Mọi người tư vấn nhé

mashimoro_2912

New member
Xu
0
:embarrassed:e học 11, thích học anh văn và dự định sẽ thi khối D thế nhưng e không biết chọn nghành nào phù hợp với mình...e cũng không tự tin về khả năng của mình trong kì thi đại học :( mọi người giúp e với nhé! cách chọn trường, phương pháp học nữa. Cám ơn mọi người nhé !:)
 
:embarrassed:e học 11, thích học anh văn và dự định sẽ thi khối D thế nhưng e không biết chọn nghành nào phù hợp với mình...e cũng không tự tin về khả năng của mình trong kì thi đại học :( mọi người giúp e với nhé! cách chọn trường, phương pháp học nữa. Cám ơn mọi người nhé !:)

Nếu bạn muốn chọn ngành nghề cho bạn thì trước hết bạn phải trả lời được ba câu hỏi sau:

1. Bạn là ai?

2. Bạn đang đứng ở đâu?

3. Bạn có tiềm năng gì để bước tiếp?


Đó là ba câu hỏi cho mỗi người khi bắt đầu bước vào việc lựa chọn tương lai của chính mình. Vì bạn không nêu gì hơn nên tôi chỉ tham gia với bạn có vậy. Nếu bạn bày tỏ nhiều hơn tôi sẽ phân tích kỹ hơn các khả năng cho bạn.

Thân!
 
Theo tui thì khác bác à
Trả lời đc 3 câu hỏi này nè:
Câu 1:Khả năng bạn bao nhiêu?
Câu 2:Bạn đam mê bao nhiêu?
Cuối cùng là tài chính bạn cỡ nào?
 
cảm thấy rất khó trong việc định hướng tương lai cho mình!có bao nhiêu là vấn đề không biết có hợp với mình không? có đảm bảo cho tương lai của mình không? mình có thể học được không? ra trường rồi có việc làm không?hichic:baffle: tất cả những gì e có là sở thích với môn anh văn nhưng e cũng không đủ tự tin vì nghe bảo " dân tp học av pro lắm" :(hichic.e cũng không biết fải bắt đầu từ đâu và ntn nữa :(
 
cảm thấy rất khó trong việc định hướng tương lai cho mình!có bao nhiêu là vấn đề không biết có hợp với mình không? có đảm bảo cho tương lai của mình không? mình có thể học được không? ra trường rồi có việc làm không?hichic:baffle: tất cả những gì e có là sở thích với môn anh văn nhưng e cũng không đủ tự tin vì nghe bảo " dân tp học av pro lắm" :(hichic.e cũng không biết fải bắt đầu từ đâu và ntn nữa :(

Dân thành phố học tiếng Anh giỏi nhưng về ngữ pháp thì chưa chắc đã giỏi đâu, bạn đừng mất tự tin.
 
Về chuyện dân thành phố học tiếng Anh tốt, bạn không nên lo lắng nhiều. Có thể tiếng Anh giao tiếp của các bạn HS thành phố khá hơn, nhưng trong bài thi ĐH thì chưa chắc họ đã hơn. Bạn hoàn toàn có thể bù lấp phần kĩ năng giao tiếp tiếng Anh rất nhanh nếu chịu luyện.

Việc chọn trường, mình nghĩ bạn cần xác định mình sẽ làm nghề gì rồi mới chọn trường, chọn khoa. Còn học thì sẽ được bằng tốt nghiệp thôi, trước sau sẽ thế.
 
:baffle:
Về chuyện dân thành phố học tiếng Anh tốt, bạn không nên lo lắng nhiều. Có thể tiếng Anh giao tiếp của các bạn HS thành phố khá hơn, nhưng trong bài thi ĐH thì chưa chắc họ đã hơn. Bạn hoàn toàn có thể bù lấp phần kĩ năng giao tiếp tiếng Anh rất nhanh nếu chịu luyện.

Việc chọn trường, mình nghĩ bạn cần xác định mình sẽ làm nghề gì rồi mới chọn trường, chọn khoa. Còn học thì sẽ được bằng tốt nghiệp thôi, trước sau sẽ thế.
mình thích học nghành tâm lí học và quản trị nhà hàng khách sạn, thế nhưng gd lại muốn học luật. Vậy theo bạn thì nghành nào tốt? có tương lai hơn
 
nêu bạn thật sự tin tương vào khả năng của mjnh thì tốt nhất bạn nên chọn nghành du lịch hoạc ngoại thương....nhìn ki tỷ lệ trọi các trường và tỉ lệ thí sinh roi hay quyết định CHÚC BẠN THÀNH CÔNG
 
Khi mình thi ĐH, mình cũng chọn trường theo sự sắp đặt của gia đình, thế rồi đến lúc ra trường mình lại phải chọn lại con đường mà mình thích. Mình nghĩ bạn không nên đi vào vết xe đổ của mình.
 
