Một cách cảm nhận khác về khổ cuối bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm

minhnguyencvh

New member
Xu
0
Phân tích khổ cuối của bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm.
Từ trước đến nay đã có rất nhiều nhà phê bình, nhiều bạn đọc đã tốn biết bao giấy mực về khổ cuối của bài thơ Tống Biệt hành. Có nhiều ý kiến cho rằng đây là lời của người ra đi, nhiều ý kiến khác lại cho rằng đó là lời của người đưa tiễn. Văn chương là vậy? Mỗi mọt người, mỗi tâm hồn có những cảm
nhận, suy nghĩ riêng về bài thơ. Và ở đây có một cách hiểu khác về khổ cuối bài thơ này.

Người đi? Ừ nhỉ, người đi thật!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say...
Thâm Tâm
Câu thơ: Người đi? Ừ nhỉ, người đi thật! như một lời khẳng định là người ra đi đã cất bước lên đường để thực hiện chí nhớn của mình. Người đó đã bỏ lại lời khuyên của chị, nhưng trong lòng của người ra đi có vui hay không?
Ta biết người buồn sáng hôm trước Bây giờ mùa hạ sen nở nốt “ Một chị, hai chị cũng như sen Khuyên nốt em trai dòng lệ sót”
Và người ra đi trong lòng vẫn vương vấn ánh mắt của người em, có lẽ ánh mắt trong veo của người em đã khiến trái tim của người ra đi thêm đau nhói:
“ Ta biết người buồn sáng hôm nay Trời chưa mùa thu tươi lắm thay Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc Gói chọn tình thương chiếc khăn tay”
Tình yêu của người mẹ, người chị và ánh mắt thơ ngây của người em, tất cả đang hiện hữu và bủa vây tâm hồn người ra đi, tạo nên mâu thuẫn trong lòng người ra đi: Nên đi hay ở lại? Vì vậy mà khổ cuối của bài thơ chúng ta nên hiểu đây là lời của ai? Đây chính là lời độc thoại nội tâm của người ra đi.
Đoạn thơ sử dụng tới 3 từ “thà”:

Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say...
Đứng ở góc độ nhình nhận thực tế, thì người ra đi nói ra những câu này vô tình và có phần hơi bất nhân. Vì chí nhớn mà bỏ lại tất cả, thà coi mẹ như chiếc lá, coi chị như hạt bụi mà thôi, và người em gái ngây thơ kia cũng chỉ giống như là hương rượu thoáng qua. Nhưng ở đây chúng ta có nên hiểu như vậy hay không? Nếu hiểu như vậy đoạn cuối rất mâu thuẫn với toàn bộ nhưng câu thơ trên. Nhưng Nếu chúng ta đứng trên góc nghệ thuật của thơ mới để nhìn nhận thì chúng ta thể thấy rằng cuộc độc thoại nội tâm này đúng của người ra đi. Nó thể hiện niềm chất chứa, nỗi băn khoăn day dứt. Người ra đi vì chí nhớn là kẻ anh hùng, nhưng có thật là anh hùng không? Quyết tâm ra đi để lại nhưng lo toan trên khuôn mặt nhăn vì sương gió cuộc đời của mự, nỗi lo lắng của chị và cả sự níu kéo ngây thơ của em, thì người ra đi ở đây tầm thường thôi, có mang trong mình một sự ích kỉ. Đây chính là niềm day dứt của người ra đi. Nó làm cho khổ thơ mang đậm một nỗi buồn chia ly, mang đậm tâm trạng chất chứa mâu thuẩn của người ra đi. Và hơn thế nữa nó khẳng định một cách nhìn rất nhân văn của thơ mới. Mặc dù đoạn thơ mang âm hưởng của thơ xưa, người ra đi như một tráng sỹ xưa nhưng yếu tố hiện đai của thơ mới đã khiến chủ thể chữ tình mag dấu ân riêng không phải cách ra đi của người xưa:
Phong tiêu tiêu hề, Dịch thuỷ hàn Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn
Mà ở bài thơ này người ra đi rất đời thường.

-Minhnguyen-
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top