Món quà chúng ta thích nhận nhưng quên cho đi

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Khi bạn hỏi mọi người ở khắp thế giới điều gì họ đánh giá cao nhất, một câu trả lời lúc nào cũng xuất hiện. Nó là trao tặng cho người quan trọng với chúng ta. Chúng ta muốn giúp đỡ những người khác và đóng góp cho cộng đồng của chúng ta. Nhưng nếu bạn xem cách chúng ta tiêu dùng thời giờ của mình như thế nào thì chúng ta đã không sống theo được những giá trị đó. Tôi thích công việc tình nguyện, nhưng tôi không có thời gian rảnh. Tôi sẽ đóng góp nhiều tiền hơn cho hội từ thiện chỉ khi nào tôi có tiền. Nếu nó không đòi hỏi một sự hy sinh như thế thì chúng ta sẽ cho đi nhiều hơn.

Nhưng có một kiểu trao tặng ít tốn kém, mà vẫn đem lại lợi ích lớn cho những người xung quanh chúng ta. Nó là cách tốt nhất để giúp một ai đó tìm thấy tình yêu, và là cách phổ biến nhất mà con người tìm được một công việc. Nó cũng là lí do nhóm nhạc Beatles và iPhone tồn tại.


Nó là một sự giới thiệu. Nó chỉ tốn vài phút để kết nối 2 người có thể thu được lợi lạc từ sự quen biết nhau, và đôi khi các kết quả có thể làm thay đổi thế giới. Beatles ra đời sau khi một thành viên của nhóm nhạc đầu tiên của John Lennon, The Quarrymen giới thiệu một người bạn học 15 tuổi tên là Paul McCartney với Lennon. Apple ra đời sau khi một người bạn nói với Steve Wozniak, “bạn nên gặp Steve Jobs, vì anh ấy thích đồ điện tử và cũng thích đùa” và giới thiệu họ với nhau. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ở Mĩ, 45% người tìm được công việc của họ thông qua người khác, và 61% người gặp được bạn đời của họ thông qua sự giới thiệu – đa số các cuộc hôn nhân là kết quả của tính rộng lượng của những người bạn, những thành viên gia đình, đồng nghiệp, bạn học và hàng xóm.





Malcolm Gladwell từng quan sát trong cuốn The Tipping Point, kết nối mọi người lại với nhau là một việc làm nhỏ bé nhưng có thể tạo ra một sự khác biệt to lớn. Trong một nghiên cứu, David Obstfeld khảo sát những kỹ sư oto về khả năng họ giới thiệu người chia sẻ những mục tiêu hoặc sở thích. Sau đó, ông theo dõi những đổi mới về sản phẩm và quá trình ở xưởng – bao gồm một hệ thống điều hòa không khí được cải tiến. Hóa ra những đổi mới lớn được điều khiển bởi những kỹ sư đã tạo ra những sự kết nối với người khác.


Điều này đúng ngay cả sau khi giải thích cho kiến thức về kỹ thuật của các kỹ sư, tiếp cận thông tin nội bộ, trình độ, và số năm làm việc trong hãng, cũng như kích thước của mạng lưới bạn bè của họ. Bằng cách kết nối mọi người ở những lĩnh vực và bộ phận khác nhau, các kỹ sư đã chuẩn bị cho việc kết hợp những quan điểm khác nhau thành những ý tưởng mới, có ích. Chúng ta thường nghĩ về sự đổi mới như là kết quả của những điều bạn biết và người bạn quen, nhưng nó cũng là một chức năng của người mà bạn giới thiệu.


Cái hay của việc giới thiệu đó là bất kì ai cũng có thể làm được. Một trong những tấm gương yêu thích của tôi là Adam Rifkin, một doanh nhân kín đáo, đã thực hiện ba cuộc giới thiệu mỗi ngày trong gần một thập kỷ, nó đã dẫn đến 2 cuộc hôn nhân, một tá đối tác kinh doanh, hàng trăm công việc, và thành lập rất nhiều công ty.


Khi tôi nhìn lại những thời điểm làm thay đổi về cơ bản cuộc đời tôi, thì hầu hết đều bắt đầu từ những sự giới thiệu thầm lặng và rộng lượng. Tôi gặp vợ tôi thông qua một cuộc giới thiệu (cảm ơn Mike) và lựa chọn nghề nghiệp của tôi do một lần giới thiệu (cảm ơn Tal). Khi tôi viết một cuốn sách về sức mạnh ẩn giấu của việc giúp đỡ người khác, nó được giới thiệu trên New York Times vì một sự giới thiệu (cảm ơn Wendy). Adam Rifkin là một trong những ngôi sao của cuốn sách, và tôi được gặp ông ấy thông qua một sự giới thiệu (cảm ơn Jennifer).


Mặc cho sức mạnh của sự giới thiệu, mọi người thường xem nhẹ chúng. Trong một khảo sát gần đây, khi người Mĩ thông báo về những cách trao tặng khác nhau, thì sự giới thiệu xuất hiện cuối cùng. Họ có nhiều khả năng trao tặng sự giúp đỡ, kiến thức, sự ghi nhận, tiền bạc, sự tư vấn và những kĩ năng. Chỉ có 27% người Mĩ từng có một lần giới thiệu trong năm ngoái.


Một trong những rào cản đó là chúng ta lo lắng làm tổn hại uy tín của mình khi giới thiệu. Liz Ryan từng chỉ ra, phần lớn các cuộc giới thiệu là sự đáp ứng: chúng ta giới thiệu sau khi một ai đó tìm đến chúng ta để được giúp đỡ. Nó đặt chúng ta vào vị trí dễ bị tổn thương. Chúng ta có thể loại bỏ vấn đề này bằng cách trở nên chủ động hơn, chủ động giới thiệu trước khi người khác yêu cầu. Khi chúng ta lựa chọn những người chúng ta muốn kết nối, thì chúng ta có thể giới thiệu những người mà họ có thể nhận được lợi ích qua lại và đem đến một lí do thú vị tại sao họ nên gặp nhau.


Để khuyến khích sự chủ động giới thiệu, một thực nghiệm được gọi là Giới thiệu. Ý tưởng ở đây rất đơn giản: Hãy giới thiệu 2 người, và yêu cầu họ đền ơn bạn bằng cách giới thiệu 2 người mới với nhau.


- Vào ngày 3 tháng 12, bạn có một sự giới thiệu hữu ích, và yêu cầu 2 người đó đền ơn bạn bằng cách giới thiệu 2 người mới với nhau.


- Vào thứ Tư, một trong hai người bạn từng giới thiệu đã giới thiệu 2 người bạn mà họ biết với nhau.


- Vào thứ Năm, 4 người đó đền ơn bạn bằng cách giới thiệu 2 người họ biết với nhau.


- Đến thứ Hai, 128 cuộc giới thiệu được thực hiện.


- Nếu sự đền ơn là mạnh thì chỉ sau 2 tuần, từ một cuộc giới thiệu của bạn đã tạo ra hơn 16,000 sự kết nối.




Nguồn
The Gift We Love to Receive but Forget to Give
The easiest and most powerful way of helping others is also the least common.
Published on November 26, 2013 by Adam Grant, Ph.D. in Give and Take
PsychologyToday
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top