Theo tui thì khác bác à
Trả lời đc 3 câu hỏi này nè:
Câu 1:Khả năng bạn bao nhiêu?
Câu 2:Bạn đam mê bao nhiêu?
Cuối cùng là tài chính bạn cỡ nào?

Vấn đề em nêu ra rất đúng. Nếu ta biết được ta là ai, nghĩa là ta đã biết khả năng của chính mình.

Còn về đam mê. Với kinh nghiệm cuộc sống, anh không phủ định niềm đam mê, anh cũng có nhứng niềm đam mê và anh đang thực hiện niềm đam mê đó. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện tại, đam mê không có nghĩa là đi theo đam mê bằng mọi giá, vì hoàn cảnh mỗi người khác nhau, nếu không dung hòa được thì việc đi theo đam mê nhiều khi sẽ dẫn đến sự tự hủy hoại cuộc sống của chính mình. Cần biết kết hợp niềm đam mê với khả năng thực tế. Khả năng đó không phải chỉ là khả năng kiến thức mà còn nhiều vấn đề xung quanh như điều kiện gia đình, quan điểm sống của bản thân....

CÒn một vấn đề nữa tham gia cùng bạn, ấy là việc "sợ". Nếu bạn còn "sợ" nghĩa là chưa tự tin vào bản thân. Trước hết hãy tạo thói quen tự tin (tất nhiên không nên tự tin quá để trở thành "tự kiêu") thì bạn mới đủ dũng khí để bước theo con đường mình lựa chọn.

Và trước hết, bạn cần xác định lại tất cả cho mình trước khi tính chọn đến nghề nghiệp sau này. Hình như theo tôi bạn có vẻ như chưa có tâm lý chuẩn bị nhiều (nói cách khác bạn chưa có một mục tiêu rõ ràng về khả năng và sở thích cũng như điều kiện). CHính vì vậy để tham gia tư vấn cho bạn thật khó. Nếu có thể bạn hãy bày tỏ nhiều hơn về bản thân xem sao. Không chỉ cứ chọn các ngành nghề nhiều người chon hoắc "hot" theo kiểu như quan niệm hiện nay là cuộc sống của bạn đã dễ dàng đâu bạn à.
 
:embarrassed:e học 11, thích học anh văn và dự định sẽ thi khối D thế nhưng e không biết chọn nghành nào phù hợp với mình...e cũng không tự tin về khả năng của mình trong kì thi đại học :( mọi người giúp e với nhé! cách chọn trường, phương pháp học nữa. Cám ơn mọi người nhé !:)

Về: Phương pháp học:

Cách học có hiệu quả


Giúp bạn học có hiệu quả - cách tận dụng trí nhớ

Để tận dụng được trí nhớ, bạn nên biết là có hai cách có thể giúp bạn nhớ được một lượng bài khổng lồ. Cách thứ nhất là tóm tắt những điểu mấu chốt của bài. Cách này được các nhà tâm lý cho biết là rất hiệu quả khi học văn và những môn xã hội. Cách thứ hai là học thuộc từng câu ở trong sách. Phương pháp này thường được áp dụng khi học ngoại ngữ, luật, toán (học các định lý) hoặc các môn kỹ thuật khác.

1. Trước khi học thuộc bạn phải hiểu bài một cách tương tận vì điều đấy sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.

2. Khi học hãy dùng bút mầu tô đậm những điều, công thức, số lượng v.v...quan trọng cần phải ghi nhớ.

3. Đừng quên là chỉ có cách ôn đi ôn lại, bạn mới có thể nhớ lâu được bài.

4. Hãy tìm những điều thú vị trong phần mình đang học - bạn sẽ thấy mình học hiệu quả hơn nhiều.

5. Hãy bắt đầu học những phần bạn cần lưu trong bộ nhớ lâu nhất.

6. Hãy dùng đến óc tưởng tượng của mình. Nhắm mắt lại và nghĩ đến lời giải đáp, tưởng tượng ra từng câu quan trọng bạn đã kẻ trước.

