• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Một bài toán không thể nào giải được

ntkt_1993

New member
Xu
0
Có một đoạn nhật ký như sau:

Độ cao sao Bắc cực
Hai mốt độ ba ba
Giữa trưa hướng về Bắc
Bóng dài bằng chân ta


???????Xác định vĩ độ và ngày tháng mà tác giả đã quan sát đê ghi đoạn nhật kí trên
 
Nếu tính ở Việt Nam ta thì có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh.
Một lần hình như là ngày anh NgườiĐiên nói, còn lần thứ hai thì chịu, không nhớ nổi, chắc phải nhờ chuyên gia địa lí ^_^

Lần thứ hai là Đông chí, ngày 22 tháng 12 hàng năm. OK!
 
ui chúa ơi
Mấy chị đọc laị cái đề dùm em

độ cao sao bắc cực
hai mốt độ ba ba
giữa trưa hướng về bắc
bóng dài bằng chân ta

hãy xác định vĩ độ và ngày tháng mà tác giả đã quan sát để ghi đoạn nhật ký trên
 
ui chúa ơi
Mấy chị đọc laị cái đề dùm em

độ cao sao bắc cực
hai mốt độ ba ba
giữa trưa hướng về bắc
bóng dài bằng chân ta

hãy xác định vĩ độ và ngày tháng mà tác giả đã quan sát để ghi đoạn nhật ký trên

Theo câu sau: Bóng dài bằng chân ấy thì có 2 ngày. Quan trọng là sao Bắc cực ở hai mốt độ ba ba mới là quyết định ngày nào. Anh không nhớ chính xác ngày nào có điều kiện đó cả, ai tìm hộ nhé!
 
Sao Bắc cực

Sao Bắc cực là tên gọi cho ngôi sao nằm gần thiên cực bắc, phù hợp nhất cho nghề hàng hải ở phía bắc bán cầu. Để có tên gọi này, một ngôi sao phải nhìn thấy được từ Trái Đất và gần với bắc cực của bầu trời. Ngôi sao phù hợp nhất trong thời gian gần đây là Polaris. Không nên nhầm sao Bắc cực với Sao Bắc Đẩu.
Sao Bắc cực trong lịch sử đã được các nhà thám hiểm, hàng hải, đi rừng sử dụng để xác định vĩ độ họ đang ở đó. Từ một điểm bất kỳ ở phía bắc của đường xích đạo thì giá trị của góc từ đường chân trời tới sao Bắc cực (cao độ của nó) là bằng với vĩ độ mà từ đó người quan sát đo được giá trị góc nói trên. Ví dụ, giá trị của góc tới sao Bắc cực đối với một người đang ở vĩ độ 30° sẽ có giá trị bằng khoảng 30°.

Polaris có độ sáng biểu kiến là 1,97. Theo lịch sử, vào khoảng năm 3000 TCN thì ngôi sao mờ Thuban trong chòm sao Draco đã từng được coi là sao Bắc cực; và với độ sáng biểu kiến 3,67 thì nó khoảng 5 lần mờ hơn so với Polaris. Ngôi sao sáng Vega trong chòm sao Lyra (chòm Thiên Cầm) sẽ là sao Bắc cực vào khoảng năm 14.000. Trong so sánh với các ngôi sao sáng nhất, Sirius (hay sao Thiên Lang), có độ sáng biểu kiến là −1,46 (giả sử cho rằng chúng ta coi Mặt Trời có độ sáng biểu kiến −26,8).

Hiện tại, không có Sao Nam cực có lợi ích giống như Polaris; ngôi sao mờ σ Octantis là gần nhất với Nam cực của bầu trời. Tuy nhiên, chòm sao Crux, (sao Nam Tào hay chòm sao Thập Tự phương Nam), chỉ thẳng tới Nam cực.
 
Hạ chí

Tiết Hạ chí, theo lịch Trung Quốc cổ đại, là tiết khí khởi đầu từ điểm giữa của mùa hè, nó là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch. Theo định nghĩa này, thời điểm bắt đầu của nó trùng với điểm hạ chí (tiếng Anh: Summer solstice) tại Bắc bán cầu theo quan điểm của khoa học phương Tây. Tuy nhiên, theo khoa học phương Tây thì điểm hạ chí lại là điểm bắt đầu của mùa hè tại Bắc bán cầu và tương ứng là bắt đầu mùa đông ở Nam bán cầu, thời điểm mà Mặt Trời lên tới điểm cao nhất về phía bắc trên bầu trời để rồi sau đó bắt đầu quay trở lại phía nam.

Theo quy ước, tiết hạ chí là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 21 hay 22 tháng 6 khi kết thúc tiết mang chủng và kết thúc vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 7 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết tiểu thử bắt đầu.

Theo thuật ngữ thiên văn học phương Tây, đó là thời điểm có liên quan đến vị trí của hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Nó là lúc kinh độ Mặt Trời bằng 90 độ ở Bắc bán cầu.
 
Căn cứ như trên thì chính xác là người viết nhật ký là vào ngày 22 tháng 6 (hạ chí) và người đó đang ở vị trí 21 độ 33 bán cầu bắc. Tại sao không phải ngày đông chí? vì ngày đông chí mà ở bán cầu bắc thì thời gian ban ngày quá ngắn, hơn nữa, ngày đó mặt trời không thể "tròn bóng" như câu thơ trên (bóng dài bằng chân ta). Lần này câu trả lời chính xác 100% rồi. Ok!
 
Vĩ độ của 1 điểm là độ cao của sao Bắc Cực trên đường chân trời tại điểm đó => Tác giả đang ở vĩ độ 21[SUB2]o[/SUB2]33'.

