Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

  • Thread starter Thread starter quodinh
  • Ngày gửi Ngày gửi

quodinh

New member
Xu
0
MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC


Câu 1:
Từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, anh (chị) rút ra được bài học gì?
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Bản chất của ý thức: ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan của bộ óc con người ; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội.

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:

Theo quan điểm duy vật biện chứng: vật chất và ý thức tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau thông qua hoạt động thực tiễn, trong mqhệ đó vc giữ vai trò quyết định đối với ý thức.

Vai trò của vc đối với ý thức:

Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau: ý thức là sản phẩm của một dạng vc có tổ chức cao là bộ óc con người nên chỉ khi có con người mới có ý thức.
Vc là nguồn gốc của ý thức: bộ óc con người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn ngữ tạo nên nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức đều hoặc là chính bản thân thế giới vật chất, hoặc là chính bản thân thế giới vật chất.
Vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh đối với vc: ý thức là sự phản ánh thế giới vc, là hình ảnh chủ quan về tgiới vc nên ndung của ýthức được qđịnh bởi vc.

Vai trò của ý thức đối với vc:

Ý thức có tính độc lập tương đối.
Sự tđộng trở lại của ý thức đối với vc diễn ra theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu con ng nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng,có nghị lực, có ý chí để thực hiện mục đích của mình thì tgiới được cải tạo và thúc đẩy hoạt động thực tiễn. Còn nếu ý thức con ng phản ánh không đúng hiện thực khách quan, quy luật khách quan thì sẽ tác dụng tiêu cực với hđộng thực tiễn, đối với hiện thực khách quan, k góp phần cải tạo tgiới.

Ý nghĩa phương pháp luận: (rút ra bài học)

Thế giới vật chất tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người.
Ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo thế giới khách quan, có thể tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

Vì vậy trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan của con người.

Như vậy, vất chất và ý thức luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Tuyệt đối hóa bất cứ mặt nào cũng đều sai lầm. Điều đó có ý nghĩa phương pháp luận hết sức to lớn đối với hoạt động thực tiễn của con người.

Vật chất là cái có trước, quyết định ý thức, do đó trong hoạt động thực tiễn, chúng ta phải xây dựng và tôn trọng nguyên tắc khách quan. Nguyên tắc này thể hiện ở các vấn đề sau:
- Một là đòi hỏi tư duy của chúng ta phải nhận thức sự vật với tư cách khách quan, tồn tại và phát triển ngoài ý thức của con người.
- Hai là, ngoài việc tôn trọng sự vật, hiện tượng, cần coi trọng nhân tố chủ quan: tính năng động, sáng tạo của ý thức trong việc tìm ra những con đường, những phương pháp tốt nhất để cải cải tạo hiện thực.
- Ba là, đòi hỏi sự trung thực trong sự phản ánh, điều đó có tác dụng ngăn ngừa tư duy của chúng ta vấp phải những sai lầm do việc chủ thể đưa vào khách thể một số yếu tố khách quan vốn không có trong bản thể khách thể đó. Nguyên tắc khách quan góp phần ngăn ngừa bệnh chủ quan, duy ý chí. Nguyên nhân xuất phát từ việc cường điệu tính sáng tạo của ý thức, tuyệt đối hóa vai trò nhân tố chủ quan của ý chí, bất chấp qui luật khách quan, vi phạm nguyên tắc khách quan là do xa rời thực tiễn, do hạn chế về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận; do thiếu thông tin hoặc của chủ thể nhận thức cố tình vi phạm nguyên tắc này.

Ý thức tác động trở lại thế giới vật chất. Vì vậy, trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, nhất là khi đề ra chủ trương đường lối chính sách cần phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, đồng thời phải nâng cao tính năng động chủ quan. Để đạt được mục đích này, cần phải nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, nâng cao lòng nhiệt tình cách mạng, rèn luyện cả tài lẫn đức... Xuất phát từ ý nghĩa đó, Đảng ta luôn xác định: Một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của mình là phải luôn luôn đề ra các chủ trương chính sách xuất phát từ các yêu cầu bức xúc cần giải quyết của thực tiễn, đồng thời trong quá trình thực hiện phải tôn trọng và thực hiện đúng quy luật khách quan.

VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC ĐỐI VỚI CON ĐƯỜNG ĐI LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA NƯỚC TA.

Để xây dựng xã hội chủ nghĩa phải nhận thấy nguyên lý vật chất quyết định ý thức là phải xuất phát từ thực tế khách quan và hành động theo nó.