7. Đối với mỗi phần học, hãy đưa ra những ví dụ riêng của mình. 8. Hãy "soạn" lại sách giáo khoa và chọn một phương pháp học cùng với những ký hiệu riêng của mình.

9. Luôn luôn tìm những điều có thể làm bạn liên tưởng tới vấn đề mình quan tâm và muốn khắc vào bộ nhớ.

10. Thử giải thích cho các bạn cùng lớp phần mình vừa học qua - đấy cũng là một cách ôn rất hiệu quả.

11. Khi ôn bài cho kỳ thi, bạn hãy kiểm tra mình bằng cách tự ra đề và tìm giải đáp.

12. Bạn đừng ngại xem lại và ôn nhiều lần một bài vì khi học đấy là một yếu tố quan trọng.

HÃY NHỚ NHỮNG GÌ ĐÃ ĐỌC

Bộ óc thường nhớ những gì chúng ta cần và muốn. Ví dụ: bạn có thể không nhớ tên của thầy giáo mình nhưng chắc chắn sẽ nhớ tên cô gái/chàng trai bạn vừa mới làm quen. Sự mong muốn được gặp lại cô gái đó đã khiến bạn nhớ hình dáng và tên cô ấy. Bạn có thể không nhớ hết được tên các nước trên thế giới, nhưng lại biết rất rõ về nước mà hè năm sau mình muốn đến ... Điều đấy chứng tỏ óc chỉ lưu lại những thông tin cần thiết và liên quan trực tiếp đến chúng ta. Mục đích của bạn đã thúc đẩy bạn tập trung và ghi lại những điều cần thiết. Trong quá trình ghi nhớ ngoài mục đích bạn cần phối hợp ba trức năng cùng nhau:

LIÊN TƯỞNG – nếu bạn tìm những điều liên tưởng đến phần minh cần trong những lĩnh vực khác, thì bạn sẽ biết được mục đích của mình, đấy cũng là lúc bạn hiểu được mình tìm gì. Khi biết được điều đấy bạn sẽ loại trừ các thông tin chích xác hơn.

HÌNH ẢNH, BIỂU TƯỢNG – hình ảnh sẽ giúp bạn ghi nhớ những thứ mình cần một cách nhanh chóng

TẬP TRUNG - tập trung là gi? Tập trung có thể định nghĩa là chú tâm vào một việc và chỉ có việc đấy thôi. Làm thế nào để có thể tập trung tốt hơn? Hãy tưởng tượng ra những gì mình cần nhớ...Khi bạn „nhìn” thấy được hình ảnh thì là đấy là lúc bạn đang tập trung cao độ nhất.

Khi đọc bạn hãy:

· Cố hiểu và tóm tắt lại đề tài của bài
· Tưởng tượng ra những gì mình đọc
· Tập trung. Bạn thử đọc một lần và nhắc lại.
· Nhắc đi nhắc lại những thông tin cần thiết

==========================

Trong quá trình học tập, học sinh thường rơi vào một trong những rắc rối sau: Thứ nhất, không thể áp dụng tính năng động của bản thân vào những trường hợp vô cùng đơn giản, hay nói một cách khác, đây là tuýp người luôn quan trọng hóa vấn đề, biến cái đơn giản nhất thành cái khó nhất và ngược lại, một vấn đề khó ư? Chuyện nhỏ, đối với họ chẳng là gì. Kiểu thứ hai là mẫu người luôn tự đẩy mình vào tình trạng không biết phải phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc. Và cả kiểu thứ ba, thứ tư... nữa chứ. Nhưng thôi hãy tạm quên chúng đi, sau đây là phương pháp học sao cho có hiệu quả.

Phương pháp này có thể chia làm ba giai đoạn như sau:

bieudo.jpg


1. Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học

Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi. Tiếp theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn họcn nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ "Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì" để trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu để tìm ra được vướng mẳc của bài toán... Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một.

Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ - 5 giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập.

2. Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học

Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé:

Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn.

+ Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác.

+ Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.

Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không?

3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong

Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt "cuộc càn quét" lại những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý... mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.


