nét suy tư về cuộc đời giải thoát và cách giã từ
II. Thân bài
- Đường chỉ tay đã đứt :
+ Đường chỉ tay : dấu ấn số mệnh đóng trên cơ thể con người
+ Đã đứt à số mệnh đã chấm dứt
- Dòng sông : đó là dòng sông cuộc đời, dòng sông của số phận cũng là đường ranh giới ngăn cách giữa sự sống và cái chết.
ð Trên dòng sông ấy Lor-ca đang bơi sang ngang cùng cây đàn ghi ta. Màu bạc của cây đàn là sự biến đổi từ màu nâu trầm tĩnh sang màu xanh thiết tha hi vọng và cuối cùng là màu của sự hư ảo. Lor-ca đang bơi trên con thuyền thi ca mà cây đàn chính là con thuyền chở tình yêu và nỗi nhớ của chàng đang trôi dần vào cõi vĩnh hằng.
- Thái độ dứt khoát rủ bỏ mọi hệ lụy trần gian :
+ ném là bùa vào vòng xoáy nước
+ ném trái tim vào lặng yên
ð Ném đọng từ mạnh à dứt khoát.
ð Nhịp điệu thơ : nhanh, mạnh
ð Dứt khoát và mạnh mẽ Lor-ca ném là bùa vào vòng xoáy nước vào hư vô ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt. Chàng đã đoạt thế chủ động trước cái chết của mình. Chàng đã thắng không chỉ là lũ ác nhân mà còn thắng cả chính định mệnh nữa. Lor-ca đã về nơi an nghĩ cuối cùng chỉ còn vang vọng tiếng đàn ghi ta như bản nhạc thiết tha đưa người nghệ sĩ, người chiến sĩ về với cõi vĩnh hằng với bao niềm tiếc thương vô hạn. khiến người đọc nhớ tới bài thơ ‘ghi nhớ’ của anh
Khi nào tôi chết
Hãy vui thay tôi
Cùng với cây đàn dưới lớp cát hàng bạch dương
Khi nào tôi chết
Hãy vui thay tôi giữa rặng cây cam
Với đám bạc hà
Khi nào tôi chết
Hãy vui thay tôi tôi xin các người đó
Nơi một chiếc trong chắn gió
III. Kết bài : nt





ÔN NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Đề : Phân tích hiện tượng con sông Đà trog tùy bút ‘người lái đò sông Đà’ của Nguyễn Tuân.
I. Mở bài
Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa, yêu Bác, cả đời say mê tìm kiếm vẻ đẹp của cuộc sống. Ông có sở trường về thể loại tùy bút 1 trong nhungữ tùy bút tiêu biểu của ông phải kể đến tác phẩm Người lái đò sông Đà. Tác phẩm đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc hiện tượng con sông Đà với 2 nét tính cách hung bạo và trữ tình.
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh sáng tác : (vở)
2. Giới thiệu chung : Con sông là cảm hứng muôn đời của thi ca. Với Nguyễn Tuân qua những trang tùy bút của mình sông Đà không còn là 1 thiên nhiên vô tri vô giác mà là 1 sinh thể có tính cách có tâm trạng độc đáo. Sông Đà có 2 nét tính cách đối lập nhau : vừa hung bạo dữ dội hùng vĩ vừa trữ tình dịu dàng nên thơ.
3. Tính cách hung bạo của sông Đà
a. Tính cách hung bạo của sôngĐà được miêu tả ở khúc thượng nguồn : ở đây Nguyễn tuân đã miêu tả sông Đà không chỉ bằng thị giác mà còn bằng xúc giác tạo cho con người cảm giác ghê rợn và nguy hiểm về cái vẻ bề ngoài đầy sức mạnh hoang dại ấy. Vách đá lòng sông được đặt tả bằng nhiều liên tưởng so sánh độc đáo. ‘đá chẹt lòng sông nư một cái yết hầu, hẹp à mức đứng bên này nhẹ tay ném hòn đá cũng sang bờ bên kia… chỗ ấy đứng ngộ mặt sông mới nhận được ánh nắng… Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà vẫn thấy lạnh’
b. Cái nguy hiểm của sông Đà còn thể hiện ở mặt nước sông Đà ‘ trên sông Đà có nhiều vực xoáy. Nhiều luồng chết. nhiều đá ghềnh và nhiều sogs thác’ hiểm trở nên phải kể à quãng mặt ghềnh. Hát Loong dài hàng trăm cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghê suốt năm. Các điệp từ điệp cấu trúc câu, nghệ thuật tăng cấp đã làm nên bộ mặt hung báo của sông Đà.
c. Chưa hết, ở quảng Trà Mường Vát sông Đà vô cùng dữ tợn. những hút nước sâu như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu.. nước ở đây thở và kêu hòng học như cửa cống lớn bị sặc. cái chết bao phủ không gian nào dám đến gần hút nước.
d. Tính hung dữ của sông Đà còn thể hiện ở hàng trăm con thác. Mỗi con thác do 1 tử thần đá chốt giữ. Từ xa đã nghe tiếng thác với đủ mọi cugn bậc oán trách.. van xin… khiêu khích… giọng gằng mà chế nhạo. Cũng có lúc thác rống lên như tiếng một đàn trâu mộng đang lồng lên giữa rừng vầu tre nứa đang đổ lửa…. đang phá tuông rừng lửa.. Đoạn văn gợi không khí 1 trận cuồn lửa có sức hủy diệt, gây ấn tượng về sự tàn phá khủng khiếp.
e. Cái dữ tợn của sông Đà còn được thể hiện ở đám đá hòn đá tảng trên không cả 1 chân trời đá. Bằng những biện pháp nhân hóa Nguyễn Tuân đã thổi vào hồn người vào đá làm cho nó trở nên sống động hàng ngàn năm nay đá vẫn mai phục trong lòng sông. Mỗi khi con thuyền
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top