Một số bài Hóa hay

Shinichi Kuin

New member
Xu
0
1. Sục 3,36l khí Y (ở đktc) vào dung dịch chứa m(g) KOH. Sau phản ứng thu được KHCO3. Biết \[d_{\frac{Y}{H2}}=22\] (Y tạo từ C và O)
a) Xác định CTHH của Y biết %C = 27,28%
b) Tính m(g) KOH đã tham gia phản ứng
c) Tính khối lượng KHCO3 tạo thành
d) Giả dử thu được 6g KHCO3 thì thể tích CO2 đã dùng là bao nhiêu (ở đktc)

2. Hòa tan hoàn toàn kim loại M (hòa trị II) có khối lượng 4,8g vào dung dịch H2SO4 có khối lượng 29,4g H2SO4. Sau phản ứng thu được 4,48l H2 (ở đktc) và một hợp chất của M với gốc SO4
a) Viết ptpứ xảy ra
b) Tìm M
c) Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng

3. Cho 1,8g kim loại M (hóa trị II) phản ứng hoàn toàn với dung dịch có chứa 49g H2SO4. Sau phản ứng thu được hợp chất A (cúa M với gốc SO4); 4,48l khí B (ở đktc) có \[d_{\frac{B}{N2}}= 2,286 \](B là hợp chất của và S) và H2O
a) Viết ptpứ xảy ra
b) Tìm kim loại M
c) Tính khối lượng H2SO4 sau phản ứng
e) Với khối lượng H2SO4 như trên thì có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam M

4. Cho 15,9g M2CO3 phản ứng hoàn toàn với HCl sau phản ứng thu được 17,55g MCl và CO2, H2O.
a) Tìm tên kim loại M
b) Tính khối lượng HCl tham gia phản ứng vfa khối lượng HCl đã dùng biết HCl dư 20% so với lượng phản ứng.

5. Cho 6,84g hợp chất X (tạo bởi Al và SO4) vào dung dịch có chứa 4,48g KOH. Sau phản ứng thu được K2SO4 và Al(OH)3. Tính khối lượng các chất sau phản ứng.

6. Hoàn tan hoàn toàn 13g kim loại M(chưa biết hóa trị) vào dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 4,48 H2 (ở đktc) và hợp chất M với Cl
a) Tìm M
b) Tính khối lượng HCl tham gia phản ứng và hợp chất sau phản ứng.
 
P0st nhìu thía này?!?! Làm 2,4,6 nhé nhóc! Mệt lắm!

2. Hòa tan hoàn toàn kim loại M (hòa trị II) có khối lượng 4,8g vào dung dịch H2SO4 có khối lượng 29,4g H2SO4. Sau phản ứng thu được 4,48l H2 (ở đktc) và một hợp chất của M với gốc SO4
a) Viết ptpứ xảy ra
b) Tìm M
c) Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng
\[M + H_2SO_4 \to\ MSO_4 + H_2\]
0,2mol_____0,2________0,2____0,2
\[n_{H_{2}SO_{4}} = 0,3 mol\]
\[n_{H_{2}} = 0,2 mol\]
0,2M = 4,8 => M = 24. M là Mg.
Khối lượng \[MgSO_4: 0,2*120 = 24 (g)\]
Khối lượng \[H_2: 0,2*2 = 0,4 (g)\]
Khối lượng \[H_2SO_4\] dư: 0,1*98 = 9,8 (g)

4. Cho 15,9g M2CO3 phản ứng hoàn toàn với HCl sau phản ứng thu được 17,55g MCl và CO2, H2O.
a) Tìm tên kim loại M
b) Tính khối lượng HCl tham gia phản ứng vfa khối lượng HCl đã dùng biết HCl dư 20% so với lượng phản ứng.
\[M_2CO_3 + 2HCl \to\ 2MCl + H_2O + CO_2\]
x_____________2x______2x
Ta có: 2Mx + 60x = 15,9 (1)
2Mx + 71x = 17,55 (2)
(2) - (1) => 11x = 1,65 => x = 0,15 mol
Thay x vào (1) hoặc (2) => M = 23. Vậy M là Na.
Khối lựong HCl tgia phản ứng: 0,3*36,5 = 10,95 (g)
Khối lượng HCl ban đầu: 2,19 + 10,95 = 13,14 (g)

6. Hoàn tan hoàn toàn 13g kim loại M(chưa biết hóa trị) vào dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 4,48 H2 (ở đktc) và hợp chất M với Cl
a) Tìm M
b) Tính khối lượng HCl tham gia phản ứng và hợp chất sau phản ứng
\[2M + 2nHCl \to\ 2MCl_n + nH_2\]
0,4/n____0,4_______0,4/n____0,2
\[n_{H_{2}} = 0,2 mol\]
0,4M/n = 13. Biện luận theo hóa trị => \[n = 2, M = 65 (Zn)\]
Khối lượng HCl tgia: 0,4*36,5 = 14,6 (g)
Khối lượng \[ZnCl_2: 0,2*136 = 27,2 (g)\]
Khối lượng \[H_2: 0,2*2 = 0,4 (g)\]
 
. Cho 6,84g hợp chất X (tạo bởi Al và SO4) vào dung dịch có chứa 4,48g KOH. Sau phản ứng thu được K2SO4 và Al(OH)3. Tính khối lượng các chất sau phản ứng.
Nếu Môi trường kiềm dư sẽ hòa tan Al(OH)[SUB]3[/SUB] thành KAlO[SUB]2[/SUB] nhưng chỉ thu được K[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4 [/SUB]và Al(OH)[SUB]3 [/SUB]chứng tở pư vừa đủ.
nKOH =0,08
Al[SUP]3+ [/SUP] + OH [SUP]- [/SUP] -------------> Al(OH)[SUB]3 [/SUB]
0,08......0,08........................0,08
Vậy m[SUB]KT[/SUB] = 6,24g
mK[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] = 0,08*174 = 13,92g
 

3. Cho 1,8g kim loại M (hóa trị II) phản ứng hoàn toàn với dung dịch có chứa 49g H2SO4. Sau phản ứng thu được hợp chất A (cúa M với gốc SO4); 4,48l khí B (ở đktc) có
eq.latex
(B là hợp chất của và S) và H2O
a) Viết ptpứ xảy ra
b) Tìm kim loại M
c) Tính khối lượng H2SO4 sau phản ứng
e) Với khối lượng H2SO4 như trên thì có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam M

M[SUB]B[/SUB] = 64
Hơp chất của S vậy đó là SO[SUB]2.[/SUB]
a/Pt : M + 2H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4 [/SUB]đặc ----------> MSO[SUB]4[/SUB] + SO[SUB]2[/SUB] + 2H[SUB]2[/SUB]O
n SO[SUB]2[/SUB] = 0,2-->n[SUB]M[/SUB] = 0,2
+ M[SUB]M[/SUB] = 1,8 /0,2 = 9 là Be
+ nH[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] = 0,4
=> m H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4 [/SUB]pư = 0,4*98 =39,2g
b/Vậy mH[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] dư = 49-39,2 = 9,8g (0,1 mol)
c/ Cứ 2 mol H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] hòa tan được 9g M
Vậy 0,1mol H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] hòa tan được 0,45g M
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top