============================

PHƯƠNG PHÁP HỌC ÍT - CÓ HIỆU QUẢ

Muốn học tốt hơn và đạt kết quả cao hơn nhất thiết bạn cần phải có một phương pháp ôn tập hợp lý ở giảng đường Đại học. Quá trình quan trọng hơn mục đích, chính vì vậy, để áp dụng phương pháp học ít - có hiệu quả bạn cần có một quá trình học chứ không chỉ học một cách chụp dựt vì mục đích nhất thời. Để giúp cho quá trình ôn tập của bạn có hiệu quả, dưới đây là những điều bạn cần ghi nhớ:

1. NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI NGHE GIẢNG:
- Ghi chú những phần quan trọng và chép nhanh nội dung quan trọng giáo viên đề cập lúc giảng bài để sử dụng trong việc ôn tập và nhận định đề.
- Cố gắng có mặt, dỏng tai, giương mắt nghe giáo viên "bật mí" hoặc nhấn mạnh những vấn đề gì trong giờ ôn tập của buổi học cuối cùng (trước khi thi).

2. VỀ TÀI LIỆU HỌC TẬP:
- Bạn phải có tài liệu về môn học đó do chính giáo viên giảng dạy biên soạn hoặc giáo trình được sử dụng làm tài liệu giảng dạy. Phải chắc chắn rằng bạn có đầy đủ tài liệu của môn học đó. Để làm điều này, tốt nhất là bạn nên mua, photo hay mượn tài liệu của những sinh viên khoá trước vào thời điểm kết thúc của học kỳ hoặc đầu mỗi học kỳ. Tiện thể thăm dò đề thi năm trước và cách giảng dạy, chấm điểm ... của giáo viên môn học.

- Bạn phải có một tập vở được chép bài đầy đủ (ai chép cũng được, có thể mượn để photocopy nhưng tốt nhất là hãy mượn vở của những bạn có vở sạch, chữ đẹp và được ghi chép như cách ghi chép số 2 và số 3 để bạn có thể dễ dàng nắm ý chính và dễ soạn bài hơn).

- Sử dụng "sức lực của người khác" bằng cách:
+ Mượn vở và photo của những sinh viên ghi chép đầy đủ và rõ ràng.
+ Mượn bài soạn và photo của những sinh viên đã soạn các câu hỏi đề cương ôn tập.
+ Tham khảo đề thi từ bạn bè bằng cách hỏi han khi bạn trực tiếp đến phòng chơi.
+ Tham khảo đề thi của các lớp thi trước để tham khảo cách làm và nhận định đề.

3. VỀ KẾ HOẠCH ÔN TẬP:
- Kế hoạch về điểm số: Như đã nói ở các phần trước, một kế hoạch điểm số phải được bạn lập ra dựa trên những nhận định của bạn về môn học trước khi bạn thực sự bắt tay vào quá trình ôn tập của mình. Hãy lập kế hoạch về điểm số này vào đầu mỗi học kỳ, khi đó bạn sẽ có quyết tâm và ý chí để đạt được nó thông qua quá trình học của mình.

- Kế hoạch về thời điểm ôn thi: Như đã nói, kế hoạch ôn thi cần được bạn xây dựng vào đầu học kỳ. Để học và soạn qua một môn học bạn thường mất khoảng 2 - 3 ngày nếu áp dụng theo phương pháp học ít - có hiệu quả. Đây là lần học ôn đầu tiên giúp bạn có một cái nhìn tổngquan về môn học của mình. Ở lần học lần đầu tiên này hầu như là bạn sẽ chưa học xong chương trình và bạn cũng sẽ không có đề cương ôn tập. Chính vì vậy, trong lần học nàyquan trọng nhất là bạn có thể thực hiện được 3 bước đầu tiên của phương pháp học ít - có hiệu quả dựa trên đề cương tham khảo các lớp học trước hoặc những phần mà bạn cho làquan trọng và được bạn ghi chú quan trọng trong vở học của mình. Hãy chắc chắn rằng trước khi bước vào thời điểm ôn thi thật sự bạn đã lướt mắt qua hầu như chương trình được học. Bạn sẽ học một cách nhanh hơn, nhớ lâu hơn khi bạn thực sự học và soạn đề cương của môn học khi bạn bước vào thời điểm ôn thi thật sự.