Trước thời kì đổi mới, khi cơ sở vật chất còn chưa có chúng ta nôn nóng muôn đốt cháy giai đoạn nên đã phải trả giá. Ở thời kì này chúng ta phát triển quan hệ sản xuất đi trước lực lượng sản xuất mà không nhìn thấy vai trò quyết định của lực lượng sản xuất. Sau giải phóng đất nước ta là một đất nước nông nghiệp với số dân tham gia vào ngành này tới hơn 90%. Nhưng chúng ta vẫn xây dựng các nhà máy công nghiệp trong khi để nhanh chóng trở thành nước công nghiệp hoá trong khi lực lượng sản xuất chưa phát triển, thêm vào đó là sự phân công không hợp lý về quản lý nhà nước và của xã hội, quyền lực quá tập trung vào Đảng, và Nhà nước quản lý quá nhiều các mặt của đời sống xã hội, thực hiện quá cứng nhắc làm cho toàn xã hội thiếu sức sống, thiếu năng động và sáng tạo. Ở đây chúng ta đã xem nhẹ thực tế phức tạp khách quan của thời kì quá độ, chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa là quá trình lịch sử lâu dài và phải trải qua nhiều chặng đường.

Từ đây, chúng ta phải có cơ sở hạ tầng của xã hội chủ nghĩa và cơ sở vật chất phát triển. Chúng ta phải xây dựng lực lượng sản xuất phù hợp quan hệ sản xuất. Chúng ta có thể bỏ qua tư bản chủ nghĩa nhưng không thể bỏ qua những tính quy luật chung của quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Chúng ta cũng phải biết kế thừa và phát triển tích cực những kết quả của công nghiệp tư bản như thành tựu khoa học-kỹ thuật, là cơ chế thị trường với nhiều hình thức cụ thể tác động vào quá trình phát triển kinh tế.

Để vực nền kinh tế lạc hậu của nước nhà, Đảng xác định là phải phát triển nền kinh tế nhiều thành phần để tăng sức sống và năng động cho nền kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất. Phát triển các quan hệ hàng hoá và tiền tệ và tự do buôn bán, các thành phần kinh tế tự do kinh doanh và phát triển theo khuôn khổ của pháp luật, được bình đẳng trước pháp luật. Mục tiêu là làm cho thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể đóng vai trò chủ đạo. Song song quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì chúng ta cũng cần phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta cũng cần mở rộng giao lưu kinh tế nước ngoài, nhanh chóng hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, AFTA... đồng thời phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Muốn vậy, ta phải đa phương hoá và đa dạng hoá hình thức và đối tác, phải quán triệt trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và không phân biệt chế độ chính trị – xã hội nhằm khai thác tiềm năng lao động, tài nguyên thiên nhiên đất nước, tăng xuất nhập khẩu, thu hút vốn kỹ thuật, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý.

Với các chủ trương trên ta nhận thấy vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, đó cũng là bài học quan trọng của Đảng là: “Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”.

Để xây dựng XHCN cũng cần phải hiểu sâu sắc vai trò của ý thức tác động trở lại vật chất. Một trong chủ trương quan trọng là phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động. Như vậy muốn hiểu sâu sắc và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh phải nắm vững chủ nghĩa Mác – Lênin, nhất là phép biện chứng duy vật và phải nghiên cứu, nắm vững thực tiễn. Chúng ta phải tập trung suy nghĩ về hai mặt:

Một là, về mục tiêu, lý tưởng và đạo đức lối sống. Đây là yếu tố cơ bản nhất chi phối mọi suy nghĩ, hành động của chúng ta quyết định phẩm chất của người cán bộ, đảng viên trong điều kiện chuyển biến của thế giới và tình hình trong nước. Cụ thể, chúng ta phải “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, luôn vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh vì lợi ích của cá nhân và cả lợi ích của cộng đồng. Kiên quyết và nghiêm khắc chống chủ nghĩa thực dụng với các biểu hiện tính đa dạng trong nền kinh tế thị trường mở cửa, thực sự góp phần đẩy lùi nạn tham nhũng và tệ nạn xã hội, ngăn chặn sự thoái hoá biến chất trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Hai là, về yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mỗi người trên cương vị trách nhiệm của mình, phải hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả, chất lượng cao. Vì vậy, chúng ta phải đề cao ý chí phấn đấu, phấn đấu không mệt mỏi, không sợ hy sinh, gian khổ, đồng thời phải ra sức trau dồi tri thức. Cần nâng cao tri thức khoa học xã hội và nhân văn, nâng cao tri thức về khoa học tự nhiên, đặc biệt là mũi nhọn về khoa học công nghệ hiện đại.