* Tác giả ở Bắc bán cầu vĩ độ 21[SUB2]o[/SUB2]33'. Vì nếu ở Nam bác cầu thì tại điểm B có vĩ độ 66[SUB2]o[/SUB2]33' N giữa trưa Mặt trời qua thiên đỉnh là vô lí.


1.png

View attachment 1562

//góc ACD = 45
[SUB2]o[/SUB2]
//góc AOE = 21[SUB2]o[/SUB2]33'

Theo hình vẽ ta có:
CD // BO (tia bức xạ)
AD = AC (bóng = thân)
=> góc C = 45[SUB2]o[/SUB2]
góc AOB = góc C = 45[SUB2]o[/SUB2] (2 góc so le trong)
=> B có vĩ độ 66[SUB2]o[/SUB2]33'
Tại B Mặt Trời không bao giờ chiếu thẳng góc.

* Tại B có vĩ độ 23[SUB2]o[/SUB2]27' (B nằm trên Chí tuyến Nam) giữa trưa Mặt Trời lên thiên đỉnh nên ngày mà tác giả quan sát là ngày 22 - 12 (ngày Đông chí).

View attachment 1563
2.png


//góc ACD = 45[SUB2]o[/SUB2]
//góc AOO' = 21[SUB2]o[/SUB2]33'

O': Điểm trên xích đạo.
A: Điểm quan sát có vĩ độ 21[SUB2]o[/SUB2]33'
AD = AC (bóng = thân)
=> góc C = 45[SUB2]o[/SUB2]
góc AOB = góc C = 45[SUB2]o[/SUB2] (2 góc so le trong)
góc O'OB = 45[SUB2]o[/SUB2] - 21[SUB2]o[/SUB2]33' = 23[SUB2]o[/SUB2]27'
=> B nằm trên Chí tuyến Nam.
Tia bức xạ chiếu thẳng góc tại B vào ngày 22 - 12 (ngày Đông chí).
 
độ cao sao bắc cực
hai mốt độ ba ba
giữa trưa hướng về bắc
bóng dài bằng chân ta
---------------------------
-Độ cao tính bằng góc của sao Bắc Cực chính là vĩ độ của người đang quan sát ( không phụ thuộc vào ngày tháng trong năm ) ; đối với người ở Nam bán cầu, sao bắc cực luôn ở dưới chân trời ( độ cao âm ). Như vậy vĩ độ là 21độ 33 phút bắc.

-Còn 2 câu sau :
giữa trưa hướng về bắc
bóng dài bằng chân ta
-Bóng dài bằng chân ta tức là vào giữa trưa MT chỉ lên cao 45độ. Như vậy có thể suy ra là ngày 22-12 lúc đó góc 45 độ là do vỉ độ 21độ 33' tạo bóng 21độ 33 cộng với trục nghiêng của TĐ là 23độ 27 thành 45 độ.
-Không thể là ngày 22-6 được ngày đó giữa trưa Mt sẽ lên sát thiên đỉnh!
-
 
Một số bạn đã trả lời đúng tôi chỉ xin tóm lại.

Bài này trong sách Giáo Trình Thiên Văn Đại Cương xuất bản từ năm 1986.
Quan trọng là ở câu cuối:
"Bóng dài bằng chân ta" hay là "Bóng dài bằng thân ta".
Sách này khoảng hơn 10 năm trước là sách gối đầu của tôi, nên tôi nhớ là "Bóng dài bằng thân ta" tức là đề cho tính toán vào ngày có bóng dài bằng vật. (Dù sao bạn nào có sách thì nên kiểm tra lại).

Nếu bóng dài bằng thân ta thì đây là ngày Đông Chí như một số bạn đã trả lời.
Còn nếu "bóng dài bằng chân ta" tức là không có bóng thì buộc chúng ta phải tính toán phức tạp hơn rất nhiều, và sẽ có 2 ngày trước và sau ngày Hạ Chí thỏa điều này. Không phải là ngày hạ chí như một số bạn nói, vì ngày Hạ chí, Mặt trời sẽ ở hướng bắc khoảng 2 độ so với đỉnh đầu và bóng sẽ nghiêng về phía Nam một ít chứ không tròn bóng.
 
Một số bạn đã trả lời đúng tôi chỉ xin tóm lại.

Bài này trong sách Giáo Trình Thiên Văn Đại Cương xuất bản từ năm 1986.
Quan trọng là ở câu cuối:
"Bóng dài bằng chân ta" hay là "Bóng dài bằng thân ta".
Sách này khoảng hơn 10 năm trước là sách gối đầu của tôi, nên tôi nhớ là "Bóng dài bằng thân ta" tức là đề cho tính toán vào ngày có bóng dài bằng vật. (Dù sao bạn nào có sách thì nên kiểm tra lại).

Nếu bóng dài bằng thân ta thì đây là ngày Đông Chí như một số bạn đã trả lời.
Còn nếu "bóng dài bằng chân ta" tức là không có bóng thì buộc chúng ta phải tính toán phức tạp hơn rất nhiều, và sẽ có 2 ngày trước và sau ngày Hạ Chí thỏa điều này. Không phải là ngày hạ chí như một số bạn nói, vì ngày Hạ chí, Mặt trời sẽ ở hướng bắc khoảng 2 độ so với đỉnh đầu và bóng sẽ nghiêng về phía Nam một ít chứ không tròn bóng.

Tức là bài của mình chỉ giải đúng trong trường hợp "Bóng dài bằng thân ta" nhỉ.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top