Vậy nếu tôi học hết môn nào thì thi môn đó thì sẽ như thế nào? Hãy nhớ rằng bạn sẽ luôn được bố trí một khoảng thời gian để ôn tập môn học trước khi bạn bước vào phòng thi. Đó là khoảng thời gian ôn thi thật sự của bạn. Tốt nhất hãy bố trí thời gian ôn tập cho môn học đó trước thời điểm bạn ôn thi thật sự khoảng một tuần và cũng thực hiện 3 bước của phương pháp học ít - có hiệu quả để học qua môn học đó một lượt trước khi bước vào thời gian ôn thi thật sự. Thông thường, khi bạn soạn bài bằng phương pháp soạn hiểu hầu như bạn sẽ mất rất ít thời gian để học lại những cái mà bạn đã soạn. Đồng thời, thời gian để ôn lại cũng được rút ngắn một cách đáng kể.

- Vạch kế hoạch: Học tập và làm việc có hệ thống có nghĩa rằng bạn cần nghiên cứu điều gì là quan trọng, điều gì là không quan trọng, điều gì nên học thật kỹ và điều gì chỉ nên đọc, điều gì nên làm trước và điều gì nên làm sau. Vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được cho bạn rất nhiều thời gian. Đây là cách vạch kế hoạch của phương pháp:
+ Tốt nhất bạn nên dùng 2 cây bút đánh dấu bằng cách bôi màu gồm: màu gạch đỏ, màu xanh dương để đánh dấu bài học của mình.
+ Những phần bạn ghi chú là Cythi trong vở ghi chép được đánh dấu màu màu gạch đỏ ở mục lớn trả lời của sách và vở bạn sử dụng trong quá trình ôn thi của mình và kèm theo thứ tự câu hỏi đó trong đề cương.

Những phần bạn ghi chú là Cy trong vở ghi chép được đánh dấu màu xanh dương ở mục lớn của sách và vở bạn sử dụng trong quá trình ôn thi của mình và kèm theo thứ tự câu hỏi đó trong đề cương.
+ Những câu hỏi trong đề cương ôn tập ngoài những câu mà bạn đã đánh dấu gạch đỏ và xanh dương, bạn chỉ đánh dấu bằng cách ghi số thứ tự câu hỏi đó trong đề cương vào mục lớn của sách và vở.

4. YẾU TỐ CẦN CÓ TRONG KHI HỌC BÀI:
- Bây giờ thì bạn đã có kế hoạch về điểm số của môn học, hãy cố gắng vượt qua điểm số mà bạn đặt ra cho bản thân mình đối với môn học.

- Đừng để bất kỳ một yếu tố nào ảnh hưởng trong quá trình bạn ôn thi. Hãy cố bám chặt kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch mà bạn đã định. Hãy tạo cho bạn một thái độ tập trung toàn ý cho việc học. Bất cứ giá nào, bất cứ một trở lực gì cũng không thể ngăn cản được việc học của bạn. Hãy nhanh chóng giải quyết những rắc rối mà bạn gặp phải và nhanh chóng trở lại kế hoạch của bạn.

- Luôn học tại bàn: Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.

- Những lúc căng thẳng, giải pháp hay nhất là bạn nên đứng lên, rời bàn học 10 phút, 20 phút. Bạn tản bộ hoặc dạo chơi và cố gắng tìm hiểu những "tài liệu ôn tập" của bạn bè mình, nhưng phải đặt thời gian chỉ từ 10 - 30 phút thôi. Điều này sẽ giúp cho đầu óc bạn bớt căng thẳng và bạn có thể sử dụng thêm "sức lực của người khác" cho môn học của mình. Sau đó, bạn trở về bàn học ngay với tư thế quân bình trở lại và bắt tay ngay vào việc học.

Dưới đây là bốn bước ôn tập theo phương pháp học ít - có hiệu quả:
PHƯƠNG PHÁP HỌC ÍT -CÓ HIỆU QUẢ
Bốn bước của một quá trình ôn tập.

Bước 1
: Viết dàn bài đề cương một cách khái quát
Soạn dàn bài (thuộc phần tài liệu bạn sẽ đọc) thật khái quát (Ví dụ: phần..., chương ..., mục....) không đi vào chi tiết, nói chung chỉ là ghi tiêu đề. Thông thường ở một chương trình Đại học tôi soạn mất 15 phút và chiếm hai trang giấy học trò và cố gắng học thuộc phần này (tối đa 30') nếu chưa thuộc làu thì bạn cũng nên cất vào túi và chuẩn bị cho bước 2.