Phấn đấu tốt hai mặt trên là chúng ta đã thực sự quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và đã góp phần vào việc xây dựng một đất nước Việt Nam hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Vai trò ý thức tác động lại vật chất cũng phải được hiện rõ ở khía cạnh phát huy tính năng động và tích cực và vai trò trung tâm của con người, một số giải pháp cho vấn đề này:
Một là, đổi mới hệ thống chính trị dân chủ hoá đời sống xã hội nhằm phát huy đầy đủ tính tích cực và quyền làm chủ của nhân dân.
Hai là, đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội phù hợp có ý nghĩa then chốt trong việc phát huy tính tích cực của người lao động như: cơ chế quản lý mới phải thể hiện rõ bản chất của một cơ chế dân chủ, và cơ chế này phải lấy con người làm trung tâm, vì con người, hướng tới con người là phát huy mọi nguồn lực. Cơ chế quản lý mới phải xây dựng đội ngũ quản lý có năng lực và phẩm chất thành thạo về nghiệp vụ.

Ba là, đảm bảo lợi ích của người lao động là động lực mạnh mẽ của quá trình nâng cao tính tích cực của con người: cần quan tâm đúng mức đến lợi ích vật chất, lợi ích kinh tế của người lao động đảm bảo nhu cầu thiết yếu của họ hoạt động sáng tạo như ăn, ở, mặc, đi lại, học hành, khám chữa bệnh, nghỉ ngơi. Cũng cần có chính sách đảm bảo và kích thích phát triển về mặt tinh thần, thể chất cho nhân dân, tăng cường xây dựng hệ thống cơ chế chính sách phù hợp để giải quyết tốt vấn đề ba lợi ích tập thể, và lợi ích xã hội nhằm đảm bảo lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của người lao động.

Ngoài ra chúng ta cũng cần nâng cao trình độ nhận thức tri thức khoa học cho nhân dân nói chung và đặc biệt đầu tư cho ngành giáo dục. Chúng ta cần xây dựng chiến lược giáo dục, đào tạo, với những giải pháp mạnh mẽ phù hợp để mở rộng quy mô chất lượng ngành đào tạo, cải tiến nội dung chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với từng đối tượng, trường lớp ngành nghề. Kết hợp giữa việc nâng cao dân trí, phổ cập giáo dục với việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động để đáp ứng nhu cầu cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

KẾT LUẬN

Nói tóm lại, vật chất bao giờ cũng đóng vai trò quyết định đối với ý thức, nó là cái có trước ý thức, nhưng ý thức có tính lực năng động tác động trở lại vật chất. Mối tác động qua lại này chỉ được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Chúng ta nâng cao vai trò của ý thức với vật chất chính là ở chỗ nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng các quy luật khách quan trong hoạt động thực tiễn của con người.

Trong thời kì đổi mới của nước ta khi chuyển nền từ tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Với chủ trương này chúng ta đã giành được một số thắng lợi to lớn tuy nhiên vẫn còn một số thiếu sót, đặc biệt ở khâu hành động. Đề ra chủ trương là vấn đề quan trọng nhưng thực hiện nó mới là một vấn đề thực sự khó khăn.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

- Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức.Vật chất là cái có trước,nó sinh ra và quyết định ý thức:
Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất : bộ não ngưòi – cơ quan phản ánh thế giơí xung quanh,sự tác động của thế giới vật chất vào bộ não ngưòi,tạo thành nguồn gốc tự nhiên .

Lao động và ngôn ngữ(tiếng nói,chữ viết )trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành,tồn tại và phát triển của ý thức .

Mặt khác,ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Vật chất là đối tượng,khách thể của ý thức,nó quy định nội dung,hình thức,khả năng và quá trình vận động của ý thức .

-Tác động trở lại của ý thức

Ý thức do vật chất sinh ra và quy định,nhưng ý thức lại có tính độc lập tương đối của nó.Hơn nữa,sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh tinh thần,phản ánh sáng tạo và chủ động chứ không thụ động,máy móc,nguyên si thế giới vật chất,vì vậy nó có tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người .

Dựa trên các tri thức về quy luật khách quan,con người đề ra mục tiêu,phương hướng,xác định phương pháp,dùng ý chí để thực hiện mục tiêu ấy.Vì vậy,ý thức tác động đến vật chất theo hai hướng chủ yếu :Nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất,hoàn cảnh khách quan thì sẽ thúc đẩy tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng vật chất.Ngược lại,nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hoạt động của con người không phù hợp với quy luật khách quan,do đó:sẽ kìm hãm sự phát triển của vật chất.

Tuy vậy,sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất định chứ nó không thể sinh ra hoặc tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất được.Và suy cho cùng,dù ở mức độ nào nó vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật chất .

Biểu hiện ở mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội là quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội,trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội,đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối và tác động trở lại tồn tại xã hội .
Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để nghiên cứu,xem xét các mối quan hệ khác như: lý luận và thực tiễn,khách thể và chủ thể,vấn đề chân lý …
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top