Bước 2: Cố gắng lướt mắt qua các chương mục đã được học bằng cách đọc qua MỘT tài liệu ôn tập chính của bạn như giáo trình, bài giảng hoặc vở học ở lớp.
Đây là bước khó khăn nhất, phụ thuộc vào ý thức của bạn. Nếu tài liệu quá dày (lớn hơn 350 trang) bạn có thể đọc bài giảng môn học hoặc vở học được ghi chép đầy đủ mà bạn photo được từ bạn bè. Hãy cố gắng đọc toàn bộ sách - là tài liệu ôn tập chính của môn họctheo 3 phương pháp đọc: đọc lướt, đọc lấy ý và đọc hiểu. Bước này sẽ rất có ích cho bạn khi bạn bước vào bước thứ 3 của phương pháp. Nếu có thể, đọc lại một lần nữa đối với những vấn đề đã được giáo viên ôn thi cho là trọng tâm. Để hoàn thành bước này thường mất từ 2 đến 4 giờ đồng hồ.

Bước 3: Soạn hiểu những nội dung bạn được ôn thi
Đến đây tôi tin chắc chắn rằng bạn đã nắm được một cách tổng quan toàn bộ chương trình của môn học và đã hiểu một cách sơ bộ những nội dung quan trọng nhất của môn học. Bây giờ bạn soạn các câu hỏi đề cương hoặc nội dung ôn tập theo phương pháp soạn hiểu. Cố gắng soạn càng ngắn gọn càng tốt nhưng phải đầy đủ nội dung. Để soạn một câu hỏi thường khoảng 1/3 cho đến một trang A4 là đủ. Để soạn các nội dung ôn tập nên tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu như: giáo trình, bài giảng, vở ghi chép của bạn và vở photo của người khác, bài soạn của người khác..., nếu không hiểu nộidung thì đọc lại giáo trình của môn học để hiểu chúng. Nhưng nhớ là lấy nội dung từ vở ghi chép ở lớp và bài giảng làm trọng tâm cho việc soạn nội dung của môn học đó. Thời gian soạn tuỳ theo kỹ năng soạn của bạn và khối lượng ôn thi. Thông thường mất từ 3 đến 6 giờ đồng hồ.

Bước 4: Học bài và ôn bài đã soạn
Đến bước này, bạn đã gần như nắm khá chắc nội dung được ôn tập và bắt đầu có chút lý thú đối với môn học. Hãy sử dụng thời gian gian còn lại để ôn lại những kiến thức mà bạn đã học qua bài soạn của mình. Chắc chắn rằng bạn sẽ ôn tập nhanh hơn và nắm được nộidung của các câu hỏi ôn tập một cách dễ dàng dựa trên bài soạn của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn đã học và nắm chắc các bài soạn của bạn trước khi bước vào phòng thi.

Để hiểu rõ hơn, bài sau chúng ta hãy xem xét chi tiết 4 bước này và xem cách học của mỗi bước hữu ích như thế nào để có thể tiết kiệm được nhiều giờ học "gạo" điên cuồng mà vẫn học tốt hơn và đạt được những điểm số cao hơn.Chúc các bạn thành công và nhớ cho ý kiến nhận xét hay thắc mắc nhé.
kodomo.jpg

Nguồn: Tổng hợp




 
thanks mọi người nhiều nhé...e sẽ nghĩ thật kĩ...mọi người phân tích dùm e về các nghành quản trị nhà hàng khách sạn, tâm lí với kinh tế đôi ngoại đc không ah?
 
mình phải dựa vào năng lực của bản thân để lựa chọn nghành phù hợp với mình, như thế sẽ tốt hơn.
THÔNG TIN TUYẾN SINH NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN
Mã ngành 405
Khối thi 2010: A - D1

Điểm trúng tuyển NV1 - Năm 2009 A : 16 - D1 : 16
Điểm trúng tuyển NV2 - Năm 2009 A : 16 - D1 : 16




Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Quản trị kinh doanh
  • Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân Quản trị kinh doanh chuyên ngành Nhà hàng - Khách sạn ngoài kiến thức chung của một cử nhân Quản trị kinh doanh, còn được đào tạo những kiến thức chuyên về nhà hàng khách sạn, do đó có thể trở thành các chuyên gia về quản trị nhà hàng, quản trị khách sạn hoặc làm việc tại các công ty du lịch. Ngành này có chương trình thực tập ở Singapore trong các khách sạn nhà hàng quốc tế cao cấp.
  • Ngành này có chương trình thực tập học kỳ cuối tại Singapore
CHÚC BẠN HỌC TẬP TỐT VÀ ĐẠT ĐC KẾT QUẢ NHƯ MÌNH MƠ ƯỚC NHÉ !
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top